K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
29 tháng 8 2023

Bài viết chi tiết

     Một mùa thu đầy lãng mạn và trữ tình đã trở thành đề tài quen thuộc trong những trang thi ca. Hữu Thỉnh – một cây bút trưởng thành từ quân đội, với những lời thơ nhẹ nhàng, sâu lắng đã mang đến cho độc giả bao cảm xúc bâng khuâng, vấn vương trước đất trời. Bằng sự sáng tạo, tâm hồn nhạy cảm trước sự vật, sự tinh tế trong cách sử dụng từ ngữ, tác giả đã vẽ nên một bức tranh Sang thu thật quen thuộc và cũng thật mới lạ.

     Sang thu với chủ đề về thiên nhiên mùa thu kết hợp cùng cảm hứng chủ đạo là những cảm xúc, những rung động tâm hồn trước cảnh vật thiên nhiên trong những ngày hạ mạt thô sơ giữa thời khói lửa. Bên cạnh đó, là những nét độc đáo trong nghệ thuật, cách sử dụng từ ngữ sáng tạo, hình ảnh ẩn dụ, nhân hóa để làm nổi bật lên chủ thể trữ tình được nói đến trong bài – mùa thu.

     Nếu Xuân Diệu lấy sắc “mơ phai” của lá để báo hiệu thu tới thì Hữu Thỉnh cảm nhận qua “hương ổi”, một mùi hương quen thuộc với miền quê Việt Nam: Bỗng nhận ra hương ổi/ Phả vào trong gió se. Động từ mạnh “phả” mang nghĩa bốc mạnh, tỏa ra thành luồng. Người nghệ sĩ ấy không tả mà chỉ gợi liên tưởng cho người đọc về màu vàng ươm, hương thơm nồng nàn của “hương ổi” tỏa ra những cuối hạ, đầu thu đang phả vào trong “gió se”.

     Dấu hiệu tiếp theo là hình ảnh sương thu khi Sương chùng chình qua ngõ/ Hình như thu đã về. Sương thu đã được nhân hóa qua từ láy tượng hình “chùng chình” diễn tả những bước đi rất thơ, rất chầm chậm để mang mùa thu đến với nước nhà. Chữ “se” hiệp vần với “về” tạo nên những nhịp thơ nhẹ nhàng, thơ mộng, gợi cảm như chính cảm giác mà mùa thu mang đến vậy. Khổ thơ đầu được Hữu Thỉnh cảm nhận ở đa giác quan, thể hiện một cách sáng tạo những đặc trưng, dấu hiệu thu đến nơi quê nhà thanh bình.

     Không gian nghệ thuật của bức tranh “Sang thu'" được mở rộng, ở chiều cao, độ rộng của bầu trời với cánh chim bay và đám mây trôi, ở chiều dài của dòng sông qua khổ thơ thứ hai:

Sóng được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

Có đám mây màu hạ

Vắt nửa mình sang thu

     Nước sông màu thu trên miền đất Bắc trong xanh, êm đềm, tràn đầy nên mới “dềnh dàng”, nhẹ trôi mãi như đang cố tình chảy chậm lại để được cảm nhận rõ nhất những nét đẹp của thiên nhiên tiết trời khi vào thu. Đối lập với sự “dềnh dàng” ấy là sự “vội vã” của những đàn chim đang bay về phương Nam tránh rét. Những đàn chim ấy khiến ta liên tưởng đến đàn ngỗng trời mà thi sĩ Nguyễn Khuyến đã nhắc đến trong Thu vịnh: Một tiếng trên không ngỗng nước nào? Dòng sông, cánh chim, đám mây mùa thu đều được nhân hóa. Tác giả sử dụng động từ “vắt” để miêu tả cho mây. Đám mây như được đặt ngang trên bầu trời, buông thõng xuống, gợi sự tinh nghịch, dí dỏm, chủ động. Bốn câu thơ đã khắc họa những biến chuyển tinh tế của cảnh vật từ mùa hè sang mùa thu. Mỗi cảnh vật lại có một đặc trưng riêng nhưng tất cả đã làm cho bức tranh mùa thu thêm thi vị hơn.

     Những dư âm của mùa hạ vẫn còn: đó là ánh nắng, là những cơn mưa, là tiếng sấm giòn. Tuy nhiên, tất cả đã trở nên dịu dàng hơn, hiền hòa hơn, không còn bất ngờ và gắt gỏng nữa. Đồng thời, những suy ngẫm của tác giả về cuộc đời cũng được gửi gắm qua những câu từ nhẹ nhàng ấy.

Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần cơn mưa

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi.

     Nắng, mưa, sấm, những hiện tượng của thiên nhiên trong thời điểm giao mùa: mùa hạ - mùa thu được Hữu Thỉnh cảm nhận một cách tinh tế. Các từ ngữ “vẫn còn, đã vơi dần, bớt bất ngờ” gợi tả rất hay thời lượng và sự hiện hữu của sự vật, của thiên nhiên như nắng thu, mưa thu, tiếng sấm buổi đầu thu. Mùa hạ như còn níu giữ. Nắng, mưa, sấm mùa hạ như còn vương vấn hàng cây và đất trời. Nhìn cảnh vật sang thu buổi giao mùa, từ ngoại cảnh ấy mà nhà thơ suy ngẫm về cuộc đời. “Sấm" và “hàng cây đứng tuổi" là những ẩn dụ tạo nên tính hàm nghĩa của bài " Sang thu”. Nắng, mưa, sấm là những biến động của thiên nhiên, còn mang ý nghĩa tượng trưng cho những thay đổi, biến đổi, những khó khăn thử thách trong cuộc đời. Hình ảnh ‘‘hàng cây đứng tuổi'' là một ẩn dụ nói về lớp người đã từng trải, được tôi luyện trong nhiều gian khổ, khó khăn.

     Sang thu Là một bài thơ hay của Hữu Thỉnh. Bao cảm xúc dâng đầy trong những vần thơ đẹp, hữu tình, nên thơ. Nhà thơ không sử dụng bút màu vẽ nên những cảnh thu, sắc thu rực rỡ. Chỉ là một số nét chấm phá, tả ít mà gợi nhiều nhưng tác giả đã làm hiện lên cái hồn thu thanh nhẹ, trong sáng, êm đềm, mênh mang... đầy thi vị.

29 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ yêu cầu của một bài viết phân tích nội dung và nghệ thuật tác phẩm trữ tình.

- Tìm ý và lập dàn ý chi tiết.

- Tham khảo ngữ liệu.

- Viết bài.

- Sửa lỗi (nếu có).

Lời giải chi tiết:

Dàn ý

I. Mở bài

     Giới thiệu vấn đề nghị luận: phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật trong bài thơ Sang thu (Hữu Thỉnh).

II. Thân bài

1. Nội dung

     Bài thơ thể hiện những cảm xúc, những rung động tâm hồn trước cảnh vật thiên nhiên trong những ngày hạ mạt thô sơ giữa thời khói lửa.

2. Những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật

a. Khổ 1: Tín hiệu của sự chuyển mùa

- Dấu hiệu “hương ổi” → mang đậm hương vị miền quê.

- Động từ mạnh “phả” → gợi liên tưởng cho người đọc về màu vàng ươm, hương thơm nồng nàn của “hương ổi” tỏa ra những cuối hạ, đầu thu đang phả vào trong “gió se”.

- Dấu hiệu “sương thu” kết hợp từ láy tượng hình “chùng chình” → gợi những bước đi chầm chậm sang của mùa thu.

b. Khổ 2: Quang cảnh trời đất khi vào thu

- Từ láy “dềnh dàng” → dòng chảy không còn vội vã, như muốn đi chậm lại để tận hưởng những vẻ đẹp nên thơ, trữ tình của mùa thu.

- Nhân hóa “chim vội vã” → đối lập với sự “dềnh dàng” của dòng sông, những đàn chim đang hối hả đi tìm thức ăn và bay về phương Nam xa xôi để tránh rét.

- Động từ “vắt” được dùng để miêu tả hình ảnh đám mây mùa hạ: đám mây được đặt ngang trên bầu trời, buông thõng xuống, gợi sự tinh nghịch, dí dỏm, chủ động.

c. Khổ 3: Cảm nhận và suy nghĩ của nhà thơ về cuộc đời

- Các từ ngữ vẫn còn, đã vơi dần, cũng bớt bất ngờ được dùng rất hay để miêu tả về thời lượng và sự xuất hiện của sự vật nắng, mưa, sấm.

- Nắng, sấm, mưa: hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho những biến đổi, những khó khăn, thử thách trong cuộc đời con người.

- Hàng cây đứng tuổi: ẩn dụ cho những con người từng trải, được tôi luyện qua những gian lao, thử thách của cuộc đời.

III. Kết bài

     Khẳng định lại giá trị của bài thơ.

Bài viết chi tiết

     Một mùa thu đầy lãng mạn và trữ tình đã trở thành đề tài quen thuộc trong những trang thi ca. Hữu Thỉnh – một cây bút trưởng thành từ quân đội, với những lời thơ nhẹ nhàng, sâu lắng đã mang đến cho độc giả bao cảm xúc bâng khuâng, vấn vương trước đất trời. Bằng sự sáng tạo, tâm hồn nhạy cảm trước sự vật, sự tinh tế trong cách sử dụng từ ngữ, tác giả đã vẽ nên một bức tranh Sang thu thật quen thuộc và cũng thật mới lạ.

     Sang thu với chủ đề về thiên nhiên mùa thu kết hợp cùng cảm hứng chủ đạo là những cảm xúc, những rung động tâm hồn trước cảnh vật thiên nhiên trong những ngày hạ mạt thô sơ giữa thời khói lửa. Bên cạnh đó, là những nét độc đáo trong nghệ thuật, cách sử dụng từ ngữ sáng tạo, hình ảnh ẩn dụ, nhân hóa để làm nổi bật lên chủ thể trữ tình được nói đến trong bài – mùa thu.

     Nếu Xuân Diệu lấy sắc “mơ phai” của lá để báo hiệu thu tới thì Hữu Thỉnh cảm nhận qua “hương ổi”, một mùi hương quen thuộc với miền quê Việt Nam: Bỗng nhận ra hương ổi/ Phả vào trong gió se. Động từ mạnh “phả” mang nghĩa bốc mạnh, tỏa ra thành luồng. Người nghệ sĩ ấy không tả mà chỉ gợi liên tưởng cho người đọc về màu vàng ươm, hương thơm nồng nàn của “hương ổi” tỏa ra những cuối hạ, đầu thu đang phả vào trong “gió se”.

     Dấu hiệu tiếp theo là hình ảnh sương thu khi Sương chùng chình qua ngõ/ Hình như thu đã về. Sương thu đã được nhân hóa qua từ láy tượng hình “chùng chình” diễn tả những bước đi rất thơ, rất chầm chậm để mang mùa thu đến với nước nhà. Chữ “se” hiệp vần với “về” tạo nên những nhịp thơ nhẹ nhàng, thơ mộng, gợi cảm như chính cảm giác mà mùa thu mang đến vậy. Khổ thơ đầu được Hữu Thỉnh cảm nhận ở đa giác quan, thể hiện một cách sáng tạo những đặc trưng, dấu hiệu thu đến nơi quê nhà thanh bình.

     Không gian nghệ thuật của bức tranh “Sang thu'" được mở rộng, ở chiều cao, độ rộng của bầu trời với cánh chim bay và đám mây trôi, ở chiều dài của dòng sông qua khổ thơ thứ hai:

Sóng được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

Có đám mây màu hạ

Vắt nửa mình sang thu

     Nước sông màu thu trên miền đất Bắc trong xanh, êm đềm, tràn đầy nên mới “dềnh dàng”, nhẹ trôi mãi như đang cố tình chảy chậm lại để được cảm nhận rõ nhất những nét đẹp của thiên nhiên tiết trời khi vào thu. Đối lập với sự “dềnh dàng” ấy là sự “vội vã” của những đàn chim đang bay về phương Nam tránh rét. Những đàn chim ấy khiến ta liên tưởng đến đàn ngỗng trời mà thi sĩ Nguyễn Khuyến đã nhắc đến trong Thu vịnh: Một tiếng trên không ngỗng nước nào? Dòng sông, cánh chim, đám mây mùa thu đều được nhân hóa. Tác giả sử dụng động từ “vắt” để miêu tả cho mây. Đám mây như được đặt ngang trên bầu trời, buông thõng xuống, gợi sự tinh nghịch, dí dỏm, chủ động. Bốn câu thơ đã khắc họa những biến chuyển tinh tế của cảnh vật từ mùa hè sang mùa thu. Mỗi cảnh vật lại có một đặc trưng riêng nhưng tất cả đã làm cho bức tranh mùa thu thêm thi vị hơn.

     Những dư âm của mùa hạ vẫn còn: đó là ánh nắng, là những cơn mưa, là tiếng sấm giòn. Tuy nhiên, tất cả đã trở nên dịu dàng hơn, hiền hòa hơn, không còn bất ngờ và gắt gỏng nữa. Đồng thời, những suy ngẫm của tác giả về cuộc đời cũng được gửi gắm qua những câu từ nhẹ nhàng ấy.

Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần cơn mưa

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi.

     Nắng, mưa, sấm, những hiện tượng của thiên nhiên trong thời điểm giao mùa: mùa hạ - mùa thu được Hữu Thỉnh cảm nhận một cách tinh tế. Các từ ngữ “vẫn còn, đã vơi dần, bớt bất ngờ” gợi tả rất hay thời lượng và sự hiện hữu của sự vật, của thiên nhiên như nắng thu, mưa thu, tiếng sấm buổi đầu thu. Mùa hạ như còn níu giữ. Nắng, mưa, sấm mùa hạ như còn vương vấn hàng cây và đất trời. Nhìn cảnh vật sang thu buổi giao mùa, từ ngoại cảnh ấy mà nhà thơ suy ngẫm về cuộc đời. “Sấm" và “hàng cây đứng tuổi" là những ẩn dụ tạo nên tính hàm nghĩa của bài " Sang thu”. Nắng, mưa, sấm là những biến động của thiên nhiên, còn mang ý nghĩa tượng trưng cho những thay đổi, biến đổi, những khó khăn thử thách trong cuộc đời. Hình ảnh ‘‘hàng cây đứng tuổi'' là một ẩn dụ nói về lớp người đã từng trải, được tôi luyện trong nhiều gian khổ, khó khăn.

     Sang thu Là một bài thơ hay của Hữu Thỉnh. Bao cảm xúc dâng đầy trong những vần thơ đẹp, hữu tình, nên thơ. Nhà thơ không sử dụng bút màu vẽ nên những cảnh thu, sắc thu rực rỡ. Chỉ là một số nét chấm phá, tả ít mà gợi nhiều nhưng tác giả đã làm hiện lên cái hồn thu thanh nhẹ, trong sáng, êm đềm, mênh mang... đầy thi vị.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

* Dàn ý tham khảo:

I – Mở bài

- Giới thiệu nhà thơ Nguyễn Khuyến và tác phẩm “Thu điếu”

II – Thân bài

1. Đánh giá về nội dung

a. 6 câu đầu: cảnh thu

- Mở đầu bài thơ “Thu điếu” là bức tranh phong cảnh mùa thu lãng mạn, thơ mộng nhưng cũng rất mộc mạc, giản dị từ cái nhìn cận cảnh:

“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo

  Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo

  Sóng biếc theo làn hơi gợn tí

  Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”

- Từ không gian cận cảnh, nhà thơ phóng tầm mắt qua cái nhìn viễn cảnh, mở ra một không gian cao và rộng, trong và sâu:

“Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt

  Ngõ trúc quanh co khách vắng teo

b. 2 câu cuối: tình thu

- Kết thúc bài thơ, hình ảnh con người mới xuất hiện thật nhỏ bé. Con người ở đây phải chăng chính là thi sĩ trong tư thế câu cá nhàn nhã, đợi chờ. Đối với nhà thơ, đi câu như một cái cớ để hoà mình với thiên nhiên, đất trời, tận hưởng khí thu. Và đây cũng là cách thi sĩ tránh xa những lo toan, những xô bồ ồn ã, phức tạp của đời sống xã hội.

“Tựa gối buông cần lâu chẳng được

  Cá đâu đớp động dưới chân bèo”

2. Đánh giá nghệ thuật

- Cách sử dụng ngôn ngữ Nôm

- Cách dùng từ láy

- Cách gieo vần

3. Đánh giá về thành công của tác giả trong việc thể hiện nội dung và nghệ thuật

III – Kết bài

- Khái quát vị trí, ý nghĩa của tác phẩm với sự nghiệp văn học của tác giả

- Chỉ ra tác động của tác phẩm với người đọc và với cá nhân người viết

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

* Bài mẫu tham khảo

Nguyễn Khuyến được coi là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam với chất giọng thơ thuần hậu, hình ảnh thơ giản dị, mộc mạc, gần gũi. Những sáng tác của ông đã để lại giá trị quý báu cho kho tàng văn học Việt Nam. Trong đó, “Thu điếu” là một bài thơ đặc biệt, nằm trong chùm ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến.

“Thu điếu” Bài thơ được viết trong thời gian Nguyễn Khuyến cáo quan về ở ẩn. Vì vậy bài thơ không chỉ đơn giản tái hiện cảnh sắc thiên nhiên mùa thu mà còn chất chứa những tâm sự, suy tư của tác giả. Mở đầu bài thơ “Thu điếu” là bức tranh phong cảnh mùa thu lãng mạn, thơ mộng nhưng cũng rất mộc mạc, giản dị từ cái nhìn cận cảnh:

“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo

  Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo”

 “Ao” là một không gian nhỏ hẹp, là hình ảnh quen thuộc, gần gũi của vùng đồng bằng Bắc Bộ.   Mùa thu đến gợi ra cảm giác se se lạnh, cái lạnh ấy như thấm sâu vào từng cá thể của không gian. Lạnh không chỉ lan toả trong không khí mà còn toả ra từ làn nước màu thu. Không gian trong xanh, tĩnh lặng mang đậm chất thu. Ao nước trong tưởng như có thể nhìn thấy đáy. Đây cũng là cái dịu dàng, trong trắng, thanh sơ của mùa thu. Nổi bật trong nền cảnh thu ấy là hình ảnh chiếc thuyền câu bé tẻo teo. Chiếc thuyền câu mang theo dáng vẻ con người, ung dung, thư thái nhẹ nhàng tận hưởng cảm giác thư giãn khi câu cá. Số từ “một” kết hợp với tính từ “tẻo teo” gợi ra dáng vẻ cô đơn, lẻ bóng của con thuyền hay chính là con người. Dường như nhà thơ đang thu mình vào một thế giới riêng biệt, tách khỏi hiện thực xô bồ để tận hưởng một cuộc sống bình yên.

“Sóng biếc theo làn hơi gợn tí

  Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”

          Trên mặt nước hiền hoà, yên ả, những làn sóng gợi nhẹ lăn tăn, phản chiếc sắc xanh của nền trời thu. Không gian mùa thu trở nên thật khoáng đạt, thuần khiết. Giữa không gian phẳng lặng, yên ả, mọi sự chuyển động đều vô cùng nhẹ nhàng, tinh tế thì hình ảnh “lá vàng trước gió khẽ đưa vèo” đã trở thành điểm nhấn. Màu xanh biếc của sóng, của trời hài hoà trong màu vàng của lá tạo nên một không gian đậm chất thu. Nghệ thuật đối được sử dụng điêu luyện, “lá vàng” với “sóng biếc”, tốc độ “vèo” của lá bay tương ứng với mức độ “tí” của “sóng gợn”. Hẳn phải có một tài quan sát vô cùng tinh tế, nhạy cảm, thi sĩ mới có thể nhận ra những chuyển động dù là nhỏ nhất của không gian.

Từ không gian cận cảnh, nhà thơ phóng tầm mắt qua cái nhìn viễn cảnh, mở ra một không gian cao và rộng, trong và sâu.

“Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo”

Mặt nước trong và bầu trời cũng vô cùng trong xanh. Những đám mây trắng nhè nhẹ lững lờ trôi như điểm nhấn của nền trời xanh ngắt.  “Ngõ, ao, vườn cây” là những hình ảnh quen thuộc của làng quê  Bắc Bộ mộc mạc, giản dị. “Ngõ trúc quanh co” gợi ra độ sâu của không gian, những hàng trúc nối đuôi nhau kéo một màu xanh dài bất tận. Có thể nói, bức tranh thu của Nguyễn Khuyến được bao chùm bởi một sắc xanh biếc: xanh của mặt nước, xanh của bầu trời và xanh của cây lá. Cái xanh ấy không rực rỡ, chói chang như mùa hè cũng không ảm đạm, nhạt nhoà như mùa đông mà vô cùng hiền hoà, thanh khiết. Xuân Diệu có viết: “Cái thú vị của bài Thu điếu là ở cacd điệu xanh, xanh ao, xanh bờ, xanh sóng, xanh tre, xanh trời, xanh bèo, có một màu vàng đâm ngang của chiếc lá thu rơi....”. Nhận xét trên được đưa ra từ góc nhìn của hội hoạ. Gam màu xanh đã được Nguyễn Khuyến dùng rất đắt khi tái hiện hài hoà sắc chủ đạo của cảnh thu miền nhiệt đới nước ta.

Như vậy, chỉ với sáu câu thơ đầu, Nguyễn Khuyến đã vẽ nên một bức tranh thu quê thân quen, gần gũi những cũng rất đắc biệt. Trong và tĩnh là đặc điểm nổi bật nhất của cảnh vật được miêu tả trong bài. Mọi sự chuyển động trong không gian đều vô cũng tĩnh lặng, nhẹ nhàng, cảnh sắc trong thơ hài hoà, thanh khiết. Ở đây, trong song hành với tĩnh: càng trong lại càng tĩnh, càng tĩnh lại càng trong. Cái hồn quê dân dã hiện lên một cách sinh động, tự nhiên qua từng dòng thơ, từng con chữ.

“Tựa gối buông cần lâu chẳng được

  Cá đâu đớp động dưới chân bèo”

Kết thúc bài thơ, hình ảnh con người mới xuất hiện thật nhỏ bé. Con người ở đây phải chăng chính là thi sĩ trong tư thế câu cá nhàn nhã, đợi chờ. Đối với nhà thơ, đi câu như một cái cớ để hoà mình với thiên nhiên, đất trời, tận hưởng khí thu. Và đây cũng là cách thi sĩ tránh xa những lo toan, những xô bồ ồn ã, phức tạp của đời sống xã hội. Câu thơ cuối “Cá đâu đớp động dưới chân bèo” đem lại những cách hiểu độc đáo. Con cá ở đâu đó đớp động hay không có con cá nào đớp động. Nếu hiểu theo cách thứ nhất, thủ pháp lấy động tả tĩnh được Nguyễn Khuyến sử dụng tinh tế nhằm diễn tả sự bình lặng của không gian, đến mức chỉ cần một cái động nhẹ của cá cũng trở thành tâm điểm chú ý. Nếu hiểu theo cách không có con cá nào xuất hiện thì hình ảnh thi nhân dường như không bận tâm đến chuyện câu cá mà đang thực sự hoà mình vào cảnh sắc mùa thu. Tiếng đớp động dưới chân bèo phải chăng là cái động lao xao của lòng người. Con người còn nhiều bộn bè, lo toan, còn nhiều gánh nặng với cuộc đời nhưng đành gác lại tất cả để giữ mình, tránh xa bóng tối xã hội.

Tìm hiểu “Thu điếu” của Nguyễn Khuyến, bạn đọc không chỉ khám phá cảnh sắc mây trời mà hơn hết, đó là cảm nhận lòng người, tình người. Hình ảnh trung tâm của bài thơ không phải con thuyền hay chiếc lá mà là bóng dáng người câu cá lẻ loi, cô độc. Mọi yếu tố cấu thành bài thơ như từ, vần, nhịp, đối xứng, hoà thanh, phối sắc...đều được cấu trúc hoá mộ cách chặt chẽ, làm nên một không khí tinh thần riêng. Với các từ láy “lạnh lẽo, tẻo teo, lơ lửng”, ta không chỉ tưởng tượng dáng dấp hay trạng thái của sự vật khách quan mà còn hiểu được nhiều điều về tâm sự người viết. Từ lạnh lẽo không chỉ nói về khí lạnh toát ra từ mặt nước  cùng vẻ hiu hắt của cảnh vật mà còn gợi nghĩ đến nỗi u uẩn trong lòng nhà thơ. Từ “tẻo teo” vừa miêu tả kích thức bé nhỏ của con thuyền, vừa góp phần đưa đến cho độc giả ý niệm: mọi sự vật không chỉ riêng chiếc thuyền như đang cố thu mình lại để không làm ảnh hưởng tới không khí suy tư trầm mặc của nhà thơ. Cùng việc vẽ ra hình ảnh đám mây đọng lại lưng chừng giữa tầng khong, từ “lơ lửng” đã diễn tả trạng thái phân thân hay mơ màng của người ngồi câu giữa ao thu. Nhưng vì sao tác giả lại có tâm trạng đó? Nguyễn Khuyến là ví dụ điển hình cho người nho sĩ thành công trên con đường học vấn và hoạn lộ trong môi trường đào tạo của chế độ phong kiến xưa. Nhưng khi ông đạt tới đỉnh cao danh vọng cũng là khi Việt Nam bước vào một giai đoạn lịch sử đầy bi thương. Chế độ phong kiến đã trở thành một gánh nặng lịch sử, không đủ khả năng đưa dân tộc đất nước thoát khỏi họa ngoại xâm và nô dịch. Hệ tư tưởng Nho giáo mà nhà thơ từng tôn thờ giờ đây đã không còn phù hợp. Những người trí thức thời bây giờ trở nên lạc lõng bơ vơ bó tay trước những đòi hỏi của thời cuộc. Nguyễn Khuyến Ý thức được sâu sắc vì tất cả những điều đó. Ông luôn băn khoăn, trăn trở, bức rứt vì mình không làm được gì hơn cho đất nước, không có đủ dũng khí xả thân nơi mũi tên hòn đá như nhiều trí sĩ  khác. Nguyễn Khuyến luôn thấy mình cô độc, lạc lõng giữa những biến động của thời cuộc. Điều duy nhất ông có thể làm là tỏ thái độ bất hợp tác với kẻ thù dân tộc, lui về quê ở ẩn nhầm giữ tiết tháo, nhân cách và cũng để quên đi những dằn vặt đau đớn. Từ đây có thể thấy, bức tranh thu có lẽ chỉ là một phương tiện để thi nhân gửi gắm tấm lòng yêu nước sâu đậm.

Bằng ngôn ngữ Nôm đậm chất dân tộc, cùng những hình ảnh thơ giản dị, gần gũi, Nguyễn Khuyến đã vẽ nên bức tranh mùa thu trong, thanh và tĩnh, qua đó, gửi gắm những xao động trong tâm hồn mình đối với quê hương, đất nước.

29 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

Đọc kĩ những đoạn văn phân tích nội dung và nghệ thuật của từng cặp câu “đề, thực, luận, kết”.

Lời giải chi tiết:

- Để làm rõ đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của từng cặp câu “đề, thực, luận, kết”, tác giả Chu Văn Sơn đã kết hợp những thao tác nghị luận như: phân tích, chứng minh.

- Cụ thể trong đoạn 2:

+ Chứng minh: Hai câu đề đã ghi ngay được cái thần thái của trời thu.

+ Thao tác phân tích (Đưa ra, phân tích các dẫn chứng để chứng minh cho luận điểm trên): Phân tích câu “Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao”, tác giả đã viết: “Chữ xanh ngắt gợi được cái sắc xanh riêng của mùa thu với tất cả vẻ êm ả....”

5 tháng 3 2023

– Để làm rõ đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của từng cặp câu “đề, thực, luận, kết”, tác giả Chu Văn Sơn đã kết hợp những thao tác nghị luận như: phân tích, chứng minh.

– Phân tích hiệu quả phối hợp của chúng trong một đoạn cụ thể: đoạn 2

+ Chứng minh: Hai câu đề đã ghi ngay được cái thần thái của trời thu.

Sau đó nêu ra các dẫn chứng để chứng minh

+ Thao tác phân tích: Phân tích câu “Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao”, tác giả đã viết: “Chữ xanh ngắt gợi được cái sắc xanh riêng của mùa thu với tất cả vẻ êm ả….”

I/đọc hiểu ngữ văn bản và trả lời câu hỏi:(bài đức tính giản dị của bác hồ SGK tập 2 từ con người của bác đến tao nhã biết bao)a/đoạn văn trên trích từ văn bản nào , của ai?b/nêu hiểu biết của em về tác giả và văn bản trên.c/phương thức biểu đạt của đoạn văn trên là gì?d/nội dung của đoạn văn trên là gì ? đức tính giản dị của bác hồ được khắc họa trên những thông...
Đọc tiếp

I/đọc hiểu ngữ văn bản và trả lời câu hỏi:

(bài đức tính giản dị của bác hồ SGK tập 2 từ con người của bác đến tao nhã biết bao)

a/đoạn văn trên trích từ văn bản nào , của ai?

b/nêu hiểu biết của em về tác giả và văn bản trên.

c/phương thức biểu đạt của đoạn văn trên là gì?

d/nội dung của đoạn văn trên là gì ? đức tính giản dị của bác hồ được khắc họa trên những thông điệp nào?

e/em hãy tìm nghệ thuật liệt kê trong đoạn văn trên.Tác dụng của nghệ thuật đó.

g/qua đoạn văn trên em hãy viết 1 đoạn văn chỉ để lòng kính yêu thương bác hồ .Trong đó có sử dụng ít nhất 1 câu bị động , 1 câu chủ động , 1 câu đặc biệt . Đoạn văn từ 8 đến 10 câu chỉ ra câu chủ động , bị động

Câu 2:Em hãy viết 1 câu tục ngữ về con người và xã hội (ngữ văn tập 2 ) nêu nội dung của ba câu tục ngữ đó.

1
9 tháng 4 2019

giúp mình với ngày mai mình kiểm tra rồi

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

Đề 1: Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của một tác phẩm truyện.

Bài viết tham khảo

     Văn bản Lời má năm xưa là một trong những văn bản hay và đầy ý nghĩa khi nói về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên.

     Văn bản gợi lại câu chuyện tuổi ấu thơ của một chàng trai khi còn là một cậu bé đã lỡ bắn một con chim thằng chài bên bến sông. Nhờ có sự khuyên bảo của má, anh đã vớt nó về, băng bó chữa trị vết thương rồi cố gắng cứu sống nó, nhưng sự áy náy và ân hận về hành động này vẫn còn và đi theo anh đến mãi sau này. Từ chi tiết đó ta thấy được sự giáo dục của những người lớn trong gia đình là vô cùng quan trọng. Người mẹ chính là người đã cứu sống chú chim chài một cách gián tiếp. Nhờ lời nói và sự thấu hiểu, tình yêu thương và lòng vị tha bao dung bà đã giúp con mình hiểu rằng cần phải yêu thương và quý mến các loài vật trên cuộc sống này dù là những loài nhỏ bé nhất

     Văn bản không chỉ mang tới những giá trị đặc sắc về mặt nội dung mà còn sâu sắc về cả phương diện nghệ thuật. Văn bản bộc lộ tâm trạng ăn năn, hối hận và day dứt của nhân vật “tôi” khi nhớ lại hành động mình đã làm với chú chim thằng chài, từ đó cho thấy cậu bé là một người giàu tình cảm, giàu lòng trắc ẩn và lương thiện. Qua văn bản tác giả cũng cung cấp cho người đọc thông tin về loài chim thằng chài (chim bói cá) một loài chim với nhiều phẩm chất tốt đẹp biết hi sinh và giúp đỡ đồng loại, biết tự lập từ rất sớm. Tác giả đã khắc họa hình ảnh người má của nhân vật tôi (người đã thực sự cứu sống chú chim thằng chài trong cơn nguy kịch) với sự lương thiện, thông minh, sâu sắc và thấu hiểu của một người mẹ đã thức tỉnh đứa con ngây dại của mình. Qua đó cho thấy mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên là mối quan hệ gần gũi, gắn bó thân thiết và khuyến khích con người nên biết gìn giữ, bảo vệ môi trường

     Có thể thấy văn bản Lời má năm xưa là một văn bản hay có giá trị về cả phương diện nội dung và nghệ thuật.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

Đề 2: Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của một màn kịch mà bạn đã học hoặc đã đọc.

Bài viết tham khảo

     Trích đoạn chèo Thị Mầu lên chùa là một trích đoạn đặc sắc của nghệ thuật chèo nói riêng và của nghệ thuật kịch hát Việt Nam nói chung. Sự đặc sắc của Thị Mầu lên chùa là sự đặc sắc đến từ chủ đề, nội dung và hình thức nghệ thuật biểu hiện.

     Cái hay trong chủ đề của trích đoạn Thị Mầu lên chùa nằm ở chỗ, Thị Mầu đã say mê và tìm cách ve vãn tiểu Kính Tâm. Nghĩa là, giữa lề lỗi, lễ giáo phong kiến đè nặng lên người con gái, lại có một Thị Mầu dám khát vọng và thể hiện tình yêu của mình ra bên ngoài. Thị Mầu chính là một sự đặc sắc, sự đối lập với Thị Kính. Cái hay nữa ở đây là, Thị Mầu lại đi thích tiểu Kính Tâm! Thật ngược đời, tréo ngoe. Nhưng dù tréo ngoe như vậy thì trích đoạn này cũng tràn đầy sự vui vẻ, đặc sắc so với những màn khác trong vở chèo Quan âm Thị Kính. Quan điểm của tác giả dân gian, như một cách để cởi trói cho người phụ nữ trong lễ giáo phong kiến, khỏi những lề lối của vòng cương tỏa, đã được gửi gắm qua nhân vật Thị Mầu.

     Nét đặc sắc trong hình thức nghệ thuật của trích đoạn này được thể hiện rõ nhất chính là ở sự biểu hiện. Nói cách khác là nghệ thuật sân khấu. Nếu chỉ soi xét về kịch bản của Thị Mầu lên chùa, ta sẽ thấy được những điểm đáng chú ý. So với nghệ thuật Tuồng, ngôn ngữ trong Chèo dễ hiểu hơn, gần gũi với tiếng nói của nhân dân. Đó là những lời nói, điệu hát mà có thể sử dụng, chèn thêm được cả lục bát, mang nặng tâm tình người Việt.

     Cái hay của chèo còn khác biệt với kịch nói ở chỗ đó là có những tiếng đế. Tiếng đế này là sự tương tác của khán giả, là một sự cộng hưởng, cùng tác giả. Giới hạn giữa sân khấu và khán giả ở đây bị thu hẹp. Trong khi đó, ở kịch nói mà cụ thể là ảnh hưởng từ phương Tây, khán giả không được quyền lên tiếng, đồng sáng tạo với vở kịch diễn. Điều này cũng đã được thể hiện trong trích đoạn Thị Mầu lên chùa.

     Có thể thấy, những nét đặc sắc trong nghệ thuật chèo đã được thể hiện khá rõ trong trích đoạn Thị Mầu lên chùa. Những sự đặc sắc ấy đến từ chủ đề nghe có phần trái ngược (một cô gái đi ve vãn chú tiểu), đến từ sự biểu hiện của loại hình kịch hát. Kịch nói là sự ảnh hưởng, du nhập của phương Tây trong quá trình hiện đại hóa văn học, nghệ thuật ở Việt Nam. Thế nhưng, kịch hát vẫn có những hấp dẫn riêng, không chỉ vì đó là cái truyền thống, mà còn ở chính nghệ thuật của nó.

 I. PHẦN VĂN BẢN 1. Nội dung:  Các văn bản: Buổi học cuối cùng; Đêm nay Bác không ngủ; Lượm. 2. Yêu cầu:  - Nhận biết được văn bản, phương thức biểu đạt, ngôi kể và thể loại của các văn bản. - Đọc - hiểu được nội dung, ý nghĩa và nghệ thuật của các văn bản. - Học thuộc lòng các bài thơ Đêm nay Bác không ngủ; Lượm và tóm tắt văn bản Buổi học cuối cùng. 3. Vận dụng:  - Trả...
Đọc tiếp

 I. PHẦN VĂN BẢN 1. Nội dung:  Các văn bản: Buổi học cuối cùng; Đêm nay Bác không ngủ; Lượm. 2. Yêu cầu:  - Nhận biết được văn bản, phương thức biểu đạt, ngôi kể và thể loại của các văn bản. - Đọc - hiểu được nội dung, ý nghĩa và nghệ thuật của các văn bản. - Học thuộc lòng các bài thơ Đêm nay Bác không ngủ; Lượm và tóm tắt văn bản Buổi học cuối cùng. 3. Vận dụng:  - Trả lời hệ thống câu hỏi ở phần Đọc – hiểu văn bản SGK trang 55, 67, 76. - Nhận biết được các câu hỏi dạng đọc hiểu đơn giản trong văn bản. - Rút ra bài học về nội dung và nghệ thuật ở mỗi văn bản. II. PHẦN TIẾNG VIỆT 1. Nội dung: Các biện pháp tu từ: Nhân hóa; Ẩn dụ; Hoán dụ. 2. Yêu cầu: Đọc kĩ, hiểu và nhận diện được các biện pháp tu từ trên, soạn bài và vận dụng vào trong cách nói/ viết có ý nghĩa. 3. Bài tập vận dụng: - Học sinh trả lời các câu hỏi ở trang 56, 57; 68, 69; 82, 83. - Học sinh hoàn thành các bài tập ở phần luyện tập và học thuộc ghi nhớ trong sách giáo khoa của các bài học trên. III. PHẦN LÀM VĂN 1. Thể loại: Văn miêu tả người. 2. Yêu cầu: - Đọc kĩ, trả lời câu hỏi và học thuộc ghi nhớ SGK các bài: Phương pháp tả người; Luyện nói về văn miêu tả. 
- Hiểu đặc điểm của văn miêu tả, đề văn và cách làm văn miêu tả để vận dụng vào làm một bài văn tả người. - Nắm vững các bước của quá trình tạo lập văn bản và các yếu tố quan trọng để tạo lập một văn bản thống nhất, hoàn chỉnh về nội dung và hình thức. 3. Vận dụng Các dạng đề kham khảo: Đề 1: Em hãy viết bài văn tả người thân yêu và gần gũi nhất với mình (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em…) Đề 2: Hãy miêu tả hình ảnh mẹ hoặc cha trong lúc em ốm. Đề 3: Hãy viết một bài văn miêu tả về một người bạn mà em yêu quý.

1
27 tháng 3 2020

sông nước cà mau : miêu tả+ kể

vượt thác : tự sự+ miêu tả

buổi học cuối cùng:tự sự+ miêu tả

Lượm: tự sự+ miêu tả+biểu cảm

Đêm nay Bác không ngủ: giữa tự sự+ biểu cảm + trữ tình

Câu 5: Viết đoạn văn trình bày đặc sắc nội dung, nghệ thuật của văn bản "Tôi đi học"Câu 6: Tìm một từ tượng thanh và một câu ghép trong đoạn văn             “Tùng ... tùng ... tùng ....”...
Đọc tiếp

Câu 5: Viết đoạn văn trình bày đặc sắc nội dung, nghệ thuật của văn bản "Tôi đi học"

Câu 6: Tìm một từ tượng thanh và một câu ghép trong đoạn văn 

            “Tùng ... tùng ... tùng ....” - tiếng trống trường vang lên gióng giả. Tôinhanh chóng bước lên bậc thang cuối cùng hướng đến lớp học mà chỉ trong vàigiây nữa thôi tôi sẽ trở thành thành viên chính thức. Bước vào lớp, tôi nhận ra đãcó khá nhiều bạn đã đến sớm hơn, tôi nhanh chóng tìm được chỗ ngồi cho mình ở bàn đầu tiên. Mọi người nói chuyện với nhau rất nhỏ, có lẽ vì các bạn cũng giốngtôi, không quen biết nhiều bạn bè trong lớp.

            - Cậu ơi! Tớ ngồi đây được không? - một bạn nữ tiến đến.

            - Cậu ngồi đi! Chỗ ấy chưa có ai ngồi cả - tôi mời bạn ấy ngồi kèm theo nụcười thân thiện nhất có thể, vì chắc đây sẽ là người đầu tiên tôi quen trong lớp. Tôiđang mừng thầm trong bụng thì cô giáo bước vào, chắc hẳn đây là cô chủ nhiệm.”

 

1
14 tháng 8 2021

            “Tùng ... tùng ... tùng ....” - tiếng trống trường vang lên gióng giả. Tôi nhanh  chóng bước lên bậc thang cuối cùng hướng đến lớp học mà chỉ trong vài giây  nữa thôi tôi sẽ trở thành thành viên chính thức. Bước vào lớp, tôi nhận ra đãcó khá nhiều bạn đã đến sớm hơn, tôi nhanh chóng tìm được chỗ ngồi cho mình ở bàn đầu tiên. Mọi người nói chuyện với nhau rất nhỏ, có lẽ vì các bạn cũng giốngtôi, không quen biết nhiều bạn bè trong lớp.

 - Cậu ơi! Tớ ngồi đây được không? - một bạn nữ tiến đến.                                                                         - Cậu ngồi đi! Chỗ ấy chưa có ai ngồi cả - tôi mời bạn ấy ngồi kèm theo nụcười thân thiện nhất có thể, vì chắc đây sẽ là người đầu tiên tôi quen trong lớp. Tôiđang mừng thầm trong bụng thì cô giáo bước vào, chắc hẳn đây là cô chủ nhiệm.”

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

Bài viết tham khảo:

Những vở kịch của Sếch-xpia luôn là nguồn tài nguyên giá trị để các thế hệ sau khai thác, khám phá. Không chỉ lột tả được bức tranh chân thực của thời đại, ông còn đem đến cho nhân loại vô vàn thông điệp, giá trị nhân sinh sâu sắc. Điều đó cũng được thể hiện rất rõ qua văn bản "Sống hay không sống - đó là vấn đề", trích trong vở bi - hài kịch "Bi kịch của Hăm-lét, hoàng tử Đan Mạch".

Về nội dung, tác phẩm mang đến rất nhiều thông điệp giá trị, ý nghĩa đối với nhân loại. Theo các nhà nghiên cứu nhận xét, "Sống hay không sống - đó là vấn đề" đã phản ánh được tinh thần của thời đại. Trong xã hội nơi sự mưu mô, xấu xa bao trùm, vẫn có những con người luôn hướng tới cái lương thiện, tốt đẹp. Ở đó, ta thấy cuộc đấu tranh không hồi kết giữa cái thiện và cái ác, giữa lí tưởng sống cao cả của con người với thực tại đổ vỡ, tối tăm. Qua đây, tác giả muốn hướng con người tới những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Đồng thời, đưa ra được câu hỏi mang bản chất triết học của loài người: "Sống hay không sống?". Đây là vấn đề đề cập đến mục đích sống của từng cá nhân. Để trả lời câu hỏi ấy, con người cần ý thức được thực tại vô định, bất công. Từ đó suy xét và hình thành suy nghĩ: "Hành động hay không hành động?". Tất cả đều nhằm hướng tới một cuộc sống tốt đẹp, công bằng và hạnh phúc cho nhân loại.

Về nghệ thuật, đầu tiên phải kể tới nghệ thuật xây dựng nhân vật vô cùng tài hoa của Sếch-xpia. Đó là Hăm-lét- người suy nghĩ bằng cả trái tim và trí óc, dám lên tiếng hoài nghi cả xã hội; là tên vua Clô-đi-út nham hiểm, được ngụy tạo bằng những lời nói đường mật; tên Pô-lô-ni-út giả dối, độc đoán hay nàng Ô-phê-li-a thủy chung nhưng sợ lễ giáo, cường quyền;... Tất cả đã tạo nên một hệ thống các nhân vật điển hình với những màu sắc rõ ràng, riêng biệt. Ngôn ngữ kịch cũng được Sếch-xpia sử dụng vô cùng điêu luyện. Nhìn vào những cuộc đối thoại trong văn bản, ta thấy rất rõ sự biến chuyển linh hoạt: từ đau đớn, tự vấn đến giễu cợt, gay gắt, mỉa mai. Bên cạnh đó, ngôn ngữ độc thoại đặc sắc đã góp phần quan trọng thể hiện tư tưởng, góc nhìn của nhân vật cũng như của tác giả. Không chỉ vậy, những xung đột trong kịch cũng được gắn liền với xung đột nội tâm nhân vật Hăm-lét. Từ niềm tin mãnh liệt vào con người, Hăm-lét dần chuyển sang hoang mang, lo sợ trước thực tại đổ vỡ. Từ đó, có thái độ hoài nghi, chán nản với nhân sinh. Sau cùng, trải qua bao sóng gió, chàng đã nhận thức lại thế giới và nảy sinh nghị lực phản kháng.

Như vậy, có thể nói tác phẩm "Sống hay không sống - đó là vấn đề" đã thể hiện vô cùng rõ nét tài năng cũng như tầm nhìn mang tính vĩ mô của đại văn hào Sếch-xpia. Qua đó, để lại cho nhân loại một kiệt tác mà đến tận bây giờ vẫn còn nguyên giá trị.