K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 3

Trong truyện ngụ ngôn "Con Cáo và Chùm Nho", nhân vật con cáo được biểu hiện là một cái tên đầy tài năng và mưu mẹo. Anh ta là một nhân vật đầy quyết đoán và khôn ngoan, có khả năng sử dụng trí tuệ và sự thông minh để giải quyết mọi vấn đề.

Con cáo không chỉ là một kẻ thông minh, mà còn là một kẻ tham lam và xảo trá. Anh ta không ngần ngại sử dụng mọi phương tiện để đạt được mục đích của mình, ngay cả khi đó là cách lừa dối và gian lận. Việc anh ta chiếm đoạt chùm nho mà chàng mèo đã lao đầu lao đáng là một minh chứng rõ ràng cho tính cách không chính trực của con cáo.

Tuy nhiên, mặc dù có những đặc điểm tiêu cực, nhưng con cáo cũng mang trong mình những phẩm chất đáng khen ngợi. Sự thông minh và quyết đoán của anh ta là yếu tố quan trọng giúp anh ta vượt qua mọi thách thức và đạt được mục tiêu của mình.

Tóm lại, nhân vật con cáo trong truyện "Con Cáo và Chùm Nho" là một biểu tượng cho sự thông minh và mưu mẹo, nhưng cũng là một cảnh báo về tính chất tham lam và xảo trá của con người. Câu chuyện về con cáo là một lời nhắc nhở về sự cần thiết của sự thận trọng và lòng tin đúng đắn trong giao tiếp với nhau.

     
ĐỀ LUYỆN TẬP Đề 2: Phân tích đặc điểm nhân vật Cáo trong truyện “Con Cáo và chùm nho” Con Cáo và chùm nho Một ngày nọ, Cáo ta xuống triền núi và phát hiện ra phía trước có một vườn nho. Dưới tán lá xanh, từng chùm nho căng tròn mọng nước, dưới ánh sáng mặt trời trông lại càng hấp dẫn. Những chùm nho này khiến người ta thèm thuồng. Cáo thèm tới mức nước bọt cứ trào ra hai bên mép. Cáo ta nhìn trước ngó sau...
Đọc tiếp

ĐỀ LUYỆN TẬP Đề 2: Phân tích đặc điểm nhân vật Cáo trong truyện “Con Cáo và chùm nho” Con Cáo và chùm nho Một ngày nọ, Cáo ta xuống triền núi và phát hiện ra phía trước có một vườn nho. Dưới tán lá xanh, từng chùm nho căng tròn mọng nước, dưới ánh sáng mặt trời trông lại càng hấp dẫn. Những chùm nho này khiến người ta thèm thuồng. Cáo thèm tới mức nước bọt cứ trào ra hai bên mép. Cáo ta nhìn trước ngó sau thấy chẳng có ai, nho lại nhiều như thế này, cũng muốn chén ngay mấy chùm. Cáo đứng thẳng người, vươn tay hái nho. Nhưng giàn nho thì cao quá, Cáo ta dù có vươn người đến đâu cũng không thể tới được. Cáo nhanh trí nghĩ ra một cách, thử nhảy lên xem sao nhưng cố lắm cũng chỉ với tới lá nho mà thôi. Cáo ta không đành lòng rời khỏi vườn nho khi chưa chén được quả nào, thế là nó lượn mấy vòng quanh vườn, cuối cùng cũng phát hiện ra một cây nho khá thấp. Cáo ta lại nhảy lên, không tới được chùm nho, lại gắng sức nhảy lên lần nữa, vẫn không hái được quả nho nào. Cáo ta lại lượn xung quanh giàn nho. Ha ha, cuối cùng thì cũng phát hiện ra một chùm nho còn thấp hơn chùm lúc nãy. Thích chí quá, Cáo ta tự đắc: – Không có việc gì có thể làm khó ta được, ha ha! Nước dãi trong cổ họng cứ trào ra, lùi lại mấy bước lấy đà, Cáo nhảy lên, nhưng hỡi ôi, vẫn chẳng với tới được. Cáo ta dù có làm thế nào cũng không thể hái được nho, thở đánh thượt một cái rồi nói: – Làm sao mà mình lại cứ phải cố ăn mấy cái chùm nho này nhỉ? Vỏ thì xanh thế, chắc chắn là chưa chín rồi. Không biết chừng còn vừa chua vừa chát, không nuốt được, có khi còn phải nhổ ra, đúng là chả ra làm sao cả. Nói xong, Cáo rầu rĩ rời khỏi vườn nho. Hướng dẫn 1. Mở bài: - Giới thiệu nhân vật: nhân vật Cáo trong câu chuyện “Con Cáo và chùm nho”; - Ấn tượng chung của em về con Cáo trong truyện. 2. Thân bài: Có thể triển khai làm nổi bật các đặc điểm của con Cáo: * Hoàn cảnh: Tái hiện lại hoàn cảnh phát hiện chùm nho, Cáo thèm tới mức nước bọt cứ trào ra hai bên mép  Bản năng thôi thúc khiến Cáo muốn hái nho và ăn ngay. * Đặc điểm tính cách + đặc điểm thứ nhất: Rất cố gắng, quyết tâm (Câu chủ đề  Tái hiện các hành động của Cáo  Nhận xét) - Chủ đề: Trước hết đó là một chú cáo rất cố gắng, quyết tâm để làm được điều mình mong muốn .  Dẫn chứng: Hết lần này lượt khác, Cáo đã nỗ lực hết sức để hái được chùm nho. Lần thứ nhất, Cáo….. Lần thứ hai, Cáo ….Lần thứ ba, Cáo...  Nhận xét + biểu cảm: Như vậy Cáo rất cố gắng để đạt được mục đích của mình…Thế nhưng đáng thương làm sao! Cáo vẫn không hái được nho mà ăn… + đặc điểm thứ hai: không tự nhận mình thất bại (quy trình phân tích tương tự như đặc điểm thứ nhất) - Tuy nhiên, Cáo thật là đáng trách khi đã không tự nhận rằng mình thất bại. Cáo nhanh chóng bao biện cho thất bại của mình bằng cách biện minh rằng…. Hay nói cách khác Cáo không chấp nhận nguyên nhân mình thất bại, không thừa nhận mình thất bại. Điều này dẫn tới hậu quả là Cáo sẽ không bao giờ thấy được nguyên nhân để rút ra kinh nghiệm, để tiến bộ hơn. Mặt khác, nó cũng dẫn tới sự “ru ngủ” về nhận thức, làm Cáo mất đi ý chí, quyết tâm để đạt được điều mình muốn. * Bài học rút ra từ việc phân tích nhân vật: - Không phải sự cố gắng nào cũng đi tới thành công nhưng nếu không cố gắng nhất định không với tới thành công. - Nếu đã cố gắng mà vẫn không đạt được kết quả mong muốn thì không nên bao biện cho thất bại của mình mà cần tìm ra nguyên nhân, giải pháp để lần sau chạm tay tới thành công. Bởi người xưa đã nói “thất bại là mẹ thành công”. - Ví dụ thực tế: Một lần sau nỗ lực thi mà không đỗ thì cần rút kinh nghiệm để lần thi kế tiếp có thể đạt được thành công chứ không phải đổ lỗi tại không may mắn hay một yếu tố khách quan nào đó hoặc tự ru ngủ mình rằng cuộc thi này không quan trọng được. * Phân tích nghệ thuật xây dựng nhân vật: làm như mẫu 3. Kết bài : dựa vào dàn ý để viết

3
4 tháng 2 2023

Ý bạn là trình bày đoạn văn?

4 tháng 2 2023

vg ạ

 

cực lì béo

7 tháng 4 2023

 phân tích đặc điểm nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn "Đẽo cày giữa đường"nhé

Trong cuộc sống, sẽ có lúc con người ta phải đưa ra các lựa chọn, quyết định của riêng mình. Những lựa chọn, quyết định đó sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của ta. Vì vậy phải nghĩ cho kĩ càng và có chính kiến không phải là dễ. Tôi nhớ đến nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường. Đó là một người không có chính kiến, có phần ba phải để rồi khi nhận được bài học cho bản thân thì đã quá muộn.

Người thợ mộc trong truyện Đẽo cày giữa đường cũng có những tính chất tốt đẹp. Trước khi anh chọn nghề đẽo cày thì cũng đã có cả một gia sản. Không ai biết gia sản của anh do đâu mà có. Nhưng có thể thấy, anh đã dám bỏ ra cả gia sản để chọn một cái nghề và hy vọng vào sự thành đạt ngày sau. Nói cách khác, anh là một người có chí tiến thủ, có chí làm ăn. Anh ta đã chọn cái nghề đẽo cày phù hợp với danh xưng "thợ mộc" của mình. Ở đây, ta thấy được hai đặc điểm tốt ở anh. Anh thợ mộc là một người có tay nghề đồng thời đã biết chọn công việc phù hợp là đẽo cày.

Tuy đã có quyết định đúng đắn bước đầu, nhưng các quyết định phía sau của anh lại là những sai lầm. Năm lần bảy lượt anh đều nghe theo ý kiến của những người qua đường. Cả gia sản trong tay mà anh lại dùng nó thiếu tính toán kỹ lưỡng để rồi những gia sản ấy đi đời nhà ma. Có thể thấy ở đây, không những anh thợ mộc là người ba phải, mà còn cho thấy anh có mong muốn làm giàu nhưng lại thiếu kiến thức, thiếu hiểu biết nên không có suy nghĩ và hành động đúng, dẫn đến kết quả thất bại thảm hại.

Truyện Đẽo cày giữa đường hướng đến đặc điểm một kiểu người trong xã hội. Đó là những người thiếu hiểu biết nên dễ thay đổi, thiếu chủ kiến và quá bị động. Nhan đề của truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường đã trở thành một thành ngữ. Đó có lẽ là một cách để con người thận trọng hơn trong việc lắng nghe những ý kiến góp ý của người khác, phải biết cân nhắc, chọn lọc được ý kiến phù hợp, đúng đắn 

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
2 tháng 10 2023

Một con người khi làm việc, không tự tin vào bản thân, không có chính kiến của mình mà phải thực hiện ý kiến theo tham khảo của nhiều người khác thì sẽ dẫn tới tình trạng “lắm thầy thối ma” rồi cũng thất bại. Nhân vật người thợ mộc trong câu chuyện ngụ ngôn “đẽo cày giữa đường “đã cho ta thấy điều đó.

Câu chuyện kể về một chàng nông dân có được khúc gỗ to muốn làm một cái cày để bán thu lợi nhuận và tăng năng suất lao động. Không biết sự vô tình hay cố ý, anh ta ngồi đẽo cày giữa đường. Kết cục từ một khúc gỗ có ích trở thành một mẩu gỗ vô dụng bởi anh không bảo vệ được chính kiến của mình, nghe hết lời người này đến lời người khác. Giá mà anh ta nghiên cứu thật kĩ những yêu cầu cần đạt của sản phẩm mình đã chọn thì sẽ không đến nỗi làm người khác phì cười. Miệng đời không xấu, chưa hẳn người qua đường có ý phá anh ta nhưng mỗi người có một cảm nhận riêng theo từng góc độ của họ. Khi việc anh làm phơi ra trước mặt mọi người thì lẽ đương nhiên mọi người có quyền góp ý cho anh không ngần ngại. Có những ý kiến tốt song có người ích kỷ muốn anh ta không làm được, không tin vào bản thân mà cố ý nói hại trêu chọc anh.

Có thể nói, hành động của anh đẽo cày không sai khi chịu và biết lắng nghe ý kiến của người khác. Nhưng do anh không chịu suy nghĩ chín chắn, kết hợp giữa ý kiến của mình với ý kiến tham khảo nên đã gây ra tình trạng kể trên.

Nếu có chủ kiến thì vốn trí thức và bản lĩnh sẽ giúp anh phân tích cái lợi và cái hại cho mình. Tri thức là sự hiểu biết, trình độ nhận thức để giải quyết công việc một cách nhanh chóng và hiệu quả dựa trên những cơ sở sẵn có trong mỗi con người. Bản lĩnh song không được là ngu ngốc, thiếu logic của từng ý kiến để chắt lọc thật chính các những điều hay, đưa tới kết luận và hành động. Một khi đã quyết định làm thì dám chịu trách nhiệm với bản thân rồi rút kinh nghiệm chứ không bạ đâu làm đấy.

Trong cuộc sống hiện đại mà không phải lúc nào ta cũng nhận được sự giúp đỡ thân thuộc. Vì vậy mỗi con người phải có chính kiến của mình. Mặc dù ta vẫn phải tiếp nhận ý kiến của người khác nhưng phải biết chọn lọc, không thể để ý kiến đó chi phối và lấn át lý tưởng của bản thân. Anh chàng trong chuyện chẳng những thiếu lập trường mà còn thiếu hiểu biết về công việc mình đang làm nên ai nói gì cũng nghe thành ra thất bại. Câu chuyện khuyên mọi người phải biết học hỏi một cách chủ động và phải có chủ kiến của mình trong bất cứ hoàn cảnh nào và lĩnh vực nào.

Nếu phải làm một công việc mang tính tập thể có ý nghĩa quan trọng, đòi hỏi trình độ cao, ta cũng không nên quá đề cao ý kiến của bản thân và đây là việc có ý nghĩa không phải cho riêng mình. Song không vì thế mà ta yên lặng, hãy mạnh dạn nói lên ý kiến suy nghĩ của mình vì có thể nó có ích cho kết quả chung, giúp ta nhẹ nhõm và tự tin hơn vào bản thân năng lực, trí tuệ cũng như hoàn thiện hơn và điều quan trọng hơn là được mọi người yêu quý, tin cậy và thán phục. Nhưng ngược lại kết quả xấu làm ảnh hưởng đến bản thân và cuộc sống.

Cuộc đời chúng ta chỉ sống được một lần duy nhất nên phải đẽo một cái cày thật hoàn hảo để không cảm thấy hối tiếc. Hãy học từ những sai lầm của người khác, bạn sẽ không bao giờ hối hận.

 - Anh là người dũng cảm dám bỏ cả gia sản ra để tìm một cái nghề chân chính. 

- Nhưng dũng cảm là chưa đủ. Anh lại là người không có chính kiến năm lần bảy lượt nghe lời người qua đường khiến anh trở thành người trắng tay

=> Anh thợ mộc là người ba phải, có chí tiến thủ nhưng lại chưa đủ quyết đoán và khôn khéo nên vẫn thất bại

2 tháng 5 2023

Trong truyện ngụ ngôn "Rùa và Thỏ", em ấn tượng với nhân vật Rùa.

Phân tích nhân vật rùa:

- Là một con vật chậm chạp và không nhanh nhẹn như Thỏ

- Việc làm: đã thể hiện sự kiên trì và bền bỉ trong cuộc đua với Thỏ.

- Điểm đáng chú ý đầu tiên của Rùa là sự kiên trì.

+ Dù biết rằng mình không thể chạy nhanh bằng Thỏ, Rùa vẫn quyết tâm tham gia cuộc đua và không bao giờ từ bỏ. Luôn miệt mài,kiên trì, và cuối cùng đã về đích trước Thỏ.

- Mở rộng:

+ Ngoài ra, Rùa còn thể hiện sự bền bỉ. Trong suốt cuộc đua, Rùa đã không ngừng nghỉ, không bị mệt mỏi hay nản lòng. Luôn giữ tinh thần lạc quan và tiếp tục đi đến phía trước, cho đến khi về đích.

- Bài học từ nhân vật Rùa:

+ Cúng ta có thể rút ra được bài học quý giá về sự kiên trì và bền bỉ.

+ Dù có khó khăn đến đâu, chúng ta cũng nên giữ vững tinh thần và không bao giờ từ bỏ mục tiêu của mình. Chỉ cần kiên trì và bền bỉ, chúng ta sẽ đạt được những thành công mà mình mong muốn.

7 tháng 4 2023

  Như chúng ta biết “Rùa và thỏ” là câu chuyện vô cùng quen thuộc với chúng ta

Còn rùa hiện lên là một người chậm chạp, có ý chí, niềm tin, nghị lực sẽ chiến thắng được thỏ. Và quả thực, nhờ nỗ lực và sự cố gắng không ngừng nên rùa đã thắng thỏ một cách trọn vẹn.

đều là truyện đồng thoại nói về những bài học 

5 tháng 3 2023

Gợi ý cho em đoạn văn của chị:

Trong truyện ngụ ngôn ''Cáo và cò'', nhân vật Cáo là nhân vật để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng em. Cáo vốn tinh nghịch và có phần xảo quyệt nên hay bày trò để trêu chọc mọi người. Một hôm Cáo mời Cò đến nhà ăn, Cáo làm đồ ăn sau đó để đồ ăn trên đĩa, khiến Cò không thể ăn được. Ăn xong, Cáo còn giả vờ hỏi han vì sao Cò không ăn khiến Cò phải lấy lí do đi về. Sau đó, Cò mời Cáo đến nhà ăn và để thức ăn trong lọ khiến Cáo không thể ăn và phải đi về. Hành động của Cáo đã cho thấy việc gây ra những điều xấu cho người khác rồi cũng sẽ phải nhận điều tương tự. Trong cuộc sống của chúng ta, hãy nên đối xử thật nhẹ nhàng đối với mọi người xung quanh và luôn hành động một cách chân thành, ấm áp để được mọi người quý trọng hơn nhé.

_mingnguyet.hoc24_

6 tháng 8 2023

Một trong những câu chuyện mà em thấy sâu sắc, ý nghĩa nhất là truyện "Con Cáo và chùm nho". Vì sao lại thế?, sau đây em xin phép phân tích đặc điểm của nhân vật Cáo để làm rõ câu hỏi trên.

Câu chuyện trên nói về một chú Cáo không ăn được nho bởi chúng quá cao. Tình huống truyện đặt ra là sự thèm thuồng của chú về những quả nho chín mọng thơm ngon vô cùng. Tất nhiên, ai ai cũng muốn có được thứ mình thích. Chú cáo này cũng thế, chú cố gắng hết sức lấy nho nhưng chúng quá cao thành ra không với tới được. Thèm nhỏ dãi, bỗng phát hiện thấy cây nho khác có vẻ thấp hơn thì chú phấn khích tột độ. Lần này Cáo ta cố gắng để lấy được quả nho mà hắn mong muốn. Thật đáng tiếc làm sao, lần thứ hai vẫn không được quả nào. Chi tiết này ta thấy được bản thân chú là người cần cù, siêng năng với tới thành quả hắn muốn. Cuối cùng, sau khi lượn lờ xem xét thận trọng chú thấy một cây nho thấp hơn cả cây vừa nãy. Khi này, chú tự đắc chắc mẩm mình sẽ có được quả nho khi chưa hành động. Ta thấy được sự tự tin khi làm việc của chú, điều này ai cũng cần học hỏi. Thế nhưng, kết quả cả cây thấp nhất hắn cũng không với tới và không đành lòng chấp nhận mình thua cuộc chú tự ru mình bằng những lời chê bai sự mong muốn của chính mình. Theo em, Cáo cần có sự đoàn kết nhờ sự giúp đỡ hoặc tìm ra nguyên nhân, giải pháp để lần sau chạm tay thành công. Bởi người xưa đã nói: "thất bại là mẹ thành công". Dù chỉ đơn thuần là hành động mong muốn của chú Cáo với quả nho thơm ngon, thế nhưng yếu tố nghị luận sự nhận thức lại mang đến cho người đọc rất lớn. Khuyên nhủ ta cần phải có mong muốn ước mơ trong cuộc sống, có sự tự tin và đầu óc tư duy trước khi thực hiện lý tưởng của mình. Sau cùng, chính là không nên tự ru mình bằng những lời chê bai thành quả mình muốn sau sự thất bại của bản thân. Bên cạnh đó, nghệ thuật xây dựng nhân vật góp phần không nhỏ đến nội dung và ý nghĩa đoạn trích muốn truyền tải.

Khép lại, đoạn trích trên sắc sảo về nội dung và cả về hình thức xây dựng nhân vật. Đơn giản nhưng để lại nhiều suy nghĩ cho người đọc.

Tuệ Lâm