K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Hãy đọc truyện cổ tích sau và cho biết nội dung và ý nghĩa của truyện : TỐNG TRÂN - CÚC HOA Xưa ở làng Gầu, huyện Phù Hoa (nay là thôn An Cầu, xã Tống Trân, huyện Phù Cừ, Hưng Yên) có cậu bé Tống Trân. Cha mất sớm, mẹ con Tống Trân phải đi ăn mày và được con gái trưởng giả là Cúc Hoa giúp đỡ. Vì thế mà Cúc Hoa bị cha bắt lấy cậu bé ăn mày rồi đuổi đi. Tống Trân vượt gian khó đi...
Đọc tiếp

Hãy đọc truyện cổ tích sau và cho biết nội dung và ý nghĩa của truyện : 

TỐNG TRÂN - CÚC HOA

Xưa ở làng Gầu, huyện Phù Hoa (nay là thôn An Cầu, xã Tống Trân, huyện Phù Cừ, Hưng Yên) có cậu bé Tống Trân. Cha mất sớm, mẹ con Tống Trân phải đi ăn mày và được con gái trưởng giả là Cúc Hoa giúp đỡ. Vì thế mà Cúc Hoa bị cha bắt lấy cậu bé ăn mày rồi đuổi đi. Tống Trân vượt gian khó đi thi và đỗ Trạng Nguyên. Vua muốn gả con gái cho nhưng Trạng từ chối, bị vua bắt đi sứ 10 năm ở nước Tần.

Vua Tần nhiều lần thử tài Trạng, Trạng đều vượt qua nhờ trí thông minh. Vua Tần khen ngợi và muốn gả con gái cho Trạng nhưng Trạng cũng chối từ. Vua mến tài Trạng, cho ở kề bên. Trạng giúp vua xử nhiều vụ án khó, đặc biệt là vụ người đàn bà giết chồng và vụ kiện cành đa. Uy tín của Trạng ngày càng lớn. Khi Tống Trân đỗ Trạng thì tên trưởng giả xun xoe nhận rể. Nay thấy Tống Trân lâu không về lại bắt Cúc Hoa lấy Đình trưởng, đồng thời bắt giam mẹ Tống Trân. Cúc Hoa trốn được lên núi Ba Vì, nàng viết thư nhờ Sơn Tinh mang cho chồng. Nàng chuẩn bị chu đáo cho mẹ chồng, còn mình thà chết chứ không lấy tên Đình trưởng. Tống Trân được thư vợ, xin vua Tần cho về trước hạn. Chàng dò la biết được việc làm phản trắc của cha vợ và hiểu rõ lòng thảo hiền chung tình của vợ. Chàng đem quân vây bắt bọn phản trắc. Mẹ con, vợ chồng hội ngộ, sum vầy. Trạng gặp lại công chúa Bạch Hoa, con vua Tần, vì trốn theo Trạng mà lưu lạc trong rừng. Vua yêu mến Trạng, nghe chuyện bèn cho đoàn tụ. Cúc Hoa và Bạch Hoa phân ngôi thứ bằng cuộc thi nấu cơm, Cúc Hoa được làm chính thất. Gia đình từ đấy hoà thuận vui vẻ. (Dựa theo: Vũ Ngọc Khánh (sưu tầm và biên soạn), Kho tàng về các ông Trạng Việt Nam, Nxb. Văn hoá – Thông tin, Hà Nội, 1995)

(Theo Nguyễn Thành Tuấn, Văn học dân gian Hưng Yên (Tuyển chọn), Nxb. Văn hoá thông tin, Hà Nội, 2010)

4
15 tháng 2 2022

ĐÂY:Tống Trân Cúc Hoa đề cập những chủ đề quen thuộc: tình nghĩa vợ chồng thuỷ chung; tài ba, trí tuệ và lòng dũng cảm của những người chân chính; thói tham lam của danh vọng tiền tài của tầng lớp trưởng giả.

NHỚ T.I.C.K CHO MÌNH

15 tháng 2 2022

Nội dung của câu chuyện kể về cuộc sống của hai vợ chồng Tống Trân và Cúc Hoa.

Ý nghĩa : câu chuyện cho thấy sự chung thủy , chân thành của hai vợ chồng Tống Trân và Cúc Hoa, điều mà các mối quan hệ trong xã hội hiện nay đang thiếu .

19 tháng 3 2022

nhanh pls

 

19 tháng 3 2022

vì câu truyện này có những chi tiết kỳ ảo , không có thật nhưng vẫn mang đến một thông điệp ý nghĩa.

NG
22 tháng 12 2023

- Truyện cổ tích Thạch Sanh

+ Bản truyện (theo Bùi Mạnh Nhị chủ biên)

+ Bản thơ (theo Dương Thanh Bạch)

→ Điểm giống: cả hai bản kể đều xoay quanh nhân vật Thạch Sanh với cốt truyện chính gồm các sự kiện gốc (sinh ra, bị Lý Thông lừa, giết trăn tinh, giết đại bàng tinh cứu công chúa, đánh đuổi đội quân mười tám nước chư hầu)

→ Điểm khác:

+ Bản truyện: chủ yếu là trần thuật lại các sự kiện được diễn ra, kể lại một cách khách quan, không đan xen nhiều yếu tố biểu cảm

+ Bản thơ: miêu tả chi tiết hoàn cảnh, không gian xảy ra sự kiện, các hành động nhỏ xoay quanh sự kiện chính cũng được miêu tả, đồng thời bộc lộ các suy nghĩ, tình cảm, đánh giá của tác giả cũng như các nhân vật trong câu chuyện

21 tháng 8 2017

Chọn đáp án: A

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

Đặc điểm

Văn bản nghị luận về một kịch bản văn học:

Văn bản nghị luận về một tác phẩm phim truyện:

Giống nhau

Nội dung và hình thức của 1 kịch bản văn học hoặc một tác phẩm phim truyện đều có nhiều khía cạnh, vấn đề có thể gợi lên một hay nhiều vấn đề cần bàn luận.

Khác nhau

Nội dung chính: xung đột bi kịch và hành động trong bi kịch. Từ xung đột, cốt truyện và hành động của các nhân vật chính → Gửi gắm thông điệp về xã hội, vấn đề.

Nội dung chính thể hiện qua hình ảnh và hành động của nhân vật vì vậy ít chi tiết hơn là ngôn ngữ trong kịch.

29 tháng 10 2021

rong văn bản “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” tác giả Nguyễn Ngọc Thuần đã xây dựng hình ảnh nhân vật một cậu bé mười tuổi, sống ở nông thôn, và không hề có bất kỳ dấu chân nào của người khổng lồ internet ghé ngang. Điều hấp dẫn rất riêng của truyện là những câu thoại ngô nghê trong sáng, lại rất dí dỏm và ấm áp. Cậu có một gia đình tuyệt vời, nơi ấy, bố đã dạy cậu điều tuyệt vời nhất, bố dẫn cậu ra vườn bảo cậu nhắm mắt, rồi hướng dẫn cậu chạm vào từng bông hoa và đoán tên, lúc đầu cậu toàn đoán sai, bố nói không sao cả, dần dần con sẽ đoán đúng, mà thật vậy, từng ngày rồi từng ngày, cậu đã đoán đúng tên từng bông hoa trong vườn, rồi bố lại bày cậu tập đoán khoảng cách đến bông hoa, cậu thích chí mỗi khi đoán đúng, cậu đoán chính xác khoảng cách đến nỗi chú Hùng hàng xóm phải thốt lên “Thật không thể tin nổi, cháu có con mắt thần”. Cậu bé tự kể lại câu chuyện của mình một cách nhẹ nhàng nhưng đầy những cảm xúc hân hoan, hồ hởi khi trải nghiệm cùng bố qua những trò chơi nhỏ trong vườn. Nếu bố là một người tuyệt vời khi dạy con những bài học quý giá thì cậu bé là một đứa trẻ ngoan khi biết lắng nghe, lĩnh hội những điều hay mà bố cậu truyền dạy. Từ bài học của bố, cậu biết yêu những bông hoa, hiểu rằng món quà nào cũng đẹp và mỗi chúng ta phải biết ơn người trao tặng. Có ai đó đã từng nói rằng “người biết yêu thương cỏ cây, động vật là người mang trong mình hạt mầm của lòng nhân ái”. Đúng như vậy, với những bài học quý giá của bố, rồi đây cậu bé sẽ trở thành người tốt và có nếp sống đẹp. Qua hình ảnh nhân vật “tôi”, tác giả đã gửi gắm đến chúng ta bài học về sự biết ơn và yêu thương trong cuộc sống. Tình yêu thương sẽ khiến cho chúng ta hạnh phúc hơn mỗi ngày.

Mẹ từng kể cho tôi nghe rất nhiều câu chuyện cổ tích hay, tuổi thơ tôi lớn lên trong lời ru của mẹ và những câu chuyện ngày xửa ngày xưa, tôi nhớ mãi một câu chuyện về tình mẫu tử cảm động ấy là câu chuyện Sự tích hoa cúc.

Ngày xửa ngày xưa có gia đình nghèo khó, chỉ có hai mẹ con nương tựa lẫn nhau, người mẹ quanh năm làm lụng chăm chỉ, vất vả để nuôi đứa con nhỏ, còn đứa con thì vô cùng ngoan ngoãn và hiếu thảo. Thế nhưng thật không may cuộc sống đầm ấm và hạnh phúc ấy bỗng sụp đổ khi người mẹ bị bệnh nặng, dù đứa con rất thương mẹ, em tìm hết tất cả các thầy thuốc giỏi trong vùng về chữa cho mẹ nhưng đáng tiếc là bệnh tình của bà vẫn không hề thuyên giảm.

Buồn bã, em bèn tìm đến chùa thắp hương khấn vái Phật tổ cầu mong cho mẹ em được tai qua nạn khỏi để sống đời với mình, những lời khẩn cầu tha thiết của người con đã làm cảm động cả trời xanh và Phật tổ. Vì thế ngài đã hóa thân thành một ông lão râu tóc bạc phơ, chống gậy đến trước mặt em rồi tặng cho em một bông hoa cúc vàng rực rỡ. Ông nói rằng đó là bông hoa cúc may mắn, là biểu tượng của sự sống mạnh mẽ, giản dị, bảo em đem về trồng vào chậu cây trước nhà ngày ngày chăm sóc, bông hoa có bao nhiêu cánh chính là số năm mà người mẹ sống được ở trên đời. Người con rất vui mừng, vội lạy tạ ơn ông lão, lúc em ngẩng đầu lên thì đã không thấy người đâu nữa.

Trên đường trở về nhà, em cứ ngắm nghía bông cúc mãi, rồi bỗng nhiên em trở nên buồn bã, bông cúc chỉ có năm cánh vậy tức là mẹ chỉ sống được thêm 5 năm nữa ư? Thật ngắn ngủi quá, em muốn mẹ sống thật lâu với em cơ, thương mẹ quá em liền nghĩ ra cách xé thật nhỏ từng cánh hoa, cho đến khi chẳng còn đếm được số cánh nữa. Kể từ đó người mẹ hoàn toàn khỏi bệnh và sống hạnh phúc bên người con hiếu thảo. 

Và loài hoa vàng rực rỡ, nhiều cánh ấy được gọi là hoa cúc, biểu tượng cho sự sống mạnh mẽ, kiên cường và tươi đẹp, cũng là tượng trưng cho tấm lòng hiếu thảo của con cái theo quan niệm của người Việt.

chị google biết đấy

24 tháng 11 2018

Truyện lấy bối cảnh thời Hùng Vương thứ 18 kén rể. Ông có một cô con gái, được gọi là Mỵ Nương. Thục vương Phán sai sứ sang cầu hôn, vua muốn gả. Quan Đại thần là Lạc hầu cản rằng: "Ông ấy muốn dòm dỏ nước ta đó."

Hùng Vương sợ sinh ra hiềm khích. Lạc hầu tâu: "Đại Vương đất rộng dân đông, tìm kẻ nào có kỳ tài dị thuật mà gả cho làm rể rồi thiết lập kỵ binh cho sẵn thì có sợ gì?"

Vua nghe phải mới tuyệt giao với Thục Vương rồi tìm khắp trong nước những người có dị thuật. Vương (ý nói Sơn Tinh) cùng với Thủy Tinh đều đến ứng tuyển. Hùng Vương bảo đem ra thi tài. Vương có thuật xem suốt ngọc đá; Thuỷ Tinh có thuật nhập vào nước lửa; người nào cũng có tài linh thông. Hùng Vương cả mừng, bảo Lạc hầu rằng: "Xem tài của hai chàng thì ta thầy đều nên gả con cho cả hai, duy ta chỉ có một người con gái mà đến hai người thì tính làm sao?"

Lạc hầu tâu: "Vua nên hẹn với hai chàng hễ ai cưới trước thời được."

Hùng Vương cho là phải; vua bảo với hai chàng về chuẩn bị lễ vật. Vương về bản hộ, suốt đêm biện gấp thổ vật như là: vàng, bạc, ngọc báu, tê giác, ngà voi, với lại chim quý, thúlạ, mỗi thứ một trăm. Hôm sau, sáng tinh sương, Vương đệ đến dâng hiến Hùng Vương. Hùng Vương mừng lắm, gả Mỵ Nương cho Vương; Vương rước vợ về đem lên ở núi Lôi Sơn.

Đến chiều tối, Thủy Tinh cũng đem thuỷ vật đến, như là trân châu, đồi mồi, san hô, hổ phách, với lại cá kình, cá nghê, các thứ cá ngon mỗi thứ một trăm, đem đến bày ra để dâng vua, nhưng Mỵ Nương đã theo Vương về mất rồi!

Thủy Tinh đại nộ đem quân đuổi theo, toan muốn nghiền nát núi Lôi Sơn. Vương dời lên ở trên chóp núi Tản Viên, đời đời cùng với Thuỷ Tinh là kẻ thù. Cứ mỗi năm đến mùa thu, Thuỷ Tinh dâng nước lên đánh núi Tản Viên, dân chúng đem nhau đắp đê để giúp Vương. Thủy Tinh không thể phạm đến được.