K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu. Câu 1. (0,5 điểm) Xác định người kể chuyện trong đoạn trích. Câu 2. (0,5 điểm) Hai nhân vật Từ Hải và Thúy Kiều gặp nhau trong hoàn cảnh nào? Câu 3. (1,0 điểm) Anh/chị có nhận xét gì về nhân vật Thúy Kiều qua những câu thơ sau? Thưa rằng: “Lượng cả bao dung, Tấn Dương được thấy mây rồng có phen. Rộng thương cỏ nội hoa...
Đọc tiếp

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu.

Câu 1. (0,5 điểm) Xác định người kể chuyện trong đoạn trích.

Câu 2. (0,5 điểm) Hai nhân vật Từ Hải và Thúy Kiều gặp nhau trong hoàn cảnh nào?

Câu 3. (1,0 điểm) Anh/chị có nhận xét gì về nhân vật Thúy Kiều qua những câu thơ sau?

Thưa rằng: “Lượng cả bao dung,

Tấn Dương được thấy mây rồng có phen.

Rộng thương cỏ nội hoa hèn,

Chút thân bèo bọt dám phiền mai sau!”

Câu 4. (1,0 điểm) Anh/chị có nhận xét như thế nào về nhân vật Từ Hải qua đoạn trích?

Câu 5. (1,0 điểm) Đoạn trích đã khơi gợi trong anh/chị những tình cảm/cảm xúc gì? Vì sao?

Bài đọc:

Đường đường một đấng anh hào,

Côn quyền hơn sức lược thao gồm tài

Đội trời đạp đất ở đời,

Họ Từ tên Hải vốn người Việt Đông

Giang hồ quen thú vẫy vùng,

Gươm đàn nửa gánh non sông một chèo

Qua chơi nghe tiếng nàng Kiều,

Tấm lòng nhi nữ cũng xiêu anh hùng

Thiếp danh đưa đến lầu hồng,

Hai bên cùng liếc hai lòng cùng ưa.

Từ rằng: “Tâm phúc tương cờ,

Phải người trăng gió vật vờ hay sao?

Bấy lâu nghe tiếng má đào,

Mắt xanh chẳng để ai vào có không?

Một đời được mấy anh hùng,

Bõ chi cá chậu chim lồng mà chơi!”

Nàng rằng: “Người dạy quá lời,

Thân này còn dám xem ai làm thường!

Chút riêng chọn đá thử vàng,

Biết đâu mà gửi can tràng vào đâu?

Còn như vào trước ra sau,

Ai cho kén chọn vàng thau tại mình!”

Từ rằng: “Lời nói hữu tình,

Khiến người lại nhớ câu Bình Nguyên Quân.

Lại đây xem lại cho gần,

Phỏng tin được một vài phần hay không?”

Thưa rằng: “Lượng cả bao dung,

Tấn Dương được thấy mây rồng có phen.

Rộng thương cỏ nội hoa hèn,

Chút thân bèo bọt dám phiền mai sau!”

Nghe lời vừa ý gật đầu,

Cười rằng: “Tri kỷ trước sau mấy người?

Khen cho con mắt tinh đời,

Anh hùng đoán giữa trần ai mới già!

Một lời đã biết đến ta,

Muôn chung nghìn tứ cũng là có nhau!”

Hai bên ý hợp tâm đầu,

Khi thân chẳng lọ là cầu mới thân.

Ngỏ lời nói với băng nhân,

Tiền trăm lại cứ nguyên ngân phát hoàn.

Buồng riêng sửa chốn thanh nhàn,

Đặt giường thất bảo vây màn bát tiên.

Trai anh hùng gái thuyền quyên,

Phỉ nguyền sánh phượng đẹp duyên cưỡi rồng.

(Trích “Truyện Kiều”, Nguyễn Du, Nhà xuất bản Trẻ, 2015, tr 293 - 297)

1
29 tháng 2

1. Người kể chuyện trong đoạn trích trên là chủ thể trữ tình 

 

 

Không biết do máy anh lỗi hay sao nhưng anh không thấy đoạn văn phần đọc hiểu em ạ!

10 tháng 1 2021

đây nhé 

undefined

Đề 6:Phần I. Đọc hiểu (3 điểm)          Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4:          Năm tháng qua đi, bạn sẽ nhận ra rằng ước mơ không bao giờ biến mất. Kể cả những ước mơ rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò – lứa tuổi bất ổn định nhất. Nếu bạn không theo đuổi nó, chắc chắn nó sẽ trở lại một lúc nào đó, day dứt trong bạn, thậm chí dằn vặt bạn mỗi...
Đọc tiếp

Đề 6:

Phần I. Đọc hiểu (3 điểm)

          Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4:

          Năm tháng qua đi, bạn sẽ nhận ra rằng ước mơ không bao giờ biến mất. Kể cả những ước mơ rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò – lứa tuổi bất ổn định nhất. Nếu bạn không theo đuổi nó, chắc chắn nó sẽ trở lại một lúc nào đó, day dứt trong bạn, thậm chí dằn vặt bạn mỗi ngày. Nếu vậy, sao bạn không nghĩ đến điều này ngay từ bây giờ?

        Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng, thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không, có thể nó sẽ là những màu sắc mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn. Sống một cuộc đời cũng như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không, có thể nó sẽ là những màu mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn.

           Dan Zadra viết rằng: “Đừng để ai đánh cắp ước mơ của bạn”. Vậy thì hãy tìm ra ước mơ cháy bỏng nhất của mình, nó đang nằm ở nơi sâu thẳm trong tim ta đó, như một ngọn núi lửa đợi chờ được đánh thức…

          (Theo Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn, 2012, tr.43-44)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Caau2. Chỉ ra và gọi tên thành phần biệt lập trong câu văn: Kể cả những ước mơ rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò – lứa tuổi bất ổn định nhất.

 Câu 3.Chỉ ra và nêu tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong đoạn văn sau: “Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng, thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không, có thể nó sẽ là những màu sắc mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn”.

Câu 4. “Ước mơ cháy bỏng nhất” của em là gì? Em sẽ làm gì để biến ước mơ đó thành hiện thực? (Trả lời trong khoảng 5-7 dòng).

0
Phần Đọc hiểu: : (4,0 điểm) Đọc kỹ đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:                   Trong một cuộc thi chạy  giữa rùa và thỏ, thỏ tuy chạy nhanh nhưng cuối cùng rùa là người thắng cuộc. Nhưng thỏ không phục, nó yêu cầu thi lại một lần nữa. Sau đó, thỏ dùng hết tốc lực chạy một mạch đến đích. Thỏ thắng, lần này rùa lại không phục, nó nói:’’Mỗi lần thi đều do anh chỉ định đường...
Đọc tiếp

Phần Đọc hiểu: : (4,0 điểm) Đọc kỹ đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:

                   Trong một cuộc thi chạy  giữa rùa và thỏ, thỏ tuy chạy nhanh nhưng cuối cùng rùa là người thắng cuộc. Nhưng thỏ không phục, nó yêu cầu thi lại một lần nữa. Sau đó, thỏ dùng hết tốc lực chạy một mạch đến đích. Thỏ thắng, lần này rùa lại không phục, nó nói:’’Mỗi lần thi đều do anh chỉ định đường chạy, lần này tôi sẽ định đường thi chạy’’.Ở chặng đua đầu, thỏ vẫn là người chạy trước, nhưng khi đến bờ sông, thỏ không sao qua được. Nó chỉ đành dương mắt ngó rùa bơi qua sông. Thỏ đã thua, rùa lại thắng.

  Sau đó gặp nhau trong cuộc thi tiếp, thỏ nói: ‘‘Tại sao chúng ta cứ ăn thua với nhau như thế? Chúng ta hãy hợp tác nhé!’’. Thế là trên đất liền, thỏ cõng rùa chạy; đến bờ sông, rùa cõng thỏ trên lưng và cả hai vượt qua dòng nước.

  Cuối cùng, rùa và thỏ đều chiến thắng.

  ( Phỏng theo 50 câu chuyện làm thay đổi cuộc sống của bạn, NXB Đồng Nai 2010)

a)     Chỉ ra phương thức biểu đạt chính? 

b)    Nêu ngôi kể? Nhân vật chính là ai?                                                               

c)     Nêu tên BPTT và tác dụng của nó trong đoạn văn in đậm

d)    Câu chuyện để lai trong em những bài học gì                                                                       

3
5 tháng 3 2022

a, PTBĐ: Tự sự

b, Ngôi thứ 3. Nhân vật chính là Rùa và Thỏ

c, BPTT: Nhân hóa.

Tác dụng: Làm cho nhân vật thêm gần gũi, sinh động hơn

d, Nên biết đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau để cùng giành được chiến thắng. 

5 tháng 3 2022

a)phương thức biểu đạt chính là tự sự
b)Ngôi kể thứ 3 . Nhân vật chính là rùa và thỏ
c)BPTT là j.
d)Câu chuyện để lại trong em những bài học là nên giúp đỡ người khác và mỗi người có điểm mạnh điểm yếu khác nhau 
:33

 

PHẦN I : ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 2: Những ngón chân của bố khum khum, lúc nào cũng như bám vào đất để khỏi trơn ngã. Người ta nói “đấy là bàn chân vất vả”. Gan bàn chân bao giờ cũng xám xịt và lỗ rỗ, bao giờ cũng khuyết một miếng, không đầy đặn như gan bàn chân người khác. Mu bàn chân mốc trắng, bong da từng bãi, lại có nốt lấm tấm. Đêm nào...
Đọc tiếp

PHẦN I : ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

 

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 2:

 

Những ngón chân của bố khum khum, lúc nào cũng như bám vào đất để khỏi trơn ngã. Người ta nói “đấy là bàn chân vất vả”. Gan bàn chân bao giờ cũng xám xịt và lỗ rỗ, bao giờ cũng khuyết một miếng, không đầy đặn như gan bàn chân người khác. Mu bàn chân mốc trắng, bong da từng bãi, lại có nốt lấm tấm. Đêm nào bố cũng ngâm nước nóng hòa muối, gãi lấy gãi để rồi xỏ vào đôi guốc mộc. Khi ngủ bố rên, rên vì đau mình, nhưng cũng rên vì nhức chân. Rượu tê thấp không tài nào xoa bóp khỏi. Bố đi chân đất. Bố đi ngang dọc đông tây đâu đâu con không hiểu. Con chỉ thấy ngày nào bố cũng ngâm chân xuống nước xuống bùn để câu quăng. Bố tất bật đi từ khi sương còn đẫm ngọn cây ngọn cỏ. Khi bố về cũng là lúc cây cỏ đẫm sương đêm. Cái thúng câu bao lần chà đi xát lại bằng sắn thuyền. Cái ống câu nhẵn mòn, cái cần câu bóng dấu tay cầm. Con chỉ biết cái hòm đồ nghề cắt tóc sực mùi dầu máy tra tông-đơ,cái ghế xếp bao lần thay vải, nó theo bố đi xa lắm. Bố ơi! Bố chữa làm sao được lành lặn đôi bàn chân ấy: đôi bàn chân dầm sương dãi nắng đã thành bệnh.

 

(Trích Tuổi thơ im lặng – Duy Khán)

 

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn? Cho biết nội dung của đoạn trích ?

 

Câu 2: Xác định và nêu tác dụng của từ tượng hình có trong đoạn văn? Tìm ít nhất một câu ghép có trong đoạn ?

 

PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm)

 

Câu 1( 2đ): Viết đoạn văn ngắn (7 đến 10 câu) trình bày cảm nhận về hình ảnh đôi bàn chân của bố trong đoạn trích ở phần đọc – hiểu ?

 

Câu 2: (5đ) Thuyết minh về một thứ đồ dùng mà em yêu thích trong cuộc sống ?( ko chép trên mạng)

2
10 tháng 1 2022

tách ra đi em ới , người ta nhìn muốn nản ko ai làm âubucminh

10 tháng 1 2022

tách r đấy chi lolang

PHẦN I : ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) :Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 3:Có đất nước nào kì diệu đến thế không?Trong hoạn nạn càng chở che đùm bọcCơn hồng thủy làm miền Trung phải khócTriệu trái tim cả dân tộc hướng vềTừ thị thành đến khắp các vùng quêĐã cùng nhau nhường cơm sẻ áoNhững chai nước, thùng mì tôm , nhúm gạoĐang gửi về vùng mưa bão miền Trung( Lưu Hương Quế -...
Đọc tiếp

PHẦN I : ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) :
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 3:
Có đất nước nào kì diệu đến thế không?
Trong hoạn nạn càng chở che đùm bọc
Cơn hồng thủy làm miền Trung phải khóc
Triệu trái tim cả dân tộc hướng về
Từ thị thành đến khắp các vùng quê
Đã cùng nhau nhường cơm sẻ áo
Những chai nước, thùng mì tôm , nhúm gạo
Đang gửi về vùng mưa bão miền Trung
( Lưu Hương Quế - Nguồn Internet)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ? 0,5đ
Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn thơ ? 1,5đ
Câu 3. Chỉ ra các biện pháp tu từ đã sử dụng trong bốn câu thơ in đậm? 1đ
PHẦN II: LÀM VĂN( 7 điểm)
Câu 1: Từ đoạn thơ trong phần Đọc - hiểu đã gợi cho em những cảm xúc gì? Hãy ghi lại bằng một đoạn văn ngắn. (2,0 điểm)
Câu 2: (5,0 điểm) Hãy tưởng tượng trong đợt bão lũ vừa qua tại các tỉnh miền Trung, em được tham gia cùng đoàn từ thiện vào vùng rốn lũ…. Hãy kể lại chuyến đi đầy ý nghĩa đó.

0
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:“Đố kị nghĩa là bực tức, khó chịu trước những may mắn và thành công của người khác. Trong khi người thành công luôn nhìn thấy và học hỏi những đức tính tốt đẹp của người khác thì kẻ thất bại lại không làm được điều đó. Họ không muốn nhắc đến thành công của người khác, đồng thời luôn tìm cách chê bai, hạ thấp...
Đọc tiếp

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:

“Đố kị nghĩa là bực tức, khó chịu trước những may mắn và thành công của người khác. Trong khi người thành công luôn nhìn thấy và học hỏi những đức tính tốt đẹp của người khác thì kẻ thất bại lại không làm được điều đó. Họ không muốn nhắc đến thành công của người khác, đồng thời luôn tìm cách chê bai, hạ thấp họ. Họ để mặc cho lòng tị hiểm, thói ganh tị, cảm giác tự ti gặm nhấm tâm trí ngày qua ngày. Đố kị không những khiến con người cảm thấy mệt mỏi mà còn hạn chế sự phát triển của mỗi người. Thói đố kị khiến chúng ta lãng phí thời gian và không thể tận dụng hết năng lực để đạt được điều mình mong muốn. Ganh tị với sự thành công của người khác sẽ khiến chúng ta đánh mất cơ hội thành công của chính mình”.

(George Matthew Adams, Không gì là không thể, Thu Hằng dịch, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2017, tr.44)

Câu 1: Theo heo em, vì sao người có tính đố kị thường “không muốn nhắc đến thành công của người khác"?

Câu 2: Xét theo cấu tạo, câu “Trong khi người thành công luôn nhìn thấy và học hỏi những đức tính tốt đẹp của người khác thì kẻ thất bại lại không làm được điều đó” thuộc kiểu câu gì?

Câu 3. (0.75 điểm) Xác định phép liên kết có trong những câu văn: “Trong khi người thành công luôn nhìn thấy và học hỏi những đức tính tốt đẹp của người khác thì kẻ thất bại lại không làm được điều đó. Họ không muốn nhắc đến thành công của người khác, đồng thời luôn tìm cách chê bai, hạ thấp họ. Họ để mặc cho lòng tị hiểm, thói ganh tị, cảm giác tự ti gặm nhấm tâm trí ngày qua ngày”.

Câu 4. (1.0 điểm) Em có đồng ý với ý kiến: “Ganh tị với sự thành công của người khác, sẽ khiến chúng ta đánh mất cơ hội thành công của chính mình.” không ? Vì sao ?

1
30 tháng 4 2023

1. Vì họ là người có tính đố kị do đó họ sẽ bực tức, khó chịu trước những may mắn và thành công của người khác. Họ không muốn mình bị hạ thấp bởi sự vui vẻ, thành tựu của bất kì ai; luôn muốn người khác phải sống bằng với mình.

2. Thuộc kiểu câu ghép.

3. Phép thế: kẻ thất bại -> họ.

    Phép lặp: họ -> họ.

4. Em đồng tình với ý kiến trên vì:

- Theo đoạn văn: thói đố kị làm người sở hữu mệt mỏi, hạn chế sự phát triển của chính mình, lãng phí thời gian của bản thân và không thể tận dụng hết năng lực để đạt được điều mình mong muốn. 

- Theo em: sự đố kị chỉ làm bản thân khó chịu, chỉ biết tức tưởi ghanh ghét người thành công ngược lại đánh mất đi thời gian và ý chí cầu tiến đến bước thành công của chính mình. Nhưng xét theo một khía cạnh khác, một số người đố kị với thành công của người khác cũng có thể lấy đó là động lực cho bản thân cố gắng phát triển hơn.

I. ĐỌC- HIỂU: (4,0 điểm ) Đọc đoạn văn sau đây và trả lời câu hỏi: “Chúng tôi cứ ngồi im như vậy. Đằng đông, trời hửng dần. Những bông hoa thược dược trong vườn đã thoáng hiện trong màn sương sớm và bắt đầu khoe bộ cánh rực rỡ của mình. Lũ chim sâu, chim chiền chiện nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp hót. Ngoài đường, tiếng xe máy, tiếng ô tô và tiếng nói chuyện của những...
Đọc tiếp
I. ĐỌC- HIỂU: (4,0 điểm ) Đọc đoạn văn sau đây và trả lời câu hỏi: “Chúng tôi cứ ngồi im như vậy. Đằng đông, trời hửng dần. Những bông hoa thược dược trong vườn đã thoáng hiện trong màn sương sớm và bắt đầu khoe bộ cánh rực rỡ của mình. Lũ chim sâu, chim chiền chiện nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp hót. Ngoài đường, tiếng xe máy, tiếng ô tô và tiếng nói chuyện của những người đi chợ mỗi lúc một ríu ran. Cảnh vật vẫn cứ như hôm qua, hôm kia thôi mà sao tai hoạ giáng xuống đầu anh em tôi nặng nề thế này ”. (Trích Ngữ văn 7- Tập I) Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn văn trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Câu 2 (0,5 điểm): Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên? Câu 3 (0,5 điểm): Từ láy có mấy loại? Kể ra các loại đó? Câu 4 (0,75 điểm):Ý nghĩa của chi tiết “Cảnh vật vẫn cứ như hôm qua, hôm kia thôi mà sao tai hoạ giáng xuống đầu anh em tôi nặng nề thế này ”? Câu 5 (0,75 điểm): Nêu nội dung chính của đoạn văn ? Câu 6 (1,0 điểm): Từ nội dung đoạn văn trên, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về tầm quan trọng của gia đình đối với mỗi người?
0
I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu bên dưới.Như những con chim kì diệu trong truyện cổ tích, sách ca hát về cuộc sống đa dạng và phong phú như thế nào, con người táo bạo như thế nào trong khát vọng đạt tới cái thiện và cái đẹp. Và càng đọc, trong lòng tôi càng tràn đầy tinh thần lành mạnh và hăng hái. Tôi trở nên điềm tĩnh hơn, tin ở mình hơn, làm việc hợp lí hơn và ngày càng ít...
Đọc tiếp

I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu bên dưới.

Như những con chim kì diệu trong truyện cổ tích, sách ca hát về cuộc sống đa dạng và phong phú như thế nào, con người táo bạo như thế nào trong khát vọng đạt tới cái thiện và cái đẹp. Và càng đọc, trong lòng tôi càng tràn đầy tinh thần lành mạnh và hăng hái. Tôi trở nên điềm tĩnh hơn, tin ở mình hơn, làm việc hợp lí hơn và ngày càng ít để ý đến vô số những chuyện bực bội trong cuộc sống.

Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tôi tách khỏi con thú để lên tới gần con người hơn, tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất và về sự thèm khát cuộc sống ấy.

                                                             (Trích Mác- xim Go-rơ-ki)

 Câu 1: Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? (0,5 điểm)

 Câu 2. Khi đọc sách nhân vật “tôi” cảm thấy thế nào? (0,5 điểm)

 Câu 3: Câu “Và càng đọc, trong lòng tôi càng tràn đầy tinh thần lành mạnh và                                                  hăng hái.thuộc kiểu câu gì? (0,5 điểm)

 Câu 4: Có nên thay đổi trật tự từ trong câu: “Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tôi tách khỏi con thú để lên tới gần con người hơn, tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất và về sự thèm khát cuộc sống ấy”.Vì sao? (0,75 điểm)

 Câu 5: Nêu nội dung chính của đoạn trích trên? (0,75 điểm)

 Câu 6: Em hãy nêu vai trò của sách đối bản thân trong hiện tại ? (1,0 điểm)

0
18 tháng 9 2017

Trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích:

+ Những câu thơ miêu tả cảnh: 6 câu đầu

+ Những câu thơ miêu tả cảnh và tâm trạng của Kiều: 8 câu thơ cuối

PHẦN II (4 điểm): Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi. Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu phía dưới: Bất cứ ai cũng đã từng thất bại, đã từng vấp ngã ít nhất một lần trong đời như một quy luật bất biến của tự nhiên. Có nhiều người có khả năng vực dậy, đứng lên rồi nhẹ nhàng bước tiếp như thể chẳng có chuyện gì xảy ra, nhưng cũng có nhiều người chỉ có thể ngồi một chỗ...
Đọc tiếp

PHẦN II (4 điểm): Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi. Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu phía dưới: Bất cứ ai cũng đã từng thất bại, đã từng vấp ngã ít nhất một lần trong đời như một quy luật bất biến của tự nhiên. Có nhiều người có khả năng vực dậy, đứng lên rồi nhẹ nhàng bước tiếp như thể chẳng có chuyện gì xảy ra, nhưng cũng có nhiều người chỉ có thể ngồi một chỗ và vẫn luôn tự hỏi lí do vì sao bản thân lại có thể dễ dàng “mắc bẫy” đến như thế… Bất kì vấp ngã nào trong cuộc sống cũng đều mang lại cho ta một bài học đáng giá: về một bài toán đã áp dụng cách giải sai, về lòng tốt đã gửi nhầm chủ nhân… Đừng để khi tia nắng ngoài kia đã lên, mà con tim vẫn còn băng lạnh. Đừng để khi cơn mưa kia đã tạnh, mà những giọt lệ trên mi mắt vẫn còn tuôn rơi. Thời gian làm tuổi trẻ đi qua nhanh lắm, không gì là mãi mãi, nên hãy sống hết mình để không nuối tiếc những gì chỉ còn lại trong quá khứ mà thôi. (Trích Hãy học cách đứng lên sau vấp ngã, thttp://www.vietgiaitri.com, 4/6/2015) Câu 1 (0.5 điểm) Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào. Câu 2 (0.5 điểm) Theo tác giả, tại sao nên “sống hết mình”? Câu 3 (1 điểm) Lời nhắn nhủ của tác giả: “Bất cứ ai cũng đã từng thất bại, đã từng vấp ngã ít nhất một lần trong đời như một quy luật bất biến của tự nhiên”, có ý nghĩa như thế nào đối với bản thân em. Câu 4 (2 điểm) Hãy viết đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy trình bày suy nghĩ của em về chủ đề: “Đứng lên sau thất bại”.

1
16 tháng 4 2023

Giúp mình vơi