K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

LUYỆN ĐỀ: Đề 2: Phần I : Đọc hiểu ( 6 điểm)  Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Ông lão không dám trái lời mụ. Ông lại đi ra biển. Một cơn dông tố kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm. Ông lão gọi con cá vàng. Con cá bơi đến hỏi: -             Ông lão có việc gì thế? Ông lão cần gì? Ông lão chào con cá và nói: -             Cá ơi, giúp tôi với! Thương tôi với! Tôi sống làm sao được với...
Đọc tiếp

LUYỆN ĐỀ:

Đề 2:

Phần I : Đọc hiểu ( 6 điểm)  Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Ông lão không dám trái lời mụ. Ông lại đi ra biển. Một cơn dông tố kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm. Ông lão gọi con cá vàng. Con cá bơi đến hỏi:

-             Ông lão có việc gì thế? Ông lão cần gì?

Ông lão chào con cá và nói:

-             Cá ơi, giúp tôi với! Thương tôi với! Tôi sống làm sao được với mụ vợ quái ác này! Bây giờ mụ không muốn làm nữ hoàng nữa, mụ muốn làm Long Vương ngự trên mặt biển, để bắt cá vàng phải hầu hạ mụ và làm theo ý của mụ.

Con cá vàng không nói gì, quẫy đuôi lặn sâu xuống đáy biển. Ông lão đứng trên bờ đợi mãi không thấy nó lên trả lời, mới trở về. Đến nơi, ông sửng sốt, lâu đài, cung điện biến đâu mất, trước mắt ông lão lại thấy túp lều nát ngày xưa và trên bậc cửa, mụ vợ đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ.

                        (Trích “Ông lão đánh cá và con cá vàng” – Puskin)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?

Câu 2: Chỉ ra yếu tố kì ảo trong đoạn trích?

Câu 3: Hãy viết ra 3 cụm danh từ có trong đoạn trích?

 

Câu 4: Chỉ ra và nêu ý nghĩa của chi tiết miêu tả cảnh biển trước đòi hỏi của mụ vợ ông lão trong đoạn trích?

Câu 5: Chi tiết “Đến nơi, ông sửng sốt, lâu đài, cung điện biến đâu mất, trước mắt ông lão lại thấy túp lều nát ngày xưa và trên bậc cửa, mụ vợ đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ” có ý nghĩa gì?

Câu 6: Theo em, vì sao cá vàng lại không đáp ứng yêu cầu của mụ vợ ông lão?

Câu 7: Từ kết cục của mụ vợ ông lão đánh cá trong đoạn trích, em rút ra bài học gì cho bản thân? Hãy viết đoạn văn ( 5-7 dòng)

3
14 tháng 2

Đây là phân môn Ngữ Văn, không phải môn Toán. Lần sau bạn để đúng môn học nhé.

14 tháng 2

 Đây là Ngữ văn mà? Sao bạn chọn toán?

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:“...Ông lão không dám trái lời mụ. Ông lại đi ra biển. Một cơn dông tố kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm. Ông lão gọi con cá vàng. Con cá bơi đến hỏi: - Ông lão có việc gì thế? Ông lão cần gì?Ông lão chào con cá và nói:- Cá ơi, giúp tôi với! Thương tôi với! Tôi sống làm sao được với mụ vợ quái ác này! Bây giờ mụ không muốn làm nữ hoàng nữa, mụ muốn làm Long...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

“...Ông lão không dám trái lời mụ. Ông lại đi ra biển. Một cơn dông tố kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm. Ông lão gọi con cá vàng. Con cá bơi đến hỏi:

- Ông lão có việc gì thế? Ông lão cần gì?

Ông lão chào con cá và nói:

- Cá ơi, giúp tôi với! Thương tôi với! Tôi sống làm sao được với mụ vợ quái ác này! Bây giờ mụ không muốn làm nữ hoàng nữa, mụ muốn làm Long Vương ngự trên mặt biển, để bắt cá vàng phải hầu hạ mụ và làm theo ý của mụ.

Con cá vàng không nói gì, quẫy đuôi lặn sâu xuống đáy biển. Ông lão đứng trên bờ đợi mãi không thấy nó lên trả lời, mới trở về. Đến nơi, ông sửng sốt, lâu đài, cung điện biến đâu mất, trước mắt ông lão lại thấy túp lều nát ngày xưa và trên bậc cửa, mụ vợ đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ.                      

                                               (Trích “Ông lão đánh cá và con cá vàng” – Puskin kể)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2: Chỉ ra yếu tố kì ảo trong đoạn trích.                                                                                

Câu 3: Chỉ ra và nêu ý nghĩa của chi tiết miêu tả cảnh biển trước đòi hỏi của mụ vợ ông lão trong đoạn trích.

Câu 4: Theo em, vì sao cá vàng lại không đáp ứng yêu cầu của mụ vợ ông lão?

Câu 5: Từ kết cục của mụ vợ ông lão đánh cá trong đoạn trích, em rút ra bài học gì cho bản thân?

18

TK ạ

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính : tự sự

Câu 2:  Yếu tố kì ảo trong đoạn trích:

- Ông lão ra biển gọi cá vàng thì con cá bơi lên

- Cá vàng có phép thuật thực hiện điều ước của ông và cũng có thể lấy lại tất cả.

- Ông sửng sốt khi lâu đài, cung điện biến mất chỉ còn lại máng lợn sứt mẻ

Câu 3 : Chi tiết :

Một cơn dông tố kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm.

Ý nghĩa: Thể hiện rõ thái độ phẫn nộ của "Biển" (cũng là của tác giả, của mọi người) khi thấy bà lão đòi hỏi càng ngày càng quá quắt.

Câu 4: Theo em, cá vàng không đáp ứng yêu cầu của ông lão là vì cá muốn trừng trị mụ vợ của ông, cá không thể chịu được những ham muốn đó của vợ lão nữa, vừa tham lam, vừa đối xử bội bạc với chồng.

Câu 5 : Bài học dành cho bản thân:

+ Không được ích kỉ, cũng như không được quá tham lam, và không được đòi hỏi những gì đã có.

+ Đồng thời không được tham lam, đồi những gì không thuộc về mình.

2 tháng 3 2022

1. PTBĐC : tự sự

2. 

"Cá bơi đến hỏi:

- Ông lão có việc gì thế? Ông lão cần gì?"

=> Con cá không biết nói

"Bây giờ mụ không muốn làm nữ hoàng nữa, mụ muốn làm Long Vương ngự trên mặt biển, để bắt cá vàng phải hầu hạ mụ và làm theo ý của mụ."

=> Long Vương không có thật

3. Chi tiết: "Một cơn dông tố kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm."

Ý nghĩa:

Thể hiện rõ thái độ phẫn nộ của "Biển" (cũng là của tác giả, của mọi người) khi thấy bà lão đòi hỏi càng ngày càng quá quắt .

4. Vì yêu cầu của mụ vợ quá vô lý và tham lam. Được cá vàng cho ước gì được nấy, bà không những không biết ơn, mà còn đòi hỏi phải được làm Long Vương để sai khiến cá thần.

5.Bài học: ca ngợi lòng biết ơn đối với những người nhân hậu và nêu ra sự trường phạt thích đáng cho những kẻ tham lam, bội bạc từ đó thể hiện ước mơ của nhân dân ta về một xã hội công bằng.

 

23 tháng 2 2023

Câu cầu khiến:

- Cứ về đi (câu a)

- Đi thôi con (câu b)

Đặc điểm hình thức: có từ cầu khiến "đi"

Câu cầu khiến trong những đoạn trích trên dùng để kêu bảo ai đó làm một hành động mà bản thân người nói muốn.

23 tháng 2 2023

Câu 1 (trang 30 SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Đọc những đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.

a) Ông lão chào con cá và nói:

- Mụ vợ tôi lại nổi cơn điên rồi. Nó không muốn làm bà nhất phẩm phu nhân nữa, nó muốn làm nữ hoàng.

Con cá trả lời:

- Thôi đừng lo lắng. Cứ về đi. Trời phù hộ lão. Mụ già sẽ là nữ hoàng.

(Ông lão đánh cá và con cá vàng)

b) Tôi khóc nấc lên. Mẹ tôi từ ngoài đi vào. Mẹ vuốt tóc tôi và nhẹ nhàng dắt tay em Thuỷ:

- Đi thôi con.

(Khánh Hoài, Cuộc chia tay của những con búp bê)

- Trong những đoạn trích trên, câu nào là câu cầu khiến? Đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu cầu khiến?

- Câu cầu khiến trong những đoạn trích trên dùng để làm gì?

+ "Thôi đừng lo lắng. Cứ về đi.": dùng để khuyên bảo.

+ "Đi thôi con": dùng để yêu cầu.

11 tháng 2 2022

'' một cơn giông tố kinh khủng kéo đến , mặt biển nổi sóng ầm ầm ''

Câu trích sử dụng động từ mạnh như là " kinh khủng , " ầm ầm" 

Ý nghĩa (Trong bài )

Cảnh biển tương ứng với mức độ đòi hỏi của bà vợ, khi bà vợ càng đòi hỏi nhiều thì biển càng phản ứng dữ dội. Những trạng thái ấy biểu đạt sự không đồng tình với lòng tham vô đáy của người vợ, không bao giờ hài lòng và biết ơn với những gì mình đang có mà chỉ biết đòi hỏi nhiều hơn nữa.

1 tháng 11 2018

+ Đoạn ( a) câu: " Thôi đừng lo lắng." và " Cứ về đi."

    + Đoạn (b ) câu: " Đi thôi con."

    - Đặc điểm hình thức: Có các từ cầu khiến "Thôi", "đi".

    - Câu cầu khiến ở những đoạn trên dùng để: yêu cầu và đề nghị.

Ngày xưa, có đôi vợ chồng rất nghèo nhưng sống rất hòa thuận. Gia sản của họ chỉ là cái lưới, túp lều rách nát và máng lợn sứt mẻ. Chiều nào cũng vậy, ông lão chài lưới ra biển bắt cá còn bà vợ thì ngồi nhà kéo sợi. Một hôm, ông ra biển bắt cá thì thấy biển rộng mênh mông. Ông nghĩ: “Biển rộng mênh mông thế này chắc nhiều cá lắm đây!”Lần thứ nhất, ông lão kéo lưới và...
Đọc tiếp

Ngày xưa, có đôi vợ chồng rất nghèo nhưng sống rất hòa thuận. Gia sản của họ chỉ là cái lưới, túp lều rách nát và máng lợn sứt mẻ. Chiều nào cũng vậy, ông lão chài lưới ra biển bắt cá còn bà vợ thì ngồi nhà kéo sợi. Một hôm, ông ra biển bắt cá thì thấy biển rộng mênh mông. Ông nghĩ: “Biển rộng mênh mông thế này chắc nhiều cá lắm đây!”

Lần thứ nhất, ông lão kéo lưới và chỉ thấy vài sợi rong biển. Buồn quá, ông lão kéo lần hai và càng thất vọng vì lưới không có gì. Sau lần kéo thứ ba, ông lão chỉ bắt được con cá vàng nhỏ. Cá van xin: “Xin ông lão tha cho tôi rồi ông muốn gì cũng được”.

“Tôi chẳng cần gì cả.” – Ông lão nói và thả cá về biển sâu.

Về đến nhà, ông thuật lại câu chuyện cho bà nghe. Bà vợ trợn mắt lên: “Ông không thấy cái máng lợn nhà mình hỏng rồi à? Ông xin ngay một cái máng lợn cho tôi.”

Ông lão lóc cóc quay lại biển và xin cá vàng cái máng mới. Cá vàng cười nói: “Ông cứ về đi.”

Ông lão về và thấy mụ vợ ngồi bên cái máng mới. Bà vợ lại quát ông lão: “Ông không thấy cái lều nhà mình rách nát rồi hả? Ông đi xin ngay cái nhà sang trọng, đủ tiện nghi cho tôi!”

Ông lại lóc cóc quay về biển. Lần này, biển đắm chìm trong những cơn sóng lăn tăn. Ông lại xin cá vàng ngôi nhà và khi về đến nơi, ông lão thấy một ngôi nhà rất khang trang, đẹp đẽ. Bà lại không vừa lòng, bắt ông lão xin cho mình làm hoàng hậu và ông lão lại ra biển xin cá vàng. Về đến nhà, ông thấy bao nhiêu là quân lính đang hầu hạ bà.

Chán cảnh ăn không ngồi rồi, bà lại lôi cổ ông và bảo ông bắt cá vàng về, biến mình thành Long Vương cai trị biển cả. Ông lão lại ra biển và xin cá cho bà làm Long Vương. Cá không nói gì, quay trở về biển cả mù mịt sương gió. Về đến nhà, ông lão chỉ thấy bà lão ngồi bên máng lợn sứt mẻ trong túp lều rách nát.

(Nguyễn Duy Nhật Huy – học sinh lớp 4A1, Kể chuyện sáng tạo câu chuyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”)

Em trả lời câu hỏi, làm bài tập theo một trong hai cách sau:

- Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời mà em chọn.

- Viết ý kiến của em vào chỗ trống.

Cá van xin ông lão điều gì?

A. Xin ông tha cho, ông muốn gì cũng được.

B. Xin ông đừng giết vì còn một đàn con đang đói.

C. Xin ông cho lên bờ sống.

D. Xin ông đừng làm hại các loài cá ở biển.

11
14 tháng 9 2018

Đáp án A

2 tháng 3 2021

Mk chọn đáp án A. Xin ông tha cho, ông muốn gì cũng được.

ĐỀ 3 I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (6 điểm)Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:“Bơi càng lên mặt ao thấy càng nóng, cá Chuối mẹ bơi mãi, cố tìm hướng vào bờ. Mặt ao sủi bọt, nổi lên từng đám rêu. Rất khó nhận ra phương hướng. Chuối mẹ phải vừa bơi vừa nghếch lên mặt nước để tìm hướng khóm tre, trời bức bối ngột ngạt. Lắm lúc Chuối mẹ muốn lặn ngay xuống đáy cho mát, nhưng...
Đọc tiếp

ĐỀ 3

 

I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (6 điểm)

Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“Bơi càng lên mặt ao thấy càng nóng, cá Chuối mẹ bơi mãi, cố tìm hướng vào bờ. Mặt ao sủi bọt, nổi lên từng đám rêu. Rất khó nhận ra phương hướng. Chuối mẹ phải vừa bơi vừa nghếch lên mặt nước để tìm hướng khóm tre, trời bức bối ngột ngạt. Lắm lúc Chuối mẹ muốn lặn ngay xuống đáy cho mát, nhưng nghĩ đến đàn con đang đói, chờ ở vùng nước đằng kia, Chuối mẹ lại cố bơi. Khóm tre bên bờ đã gần đây rồi. Khi tới thật gần, Chuối mẹ chỉ còn trông thấy gốc tre, không thấy ngọn tre đâu. Chuối mẹ bơi sát mép nước rồi rạch lên chân khóm tre. Tìm một chỗ mà Chuối mẹ đoán chắc là có tổ kiến gần đó. Chuối mẹ giả vờ chết, nằm im không động đậy. Trời nóng hầm hầm. Hơi nước lá ải cùng với mùi tanh trên mình Chuối mẹ bốc ra làm bọn kiến lửa gần đó thèm thuồng. Bọn chúng thi nhau đi kiếm mồi. Vừa bò loằng ngoằng vừa dò dầm về phía cỏ mùi tanh cá.

Đầu tiên Chuối mẹ cảm thấy buồn buồn ở khắp mình, sau đó đau nhói trên da thịt. Biết kiến kéo đến đã đông, Chuối mẹ liền lấy đuôi quẩy mạnh, rồi nhảy tũm xuống nước. Bọn kiến không kịp chạy, nổi lềnh bềnh trên mặt ao. Đàn Chuối con ùa lại tranh nhau đớp tới tấp. Thế là đàn Chuối con được mẻ no nê. Chuối mẹ bơi quanh nhìn đàn con đớp mồi, vui quá nên quên cả những chỗ đau bị kiến đốt.”

Trích “Mùa xuân trên cánh đồng” – Xuân Quỳnh

Bài 1: Trắc nghiệm

Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất

Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể loại nào?

A. Truyện ngắn

C. Truyện truyền thuyết

B. Truyện đồng thoại

D. Truyện cổ tích

Câu 2. Nhân vật chính trong đoạn trích trên là:

A. Cá Chuối mẹ

C. Bọn kiến lửa

B. Đàn Chuối con

D. Tổ kiến

Câu 3. Chỉ ra từ láy trong câu văn sau: “Bọn chúng thi nhau đi kiếm mồi. Vừa bò loằng ngoằng vừa dò dm về phía cỏ mùi tanh cá.”

A. Loằng ngoằng, dò dẫm

C. Dò dẫm, phương hướng

B. Kiếm mồi, loằng ngoằng

D. Mùi tanh, loằng ngoằng

Câu 4. Cá Chuối mẹ bơi mãi, cố tìm phương hướng vào bờ làm gì?

A. Để tìm hướng khóm tre

B. Để tìm chỗ giả chết, nằm im không động đậy

C. Để dụ đàn kiến

D. Để tự làm đau mình

Câu 5. Khi Chuối mẹ thấy đàn kiến đến đông, Chuối mẹ có hành động gì?

A. Quẫy đuôi để đuổi đàn kiến đi

B. Tự cắn vào da thịt mình

C. Cảm thấy buồn buồn khắp mình và cho đàn kiến cắn mình

D. Đuôi quẩy mạnh, rồi nhảy tũm xuống nước

Câu 6. Đoạn văn trên sử dụng ngôi kể thứ mấy?

A. Ngôi thứ nhất

C. Ngôi thứ ba

B. Ngôi thứ hai

D. Ngôi tự do

Câu 7. Nhân vật trong câu chuyện trên được xây dựng bằng biện pháp nghệ thuật chính là:

A. So sánh

B. Nhân hoá

C. Điệp ngữ

D. Hoán dụ

Câu 8. Trong câu: “Bọn kiến không kịp chạy, nổi lềnh bềnh trên mặt ao.” có mấy vị ngữ?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Bài 2: Tự luận

Câu 1 (2.0 điểm).

a. Nhân vật Chuối mẹ trong câu chuyện vừa mang đặc điểm của loài vật vừa mang đặc điểm của con người, em hãy chỉ rõ đặc điểm đó.

b. Vì sao Chuối mẹ  lại rạch lên chân khóm tre tìm lũ kiến? Em hãy giải nghĩa từ “rạch” trong câu “Chuối mẹ bơi sát mép nước rồi rạch lên chân khóm tre”.

Câu 3 (2.0 điểm).

Qua đoạn trích trên, em hãy cho biết tác giả muốn gửi đến chúng ta thông điệp gì? Diễn đạt thông điệp đó bằng 1 đoạn văn ngắn khoảng 3 – 5 câu.

II. PHẦN VIẾT (4 điểm)

       Hãy viết một bài văn kể lại một trải nghiệm của con về tình bạn mà con nhớ mãi.

 

 

-----------Hết------------

2
29 tháng 10 2021

THAM KHẢO:

 

Kì nghỉ hè năm nay, em đã có một trải nghiệm bổ ích cùng với các anh chị trong đoàn thanh niên. Đó là một chuyến du lịch để nghỉ ngơi sau một năm học tập căng thẳng.

Điểm đến của chuyến đi chính là bãi biển Cửa Lò xinh đẹp. Tôi hôm trước, mẹ đã giúp em chuẩn bị đồ đạc cần thiết. Mẹ còn dặn dò em phải luôn cẩn thận, chú ý nghe lời các anh chị trong đoàn. Đây là lần đầu tiên em có một chuyến đi xa, nên việc mẹ lo lắng là bình thường.

 

Chuyến xe khởi hành từ sáng sớm. Đến nơi, mọi người đều đã mệt nên quyết định sau khi đến khách sạn nhận phòng. Em ở cùng phòng với chị Lan Anh - chị họ của em. Sau khi thu dọn đồ đạc sẽ cùng nhau đi ăn uống rồi nghỉ ngơi. Buổi chiều tất cả sẽ cùng nhau đi tắm biển.

Khoảng năm giờ chiều, mọi người cùng nhau ra biển. Em phải đi bộ từ khách sạn khoảng bốn ki-lô-mét mới đến biển. Trước mắt em chính là bãi biển Cửa rộng mênh mông. Gió biển lồng lộng. Tiếng sóng vỗ ào ạt. Bãi cát vàng trải dài. Bầu trời lúc này thật cao, không một gợn mây. Ông mặt trời như một quả bóng khổng lồ tỏa ánh nắng chói chang xuống mọi nơi. Em cùng các bạn thỏa thích vui đùa trên bãi cát, nghịch nước biển mát lạnh.

Chiều hôm đó, sau khi tắm biển xong. Chúng em thấy có một nhóm thanh niên tình nguyện đang dọn dẹp vệ sinh gần biển. Các anh chị trong đoàn đã đề nghị đến tham gia giúp đỡ. Khi nhận được yêu cầu đó, nhóm thanh niên tình nguyện rất vui vẻ. Chúng em phân thành các nhóm với từng công việc cụ thể. Một nhóm được giao cho công việc nhặt rác ở trên bờ biển. Một nhóm phụ trách ra xa hơn để thu nhặt rác (đặc biệt là các đồ nhựa). Sau nhiều tiếng lao động chăm chỉ, cuối cùng bờ biển cũng trở nên sạch sẽ hơn. Không chỉ vậy, chúng em còn quen được những người bạn mới. Họ nói rằng cảm thấy rất hạnh phúc khi vẫn còn nhiều khách du lịch như chúng em - có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh bãi biển.

Chuyến du lịch này là một trải nghiệm đẹp với em. Em mong rằng sẽ có thêm nhiều hơn những chuyến đi thú vị và bổ ích như vậy.

31 tháng 12 2023

cảm ơn rất nhiều !

ĐỀ 4:Câu 1 (4 điểm):Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:    Lúc ấy, tôi đang đi trên phố. Một người ăn xin già lọm khọm đứng ngay trước mặt tôi.     Đôi mắt ông lão đỏ đọc và giàn giụa nước mắt. Đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi thảm hại... Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào!    Ông già chìa trước mặt tôi bàn tay sưng húp, bẩn thỉu. Ông rên rỉ...
Đọc tiếp

ĐỀ 4:

Câu 1 (4 điểm):

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

    Lúc ấy, tôi đang đi trên phố. Một người ăn xin già lọm khọm đứng ngay trước mặt tôi. 

    Đôi mắt ông lão đỏ đọc và giàn giụa nước mắt. Đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi thảm hại... Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào!

    Ông già chìa trước mặt tôi bàn tay sưng húp, bẩn thỉu. Ông rên rỉ cầu xin cứu giúp.

    Tôi lục tìm hết túi nọ túi kia, không có tiền, không có đồng hồ, không có cả một chiếc khăn tay. Trên người tôi chẳng có tài sản gì.

    Người ăn xin vẫn đợi tôi. Tay vẫn chìa ra, run lẩy bẩy.

    Tôi chẳng biết làm cách nào. Tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy kia:

- Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.

    Người ăn xin nhìn tôi chằm chằm bằng đôi mắt ướt đẫm. Đôi môi tái nhợt nở nụ cười và tay ông cũng xiết lấy tay tôi: 

- Cháu ơi, cảm ơn cháu ! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. - Ông lão nói bằng giọng khản đặc.

    Khi ấy, tôi chợt hiểu rằng: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của ông lão.

 (Người ăn xin - Tuốc-ghê-nhép)

a. Hãy nêu phương thức biểu đạt chính? Nêu ngôi kể?

b. Tìm từ tượng hình, từ tượng thanh có trong đoạn trích trên.

c. Tác dụng của từ tượng hình, từ tượng thanh trong đoạn trích là gì?

d. Tìm thán từ có trong đoạn trích trên.

e. Nội dung chính của đoạn trích trên?

0
ĐỀ 4:Câu 1 (4 điểm):Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:    Lúc ấy, tôi đang đi trên phố. Một người ăn xin già lọm khọm đứng ngay trước mặt tôi.     Đôi mắt ông lão đỏ đọc và giàn giụa nước mắt. Đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi thảm hại... Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào!    Ông già chìa trước mặt tôi bàn tay sưng húp, bẩn thỉu. Ông rên rỉ...
Đọc tiếp

ĐỀ 4:

Câu 1 (4 điểm):

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

    Lúc ấy, tôi đang đi trên phố. Một người ăn xin già lọm khọm đứng ngay trước mặt tôi. 

    Đôi mắt ông lão đỏ đọc và giàn giụa nước mắt. Đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi thảm hại... Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào!

    Ông già chìa trước mặt tôi bàn tay sưng húp, bẩn thỉu. Ông rên rỉ cầu xin cứu giúp.

    Tôi lục tìm hết túi nọ túi kia, không có tiền, không có đồng hồ, không có cả một chiếc khăn tay. Trên người tôi chẳng có tài sản gì.

    Người ăn xin vẫn đợi tôi. Tay vẫn chìa ra, run lẩy bẩy.

    Tôi chẳng biết làm cách nào. Tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy kia:

- Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.

    Người ăn xin nhìn tôi chằm chằm bằng đôi mắt ướt đẫm. Đôi môi tái nhợt nở nụ cười và tay ông cũng xiết lấy tay tôi: 

- Cháu ơi, cảm ơn cháu ! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. - Ông lão nói bằng giọng khản đặc.

    Khi ấy, tôi chợt hiểu rằng: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của ông lão.

 (Người ăn xin - Tuốc-ghê-nhép)

a. Hãy nêu phương thức biểu đạt chính? Nêu ngôi kể?

b. Tìm từ tượng hình, từ tượng thanh có trong đoạn trích trên.

c. Tác dụng của từ tượng hình, từ tượng thanh trong đoạn trích là gì?

d. Tìm thán từ có trong đoạn trích trên.

e. Nội dung chính của đoạn trích trên?

 

0
BÀI TẬP ĐỌC HIỂU Ghi đoạn trích sau vào vở Đề cương, đọc kĩ và trả lời các câu hỏi: Lão cố làm ra vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng âng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. […..] Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con...
Đọc tiếp

BÀI TẬP ĐỌC HIỂU Ghi đoạn trích sau vào vở Đề cương, đọc kĩ và trả lời các câu hỏi: Lão cố làm ra vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng âng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. […..] Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc... - Khốn nạn... Ông giáo ơi! Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thẳng Mục nấp trong nhà, ngay đẳng sau nó, tóm lấy hai cằng sau nó dốc ngược lên [..] Bấy giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết!... [...] Nó cứ làm in như trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: "A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?" Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó! Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là gì? Câu 2: Liệt kê các từ láy có trong đoạn trích trên Câu 3: Trong các câu văn được in đỏ (gạch chân), em hãy chỉ ra các tính từ và động từ được nhà văn sử dụng? Câu 4: Phân tích cấu tạo ngữ pháp câu văn sau và cho biết nó thuộc kiểu câu gì? Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít.

0
PHẦN I : ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) : Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa Trong hồn người có ngọn sóng nào không? Nếu Tổ quốc nhìn từ bao quần đảo Lạc Long cha nay chưa thấy trở về Lời cha dặn phải giữ từng thước đất Máu xương này con cháu vẫn nhớ ghi (Trích Tổ quốc nhìn từ...
Đọc tiếp

PHẦN I : ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) : Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa Trong hồn người có ngọn sóng nào không? Nếu Tổ quốc nhìn từ bao quần đảo Lạc Long cha nay chưa thấy trở về Lời cha dặn phải giữ từng thước đất Máu xương này con cháu vẫn nhớ ghi (Trích Tổ quốc nhìn từ biển- Nguyễn Việt Chiến, Báo Thanh niên, 28/05/2011) a, Xác định phương thức biểu đạt chính ? Thể thơ? (0.5) b, Nêu nội dung chính của đoạn thơ ? (1.0) c, Chỉ ra và nêu tác dụng của phép tu từ có trong hai câu thơ in đậm? (1.5). PHẦN II: LÀM VĂN( 7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Từ đoạn thơ trong phần Đọc - hiểu ,em hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ nêu suy nghĩ về trách nhiệm của mỗi một người dân đối với biển đảo quê hương Chỉ cần câu đoạn văn thôi ạ

0