K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
3 tháng 1

* Bài nói tham khảo:

Cuối tuần mẹ thường đưa em đi nhà sách để chọn một quyển sách mà em yêu thích. Hôm nay, em đã chọn được cho mình một cuốn truyện ngụ ngôn rất thú vị. Đặc biệt là cây chuyện "Ếch ngồi đáy giếng" mang đến cho em rất nhiều cảm xúc.

Chuyện kể rằng có một con ếch sống trong giếng đã lâu ngày. Nó cứ nghĩ mình là chúa tể, còn bầu trời chỉ là chiếc vung. Cho đến một ngày trời mưa to, nước dâng lên cao đưa ếch ra khỏi giếng. Vì cái tính ngông nghênh sẵn có, không để ý đến xung quanh, nên chú ếch đã bị một trâu đi qua dẫm bẹp. 

Câu chuyện đã phê phán thói huênh hoang, kiêu ngạo, tầm hiểu biết hạn hẹp, không coi ai ra gì đồng thời dạy em bài học về tính khiêm nhường, không được chủ quan và luôn luôn phải tìm tòi, học hỏi, mở rộng tầm hiểu biết. Em rất thích câu chuyện này và sẽ chia sẻ nó cùng các bạn của em.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
3 tháng 1

Bước 1: Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói.

- Có thể lựa chọn truyện ngụ ngôn Việt Nam và truyện ngụ ngôn của các dân tộc khác trên thế giới.

Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý

- Tìm ý

+ Nhân vật, sự kiện chính và diễn biến của sự kiện ấy trong truyện? Bài học cuộc sống rút ra từ câu chuyện? Tính chất hài hước, phê phán…

+ Truyện nên được kể theo trình tự nào? Trong khi kể có thể sử dụng tranh ảnh minh họa như thế nào, giong điệu và biểu cảm thế nào?

- Lập dàn ý

+ Mở bài: giới thiệu câu chuyện, nhân vật và đặt câu hỏi dự đoán bài học sau khi kể.

+ Thân bài: kể diễn biến chính của câu chuyện kết hợp với giọng điệu phù hợp, thể hiện đúng nội dung của truyện.

+ Kết bài: nêu nhận xét, đánh giá chung của bản thân về câu chuyện.

Bước 3: Trình bày

- Tìm cách mở đầu và kết thúc sao cho hấp dẫn

- Lựa chọn từ ngữ phù hợp

- Nói to, rõ ràng

- Phân bố thời gian nới hợp lý

Bước 4: Trao đổi, đánh giá

- Trong vai trò của người nói: ghi nhận câu hỏi và nhận xét của người nói và đưa ra phản hồi thỏa đáng

- Trong vai trò người nghe: nêu nhận xét hoặc câu hỏi gợi nhắc người trình bày bổ sung.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 12 2023

Bài nói tham khảo:

     “Ếch ngồi đáy giếng” là câu chuyện kể về một con ếch có thói huênh hoang, kiêu ngạo và cuối cùng vì chính sự kiêu ngạo ấy mà ếch ta nhận được một bài học đắt giá. Ngày xưa có một con ếch nọ sống trong một cái giếng bị bỏ hoang, chú ta ngày nào cũng cất tiếng kêu ộp ộp khiến cho những sinh vật nhỏ bé trong giếng sợ hãi, rè chừng.

     Ếch ta lấy làm thích chí lắm và cho rằng bầu trời trên kia  cũng chỉ bằng chiếc vung. Cứ như vậy ếch ta sống đắc ý qua ngày, không những vậy con ếch còn thường xuyên dùng sức mạnh của mình để bắt nạt, chèn ép những sinh vật nhỏ bé, yếu đuối trong giếng khiến cho mọi sinh vật đều sợ hãi.

     Một ngày nọ có trận mưa lớn khiến cho nước trong giếng dâng lên cao, ếch ta lần đầu ra khỏi giếng, ngước mắt lên bầu trời thì thấy bầu trời vô cùng rộng lớn,ếch ta lấy làm bực bội liền cất tiếng kêu ộp ộp như muốn thu nhỏ lại không gian bầu trời và mình vẫn là chúa tể đáng kính. Nhưng đáng thương thay vì mải nhìn lên trời mà ếch ta bị một con trâu đi ngang qua và dẫm bẹp.

     Câu chuyện Ếch ngồi đáy giếng nói về thói kiêu ngạo, coi trời bằng vung, đó là nhận thức hạn hẹp của những người thường huênh hoang về sức mạnh của mình, cho mình là nhất và dùng sức mạnh ấy để gây ra những đau khổ cho người khác.

31 tháng 1

Tôi vốn làm nghề thầy bói đã lâu nhưng chưa có tiếng tăm gì mấy nên không đắt khách cho lắm. Cùng đồng môn với tôi là bốn anh thầy bói cũng mù như tôi. Một cái chợ nhỏ mà có tới năm ông thầy bói nên đã ế lại càng ế. Hôm ấy, nhân buổi ế hàng, chúng tôi họp lại nói chuyện gẫu với nhau. Thấy tôi phàn nàn không biết hình thù con voi nó như thế nào, các thầy cũng nhao nhao có ý kiến. Đang thảo luận rôm rả, bỗng nghe có người nói có voi đi qua. Năm ông thầy bói chúng tôi chung tiền biếu người quản tượng, xin cho voi đứng lại để cùng xem.

Sốt ruột tôi và năm ông chỉ chờ người quản tượng đồng ý là xông vào lấy tay sờ mong tưởng tượng cho được hình dáng của con voi.

Trong khi tôi đang hí hoáy sờ, nắn thì đã nghe ông thầy bói thôn Đoài lên tiếng:

- Chao ôi! Tưởng con voi thế nào! Hoá ra nó sun sun như con đỉa.

Tôi chưa kịp ý kiến, ông thầy thôn Đông vội cãi:

- Ông nhầm rồi! Nó chần chẫn như cái đòn càn chứ.

Ông thầy thôn Hạ to mồm nói át ngay:

- Ai bảo thế! Nó bè bè như cái quạt thóc. Sao sai được.

- Nhầm! Nhầm hết! Nó như cái cột đình – Thầy thôn Thượng quát to.

Nghe mấy ông phát ngôn linh tinh, tôi cáu quá, giơ gậy lên hua hua:

- Bốn ông đều sai cả. Nó tun tủn như cái chổi xể cùn mới đúng!

Thế rồi chúng tôi không ai chịu ai. Không kiềm chế được mới xông vào đánh nhau sứt đầu mẻ trán. Đến khi người đi chợ chạy lại can ngăn chúng tôi mới dừng lại. Bây giờ tôi nghĩ lại càng thêm xấu hổ. Hoá ra tất cả chúng tôi đều sai cả. Chúng tôi mỗi người chỉ sờ một bộ phận của voi nhưng đã dám khẳng định đó là voi. Vòi, chân, tai, ngà, đuôi đúng là của voi thật nhưng đó mới chỉ là một bộ phận riêng lẻ, chưa phải là cả con voi. Giá như lúc đó chúng tôi tỉnh táo, bình tĩnh lắng nghe ý kiến của nhau, hỏi người quản tượng thì đâu đến nỗi xấu hổ và đau đớn như lúc này. Thật là một bài học nhớ mãi.

Cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe câu chuyện của tôi.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 12 2023

Truyện ngụ ngôn và tục ngữ luôn là kho tàng tri thức, kinh nghiệm dân gian tự bao đời nay. Những truyện ngụ ngôn và tục ngữ ấy luôn khuyên răn con người, giúp con người có được cuộc sống tốt đẹp. Sau khi đọc những truyện ngụ ngôn, tục ngữ và thành ngữ trong bài 6, em đã có cho mình được những điều bổ ích, giúp em vững vàng hơn trong cuộc sống. Em đã biết cần phải có chính kiến và quyết đoán. Em cũng biết sống ở đời phải có nghĩa, có trước có sau. Em cũng biết hiểu biết của con người so với thế giới mãi mãi là hạn chế, vì vậy chúng ta cần không ngừng trau dồi và phải luôn giữ thái độ khiêm tốn. Em cũng biết được cần phải chăm chỉ mới có thể đạt kết quả xứng đáng, mới có thể có được thành công. Những triết lí này, trong cuộc sống ngày nay vẫn luôn được nhắc đến, hóa ra lại có tự ngàn xưa, được ông cha ta để lại trong kho tàng truyện ngụ ngôn, tục ngữ, thành ngữ.

11 tháng 3 2023

Một số điểm lưu ý khi trình bày bài nói: Kể lại một truyện ngụ ngôn (có sử dụng cách nói thú vị, dí dỏm, hài hước):

- Bài trình bày cần rõ ràng, mạch lạc, đầy đủ các phần

- Mở đầu có thể lấy một hình ảnh, câu châm ngôn… gây ấn tượng đầu tiên với người đọc

- Đọc diễn cảm, cảm xúc theo nhận vật trong truyện

- Ngôn ngữ sử dụng đơn giản, dễ hiểu

- Chú ý lắng nghe nhận xét của người nghe và ứng dụng vào bài của mình nếu nhận xét hợp lí.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 12 2023

Được một hôm rảnh rỗi, không có khách nào vào xem bói. Cả năm ông thầy bói liền ngồi bàn luận xem con voi có hình thù như thế nào. Nghe thấy sắp có voi đi qua, năm thầy bói liền chung tiền biếu tặng người chủ của con voi để xin cho con voi đứng lại một lát. Vậy là mỗi thầy bói sờ vào một bộ phận của con voi. Mỗi người tưởng tượng ra hình thù của con voi khác nhau. Không ai chịu nhường ai. Cuối cùng, họ đánh nhau sứt đầu mẻ trán. 

19 tháng 12 2018

Ngôi thứ nhất : 

Tối thứ bảy hàng tuần, tôi đều được bà kể cho nghe truyện ngày xưa. Trong đó có những câu chuyện ngụ ngôn tuy ngắn nhưng thật hay và bổ ích, giúp con người thấy được nhiều bài học trong cuộc sống. Hôm nay, bà đã kể cho tôi chuyện "Ếch ngồi đáy giếng".

Bà nội tôi thuộc rất nhiều ca dao, tục ngữ, thành ngữ... Vì thế khi nói chuyện bả hay chêm vào đó những câu tục ngữ lạ mà tôi không hiểu. Những lúc như thế bà lại cặn kẽ giảng giải. Hôm nay, bà nói về câu tục ngữ "Ếch ngồi đáy giếng" chỉ những kẻ dù hiểu biết rất cạn hẹp nhưng lúc nào cũng huyênh hoang, tự đắc. Rồi để giải thích cho tôi hiểu hơn, bà kể lại cho tôi nguồn gốc câu thành ngữ ấy.

Ngày xưa, có một chú ếch sống trong một cái giếng nhỏ. Vì sống ở đó lâu ngày nên nó không biết thế giới ở ngoài kia ra sao. Xung quanh nó chỉ có vài con cua, ốc, nhái bé nhỏ... nên tưởng rằng mình là to là mạnh nhất. Ếch ta tự hào lắm về tiếng kêu ồm ộp của mình. Mỗi khi nó kêu làm vang động cá cái giếng nhỏ, khiến những con vật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ ngỡ mình rất oai. Ngẩng mặt lên nhìn trời, nó thấy bầu trời chỉ bằng chiếc vung chứ không cao và rộng lớn như người ta thường đồn đại. Ểch ta kiêu hãnh lắm và cho rằng trời quá bé nhỏ còn nó mới xứng là một vị chúa tể. Suy nghĩ ấy đã làm cho ếch ta coi thường mọi vật. Trong cái nhìn của ếch thì chẳng có ai bằng nó cả. Thế nên, một năm trời mưa to, nước trong giếng dâng cao, đưa ếch ta ra ngoài. Quen cái nhìn cũ, quen cách nghĩ cũ, ếch huyênh hoang đi lại trên đường, đi khắp nơi như chốn không người. Theo thói quen, nó cất tiếng kêu ồm ộp và tưởng rằng ai cũng sợ như dưới đáy giếng kia. Nó đưa cặp mắt lên nhìn và vẫn cho rằng bầu trời bé tẹo như cái vung nên chẳng để ý gì đến xung quanh. Bỗng nó thấy tối sầm lại, không nhìn rõ gì nữa. Một vật gì rất lớn che mất tầm nhìn của nó. Nó đâu biết rằng đó là chân của một con trâu nên đã bị giẫm bẹp. Thế là hết đời một con ếch ngông nghênh.

Nghe câu chuyện bà kể, tôi thấy chú ếch con thật đáng chê trách. Những người trẻ, ít kinh nghiệm, hiểu biết nhưng lại là những người có tính cách hung hăng, huyênh hoang, ngông nghênh nhiều nhất. Có lẽ vì còn chưa hiểu biết nhiều nên họ mới làm những việc kém hiểu biết. Vì thế, những người trẻ tuổi phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không chỉ trong sách vở mà còn nhiều lĩnh vực khác, không chủ quan hay kiêu ngạo. Những tính cách đó chỉ làm hỏng một con người mà thôi, đôi khi còn làm cho người khác bị tổn thương nữa.

Bao giờ kể chuyện xong bà cũng giúp tôi rút ra những bài học quí báu, không cao sang, xa vời mà rất thực tế, gần gũi. Tôi luôn lắng nghe những điều bà dặn để áp dụng vào cuộc sống. Bản thân tôi cũng như tất cả mọi người, không ai là hoàn hảo nên luôn phải học hỏi lẫn nhau, những khiếm khuyết của mình sẽ được tri thức của người khác bổ sung và ngược lại. Do đó, không được giấu điểm yếu kém. Bà còn bảo tôi phải học thật chăm để không bị kém hiểu biết, có như thế mới không suy nghĩ hay hành động thiếu hiểu biết. Quả thực những điều bà dặn dò tôi đòi hỏi một sự cố găng nỗ lực và tự giác rất lớn nhưng dù thế nào tôi cũng không thể để mình như chú ếch ngồi đáy giếng được.

Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng của ông cha ta thật sâu sắc: Nói chuyện của loài vật nhưng mục đích là nói chuỵện loài người. Bất kì ai khi đọc truyện cũng sẽ tự rút ra được cho mình bài học cần thiết và bổ ích.

Ngôi thứ 3 : 

Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ. Xung quanh nó chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ. Từ dưới đáy giếng nhìn lên, ếch ta chỉ thấy một khoảng trời bé bằng cái vung. Nó nghĩ: Tất cả vũ trụ chỉ có vậy, vì thế ếch tự coi mình là chúa tể. Hằng ngày nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng, khiến các con vật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể.

Một năm nọ, trời mưa to làm nước trong giếng dềnh lên, tràn bờ, đưa ếch ta ra ngoài.

Quen thói cũ, ếch nhâng nháo nhìn lên trời, nó bỗng thấy cả một bầu trời rộng lớn hơn nhiều so với cái khoảng trời nó vẫn thấy. Ếch ta không tin và thấy bực bội vì điều đó. Để ra oai, nó cất tiếng kêu ồm ộp. Vị chúa tể hy vọng là sau những tiếng kêu của mình, mọi thứ phải trở lại như cũ. Nhưng bầu trời vẫn là bầu trời. Còn con ếch vì mải nhìn lên trời đã không chú ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua dẫm bẹp.

Từ câu chuyện kể về cách nhìn nhận, đánh giá thế giới bên ngoài chỉ qua cái miệng giếng nhỏ hẹp của chú ếch, truyện ngầm phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà lại hay huênh hoang, khoác lác. Đồng thòi khuyên nhủ mọi người phải cố gắng mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của mình, không nên chủ quan, kiêu ngạo.

Tuy ngắn nhưng bố cục của truyện cũng chia thành hai phần rõ rệt. Phần đầu kể về hoàn cảnh sống và trình độ hiểu biết ít ỏi của con ếch. Phẩn hai kể về hậu quả tai hại của thái độ chủ quan kiêu ngạo. Từ đó rút ra bài học cho mọi người.

Nội dung truyện có thể tóm tắt như sau: Vì sống lâu trong một cái giếng nhỏ hẹp nên ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng cái vung, còn nó thì oai như một vị chúa tể. Một năm nọ, trời mưa to, nước giếng tràn bờ, đưa ếch ra ngoài. Quen thói cũ, nó nhâng nháo đưa mắt nhìn lên bầu trời, chẳng thèm để ý gì đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.

Tác giả dân gian đã khéo léo tưởng tượng ra bối cảnh của truyện và tâm lí nhân vật. Tại sao con ếch lại có những suy nghĩ thiển cận như vậy? Bởi ếch sống dưới đáy một cái giếng nhỏ nên từ dưới giếng nhìn lên, nó thây bầu trời bé xíu như cái vung nồi. Ngày nào cũng thấy như vậy nên nó khẳng định bầu trời chỉ to bằng ngần ấy mà thôi.

Dưới giếng lâu nay cũng chỉ có một vài loài vật nhỏ bé tầm thường như nhái, cua, ốc... Mỗi khi ếch cất tiếng kêu Ồm ộp vang đông, các loài vật kia đều hoảng sợ.

Chi tiết này vừa có ý nghĩa hiện thực vừa có ý nghĩa tượng trưng. Giếng nhỏ lại sâu, khi có tiếng động thi âm vang rất lớn. Giống như ở nông thôn xưa, hễ nhà ai có việc gi thì cả xóm, cả làng đều biết. Làng lại xa vua, xa quan nên bọn cường hào ác bá tha hổ tác oai tác quái, nhũng nhiễu dân lành.

Trong thế giới quá nhỏ bé ấy, ếch tự cho mình là chúa tể nên chẳng coi ai ra gì. Chưa bao giờ nò được biết thêm về một môi trường khác, một thế giới khác, cho nền tầm nhìn của nó rất hạn hẹp, trình độ hiểu biết ít ỏi, thấp kém. Thế nhưng ếch lại chủ quan, kiêu ngạo, tự cho là mình tài giỏi hơn tất cả. Điều đó đã thành thói quen, thành tật xấu của nó.

Sau một cơn mưa lớn, nước giếng đầy tràn, đẩy ếch ra ngoài. Hoàn cảnh sống của ếch đã đột ngột thay đổi, từ một phạm vi rất hẹp là đáy giếng tới một phạm vi rất rộng là không gian mênh mông. Lúc đầu, ếch cứ tưởng mặt đất cũng giống như đáy giếng kia, bầu trời trên đầu nó lúc này cũng chỉ là bầu trời mà nó đã quen nhìn qua miệng giếng bấy lâu nay và nó vẫn là chúa tể.

Muốn tồn tại, ếch phải thay đổi cách nhìn, cách sống. Nhưng quen thói cũ, ếch nghênh ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu Ồm ộp.

Cơn mưa lớn chỉ làm thay đổi hoàn cảnh sống chứ không phải là nguyên nhân dẫn đến cái chết của ếch mà nguyên nhân chính là thói kiêu ngạo, chủ quan của nó.

Thông qua truyện, người xưa khuyên chúng ta dù sống trong hoàn cảnh nào thì vẫn phải cố gắng học tập để mở rộng tầm nhìn và tầm hiểu biết. Chúng ta không chỉ học tập ở nhà trường, mà còn phải học nhiều điều trong cuộc sống. Bên cạnh trường học còn có trường đời. Trường đời là biển cả bao la về tri thức và kinh nghiệm. Chúng ta phải biết khắc phục những hạn chế của mình và không ngừng học hỏi để có được trình độ học vấn cao và tầm nhìn xa rộng; không nên chủ quan, kiêu ngạo vì chủ quan! kiêu ngạo dễ dẫn đến thất bại trong sự nghiệp và trong cuộc đời. Chúng ta nên suy ngẫm kĩ về những bài học mà truyện đặt ra, chớ nên tự biến minh thành Ếch ngồi đáy giếng, coi trời bằng vung.

11 tháng 3 2023

Thể loại

Đặc điểm

Thơ bốn chữ

+ Mỗi dòng có 4 chữ. 

+ Thường có nhịp 2/2.

+ Không hạn chế về số lượng dòng thơ trong một khổ và số khổ  trong một bài thơ.

+ Sử dụng đan xen vần chân và vần lưng.

Thơ năm chữ

+ Mỗi dòng có năm chữ.

+ Nhịp 3/2 hoặc 2/3.

+ Không hạn chế về số lượng dòng thơ trong một khổ và số khổ  trong một bài thơ.

+ Sử dụng đan xen vần chân và vần lưng.

Truyện ngụ ngôn

+ Là truyện kể ngắn gọn, hàm súc. 

+ Viết bằng văn xuôi hoặc văn vần.

+ Truyện đưa ra bài học về cách nhìn nhận sự việc, cách ứng xử  của con người trong cuộc sống.

+ Đề tài: vấn đề đạo đức, cách ứng xử.

+ Nhân vật: loài vật, đồ vật hoặc con người.

+ Cốt truyện: xoay quanh một sự kiện để đưa ra bài học hoặc lời khuyên.

+ Tình huống truyện là tình thế làm nảy sinh câu chuyện khiến   nhân vật bộc lộ tính cách.

Tùy bút

+ Là một thể trong ký, dùng để ghi chép, miêu tả.

+ Thể hiện cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ của tác giả trước các hiện tượng và vấn đề của cuộc sống. 

Tản văn

+ Là loại văn xuôi ngắn gọn, hàm súc có cách thể hiện đa dạng.

+ Mang tính chất chấm phá, bộc lộ trực tiếp suy nghĩ, cảm xúc     của người viết qua các hiện tượng đời sống thường nhật, giàu ý     nghĩa xã hội.

Văn bản giới thiệu một quy tắc      hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động

+ Văn bản thông tin.

+ Nhằm giúp người đọc hiểu được mục đích, ý nghĩa, quy cách      thực hiện.

+ Bố cục rõ ràng, các đề mục kết hợp hiệu quả phương tiện ngôn ngữ với phương tiện phi ngôn ngữ.

Văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học

+ Thuộc thể nghị luận văn học, được viết ra để bàn về một tác     phẩm văn học.

+ Thể hiện rõ ý kiến của người viết về tác phẩm cần bàn luận, có  thể là nhân vật, chi tiết, ngôn ngữ, đề tài, chủ đề,..

+ Trình bày những lí lẽ, bằng chứng để thuyết phục người đọc,     người nghe.

+ Các ý kiến, lí lẽ, dẫn chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lý.

 
26 tháng 11 2018

ai trả lời mk cho 3 k trong 2 ngày

26 tháng 11 2018

1)

- Truyền thuyết và truyện cố tích: + Giống nhau: Đều có yếu tố tưởng tượng, kì ảo; chi tiết (mô típ) giống nhau (sự ra đời thần kì, nhân vật chính có những tài năng phi thường, v.v...). + Khác nhau: Truyền thuyết kê về các nhân vật, sự kiện lịch sử và thể hiện cách đánh giá của nhân dân đối với những nhân vật, sự kiện lịch sử được kể; truyền thuyết được cả người kế lẫn người nghe tin đó là những câu chuyện có thật (mặc dù trong đó có những chi tiết tưởng tượng, kì ảo). Còn truyện cổ tích kế về cuộc đời của các loại nhân vật nhất định và thế hiện quan niệm, ước mơ của nhân dân về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, v.v...; truyện cổ tích được cả người kể lẫn người nghe coi lả câu chuyện không có thật (mặc dù trong đó có những yếu tố thực tế). 

- Truyện ngụ ngôn và truyện cười: + Giống nhau: Truyện ngụ ngôn thường chế giễu, phê phán những hành động, cách ứng xử trái với điều truyện muôn răn dạy người ta. Vì thế, truyện ngụ ngôn cũng có yếu tố gây cười như truyện cười. + Khác nhau: Mục đích của truyện cười là để mua vui hoặc phê phán, châm biếm những sự vật, hiện tượng, tính cách đáng cười. Còn mục đích của truyện ngụ ngôn là khuyên nhủ, răn dạy người ta một bài học cụ thể nào đó trong cuộc sống. Ví dụ: Truyện cười Treo biển và truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường (mà các em đà từng được nghe) có nội dung na ná giống nhau: một bên là anh chàng đẽo cày giữa đường, nghe nhiều người qua lại góp ý, cuối cùng hỏng việc, “vốn liếng đi đời nhà ma”; một bên là chủ hàng bán cá treo biến giữa phố, nhiều người qua lại góp ý, cuối cùng phải hạ cái biển xuống. Thế nhưng, trong truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa dường có một câu ở cuối truyện rút ra bài học luân lí; còn truyện cười Treo biển thì khi cái biển được chủ nhà hàng cất đi, tiếng cười bật lên, truyện kết thúc ngay
2)

Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật dũng sĩ . Vì Thạch Sanh đã giết trằn tinh ; giết đại bàng cứu công chúa và cứu con của vua thủy tề

3) 

Câu chuyện về chú ếch cũng nhằm phê phán những người có thói khoác lác, khuyên răn những con người nên mở rộng hơn tầm nhìn hạn hẹp của mình.

   k mình nha!!!!!!!!!!!

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
21 tháng 9 2023

“Mây và sóng” là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Ta-go. Bài thơ đã gợi ra cho người đọc cảm nhận sâu sắc về tình mẫu tử thiêng liêng. Em bé trong bài thơ được mời gọi đến thế giới kỳ diệu ở “trên mây” và “trong sóng”. Với sự hiếu kỳ của một đứa trẻ, em đã cất tiếng hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Nhưng khi em bé nhớ đến mẹ vẫn luôn chờ đợi mình ở nhà, em đã từng chối đầy kiên quyết: “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Chẳng có niềm hạnh phúc nào bằng được ở bên cạnh mẹ mặc dù thế giới ngoài kia nhiều hấp dẫn. Để rồi, em bé đã sáng tạo ra những trò chơi còn thú vị hơn của những người “trên mây” và “trong sóng”. Trong trò chơi đó, em sẽ là mây, là sóng tinh nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ là vầng trăng, là bờ biển dịu hiền, ôm ấp và che chở con. Những câu thơ giàu tính tự sự và miêu tả nhưng lại góp phần bộc lộ cảm xúc của nhân vật trong bài thơ. Ta-go đã sử dụng trong bài thơ những lời thoại, chi tiết được kể tuần tự, vừa lặp lại vừa biến hóa kết hợp với hình ảnh giàu tính biểu tượng. Bài thơ chính là một câu chuyện cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.