K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 12 2023
  1. Nguồn cung nước: Sông Ngòi cung cấp nguồn nước quan trọng cho các khu vực dọc theo bờ sông. Nước từ sông này được sử dụng cho việc tưới tiêu đất đai, sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt hàng ngày của cộng đồng.

  2. Giao thông và thương mại: Sông Ngòi và các sông lớn khác thường được sử dụng như tuyến giao thông nước, giúp kết nối các khu vực và cung cấp phương tiện cho vận chuyển hàng hóa. Điều này giúp thúc đẩy hoạt động thương mại và phát triển kinh tế trong khu vực.

  3. Đời sống động vật và thực vật: Sông Ngòi là môi trường sống quan trọng cho nhiều loài động và thực vật. Nó cung cấp nguồn thức ăn và môi trường sống cho nhiều loài sinh vật, giữ cho hệ sinh thái cân bằng và đa dạng.

  4. Văn hóa và lịch sử: Các con sông lớn thường là một phần quan trọng của văn hóa và lịch sử địa phương. Chúng có thể đóng vai trò trong các truyền thống tôn giáo, lễ hội và câu chuyện dân gian.

  5. Năng lượng điện: Sông Ngòi và các sông lớn khác thường được sử dụng để xây dựng các nhà máy thủy điện, cung cấp nguồn năng lượng sạch và bền vững cho khu vực xung quanh.

  6. Bảo vệ môi trường: Việc bảo vệ sông Ngòi có thể ảnh hưởng đến mức độ môi trường và sinh thái của khu vực lân cận. Sự quản lý và bảo tồn nguồn nước này có thể giúp duy trì sự cân bằng môi trường và nguồn tài nguyên tự nhiên.

24 tháng 12 2022

* Ý nghĩa của sông, hồ đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên

- Sông ngòi tạo điều kiện phát triển thủy điện, du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, giao thông đường thủy… tuy nhiên vào mùa mưa thường có lũ, lụt gây nhiều thiệt hại lớn về người và tài sản.

- Hồ giúp điều hòa không khí, tạo phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, phát triển du lịch sinh thái, nuôi trồng thủy sản và là nơi cư trú của nhiều loài sinh vật.

4 tháng 2 2023

- Một số sông và hồ lớn ở châu Á:

+ Sông lớn: Ô-bi, Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Công, Ấn, Hằng,...

+ Hồ lớn: Ca-xpi, Bai-can, A-ran, Ban-khat,...

- Đặc điểm sông ngòi châu Á:

+ Nhiều hệ thống sông lớn bậc nhất thế giới nhưng phân bố không đều.

Các khu vực mưa nhiều (Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á): sông có lượng nước lớn, mùa lũ tương ứng mùa mưa, mùa cạn tương ứng mùa khô.

 

Các khu vực khô hạn (Tây Nam Á, Trung Á): mạng lưới sông thưa thớt, nhiều nơi trong nội địa không có dòng chảy.

+ Sông ngòi tạo điều kiện phát triển thủy điện, du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, giao thông đường thủy…

+ Vào mùa mưa thường có lũ, gây nhiều thiệt hại lớn.

- Ý nghĩa của sông, hồ đối với việc bảo vệ tự nhiên:

+ Sông cung cấp nước cho cây sinh trưởng và phát triển;

+ Hồ giúp điều hòa không khí, tạo phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp và là nơi cư trú của nhiều loài sinh vật.

17 tháng 1 2023

* Đặc điểm sông, hồ châu Á:

- Mạng lưới sông khá phát triển, nhiều hệ thống sông lớn. Tuy nhiên phân bố không đều và có chế độ nước phức tạp.

+ Khu vực Bắc Á có mạng lưới sông dày đặc. Các sông bị đóng băng vào mùa đông; có lũ vào mùa xuân.

+ Khu vực Đông Nam Á và Đông Á, Nam Á có mạng lưới sông dày, nhiều sông lớn. Mưa lũ trùng với mùa mưa, mùa cạn trùng mùa khô.

+ Khu vực Tây Nam Á và Trung Á có mạng lưới sông ngòi kém phát triển.

- Châu Á có nhiều hồ lớn được hình thành từ các đứt gãy hoặc miếng núi lửa đã tắt.

* Tên một số sông lớn ở châu Á:

+ Ở Bắc Á có các sông: Ô-bi, I-ê-nit-xây, Lê-na.

+ Ở Trung Á có các sông: Xưa-đa-ri-a, A-mua-đa-ri-a.

+ Ở Tây Nam Á có các sông:  Ti-grơ, Ơ-phrat.

+ Ở Đông Á có các sông: A-mua, Hoàng Hà, Trường Giang.

+ Ở Đông Nam Á có các sông: Mê-kông, I-ra-oa-đi,…

+ Ở Nam Á có các sông: Ấn, Hằng.

* Ý nghĩa của sông, hồ châu Á đối với đời sống, sản xuất và bảo vệ tự nhiên:

- Các sông, hồ có giá trị về giao thông, thủy điện; cung cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt; thúc đẩy sự phát triển của các ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, du lịch.

- Tình trạng lũ lụt ảnh hưởng đến đời sống người dân và sự phát triển kinh tế - xã hội.

27 tháng 10 2021

Tham khảo

Câu 2 :

a,

- Châu Á có mạng lưới sông ngòi khá phát triển và có nhiều hệ thống sông lớn.

- Các sông châu Á phân bố không đều và chế độ nước khá phức tạp.

+ Bắc Á: Nhiều sông, các sông lớn đều chảy theo hướng từ nam lên bắc, mùa đông các sông bị đóng băng kéo dài. Mùa xuân băng tuyết tan, mực nước sông lên nhanh và gây lũ băng lớn.

+ Đông Á, Đông Nam Á: Sông dày đặc, nhiều sông lớn, thời kì nước lớn vào cuối mùa hạ đầu mùa thu, thời kì cạn nhất vào cuối đông đầu xuân.

+ Tây Nam Á và Trung Á: Do khí hậu lục địa khô hạn nên sông kém phát triển. Nguồn cung cấp nước là tuyết và băng tan từ các đỉnh núi cao nên vẫn có nhiều sông lớn.

- Giá trị kinh tế của sông ngòi châu Á:

giao thông, thuỷ điện, cung cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt, du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

b,

- Những con sông lớn ở việt nam : sông hồng, sông cửu long , sông đồng nai, sông mã,.....

 - sông ngòi mang lại nguồn lợi kinh tế cho người dân , đảm bảo nhu cầu an sinh ( làm du lịch, đánh bắt thủy hải sản, trồng cây ,... )

17 tháng 6 2021

Đặc điểm sông ngòi châu Á là

   A. Sông ngòi ở châu Á khá phát triển và có nhiều hệ thống sông lớn.

   B. Các con sông ở châu Á phân bố không đều và có chế độ nước khá phức tạp.

   C. Sông ngòi châu Á có nhiều giá trị.

   D. Cả 3 đặc điểm trên

 

Đặc điểm sông ngòi châu Á là

   A. Sông ngòi ở châu Á khá phát triển và có nhiều hệ thống sông lớn.

   B. Các con sông ở châu Á phân bố không đều và có chế độ nước khá phức tạp.

   C. Sông ngòi châu Á có nhiều giá trị.

   D. Cả 3 đặc điểm trên

4 tháng 1

nêu cái bảo vệ giúp mình với

4 tháng 1
* Ý nghĩa của sông, hồ châu Á đối với đời sống, sản xuất và bảo vệ tự nhiên: - Các sông, hồ có giá trị về giao thông, thủy điện; cung cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt; thúc đẩy sự phát triển của các ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, du lịch.    
3 tháng 1 2023

- ý nghĩa : cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất đặc biệt là sản xuất nông nghiệp . Tuy nhiên sông cũng gây ra lũ lụt hằng năm làm thiệt hại nhiều về người và tài sản