K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 3 2022

tham khảo :))

Cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh là cuộc đời đấu tranh, là sự nghiệp cách mạng, là nỗi khát khao mãnh liệt cho nước mạnh dân giàu. Người luôn lấy mình làm tấm gương mẫu mực về thái độ học tập nghiêm túc, ý thức tự học thường trực, coi đó là nguồn gốc căn bản để nâng cao trình độ bản thân và ảnh hưởng lan tỏa tới người khác.Ngày nay, các cá nhân, tổ chức có điều kiện và cơ hội tự học lớn hơn nhiều so với sinh thời của Bác, với sự trợ giúp của công nghệ và khả năng tiếp cận kho tri thức trên mạng internet, thư viện ảo. Giới trẻ đang có điều kiện đầy đủ hơn về vật chất, tinh thần, nếu không nâng cao tinh thần học tập, tự học, tự rèn luyện thì không thể tài giỏi và trở thành những người có ích cho cộng đồng, cho đất nước.

29 tháng 4 2018

Đánh dấu X vào ô trống tương ứng với các câu: a, b, c, d, đ, e, g, i, l

1 tháng 9 2019

Đáp án: B

Môn: ĐẠO ĐỨC – LỚP 3Tên bài dạy : TÍCH CỰC THAM GIA VIỆC LỚP VIỆC TRƯỜNG (TIẾT 1+ 2)Thời gian: 70 phútI.MỤC TIÊU:1. Kiến thức: Giúp Học sinh hiểu+ Lớp và trường là tập thể học tập sinh hoạt gắn bó với em nên em cần tham gia vào việc chung của lớp, của trường.+ Khi tham gia việc lớp việc trường. Mọi người đều phải tích cực, nhiệt tình để công việc được giải quyết nhanh chóng. Nếu tham gia...
Đọc tiếp

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

Môn: ĐẠO ĐỨC – LỚP 3

Tên bài dạy : TÍCH CỰC THAM GIA VIỆC LỚP VIỆC TRƯỜNG (TIẾT 1+ 2)

Thời gian: 70 phút

I.MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp Học sinh hiểu

+ Lớp và trường là tập thể học tập sinh hoạt gắn bó với em nên em cần tham gia vào việc chung của lớp, của trường.

+ Khi tham gia việc lớp việc trường. Mọi người đều phải tích cực, nhiệt tình để công việc được giải quyết nhanh chóng. Nếu tham gia công việc chung của lớp, của trường mà lại không tích cực thì công việc sẽ bị chậm, tốn thời gian, công sức, tiền của.

+ Tích cực tham gia việc trường, việc lớp là khi tham gia đầy đủ, có mặt đúng giờ, làm tốt công việc và không lười biếng.

2. Kĩ năng: Biết tích cực tham gia việc trường, việc lớp.

Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL phát triển bản thân, NL điều chỉnh hành vi đạo đức.

*GDKNS:

- Kĩ năng lắng nghe tích cực.

- Kĩ năng tự trọng và đảm nhận trách nhiệm .

*GD TKNL&HQ:

- Bảo vệ , sử dụng nguồn điện của lớp, của trường một cách hợp lí.

- Tận dụng các nguồn chiếu sáng tự nhiên, tạo sự thoáng mát, trong lành của mơi trường lớp học, trường học, giảm thiểu sử dụng điện trong học tập, sinh hoạt.

- Bảo vệ, sử dụng nước sạch của lớp, của trường một cách hợp lí,…nước uống, nước sinh hoạt, giữ vệ sinh,…

- Thực hành và biết nhắc nhở các bạn cùng tham gia sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ở lớp, trường và gia đình.

*GDBVMT:

- Tích cực tham gia và nhắc nhở các bạn tham gia vào các hoạt động BVMT do nhà trường, lớp tổ chức.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:        

- Giáo viên: Phiếu thảo luận nhóm, nội dung công việc của 4 tổ (để báo cáo).

- Học sinh: Vở bài tập.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề.

          - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -  HỌC CHỦ YẾU:

1. Hoạt động 1: Khởi động (5 phút):

*Mục tiêu:  Học sinh phát hiện và nhận thức được vấn đề về việc thực hiện tham gia việc, việc trường.

*Cách tiến hành:

1.GV đề nghị HS hát bài “Em yêu trường em”

2.GV yêu cầu HS chia sẻ trước lớp về một số việc mà em đã tham gia ở trường, ở lớp.

3.Kết nối kiến thức.

4.Giới thiệu bài mới – Ghi bài lên bảng.

2. Hoạt động 2: Xem xét công việc (Làm việc theo nhóm - Chia sẻ trước lớp)

 (10 phút)

 * Mục tiêu: HS biết được công việc của lớp, trường

 (Ghi chú: Vì ở các lớp, bao giờ vào đầu năm học, giáo viên cũng yêu cầu học sinh cả lớp thực hiện nội qui mà lớp, trường đề ra. Nên GVCN thường yêu cầu Ban cán sự lớp có sổ ghi chép để theo dõi những hoạt động của học sinh trong lớp như: mặc đồng phục, đi học muộn, đeo khăn quàng đỏ ...).

- Từ các tình huống có sẵn các em đánh giá được bản thân mình.

- Học sinh nhận xét được những hành vi nào đúng hành vi nào sai để tự điều chỉnh

mình.

* Cách tiến hành:

-Yêu cầu các tổ trưởng báo cáo tình hình hoạt động của các đội viên, thành viên trong tổ.

- Nhận xét tình hình hoạt động chung của lớp

*GVKL: Những bạn đã thực hiện và làm tốt công việc của mình là đã một phần tham gia tốt vào việc thi đua của lớp, của trường. Còn những bạn chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ, còn mắc khuyết điểm, như thế là chưa tham gia tích cực vào việc lớp, việc trường. Để hiểu rõ thêm về điều này, hôm nay chúng ta tìm hiểu bài: “Tích cực tham gia việc lớp, việc trường”.

3. Hoạt động 3: Nhận xét tình huống (Hoạt động cá nhân – Nhóm - Cả lớp) (10 phút)

*Mục tiêu: Giải quyết tình huống hình thành kiến thức

* Cách tiến hành:

- Đưa ra tình huống: Yêu cầu các nhóm thảo luận, sau đó đưa ra các cách giải quyết, có kèn những lý do giải thích phù hợp.

+ Tình huống: Lớp 3A đang dọn dẹp khu vực vườn trường. Mỗi tổ được giao một nhiệm vụ khác nhau. Tổ của Lan được giao nhiệm vụ nhổ cỏ quanh bồn hoa. Lan chỉ nhổ vội mấy đám cỏ quanh vườn rồi kêu mệt, bảo các bạn ở tổ cho mình ngồi nghỉ.

+ Lan làm như thế có được không? Vì sao?

- Nhận xét, đưa ra cách trả lời đúng.

*GVKL: Lớp và trường là tập thể sinh hoạt, học tập gắn bó với em nên cần phải tích cực tham gia các việc lớp, việc trường để công việc chung được giải quyết nhanh chóng.

4. Hoạt động 4:Bày tỏ ý kiến (Làm việc cặp đôi - Chia sẻ trước lớp) (10 phút)

* Mục tiêu: HS biết được hành động đúng, sai và có thái độ phù hợp.

* Cách tiến hành:

- Đưa ra nội dung các tình huống, yêu cầu các nhóm thảo luận và đưa ra ý kiến của mình. Nội dung:

a) Trực nhật vườn trường, mỗi tổ được giao một công việc khác nhau. Khi làm xong việc của tổ mình, Trang chạy sang tổ khác, cùng giúp các bạn một tay.

b) Dù bị mệt nhưng Thơ vẫn cố gắng cùng các bạn làm báo tường cho lớp để tham dự đợt thi báo tường mừng ngày 8/3 ở trường.

c) Để ủng hộ các bạn nhỏ ở vùng lũ lụt, mỗi bạn trong lớp mang vật phẩm đi ủng hộ, riêng Nam cố nhắc mấy lần mà vẫn quên.

d) Cả lớp đang thảo luận nhóm về bài giảng của cô giáo, Hùng và Tuấn ngồi nói chuyện riêng.

đ) Các bạn trong lớp 3B hăng say học tập, giành nhiều điểm 9à10 để kính tặng các thầy cô nhân ngày 20/11.

- Nhận xét câu trả lời của các nhóm.

*GVKL: Để tham gia tích cực vào việc lớp, việc trường, các emcó thể tham gia vào nhiều hoạt động như: lao động, hoạt động học tập, vui chơi tập thể...

5. Hoạt động 5: Kể chuyện (15 phút)

* Mục tiêu: Từ câu chuyện các em phân tích các em biết được các hành vi đúng để học tập để  học sinh tự đánh giá được bản thân mình.

* Cách tiến hành:

Tìm hiểu truyện “Tại con Chích chòe”.

Làm việc cả lớp - Trao đổi nhóm - Chia sẻ trước lớp

+ Kể chuyện: “Tại con Chích chòe”. Chia học sinh thành nhóm nhỏ và yêu cầu thảo luận nhóm, tìm hiểu câu chuyện theo các câu hỏi sau:

1. Em có nhận xét gì về việc làm của bạn Tường? Vì sao?

2. Nếu em là bạn Tường, em sẽ làm như  thế nào?

- Giáo viên trợ giúp cho học sinh M1+M2 hoàn thành nội dung yêu cầu.

- Nhận xét câu trả lời của bạn.

*Giáo viên kết luận: Việc làm của bạn Tường như thế là Sai. Để có tiền góp quỹ Đội, vì lợi ích chung, bạn nào cũng tham gia, bởi vậy Tường cũng nên tham gia cùng các bạn. Có như thế, công việc mới nhanh chóng được hoàn thành tốt.

6. Hoạt động 6: Liên hệ và tự liên hệ  (Trao đổi cặp đôi - Chia sẻ trước lớp) (15 phút)

*Mục tiêu :Học sinh biết thể hiện tính tích cực tham gia việc trường việc lớp trong các tình huống cụ thể

* Cách tiến hành:

- Yêu cầu học sinh thảo luận cặp đôi: Viết ra giấy những việc em đã tham gia với lớp, với trường trong tuần vừa qua.

- Nhận xét.

- Tùy thuộc vào tình hình cụ thể mà giáo viên nhận xét, đưa ra những lời khen, nhắc nhở với học sinh.

+ Em hiểu thế nào là “Tích cực” tham gia việc lớp, việc trường?

- Giáo viên nhận xét.

*Giáo viên kết luận: Như vậy “Tích cực” tham gia việc lớp, việc trường ở đây là hoàn thành tốt các công việc mà mình được giao theo hết khả năng của mình. Ngoài ra, nếu có điều kiện và khả năng, có thể giúp những người khác hoàn thành tốt nhiệm vụ.

7.Hoạt động 7: Ứng dụng giao nhiệm vụ : (5 phút)

- Mỗi nhóm cử 1 đại diện để tham gia, kể chuyện về nội dung có liên quan đến trường, lớp.

- Tích cực tham gia và nhắc nhở các bạn tham gia vào các hoạt động BVMT do nhà trường, lớp tổ chức.

 

 Người soạn

 

 

 

 

    Huỳnh Thúy Liễu

6
7 tháng 9 2021

bạn đăng cái j vậy. Đây là kế họch trường mà. có câu hỏi đâu

7 tháng 9 2021

Dựa trên hoạch bài học mà thầy/ cô đã xây dựng ở mô đun 2, hãy phân tích các hình thức, phương pháp và công cụ kiểm tra, đánh giá được sử dụng trong kế hoạch bài học đó

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
16 tháng 9 2023

Học sinh thực hành theo yêu cầu.

26 tháng 10 2017

- Nước ta đã ban hành Luật Bảo vệ môi trường năm 2005; tham gia các công ước quốc tế về môi trường; đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục về vấn đề dân số kế hoạch hóa gia đình; ban hành Luật Phòng chống ma túy,...

- Học sinh, sinh viên tham gia tích cực các phong trào bảo vệ môi trường, giữ sạch đường phố, tích cực ủng hộ chương trình giờ trái đất,...

- Em và các bạn có thể giữ gìn trật tự, vệ sinh trường lớp, nơi ở và các nơi công cộng; sử dụng tiết kiệm điện nước, hạn chế xả rác ra môi trường, sử dụng các sản phẩm than thiện với môi trường; nghiêm chỉnh thực hiện Luật hôn nhân và Gia đình; tích cực rèn luyện thể dục thể thao, bảo vệ sức khỏe, tham gia các hoạt động lành mạnh để tránh sa vào tệ nạn xã hội; tích cực tham gia các hoạt động phòng chống tệ nạn, dịch bệnh,...

12 tháng 2 2023

- Kết quả: Mọi người đều hưởng ứng phong trào mà trường em tổ chức, cùng thực hiện "Một ngày không sử dụng túi ni lông".

 

- Khó khăn: Một số người chê bai, chống phá phong trào, còn xả rác nhiều hơn

25 tháng 12 2020

Việc tích cực tự giác tham gua các hoạt động giúp cho chúng ta:

-Mở rộng tầm hiểu biết về mọi mặt 

-Rèn được các kỹ năng cần thiết của bản thân

-Góp phần xây dựng quan hệ tập thể lành mạnh tương thân  tương ái và được mọi người tôn trọng,quý mến

25 tháng 12 2020

cảm ơn bạn