K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Trần Hưng Đạo (chữ Hán: 陳興道:1232-1300), còn được gọi là Hưng Đạo Đại Vương (興道大王) hay Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương (仁武興道大王) là một nhà chính trị, quân sự, tôn thất hoàng gia Đại Việt thời Trần. Ông được biết đến trong lịch sử Việt Nam với việc chỉ huy quân đội đánh tan hai cuộc xâm lược của quân Nguyên–Mông năm 1285 và năm 1288. Ông nguyên có tên khai sinh là Trần Quốc Tuấn (陳國峻). Phần lớn tài liệu nghiên cứu lịch sử và cả dân gian thời sau thường dùng tên gọi vắn tắt là "Trần Hưng Đạo" thay cho cách gọi tên đầy đủ và trang trọng hơn là "Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn" dành cho ông. Cách gọi tên các danh nhân theo kiểu vắn tắt này là phổ biến dưới thời phong kiến ngày xưa. Cần lưu ý rằng "Hưng Đạo đại vương" là tước phong chính thức cao nhất do vua nhà Trần ban tặng cho Trần Quốc Tuấn lúc sinh thời do công lao trận mạc của ông và tước "Hưng Đạo đại vương" có cấp bậc cao hơn tước "Hưng Đạo vương" dù cùng thuộc hàng vương tước được ban cho những người thân cận trong hoàng tộc nhà Trần đương thời.

Là con của thân vương Trần Liễu và là cháu nội của Trần Thái Tổ, Trần Hưng Đạo có mối quan hệ mật thiết với hoàng tộc họ Trần và vua Trần Nhân Tông gọi ông bằng bác. Năm 1257, ông được Trần Thái Tông phong làm tướng chỉ huy các lực lượng ở biên giới đánh quân Mông Cổ xâm lược. Sau đó ông lui về thái ấp ở Vạn Kiếp. Đến tháng 10 âm lịch năm 1283, nhà Nguyên (Mông Cổ) đe dọa đánh Đại Việt lần hai, Hưng Đạo vương được Thượng hoàng Trần Thánh Tông, Hoàng đế Trần Nhân Tông (em họ và cháu họ ông) phong làm Quốc công tiết chế thống lĩnh quân đội cả nước. Trên cương vị này, năm 1285, ông lãnh đạo quân sĩ chặn đánh đội quân xâm lược của Trấn Nam vương Thoát Hoan. Sau những thất bại ban đầu, quân dân Việt dưới sự lãnh đạo của hai vua Trần, Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải và Hưng Đạo vương phản công mạnh mẽ, phá tan quân Nguyên trong các trận Hàm Tử, Chương Dương, Trường Yên, Vạn Kiếp,... quét sạch quân Nguyên khỏi biên giới.

Năm 1288, quân Nguyên trở lại xâm lược Đại Việt. Hưng Đạo vương tiếp tục làm Quốc công tiết chế; ông khẳng định với Trần Nhân Tông: "Năm nay đánh giặc nhàn". Ông đã dùng lại kế cũ của Ngô Quyền, đánh bại hoàn toàn thủy quân của các tướng Phàn Tiếp, Ô Mã Nhi trong trận Bạch Đằng. Quân Nguyên lại phải chạy về nước. Tháng 4 âm lịch năm 1289, Trần Nhân Tông chính thức gia phong ông làm "Đại vương" dù chức quyền đứng đầu triều đình khi đó vẫn thuộc về Thượng tướng Thái sư Chiêu Minh Đại vương Trần Quang Khải.

Sau đó, ông lui về Vạn Kiếp đến khi mất năm 1300. Trước khi mất, ông khuyên Trần Anh Tông: "Phải khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc".[1] Sinh thời, ông có viết các tác phẩm Hịch tướng sĩ, Binh thư yếu lược và Vạn Kiếp tông bí truyền thư nhằm động viên quân sĩ, phân tích nghệ thuật quân sự.

mik ko chắc bạn ak mik chỉ sao lên mạng thui khỏi k nha

Những thái độ và hành vi nào sau đây thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ? a) Tìm đọc tài liệu nói về các truyền thống và phong tục, tập quán của dân tộc ; b) Chê bai những người ăn mặc theo phong cách dân tộc là lạc hậu, là quê mùa ; c) Đánh giá cao, kính phục các nghệ nhân của những nghề truyền thống; d) Khống tôn trọng những người lao động chân...
Đọc tiếp

Những thái độ và hành vi nào sau đây thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ?

a) Tìm đọc tài liệu nói về các truyền thống và phong tục, tập quán của dân tộc ;

b) Chê bai những người ăn mặc theo phong cách dân tộc là lạc hậu, là quê mùa ;

c) Đánh giá cao, kính phục các nghệ nhân của những nghề truyền thống;

d) Khống tôn trọng những người lao động chân tay ;

đ) Sống chỉ biết mình, không quan tâm đến người khác ;

e) Tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa ;

g) Tích cực tìm hiểu lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ;

h) Thích xem phim, kịch, nghe nhạc của Việt Nam ;

i) Sưu tầm những món ăn và kiểu trang phục dân tộc độc đáo ;

k) Lấy chồng sớm trước tuổi quy định của pháp luật,

l) Tìm hiểu và giới thiệu với mọi người về các lễ hội truyền thống của dân tộc.

1
18 tháng 5 2017

Các câu đúng: (a), (c), (e), (g), (h), (i), (l).

Đó là những thái độ và việc làm thể hiện sự tích cực tìm hiểu, tuyên truyền và thực hiện các chuẩn mực giá trị truyền thống.

NG
12 tháng 10 2023

(*) Giới thiệu về dân tộc Thái

Tên dân tộc: Thái

Nhóm dân tộc địa phương: Thái Đen, Thái Trắng

Dân số: 1.820.950 (năm 2019).

Ngôn ngữ: thuộc nhóm ngôn ngữ Tày – Thái (ngữ hệ Thái – Ka Đai)

Đời sống vật chất:

- Ăn:

+ Lương thực, thực phẩm chính gồm: gạo nếp, gạo tẻ; thị gia súc, gia cầm, cá… trên mâm cơm hằng ngày của họ phổ biến món ớt giã trộn muối, tỏi, có rau thơm, mùi, là hành, gọi chung là chéo.

+ Ưa thức ăn có các vị: cay, chua, đắng, chát, bùi, ít dùng các món ngọt, lợ, đậm, nồng…

+ Người Thái có thói quen uống rượu cần; hút thuốc lào bằng điếu ống tre, nứa

- Trang phục:

+ Các cô gái Thái mặc áo cánh ngắn, đủ màu sắc, đính khuy bạc, áo bó sát thân, ăn nhịp với chiếc váy vải màu thâm, hình ống; thắt eo bằng dải lụa màu xanh lá cây; đeo dây xà tích bạc ở bên hông. Phụ nữ Thái Ðen đội khăn piêu với các hình hoa văn thêu nhiều màu sắc rực rỡ.

+ Nam giới người Thái mặc quần cắt để thắt lưng; áo cánh xẻ ngực có túi ở hai bên gấu; ở áo của người Thái Trắng có thêm một túi bên ngực trái; cài khuy tết bằng dây vải. Màu quần áo phổ biến là đen, có thể màu gạch non, hoa kẻ sọc hoặc trắng. Ngày lễ mặc áo đen dài, xẻ nách, bên trong có một lần áo trắng, tương tự để mặc lót. Bình thường cuốn khăn đen theo kiểu mỏ rìu. Khi vào lễ cuốn dải khăn dài một sải tay.

- Nhà ở: người Thái ở nhà sàn, dáng vẻ khác nhau:

+ Nhà mái tròn khum hình mai rùa, hai đầu mai rùa, hai đầu mái hồi có khau cút;

+ Nhà 4 mái mặt bằng sàn hình chữ nhật gần vuông, hiên có lan can;

+ Nhà sàn dài, cao, mỗi gian hồi làm tiền sảnh;

+ Nhà mái thấp, hẹp lòng, gần giống nhà người Mường.

- Phương tiện vận chuyển:

+ Gánh là phổ biến, ngoài ra gùi theo kiểu chằng dây đeo vắt qua trán,

+ Người Thái dùng ngựa cưỡi, thồ hàng.

+ Ở dọc các con sông lớn họ rất nổi tiếng trong việc xuôi ngược bằng thuyền đuôi én.

Quan hệ xã hội: Cơ cấu xã hội cổ truyền được gọi là bản mường hay theo chế độ phìa tạo Tông tộc Thái gọi là Ðằm. Mỗi người có 3 quan hệ dòng họ trọng yếu:

+ ẢI Noong (tất cả các thành viên nam sinh ra từ một ông tổ bốn đời).

+ Lung Ta (tất cả các thành viên nam thuộc họ vợ của các thế hệ).

+ Nhinh Xao (tất cả các thành viên nam thuộc họ người đến làm rể).

Đời sống tinh thần:

- Cưới xin: Trước kia người Thái theo chế độ hôn nhân mua bán và ở rể nên việc lấy vợ và lấy chồng phải qua nhiều bước, trong đó có 2 bước cơ bản:

+ Cưới lên (gọi là: đong khửn) - đưa rể đến cư trú nhà vợ - là bước thử thách phẩm giá, lao động của chàng rể. Người Thái Ðen có tục búi tóc ngược lên đỉnh đầu cho người vợ ngay sau lễ cưới này. Tục ở rể từ 8 đến 12 năm.

+ Cưới xuống (gọi là: đong lông) đưa gia đình trở về với họ cha.

- Ma chay: Lễ tang có 2 bước cơ bản:

+ Pông là bước phúng viếng tiễn đưa hồn người chết lên cõi hư vô, đưa thi thể ra rừng chôn (Thái Trắng) hoặc thiêu (Thái Ðen).

+ Xống là bước gọi ma trở về ngụ ở gian thờ cúng tổ tiên ở trong nhà.

- Lễ tết: Người Thái ăn tết theo âm lịch.

- Văn nghệ: Người Thái có các điệu xoè, các loại sáo lam và tiêu, có hát thơ, đối đáp giao duyên phong phú.

- Trò chơi: Trò chơi của người Thái phổ biến là ném còn, kéo co, đua ngựa, dạo thuyền, bắn nỏ, múa xoè, chơi quay và quả mák lẹ. Nhiều trò chơi cho trẻ em.

9 tháng 1 2018

-Rau một lá, cá một khúc.

            -Nhà đổ còn xà, cậu già còn cháu.

-Cha thế nào, chú hao hao thế ấy.

-Nói không nghe, đe không được.

-Đất một trái chung, chim cùng tổ đẻ, con người một mẹ, một cha.

-Ruột một bụng, tóc một đầu, lươn một bàu, diều một gió..

-Người đau bệnh nằm liệt, công việc người khỏe lo, thói đời ăn no tức bụng.

-Ruộng nhuyễn gạo thơm ngon, ruộng sinh bùn thuần thục, trâu nuôi lâu béo tốt, người khỏe nói tinh khôn.

-Cây có vui mưa xuống, cái ná muốn con chồn, con cá nơi đầu nguồn tung tăng mừng cái rổ.

-Chứa một trăm xá đo rõ dài tay.

-Làm cồng giỏi, làm chiêng hay.

-Trống, chiêng vui làng buôn, cháu con vui nhà dài.

-Làm rẫy kịp nước mưa, kiếm cá chờ nước đục, phong tục lấy con cậu...

-Con gái chỉ một phương, con trai thường tám hướng.

-Ngủ với cô một lúc, hạnh phúc với cô một thời, chơi với cô một buổi.

-Uống rượu phải hút thuốc, ăn cơm phải có ớt, ghẹo gái phải khoèo chân.

-Gặp gái đẹp thì lấy, thấy con trai đẹp thì ngủ.

-Giữ kỷ niệm không phai màu sắc,

Xa cách rồi sẽ gặp nhau thôi,

Qua cơn lẻ bạn có thời ở chung.

-Vững chà gạc phải tìm cán chắc,

Muốn kiếm thú phải đặt bẫy cắm cần,

Muốn lấy vợ gần phải tìm con cậu.

-Người đi một tốp,

Nơm chộp một cái,

Con gái ôm một cô.

-Ăn ớt, ăn sả thì cay,

 Lấy vợ thì khó, trả nợ vay dễ dàng.

-Ăn ớt, ăn sả thì cay,

Lấy vợ thì nợ, vót bông tre dầy Giàng chê!

-Bỏ ăn hòi đòi chiêng sáu,

Vợ chồng bỏ nhau phạt vạ chiêng mười.

-Chiêng dùng thì sống, ống dùng thì chết.

19 tháng 1 2023

- Tháp Ponagar chính là một thành tựu tiêu biểu nhất về nghệ thuật xây dựng kiến trúc đền tháp, nghệ thuật điêu khắc, một chứng tích rõ ràng cho sự ảnh hưởng lớn mạnh của Hindu giáo đối với người Chăm và sau này là người Việt.

- Hàng năm, tại Tháp Bà Ponagar, lễ hội tháp Bà được tổ chức trọng thể từ ngày 20-23 tháng Ba (Âm lịch). Lễ hội nhằm tưởng nhớ công ơn của Thiên Y Ana Thánh Mẫu (người Chăm gọi là Po Inư Nagar), người mẹ xứ sở đã có công dạy người dân cách làm ăn như trồng lúa, dệt vải, chăn nuôi, sinh sống.

- Tháp Bà Ponagar với lễ hội Tháp Bà được tổ chức hàng năm, chính là điểm hội tụ các giá trị truyền thống của quá trình giao lưu văn hóa Việt - Chăm trong lịch sử.

=> Mỗi dịp lễ hội là một cơ hội để bà con trở về với cội nguồn, giáo dục thế hệ trẻ biết sống có đạo lý, góp phần bồi đắp những truyền thống văn hóa tốt đẹp cho các thế hệ.