K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm) Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới: TỰ TRÀO Cũng chẳng giàu mà cũng chẳng sang, Chẳng gầy chẳng béo, chỉ làng nhàng. Cờ đương dở cuộc không còn nước( ), Bạc chửa thâu canh đã chạy làng( ). Mở miệng nói ra gàn bát sách( ), Mềm môi chén mãi tít cung thang( ). Nghĩ mình lại gớm cho mình nhỉ, Thế cũng bia xanh, cũng bảng vàng! Khoanh tròn vào...
Đọc tiếp

Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm) Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới: TỰ TRÀO Cũng chẳng giàu mà cũng chẳng sang, Chẳng gầy chẳng béo, chỉ làng nhàng. Cờ đương dở cuộc không còn nước( ), Bạc chửa thâu canh đã chạy làng( ). Mở miệng nói ra gàn bát sách( ), Mềm môi chén mãi tít cung thang( ). Nghĩ mình lại gớm cho mình nhỉ, Thế cũng bia xanh, cũng bảng vàng! Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 8: Câu 1. Bài thơ được gieo vần gì? A. Vần lưng B. Vần chân C. Vần liền D. Vần cách Câu 2. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai, xuất hiện như thế nào? A. Là tác giả, xuất hiện trực tiếp qua đại từ “mình” B. Là tác giả, xuất hiện trực tiếp qua đại từ “tôi” C. Là tác giả, xuất hiện trực tiếp, xưng tên riêng D. Là tác giả, xuất hiện gián tiếp Câu 3. Có thể chia bố cục bài thơ theo những cách nào? A. Bốn phần (mỗi phần 2 câu) hoặc hai phần (2 câu đầu và 6 câu cuối) B. Bốn phần (mỗi phần 2 câu) hoặc hai phần (6 câu đầu và 2 câu cuối) C. Hai phần (mỗi phần 4 câu) hoặc bốn phần (mỗi phần 2 câu) D. Ba phần (3 câu đầu, 3 câu tiếp và 2 câu cuối) hoặc ba phần (2 câu đầu, 2 câu tiếp và 4 câu cuối) Câu 4. Phép đối trong bài thơ xuất hiện ở những cặp câu nào? A. 1 – 2 và 3 – 4 B. 3 – 4 và 5 – 6 C. 5 – 6 và 7 – 8 D. 1 – 2 và 7 – 8 Câu 5. “Tự trào” có nghĩa là gì? A. Tự kể về mình B. Tự viết về mình C. Tự nói về mình D. Tự cười mình Câu 6. Trong bài thơ trên, nhân vật trữ tình “tự trào” điều gì? A. Cái nghèo của mình B. Cái dốt nát của mình C. Cái vô tích sự của mình D. Cái khôn ngoan của mình Câu 7. Nhận định nào nói đầy đủ và chính xác nhất những điều cụ thể mà nhân vật trữ tình “tự trào”? A. Không có gì nổi bật, không có trình độ, không được mọi người yêu quý, có những thói quen xấu B. Không thích nghi được với thời cuộc, gàn dở, không được mọi người ưa thích, không có tài năng C. Có những thói quen xấu, không thích nghi được với thời cuộc, không có trình độ, không có lòng tự trọng D. Không có gì nổi bật, không thích nghi được với thời cuộc, có những thói quen xấu, không phát huy được khả năng Câu 8. “Tự trào” cho thấy rõ nhất điều gì ở nhân vật trữ tình? A. Lòng yêu nước B. Sự hiếu học C. Lòng tự trọng D. Tính hài hước Câu 9. Vì sao nói tiếng cười của Nguyễn Khuyến trong bài thơ là tiếng cười của lương tâm, của ý thức liêm sỉ, thâm thuý và thấm đẫm nước mắt? Trả lời trong khoảng 5  7 dòng. Câu 10. Anh / chị có khi nào “tự trào” không? Hãy lí giải cụ thể. Trả lời trong khoảng 5  7 dòng.

0
Phần đọc hiểuĐọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:    “… Nếu có giặc Mông Thát tràn sang thì cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp của giặc, mẹo cờ bạc không thể dùng làm mưu lược nhà binh; dẫu rằng ruộng lắm vườn nhiều, tấm thân quý nghìn vàng khôn chuộc, vả lại vợ bìu con díu, việc quân cơ trăm sự ích chi ; tiền của tuy nhiều khôn mua được đầu giặc,...
Đọc tiếp

Phần đọc hiểu

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

    “… Nếu có giặc Mông Thát tràn sang thì cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp của giặc, mẹo cờ bạc không thể dùng làm mưu lược nhà binh; dẫu rằng ruộng lắm vườn nhiều, tấm thân quý nghìn vàng khôn chuộc, vả lại vợ bìu con díu, việc quân cơ trăm sự ích chi ; tiền của tuy nhiều khôn mua được đầu giặc, chó săn tuy khỏe khôn đuổi được quân thù ; chén rượu ngon không thể làm cho giặc say chết, tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai. Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào! Chẳng những thái ấp của ta không còn, mà bổng lộc các ngươi cũng mất ; chẳng những gia quyến của ta bị tan, mà vợ con các ngươi cũng khốn ; chẳng những xã tắc tổ tông ta bị giày xéo, mà phần mộ cha mẹ các ngươi cũng bị quật lên ; chẳng những thân ta kiếp này chịu nhục, rồi đến trăm năm sau, tiếng dơ khôn rửa, tên xấu còn lưu, mà đến gia thanh các ngươi cũng không khỏi mang tiếng tướng bại trận. Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không? ...”

(Trích Ngữ Văn 8, tập 2 – NXB GD Việt Nam 2016)

Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? Nêu ngắn gọn hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.

1
21 tháng 1 2017

Đáp án

Đoạn trích được trích trong Hịch tướng sĩ. Tác giả: Trần Quốc Tuấn (0,5 điểm)

    - Tác giả sáng tác trước khi cuộc kháng chiến chống quân Mông- Nguyên lần thứ hai (1285) nhằm khích lệ tướng sĩ học tập cuốn “Binh thư yếu lược” do ông biên soạn (0,5 điểm)

  ĐỌC HIỂU (3.0 điểm):Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện yêu cầu bên dưới:          “Các em chẳng có gì đặc biệt. Đúng vậy đó! Chúng tôi đã ở bên cạnh các em trong các trò chơi, vở kịch, các cuộc diễn âm nhạc, hội chợ khoa học. Những nụ  cười toả sáng khi các em bước vào phòng, đáp lại mỗi tin nhắn trên Twitter của các em là những tiếng hô hào hứng. Và các em đã chinh phục được trường trung học....
Đọc tiếp

 

 ĐỌC HIỂU (3.0 điểm):

Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện yêu cầu bên dưới:

          “Các em chẳng có gì đặc biệt. Đúng vậy đó! Chúng tôi đã ở bên cạnh các em trong các trò chơi, vở kịch, các cuộc diễn âm nhạc, hội chợ khoa học. Những nụ  cười toả sáng khi các em bước vào phòng, đáp lại mỗi tin nhắn trên Twitter của các em là những tiếng hô hào hứng. Và các em đã chinh phục được trường trung học. Nhưng đừng lầm tưởng rằng các em là đặc biệt. Mỗi năm có ít nhất 3,2 triệu học sinh tốt nghiệp từ hơn 37000 trường trung học trên toàn quốc. Người Mĩ chúng ta giờ đây yêu danh hiệu hơn những thành công thực sự. Chúng ta coi danh hiệu là mục tiêu và ta sẵn sàng thỏa hiệp, tự hạ thấp các chuẩn mực hoặc phớt lờ thực tế khi cho rằng đó là cách nhanh nhất hoặc duy nhất để có được những thứ có thể đem ra khoe mẽ, để có một vị thế tốt hơn trong xã hội.

          Trước khi các em tỏa đi khắp nơi, tôi kêu gọi các em làm những gì mình thích, tin tưởng. Hãy kháng cự lại sự thỏa mãn nhất thời, vẻ lóng lánh bề ngoài của vật chất, sự tê liệt của lòng tự mãn. Hãy làm như vậy một cách nhanh chóng, bởi mỗi giây phút đều quý giá. Cuộc sống hạnh phúc có ý nghĩa là một thành tựu đòi hỏi nỗ lực chứ không phải thứ từ trên trời rơi xuống. Đừng mong chờ cảm hứng và niềm đam mê sẽ tự tìm đến các em. Hãy đứng dậy, bước ra bên ngoài, tự mình  khám phá, tìm kiếm cảm hứng cùng niềm đam mê  và hãy giữ chắc nó  bằng cả hai bàn tay… Và khi đó các em sẽ phát hiện sự thật vĩ đại và lạ lùng của cuộc sống. Đó là lòng vị tha, sống vì người khác mới là điểu tốt đẹp nhất các em có thể làm được cho bản thân. Những niềm vui ngọt ngào nhất trong cuộc sống chỉ đến khi các em nhận ra rằng mình không có gì đặc biệt”.

                               (Trích bài phát biểu  của David Mc Cullough trong lễ tốt nghiệp trung học trường Wellesley 2012- Theo Tuổi trẻ)

      Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên

       Câu 2: Anh /chị hiểu thế nào về câu: “Hãy kháng cự lại sự thỏa mãn nhất thời, vẻ lóng lánh bề ngoài của vật chất, sự tê liệt của lòng tự mãn. “

      Câu 3: Tại sao tác giả lại nói :”Đừng mong chờ cảm hứng và niềm đam mê sẽ tự tìm đến các em”

      Câu 4: Anh chị rút ra được những bài học nào trong cuộc sống  từ bài phát biểu trên?

0
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Con ong làm mật, yêu hoaCon cá bơi, yêu nước;con chim ca, yêu trời Con người muốn sống, con ơiPhải yêu đồng chí, yêu người anh em.Một ngôi sao chẳng sáng đêm Một thân lúa chín, chẳng nên mùa vàngMột người – đâu phải nhân gian Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi!” (Trích Tiếng ru – Tố Hữu; In trong tập Gió lộng; NXB Văn học – 1961)1)nêu phương thức biểu đạt...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Con ong làm mật, yêu hoa

Con cá bơi, yêu nước;

con chim ca, yêu trời

Con người muốn sống, con ơi

Phải yêu đồng chí, yêu người anh em.

Một ngôi sao chẳng sáng đêm

Một thân lúa chín, chẳng nên mùa vàng

Một người – đâu phải nhân gian

Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi!”

(Trích Tiếng ru – Tố Hữu; In trong tập Gió lộng; NXB Văn học – 1961)

1)nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên

2)Đoạn thơ trên đề cập đến nội dung gì ?

3)Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau: "con ong làm mật, yêu hoa / con cá bơi, yêu nước ; con chim ca, yêu trời"

4)Ghi lại cảm xúc của anh/chị về hai câu thơ: "con người muốn sống, con ơi / phải yêu đồng chí, yêu người anh em"

0
II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)Đọc bài sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:Bạn tốt hay xấu thì liên quan gì đến mình?Ở lớp Yến có một thành viên rất đặc biệt, các bạn thường bảo: chắc trời có sập xuống thì cậu ta cũng chẳng quan tâm đâu. Đấy là Bình “mọt sách”! Cái tên gọi đã nói lên tính cách. Cậu bạn suốt ngày chúi mũi vào sách vở, chẳng chơi...
Đọc tiếp

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Đọc bài sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

Bạn tốt hay xấu thì liên quan gì đến mình?

Ở lớp Yến có một thành viên rất đặc biệt, các bạn thường bảo: chắc trời có sập xuống thì cậu ta cũng chẳng quan tâm đâu. Đấy là Bình “mọt sách”! Cái tên gọi đã nói lên tính cách. Cậu bạn suốt ngày chúi mũi vào sách vở, chẳng chơi với ai. Có mấy bạn trong lớp còn cá cược với nhau: Mọt Sách có nhớ hết tên và mặt các thành viên của lớp không? Một lần, cả lớp cùng tham gia kéo co tập thể. Vậy mà Mọt Sách nhất quyết không tham gia. Cậu bảo: “Tớ không thích. Mấy chuyện đấy chẳng giúp được gì!”. Đến khi Mọt Sách đi học bị đau bụng. Nhờ bạn cùng bàn phát hiện đưa lên phòng y tế kịp thời, cậu mới không phải vào bệnh viện. Cũng từ đấy, Mọt Sách thay đổi hẳn: quan tâm đến bạn bè nhiều hơn. Ai cũng yêu quý Mọt Sách, và tất nhiên không thể thiếu Yến rồi! (Theo Hoài Trang)

Em trả lời câu hỏi, làm bài tập theo một trong hai cách sau:

- Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời mà em chọn.

- Viết ý kiến của em vào chỗ trống.

Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì? (1,0 điểm)

2
17 tháng 1 2019

Gợi ý:

   Câu chuyện khuyên chúng ta không nên nhút nhát, rụt rè mà cần mạnh dạn, hoà đồng với các bạn trong lớp.

15 tháng 2 2021
Thế à 💩💩💩💩💩💩💩💩💩
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu : "Không chỉ học ở trường lớp, chúng ta còn có thể học hỏi từ chính những trải nghiệm trong cuộc sống, dưới nhiều hình thức. Học là việc cả đời, chẳng bao giờ kết thúc, ngay cả khi bạn đã đạt được nhiều bằng cấp. Đối với một số người, việc học kéo dài liên tục và suốt đời, không hề có một giới hạn nào cho sự học hỏi. Mọi nẻo đường...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu : "Không chỉ học ở trường lớp, chúng ta còn có thể học hỏi từ chính những trải nghiệm trong cuộc sống, dưới nhiều hình thức. Học là việc cả đời, chẳng bao giờ kết thúc, ngay cả khi bạn đã đạt được nhiều bằng cấp. Đối với một số người, việc học kéo dài liên tục và suốt đời, không hề có một giới hạn nào cho sự học hỏi. Mọi nẻo đường của cuộc sống đều ẩn chứa những bài học rất riêng. Nhà văn Conrad Squies luôn tâm niệm: "Học hỏi giống như sự hình thành các cơ bắp trong lĩnh vực kiến thức, tạo nền tảng cho sự thông thái, khôn ngoan" Và dĩ nhiên, để thành công trong cuộc sống, để sống bình an trong một thế giới đầy biến động như hiện nay thì bạn cần phải trải nghiệm để tích lũy kinh nghiệm sống, để nâng cao những kỹ năng làm việc của bản thân mình.
1)Hãy tìm lời dẫn trực tiếp có trọng đoạn trích

 

2
10 tháng 1 2022

Lời dẫn trực tiếp : "Học hỏi giống như sự hình thành các cơ bắp trong lĩnh vực kiến thức, tạo nền tảng cho sự thông thái, khôn ngoan"

10 tháng 1 2022

"Học hỏi giống như sự hình thành các cơ bắp trong lĩnh vực kiến thức, tạo nền tảng cho sự thông thái, khôn ngoan"

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:    “… Nếu có giặc Mông Thát tràn sang thì cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp của giặc, mẹo cờ bạc không thể dùng làm mưu lược nhà binh; dẫu rằng ruộng lắm vườn nhiều, tấm thân quý nghìn vàng khôn chuộc, vả lại vợ bìu con díu, việc quân cơ trăm sự ích chi ; tiền của tuy nhiều khôn mua được đầu giặc, chó săn tuy khỏe...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

    “… Nếu có giặc Mông Thát tràn sang thì cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp của giặc, mẹo cờ bạc không thể dùng làm mưu lược nhà binh; dẫu rằng ruộng lắm vườn nhiều, tấm thân quý nghìn vàng khôn chuộc, vả lại vợ bìu con díu, việc quân cơ trăm sự ích chi ; tiền của tuy nhiều khôn mua được đầu giặc, chó săn tuy khỏe khôn đuổi được quân thù ; chén rượu ngon không thể làm cho giặc say chết, tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai. Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào! Chẳng những thái ấp của ta không còn, mà bổng lộc các ngươi cũng mất ; chẳng những gia quyến của ta bị tan, mà vợ con các ngươi cũng khốn ; chẳng những xã tắc tổ tông ta bị giày xéo, mà phần mộ cha mẹ các ngươi cũng bị quật lên ; chẳng những thân ta kiếp này chịu nhục, rồi đến trăm năm sau, tiếng dơ khôn rửa, tên xấu còn lưu, mà đến gia thanh các ngươi cũng không khỏi mang tiếng tướng bại trận. Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không? ...”

(Trích Ngữ Văn 8, tập 2 – NXB GD Việt Nam 2016)

Khát vọng đánh thắng giặc ngoại xâm, giành độc lập – tự do cho Tổ quốc của vị chủ tướng trong đoạn văn trên đã trở thành hiện thực. Nhưng từ khát vọng, ước mơ đến hiện thực ấy là cả một chặng đường dài. Viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 câu) để nêu lên khát vọng, ước mơ của em và cả những dự định để biến ước mơ ấy trở thành hiện thực.

1
2 tháng 4 2019

Đáp án

Học sinh trình bày, diễn đạt theo cách của riêng mình nhưng phải đảm bảo các nội dung:

- Tư tưởng của Hịch tướng sĩ thể hiện, không thể làm nên điều lớn lao nếu không có khát vọng (0,5 điểm)

- Tình yêu nước, ý chí chống giặc ngoại xâm sẽ đánh thắng được kẻ thù (0,5 điểm)

- Lời văn thể hiện được thái độ, trách nhiệm trước vận mệnh của đất nước (0,5 điểm)

Hình thức: đảm bảo số câu, diễn đạt mạch lạc, rõ ràng

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)Đọc bài sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:Bạn tốt hay xấu thì liên quan gì đến mình?Ở lớp Yến có một thành viên rất đặc biệt, các bạn thường bảo: chắc trời có sập xuống thì cậu ta cũng chẳng quan tâm đâu. Đấy là Bình “mọt sách”! Cái tên gọi đã nói lên tính cách. Cậu bạn suốt ngày chúi mũi vào sách vở, chẳng chơi...
Đọc tiếp

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Đọc bài sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

Bạn tốt hay xấu thì liên quan gì đến mình?

Ở lớp Yến có một thành viên rất đặc biệt, các bạn thường bảo: chắc trời có sập xuống thì cậu ta cũng chẳng quan tâm đâu. Đấy là Bình “mọt sách”! Cái tên gọi đã nói lên tính cách. Cậu bạn suốt ngày chúi mũi vào sách vở, chẳng chơi với ai. Có mấy bạn trong lớp còn cá cược với nhau: Mọt Sách có nhớ hết tên và mặt các thành viên của lớp không? Một lần, cả lớp cùng tham gia kéo co tập thể. Vậy mà Mọt Sách nhất quyết không tham gia. Cậu bảo: “Tớ không thích. Mấy chuyện đấy chẳng giúp được gì!”. Đến khi Mọt Sách đi học bị đau bụng. Nhờ bạn cùng bàn phát hiện đưa lên phòng y tế kịp thời, cậu mới không phải vào bệnh viện. Cũng từ đấy, Mọt Sách thay đổi hẳn: quan tâm đến bạn bè nhiều hơn. Ai cũng yêu quý Mọt Sách, và tất nhiên không thể thiếu Yến rồi! (Theo Hoài Trang)

Em trả lời câu hỏi, làm bài tập theo một trong hai cách sau:

- Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời mà em chọn.

- Viết ý kiến của em vào chỗ trống.

Đặt dấu phẩy vào 2 vị trí thích hợp trong câu văn dưới đây: (0,5 điểm)

   Những ngày đầu mới đến trường Bình suốt ngày chúi mũi vào sách vở chẳng chơi với ai.

1
5 tháng 6 2018

Trả lời đúng: 0,5 điểm; trả lời khác: 0 điểm

Những ngày đầu mới đến trường, Bình suốt ngày chúi mũi vào sách vở, chẳng chơi với ai.