K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

D
datcoder
CTVVIP
29 tháng 11 2023

Giới thiệu về tác giả Hon-da So-i-chi

- Soichiro Honda sinh ngày 17/11/ 1906 tại Yamahigashi, làng Komyo (nay là Tenryu), hạt Iwata thuộc Shizuoka Prefecture ( Nhật Bản). Cha của Honda, ông Ghihei là một thợ rèn.

- Khi còn nhỏ, Shoichiro luôn quanh quẩn bên bố, xem ông làm việc và qua đó ông đã học được cách tự làm đồ chơi cho mình. Tài sản mà Soichiro được thừa kế từ cha chính là lòng yêu thích nghề cơ khí.

- Ông bắt đầu đi từ nghề giúp việc, trông trẻ con, làm thợ trong xưởng sửa xe, bằng sự nỗ lực về đam mê bất tận ông dù gặp không ít khó khăn trong công việc nhưng ông chưa bao giờ nản chí để bây giờ chúng ta có công ty Honda vang danh toàn cầu.

D
datcoder
CTVVIP
29 tháng 11 2023

Giới thiệu về tác giả Nguyên Hồng và hồi kí “Những ngày thơ ấu”

- Tác giả Nguyên Hồng

+ Nguyễn Nguyên Hồng (1918 – 1982) sinh ra ở Nam Định

+ Tuổi thơ cơ cực sống trong cảnh gia đình không hạnh phúc, cha mẹ lấy nhau không có tình yêu thương sau đó cha mất sớm, mẹ bị gia đình chồng ruồng bỏ, khinh miệt phải bỏ đi Thanh Hóa kiếm sống → Cuộc đời của cậu bé Hồng vô cùng khó khăn và thiếu thốn

+ Tuy nhiên ông say mê viết với ông “viết văn là một lẽ sống”

+ Ông để lại nhiều tác phẩm văn học có giá trị: Bỉ vỏ (tiểu thuyết, 1938)/ Bảy Hựu (truyện ngắn, 1941)/ Những ngày thơ ấu (hồi ký, đăng báo lần đầu năm 1938, xuất bản năm 1940)/ Qua những màn tối (truyện, 1942)

- Hồi kí  Những ngày thơ ấu

+ Hồi kí được viết năm 1938 và đến năm 1940 thì được in trọn vẹn thành sách. Đó là một tập hồi kí gồm 9 chương ghi lại một cách trung thực những năm tháng tuổi thơ cay đắng của tác giả. Sinh ra trong gia đình sa sút, bất hòa, cha mất sớm, mẹ phải bỏ đi làm ăn xa, họ hàng cay nghiệt và thái độ dửng dưng tàn nhẫn của xã hội. Điều duy nhất còn lại để nâng đỡ tâm hồn cậu bé hồng là tình mẫu tử thiêng liêng với mẹ.

+ “Trong lòng mẹ” là chương thứ 4 của tập hồi kí

30 tháng 1 2016

Mác-xim Go-rơ-ki (1868 – 1936) là nhà văn hiệu thực xuất sắc của nước Nga cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Tên thật của ông là A-lếc-xây Pê-scôp, gọi thân mật là A-li-ô-sa. Ông sinh trưởng ở thành phố Ni-giơ- ni Nô-vơ-gô-rôt (sau có thời đổi tên là thành phố Go-rơ-ki), trong một gia đình lao động nghèo, bố làm nghề thợ mộc. Chú bé A-li-ô-sa trải qua tuổi ấu thơ nhiều cay đắng, tủi nhục, phải tự lực kiếm sống bằng nhiều nghề khác nhau khi mới mười một tuổi.

Nhà văn sáng tác rất nhiều, gồm các thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch… Các tác phẩm chính: tiểu thuyết Người mẹ (1906-1907), bộ ba tiểu thuyết tự thuật Thời thơ ấu (1913-1914), Kiếm sống (1915-1916) Những trường đại học của tôi (1923)…

Thời thơ ấu là cuốn đầu tiên trong bộ ba tiểu thuyết tự thuật. Truyện được kể ở ngôi thứ nhất (tôi). Tác giả tự kể chuyện đời mình. Mở đầu tác phẩm là chuyện bố mất, khi A-li-ô-sa mới ba tuổi. Chú bé về ở với ông bà ngoại vì mẹ đi lấy chồng khác. A-li-ô-sa sống những năm tháng tuổi thơ héo hắt, sớm phải chứng kiến trong gia đình những cảnh dời nhức nhối. Ông ngoại Va-xi-li Ca-si-rin là người khó tính, tàn nhẫn, hay đe doạ và đối xử với cháu bằng roi vọt. Hai người cậu thì luôn chửi bới và đánh nhau vì tranh chấp gia tài. Lão đại tá góa vợ ốp-xi-an-ni-cop hàng xóm thì hách dịch, coi khinh những người thuộc tầng lớp dưới… Nhưng A-li-ô-sa cũng gặp những người tốt bụng. Chú được sống trong sự che chở và tình thương yêu của bà ngoại A-cu-li-na I-va-nôp-na. Bà thường kể chuyện cổ tích cho cháu nghe, khơi dậy trong tâm hồn trẻ thơ những tình cảm tốt đẹp. Bác thợ Xư-ga-nôc có lần đỡ đòn cho A-li-ô-sa nên cả cánh tay bị bầm tím. Những đứa trẻ vừa tội nghiệp vừa đáng yêu con của đại tá Ôp-xi-an-ni-côp rất mến A-li-ô-sa… Tác phẩm kết thúc bằng sự kiện mẹ cậu bé qua đời, lúc cậu mới lên mười.

Bài văn này trích ở chương IX của tác phẩm Thời thơ ấu. Nhà văn thuật lại tình bạn thân thiết nảy sinh giữa cậu bé A-li-ô-sa với mấy đứa trẻ hàng xóm mồ côi mẹ, sống thiếu tình thương, bất chấp những cản trở trong quan hệ giai cấp và tầng lớp xã hội lúc bấy giờ.

Ông bà ngoại của A-li-ô-sa là hàng xóm với đại tá Ôp-xi-an-ni-cốp. Hai nhà thuộc hai thành phần xã hội khác nhau. Một bên là dân thường, một bên là quan chức giàu sang. Vì thế, viên đại tá không cho mấy đứa con của mình chơi với A-li-ô-sa. Do A-li-ô-sa góp sức cứu đứa con nhỏ của ông ta bị rơi xuống giếng nên ba đứa trẻ yêu thích A-li-ô-sa và rủ cậu sang vườn chơi.

A-li-ô-sa đã mất bố, mẹ lại đi lấy chồng khác. Cậu thường bị ông ngoại đánh đòn. Chỉ có bà ngoại là người hiền hậu, hết lòng vêu thương, che chở cho cậu. Qua trò chuyện, A-li-ô-sa biết mấy đứa bạn mới quen kia tuy sống trong cảnh giàu sang nhưng cũng chẳng sung sướng gì. Mẹ chết, chúng phải sống với dì ghẻ và cũng thường xuyên bị cấm đoán, bị đánh đòn…

Do hoàn cảnh giống nhau là đều thiếu tình thương nên A-li-ô-sa nhanh chóng kết thân với mấy đứa trẻ kia. Tình bạn trong sáng để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng A-li-ô-sa, khiến mấy chục năm sau, khi đã trở thành nhà văn M.Gor-ki, ông vẫn còn nhớ như in và kể lại hết sức xúc động.

Trước khi làm quen, mỗi lần nhìn sang hàng xóm, A-li-ô-sa chỉ thấy: Ba đứa cùng mặc áo cánh và quần dài màu xám, cùng đội mũ như nhau.

Chúng có khuôn mặt tròn, mắt xám và giống nhau đến nỗi tôi chỉ có thể phân biệt được chúng theo tầm vóc.

Tuy bị ngăn cấm vì không cùng đẳng cấp nhưng bọn trẻ vẫn lén gặp nhau để chuyện trò tâm sự. Chúng giống nhau ở chỗ đứa nào cũng bị đối xử hà khắc và không có niềm Vui tuổi thơ.

Khi mấy đứa trẻ kể cho A-li-ô-sa biết mẹ chúng đã chết, chúng phải sống với dì ghẻ, cậu bé thấy cả ba đứa có vẻ nghĩ ngợi, gương mặt sầm lại… Chúng ngồi sát vào nhau, giống như những chú gà con. Sự so sánh chính xác khiến ta liên tưởng đến cảnh lũ gà con sợ hãi co cụm vào nhau khi nhìn thấy bóng diều hâu.

Mấy đứa trẻ hàng xóm vừa nhắc đến chuyện dì ghẻ mà chúng gọi là mẹ khác, A-li-ô-sa liên tưởng ngay đến nhân vật mụ dì ghẻ độc ác trong các chuyện cổ tích. Cậu chỉ biết an ủi các bạn: Mẹ thật của các cậu thế nào cũng sẽ về, rồi các cậu xem! Thằng lớn có vẻ nghi ngờ: Chết rồi cơ mà, về làm sao được… A-li-ô-sa như chìm trong thế giới cổ tích. Cậu nói với các bạn như nói với chính mình: Không được ư? Trời ơi, biết bao nhiêu lần những người chết, thậm chí đã bị xả ra từng mảnh, mà chỉ cần vẩy cho ít nước phép là sống lại; có biết bao nhiêu người chết mà không phải là chết thật, vì phép của bọn phù thủy.

Khi đại tá Ôp-xi-an-ni-cốp bất chợt xuất hiện và vặn hỏi mấy đứa con rằng: Đứa nào gọi nó sang? A-li-ô-sa thấy cả mấy đứa trẻ lặng lẽ bước ra khỏi chiếc xe và đi vào nhà. Cảnh ấy khiến cậu bé nghĩ đến những con ngỗng ngoan ngoãn hình ảnh so sánh vừa miêu tả chính xác dáng dấp bên ngoài tội nghiệp của ba đứa trẻ và phần nào thế hiện thế giới nội tâm của chúng. Chúng bị cha áp chế, sợ hãi lẳng lặng theo nhau vào nhà, chẳng dám hé răng. A-li-ô-sa thông cảm với cuộc sống hoàn toàn thiếu tình thương của các bạn nhỏ.

Chú bé cảm thấy mình may mắn hơn chúng vì còn có người bà nhân hậu. Bà thường kể chuyện cổ tích cho chú nghe và chú kể lại cho các bạn, chỗ nào quên thì chạy về hỏi bà. Khi đứa con lớn của viên đại tá trầm ngâm bảo: Có lẽ tất cả các bà đều rất tốt, bà tớ ngày trước cũng rất tốt… thì A-li-ô-sa nhận xét: Nó thường nói một cách buồn bã: ngày trước, trước kia, đã có thời… dường như nó đã sống trên trái đất này mội trăm năm, chứ không phải mười một năm.

Không chỉ lời nói mà còn hình dáng, ánh mắt của mấy người bạn nhỏ đọng lại trong trái tim, khiến cho nhà văn sau bao nhiêu năm cũng chẳng thể nào quên:

Tồi còn nhớ nó có đôi bàn tay nhỏ nhắn, những ngón tay thon thon và người mảnh dẻ, yếu ớt, cặp mắt rất sáng, nhưng dịu dàng như ánh sáng của những ngọn đến trong nhà thờ. Hai em nó cũng rất dễ thương, tôi tin yêu lắm, tôi luôn muốn làm cho chúng vui thích, nhưng tôi ưa thằng lởn hơn cả…

Qua đoạn trích, chúng ta thấy A-li-ô-sa tuy còn nhỏ nhưng đã biết thương người, biết an ủi, san sẻ nỗi bất hạnh của các bạn gần như cùng cảnh ngộ. Rõ ràng, sự phân biệt giai cấp, giàu nghèo trong xã hội không thể nào ngăn cản được tình bạn trong sáng của tuổi thơ. Tình bạn ấy là của cải tinh thần vô giá trong cuộc sống tinh thần của mỗi con người.

 

30 tháng 1 2016

Macxim Go-rơ-ki là nhà văn nổi tiếng theo xu hướng hiện thực xã hội chủ nghĩa của văn học Nga Xô viết. “ Thời thơ ấu” là tiểu thuyết tự truyện kể về quãng đời ấu thơ của tác giả. “ Những đứa trẻ” là đoạn trích đầy tâm tình xúc động chứa chan tình bạn tình yêu bà của cậu bé Aliôsa. Thông qua đoạn trích ta thấy được thời thơ ấu của tác giả.

Tuổi thơ của tác giả quá nhiều cay đắng và bất hạnh: cha mẹ mất sớm để lại một chút bơ vơ côi cút giữa cuộc đời. Chú phải ở với ông bà ngoại mà ông ngoại thì rất giữ đòn luôn đối xử với chú bằng roi vọt rất tàn nhẫn, trông vào hai cậu thì hai cậu luôn choảng nhau để tranh chấp gia tài. Lão đại tá hàng xóm là quan chức thì hách dịch coi khinh tầng lớp dưới. Đó là những năm tháng tuổi thơ  héo hắt, gia cảnh buồn đến nhức nhối. Nhưng chú cũng may mắn còn được sống trong tình thương của bà ngoại, người thợ bên hàng xóm và những đứa trẻ rất đáng yêu của con nhà đại tá. Chính những tình cảm tốt đẹp ấy đã thổi vào tâm hồn trẻ thơ  của chú những cảm xúc trong lành và thắm thiết.ình cờ cậu bé gặp lũ trẻ con nhà đại tá vào một buổi sáng đẹp trời từ trên cành cây vắt vẻo. Chú say mê ngắm nhìn chúng và khao khát được chan hòa giữa bạn bè. Chú phải huýt sáo hét lên cười thật to để cho chúng chú ý nhưng chúng  cũng chỉ thì thầm khiến chú bé “ ngượng quá bèn tụt xuống đất”. Một hàng rào vô hình ngăn cách hai thế giới tâm hồn tuổi thơ khiến chú tủi và cô đơn nhiều lắm. Đó là kỉ niệm ban đầu đầy nước mắt của Aliôsa.

Một cơ hội để chú bé được chơi thân với lũ trẻ đó là lần chú cùng hai thằng anh con nhà đại tá cứu đứa em út của chúng bị ngã xuống giếng. Đó là một chiến công, một thử thách của tình bạn, hàng rào vô hình bị phá tung. Tiếng gọi đầu tiên của lũ trẻ “ xuống đây chơi với chúng tớ” là tiếng gọi của bạn bè của tình thương và sự tin cậy. Đây cũng là giây phút hạnh phúc nhất.

Cũng từ đó bốn đứa trẻ chơi với nhau như một bầy chim “ ngồi sát bên nhau như những chú gà con”, “ nín chặt môi và má phồng lên” khi nghe Aliôsa kể chuyện cổ tích. Đây là khoảnh khắc thần tiên nhất của đời chúng. Lão đại tá xuất hiện đuổi chú bé ra khỏi nhà và cấm chú không được chơi với con mình.

Tiếp đó là trận đòn của ông ngoại dáng xuống đầu chú. Nhưng tuổi thơ và tình bạn trong sáng không gì có thể ngăn cách được. Vì thế chú tiếp tục chơi với bọn trẻ và quan hệ giữa chúng càng trở nên thích thú. Chúng đã bí mật khoét một lỗ hổng giữa hàng dào để đến với nhau. Chúng canh cho nhau để nghe Aliôsa kể chuyện cổ tích về cuộc sống buồn tủi về những con chim…Có thể nói tuổi thơ của những đứa trẻ đầy ắp kỉ niệm buồn tội nghiệp và bất hạnh.

Nhưng vượt lên chúng đã có một tình bạn vô cùng hồn nhiên trong sáng và tươi đẹp. Tình cảm ấy như một dấu ấn giữa cuộc đời tác giả để rồi hơn 40 năm sau ông vẫn còn nhớ như in và kể lại hết sức chân thực và xúc động.

  Tuổi thơ của Aliôsa may mắn được sống trong tình yêu thương của bà. Bà ngoại của chúng trở thành nguồn hạnh phúc là dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng tâm hồn. Bà là chỗ dựa tâm hồn che chở và bảo vệ em mỗi khi gặp điều chẳng lành. Mỗi lần kể cho lũ trẻ nghe những câu chuyện cổ tích quên mất tình tiết nào là em chạy về hỏi bà. Điều đó làm cho ba đứa trẻ rất xúc động và mơ ước. Chú rất tự hào kể bao nhiêu chuyện tốt đẹp về bà ngoại mình khiến lũ trẻ cảm thấy buồn thở dài và nó “ có lẽ tất cả các bà rất tốt,bà mình trước đây cũng rất tốt”. Đó là câu nói hết sức giản dị xuất phát từ những cảm nhận của những đứa trẻ bất hạnh.

Tóm lại, tuổi thơ của tác giả trải qua tình bạn và tình yêu thương ấm áp của bà. Có thể nói, tình bạn và tình yêu thương đã giúp Aliôsa vượt lên trên số phận bất hạnh của mình. Những dòng tự thuật của Macxim Go-rơ-ki ta thêm hiểu một tâm hồn trong trẻo biết yêu bà yêu bạn, lớn lên trong tình yêu che chở của bà. Cũng từ đó ta thấm thía một tình bạn đẹp sưởi ấm sự chống trải trong ta, thắp sáng niềm tin và đem lại hạnh phúc cho tuổi thơ. Đó cũng là ý nghĩa nhân văn được toát ra từ vẻ đẹp văn chương của “ thời thơ ấu”

30 tháng 3 2020

Mở bài: Giới thiệu nhân bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ với hai đặc điểm:
- Những cay đắng, tủi cực thời thơ ấu;
- Tình yêu thương cháy bỏng đối với người mẹ bất hạnh
Thân bài: Lần lượt làm sáng tỏ từng luận điểm.
1. Những cay đắng, tủi cực của bé Hồng
- Bố mất, mẹ vì “cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực”, bé Hồng sống bơ vơ giữa sự ghẻ lạnh, cay nghiệt của họ hàng.
- Bị bà cô độc ác gieo rắc vào đầu óc những hoài nghi, những ý nghĩ xấu xa, về người mẹ;
- Bị người cô nhục mạ, hành hạ, bé Hồng đau đớn, cổ họng nghẹn ứ khóc không ra tiếng, cười dài trong tiếng khóc…
2. Tình yêu thương mãnh liệt của bé Hồng với người mẹ bất hạnh
- Những ý nghĩ, cảm xúc của chú bé khi trả lời người cô:
+ Nhận ra ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt của người cô; không muốn tình thương yêu và lòng kính mến mẹ bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến..
+ Đau đớn, uất ức đến cực điểm vì cổ tục đã hành hạ, đầy đọa mẹ:“Giá những cổ tục đã đầy đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mànghiến cho kì nát vụn mới thôi”.
- Cảm giác sung sướng cực điểm khi ở trong lòng mẹ:
+ Chạy đuổi theo chiếc xe. Vừa được ngồi lên xe cùng mẹ đã òa lênkhóc nức nở.
+ Cảm giác sung sướng đến cực điểm của bé Hồng khi ở trong lòng mẹlà hình ảnh về một thế giới đang bừng nở, đang hồi sinh của tình mẫu tử. Vì thế, những lời cay độc của người cô cũng bị chìm ngay đi, bé Hồng không mảy may nghĩ ngợi gì nữa…
+ Đoạn trích Trong lòng mẹ, đặc biệt là phần cuối là bài ca chân thànhvà cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.
Kết bài: - Khẳng định vấn đề đã chứng minh:
Đoạn trích Trong lòng mẹ đã kể lại một cách chân thực và cảm động những cay đắng, tủi cực cùng tình yêu thương mãnh liệt của nhà văn thời thơ ấu đối với người mẹ bất hạnh.
- Nêu thái độ, tình cảm của người viết:Hồi kí thấm đẫm chất trữ tình. Cách nhìn nhận, đánh giá con người và sự việc và đặc biệt là tình cảm của nhà văn thời ấu thơ dành cho người mẹ thật đáng trân trọng
Bạn tham khảo nha!

1 tháng 4 2020

Mở bài: Giới thiệu nhân bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ với hai đặc điểm:
- Những cay đắng, tủi cực thời thơ ấu;
- Tình yêu thương cháy bỏng đối với người mẹ bất hạnh
Thân bài: Lần lượt làm sáng tỏ từng luận điểm.
1. Những cay đắng, tủi cực của bé Hồng
- Bố mất, mẹ vì “cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực”, bé Hồng sống bơ vơ giữa sự ghẻ lạnh, cay nghiệt của họ hàng.
- Bị bà cô độc ác gieo rắc vào đầu óc những hoài nghi, những ý nghĩ xấu xa, về người mẹ;
- Bị người cô nhục mạ, hành hạ, bé Hồng đau đớn, cổ họng nghẹn ứ khóc không ra tiếng, cười dài trong tiếng khóc…
2. Tình yêu thương mãnh liệt của bé Hồng với người mẹ bất hạnh
- Những ý nghĩ, cảm xúc của chú bé khi trả lời người cô:
+ Nhận ra ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt của người cô; không muốn tình thương yêu và lòng kính mến mẹ bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến..
+ Đau đớn, uất ức đến cực điểm vì cổ tục đã hành hạ, đầy đọa mẹ:“Giá những cổ tục đã đầy đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mànghiến cho kì nát vụn mới thôi”.
- Cảm giác sung sướng cực điểm khi ở trong lòng mẹ:
+ Chạy đuổi theo chiếc xe. Vừa được ngồi lên xe cùng mẹ đã òa lênkhóc nức nở.
+ Cảm giác sung sướng đến cực điểm của bé Hồng khi ở trong lòng mẹlà hình ảnh về một thế giới đang bừng nở, đang hồi sinh của tình mẫu tử. Vì thế, những lời cay độc của người cô cũng bị chìm ngay đi, bé Hồng không mảy may nghĩ ngợi gì nữa…
+ Đoạn trích Trong lòng mẹ, đặc biệt là phần cuối là bài ca chân thànhvà cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.
Kết bài: - Khẳng định vấn đề đã chứng minh:
Đoạn trích Trong lòng mẹ đã kể lại một cách chân thực và cảm động những cay đắng, tủi cực cùng tình yêu thương mãnh liệt của nhà văn thời thơ ấu đối với người mẹ bất hạnh.
- Nêu thái độ, tình cảm của người viết: Hồi kí thấm đẫm chất trữ tình. Cách nhìn nhận, đánh giá con người và sự việc và đặc biệt là tình cảm của nhà văn thời ấu thơ dành cho người mẹ thật đáng trân trọng

D
datcoder
CTVVIP
29 tháng 11 2023

B. Đồng Tháp Mười mùa nước nổi (Văn Công Hùng

20 tháng 9 2021

Tham khảo:

"Những ngày thơ ấu" là tập hồi kí trung thực và cảm động về tuổi thơ cay đắng của nhà văn Nguyên Hồng trong chế độ cũ. Ở đoạn trích Trong lòng mẹ, tác giả đã miêu tả tinh tế những rung động cực điểm của một tâm hồn trẻ dại, đó là nỗi nhớ thương, yêu quý sâu sắc của bé Hồng đối với người mẹ của mình.

Bé Hồng là kết quả của một cuộc hôn nhân gượng ép, không tình yêu. Người cha lớn tuổi, bệnh tật, luôn lặng lẽ, u uất cạnh bàn đèn thuốc phiện. Người mẹ trẻ phải chôn vùi tuổi xuân bên ông chồng nghiện ngập nên luôn khao khát hạnh phúc. Không khí trong gia đình bé Hồng lạnh lẽo, thiếu vắng tiếng nói, tiếng cười.

Rồi cha chết. Mẹ không chịu nổi sự hắt hủi, o ép của nhà chồng, đành bỏ con thơ, dứt áo ra đi. Bé Hồng phải sống với bà cô nghiệt ngã. Như mọi đứa trẻ khác, bé Hồng yêu mẹ, thèm được ở bên mẹ nhưng cố giấu kín điều đó trong lòng. Vì thế mà tình thương mẹ của bé Hồng càng thêm sâu đậm.

Một lần, nghe bà cô hỏi có muốn vào Thanh Hóa chơi với mợ mày không, bé lập tức tưởng tượng ra vẻ mặt rầu rầu và hiền từ của mẹ. Bé nhớ mẹ, muốn gặp mẹ nên đã toan trả lời là có, nhưng tâm hồn nhạy cảm đã khiến bé Hồng nhận ra ngay ý đồ thâm hiểm trong giọng nói và trên nét mặt bà cô, cho nên bé cúi đầu không đáp. Cử chỉ ấy là một cách phản kháng ý đồ gieo rắc vào đầu óc cậu bé những hoài nghi để cậu khinh miệt mẹ.

Bé Hồng đã bênh vực mẹ bằng những ý nghĩ quyết liệt: đời nào tình yêu thương và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến. Họ hàng bên nội có thể ruồng rẫy mẹ, kết tội mẹ, thóa mạ mẹ… nhưng với bé Hồng, mẹ vẫn là người mẹ hiền từ, yêu quý mà cậu ra sức bảo vệ. Bé Hồng còn nhỏ lắm nên trước những lời kết tội mẹ mình, bé chỉ phản đối bằng cử chỉ im lặng mà lòng thắt lại, khóe mắt cay cay.

Cuối cùng, trước sự mỉa mai của bà cô, bé không chịu nổi đã òa lên khóc, nước mắt ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và cổ. Bé khóc vì những lời chì chiết mà bà cô cố ý nhắc đi nhắc lại cứ xoáy chặt tâm can. Bé khóc vì căm tức những thành kiến bất công của bà cô, của người đời đối với mẹ. Bé khóc vì thương xót người mẹ yếu đuối do sợ miệng lưỡi thế gian mà phải xa lìa con, trốn tránh tìm nơi sinh nở. Tình thương mẹ của bé Hồng trỗi dậy mãnh liệt hơn bao giờ hết và đã biến thành khát vọng phản kháng quyết liệt: Giá như cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá, hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ lấy ngay mà cắn, mà nhai, mà nghiền cho kì nát vụn mới thôi.

Lòng thương mẹ của bé Hồng còn được thể hiện qua tâm trạng và hành động của bé trong lần gặp mẹ vào ngày giỗ bố.

Chiều ấy lúc tan trường, thoáng thấy người ngồi trên xe kéo giống mẹ mình, bé liền đuổi theo, bối rối gọi. Đó là tiếng gọi bật ra từ tình thương nhớ mẹ bao ngày dồn lại, là tiếng thổn thức tủi cực của trái tim con trẻ khao khát thương yêu. Tác giả đã miêu tả những cử chỉ thể hiện niềm vui sướng của bé Hồng khi gặp mẹ. Vì cố chạy đuổi theo mẹ mà bé thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi. Đến khi trèo được lên xe với mẹ thì mừng ríu cả chân lại. Mẹ vừa kéo tay, xoa đầu hỏi chuyện thì bé đã òa lên khóc rồi cứ thế nức nở. Lần này, bé Hồng khóc thành tiếng. Tiếng khóc trút bỏ những nỗi uất ức trong bao ngày xa mẹ, là tiếng khóc sung sướng được gặp lại mẹ thương yêu.

Trong lòng mẹ, bé Hồng nhận ra những cảm giác ấm áp thiếu vắng bấy lâu nay lại mơn man khắp cả da thịt. Bé nhận ra hơi quần áo của mẹ, hơi thở của mẹ lúc đó thơm tho lạ thường, gương mặt mẹ vẫn tươi sáng, mắt trong, da mịn, má hồng. Mẹ vẫn đẹp như thuở nào. Bé cũng nhận ra người mẹ có một êm dịu vô cùng… Tất cả những cảm giác đó, ý nghĩ đó chỉ có được khi đứa con hết lòng yêu thương mẹ.

Được gặp mẹ là một niềm hạnh phúc lớn lao, là một niềm vui khôn xiết. Được sà vào lòng mẹ, bé Hồng mừng đến nỗi quên hết mọi thứ trên đời. Những lời thăm hỏi của mẹ giống như một chuỗi âm thanh hạnh phúc, bé Hồng không thể nhớ đó là câu gì, chuyện gì. Ngay cả những lời cay độc của bà cô đã từng làm cho bé đau đớn, tủi cực… cũng chìm đi, biến mất. Bao trùm tâm trí bé là niềm hạnh phúc tột cùng khi được ngồi trong lòng mẹ. Phải thương nhớ mẹ, yêu quý mẹ, thèm khát mẹ đến mức nào thì bé Hồng mới cảm thấy sung sướng như vậy khi được gặp lại mẹ mình.

Đoạn trích Trong lòng mẹ đã mở ra trước mắt chúng ta thế giới tâm hồn phong phú của một cậu bé bất hạnh. Tình thương mẹ đã giúp bé Hồng có cách nhìn xác thực về con người và cuộc đời.

Cho dù cảnh ngộ có éo le đến mấy thì cũng không thể chia cắt được tình cảm mẹ con. Chúng ta càng thêm thương, thêm quý bé Hồng và càng trân trọng tình mẫu tử thiêng liêng.



 

20 tháng 9 2021

Em tham khảo nhé:

Nói đến Nguyên Hồng, người ta nhớ ngay một giọng văn như trút cả bao xúc động đắng đót vào trong những câu chuyện của ông. Hồi ký “Những ngày thơ ấu” là kỷ niệm xót xa của cậu bé Hồng, mang theo cái dư vị đắng chát của tuổi thơ khát khao tình mẹ. Cho đến tận bây giờ, khi đọc lại những trang viết này, người đọc vẫn lây lan cảm giác của cậu bé sớm phải chịu thiếu thốn tình cảm, để rồi chợt nhận ra: tình mẫu tử là nguồn sức mạnh thiêng liêng và diệu kỳ, là nguồn an ủi và chở che giúp cho đứa trẻ có thể vượt lên bao đắng cay tủi nhục và bất hạnh.

Đoạn trích Trong lòng mẹ là hồi ức đan xen cay đắng và ngọt ngào của chính nhà văn - cậu bé sinh ra trong một gia đình bất hạnh: người cha nghiện ngập rồi chết mòn, chết gục bên bàn đèn thuốc phiện, người mẹ cùng túng phải đi tha phương cầu thực, cậu bé Hồng đã phải sống trong cảnh hắt hủi ghẻ lạnh đến cay nghiệt của chính những người trong họ hàng. Cậu bé phải đối mặt với bà cô cay nghiệt, luôn luôn “tươi cười” – khiến hình dung đến loại người “bề ngoài thơn thớt nói cười – mà trong nham hiểm giết người không dao”. Đáng sợ hơn, sự tàn nhẫn ấy lại dành cho đứa cháu ruột vô tội của mình. Những diễn biến tâm trạng của bé Hồng trong câu chuyện đã được thuật lại bằng tất cả nỗi niềm đau thắt vì những ký ức hãi hùng kinh khiếp của tuổi thơ. Kỳ diệu thay, những trang viết ấy lại giúp chúng ta hiểu ra một điều thật tự nhiên giản dị: Mẹ là người chỉ có một trên đời, tình mẹ con là mối dây bền chặt không gì chia cắt được.

Trước khi gặp mẹ, nói một cách công bằng, nếu chỉ nhìn vào bề ngoài cuộc sống của cậu bé Hồng, có thể nói cậu bé ấy vẫn còn may mắn hơn bao đứa trẻ lang thang vì còn có một mái nhà và những người ruột thịt để nương tựa sau khi cha mất và mẹ bỏ đi. Nhưng liệu có thể gọi là gia đình không khi chính những người thân – mà đại diện là bà cô ruột lại đóng vai trò người giám hộ cay nghiệt. Tấm lòng trẻ thơ ấy thật đáng quý. Đối với bé Hồng, bao giờ mẹ cũng là người tốt nhất, đẹp nhất. Tình cảm của đứa con đã giúp bé vượt qua những thành kiến mà người cô đã gieo rắc vào lòng cậu

“Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là góa chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha phương cầu thực. Nhưng đời nào lòng thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến…”

Nhưng ta cũng nhận ra những vết thương lòng đau nhói mà bé Hồng đã sớm phải gánh chịu. Sự tra tấn tinh thần thật ghê gớm. Sức chịu đựng của một cậu bé cũng có chừng mực. Ta chứng kiến và cảm thương cho từng khoảnh khắc đớn đau, cậu đã trở thành tấm bia hứng chịu thay cho mẹ những ghẻ lạnh, thành kiến của người đời: “Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi thắt lại, khoé mắt tôi đã cay cay”

Dù đã kìm nén hết mức nhưng những lời độc ác kia vẫn đạt được mục đích khi đã lấy được những giọt nước mắt tủi nhục của một đứa trẻ không đủ sức tự vệ . Ta chợt ghê sợ trước loại người như bà cô – họ vẫn lẩn quất đâu đó quanh ta, với trò tra tấn gặm nhấm dần niềm tin con trẻ. Liệu ta có hoà chung giọt nước mắt này chăng: “Nước mắt tôi ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hoà đầm đìa ở cằm và cổ”.

Càng thương cho cậu bé Hồng, ta lại càng căm uất sự ghẻ lạnh của người đời trước những số phận bất hạnh. Từ nhận thức non nớt, cậu bé ấy cũng đã kiên quyết bảo vệ mẹ mình, bất chấp những thành kiến ác độc: “Chỉ vì tôi thương mẹ tôi và căm tức sao mẹ tôi lại vì sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi, để sinh nở một cách giấu giếm… Tôi cười dài trong tiếng khóc”. Dường như khoảnh khắc cười dài trong tiếng khóc kia chứa chất sự phẫn nộ và khinh bỉ không cần giấu giếm Trong thâm tâm, liệu rằng cậu bé ấy có khi nào oán trách mẹ mình đã nhẫn tâm bỏ con không? Có lẽ không bao giờ, bởi lẽ niềm khao khát được gặp lại mẹ lúc nào cũng thường trực trong lòng cậu bé.

Ta xúc động biết bao nhiêu trước khoảnh khắc hồi hộp lo lắng của cậu bé khi sợ mình nhận nhầm mẹ. Linh cảm và tình yêu dành cho mẹ đã không đánh lừa cậu, để đền đáp lại là cảm giác của đứa con trong lòng mẹ - cảm giác được chở che, bảo bọc, được thương yêu, an ủi.

Hình ảnh mẹ qua những trang viết của nhà văn Nguyên Hồng thật tươi tắn sinh động, là sự diệu kỳ giúp cậu bé vượt lên nỗi cay đắng của những ngày xa mẹ. Mỗi khi đứng trước mẹ, có lẽ mỗi một người trong chúng ta cũng sẽ cảm nhận được tình mẹ giống như cậu bé Hồng: “Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở”. Không khóc sao được, khi những uất ức nén nhịn có dịp bùng phát, khi cậu bé có được cảm giác an toàn và được chở che trong vòng tay mẹ. Thật đẹp khi chúng ta đọc những câu văn, tràn trề cảm giác hạnh phúc:“Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy mẹ có một êm dịu vô cùng”. Mẹ đã trở về cùng đứa con thân yêu, để cậu bé được thỏa lòng mong nhớ và khát khao bé nhỏ của mình. Có lẽ không cần phải bình luận thêm nhiều.

D
datcoder
CTVVIP
29 tháng 11 2023

Theo em những dấu hiệu sớm bộc lộ thiên hướng về kĩ thuật của Hon-da có liên quan mật thiết đến sự nghiệp của ông, ở việc ngay từ nhỏ ông đã đam mê động cơ, máy móc, đã ước mơ rằng “Biết đâu, có lúc nào đó mình sẽ làm được chiếc xe như thế nhỉ?” và sự kiên trì, không khuất phục trước những khó khăn thử thách khi tìm mọi cách để có thể xem tận mắt máy bay.