K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
14 tháng 11 2023

- Nội dung của từng đoạn

+ Đoạn 1: Giới thiệu câu chuyện về chú bé với tấm lòng đồng cảm với vạn vật

+ Đoạn 2: Góc nhìn riêng về sự vật của người nghệ sĩ so với những nghề nghiệp khác

+ Đoạn 3: Khẳng định đồng cảm là một phẩm chất quan trọng ở người nghệ sĩ

+ Đoạn 4: Biểu hiện của sự đồng cảm trong sáng tạo nghệ thuật

+ Đoạn 5: Bản chất của trẻ em là nghệ thuật

+ Đoạn 6: Ý nghĩa của việc đặt tình cảm vào tác phẩm nghệ thuật

- Nội dung giữa các phần có mối liên hệ gắn bó mật thiết với nhau. Đoạn 1 là tiền đề, khơi gợi vấn đề bàn luận. Đoạn 2 nêu lên vấn đề bàn luận là cách nhìn nhận về nghệ thuật. Đoạn 3 nêu vai trò của sự đồng cảm trong sáng tạo nghệ thuật và đoạn 4 đưa ra những biểu hiện của sự đồng cảm đó. Đoạn 5,6 chứng minh sự đồng cảm trong nghệ thuật được biểu hiện rõ nhất ở thế giới của trẻ em, tuổi thơ

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

- Nội dung của từng phần trong văn bản:

+ Phần (1): Chí Phèo ra tù và tiếng chửi của Chí.

+ Phần (2): Chí Phèo tha hóa, làm tay sai cho Bá Kiến, trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại.

+ Phần (3): Chí thức tỉnh, khao khát hạnh phúc, khao khát trở thành người lương thiện.

+ Phần (4): Bi kịch của Chí Phèo.

+ Phần (5): Cái chết của Bá Kiến và Chí Phèo với hình ảnh Thị Nở bên cái lò gạch cũ.

19 tháng 7 2023

TK

- Nội dung của từng phần trong văn bản:

+ Phần (1): Chí Phèo về lại làng sau thời gian dài đi tù. Vừa về đến làng, hắn đã rượu say rồi chửi mọi thứ, chửi trời, chửi đời, chửi làng Vũ Đại và chửi cả đứa nào đã sinh ra hắn.

+ Phần (2): Hắn trở về với bộ dạng khác hẳn ngày xưa. Hắn lúc nào cũng say và cứ say là hắn lại đến nhà Bá Kiến để chửi bới, rạch mặt ăn vạ. Bá Kiến đã biến Chí Phèo thành kẻ tay sai chuyên đâm thuê chém mướn cho lão. Chí Phèo trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại, ai cũng khiếp sợ.

+ Phần (3): Chí tỉnh dậy sau đêm dài gặp Thị Nở và ăn nằm với nhau. Thị Nở nấu cho hắn một bát cháo hành. Cũng từ đó hắn khao khát trở về cuộc sống lương thiện và muốn được sống cùng Thị Nở.

+ Phần (4): Bà cô Thị Nở biết được chuyện cô quen Chí nên đã không đồng ý. Thị và Chí đã có cuộc cãi vã qua lại.

+ Phần (5): Chí Phèo tuyệt vọng, uống say rồi cầm dao đến nhà Bá Kiến đòi lương thiện. Hắn đâm chết Bá Kiến rồi tự tử. Thị Nở nghe tin hắn chết nhìn xuống bụng và nghĩ đến cái lò gạch.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
23 tháng 11 2023

 

Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây

Gặp Ka-ríp và Xi-la

 

Ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê

Cách đánh dấu phần bị tỉnh lược

- Kết hợp giữa cách dùng cụm từ để chỉ báo về sự tỉnh lược (lược dẫn, lược một đoạn) và dùng một đoạn văn ngắn tóm tắt nội dung phần bị tỉnh lược.

- Dùng kí hiệu dấu chấm lửng đặt trong dấu ngoặc vuông [...].

 

- Kết hợp giữa cách dùng cụm từ để chỉ báo về sự tỉnh lược (lược một đoạn) và dùng một đoạn văn ngắn tóm tắt nội dung phần bị tỉnh lược.

 

Không có phần bị tỉnh lược

Giải thích ý nghĩa thông tin của các kí hiệu đánh dấu:

- Kí hiệu [...]: nhằm đánh dấu phần đoạn văn trước đã bị lược bỏ.

- Các kí hiệu đánh số 1,2, 3, ... nhằm đánh dấu thông tin chú thích, ý nghĩa, định nghĩa của một số từ ngữ quan trọng cần giải thích cho độc giả hiểu.

 

- Kí hiệu “lược một đoạn”: nhằm tóm tắt nội dung trước đó để mọi người dễ hiểu và có sự liên kết với đoạn sau.

- Các kí hiệu đánh số 1,2, 3, ... nhằm đánh dấu thông tin chú thích, ý nghĩa, định nghĩa của một số từ ngữ quan trọng cần giải thích cho độc giả hiểu.

 

Những chỗ đánh dấu sự tỉnh lược trong văn bản

- Phần đầu tiên của văn bản (trang 38, SGK Ngữ Văn 10, tập một).

- Kí hiệu dấu chấm lửng đặt trong dấu ngoặc vuông [...] (trang 40, SGK Ngữ Văn 10, tập một).

- Lược một đoạn văn trước đó (trang 40, SGK Ngữ Văn 10, tập một).

 

- Phần đầu tiên của văn bản (trang 44, SGK Ngữ Văn 10, tập một).

7 tháng 5 2023

 

 

* Văn bản Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây

- Cách đánh dấu phần bị tỉnh lược:

+) Kết hợp giữa cách dùng cụm từ để chỉ báo về sự tỉnh lược (lược dẫn, lược một đoạn) và dùng một đoạn văn ngắn tóm tắt nội dung phần bị tỉnh lược.

+) Dùng kí hiệu dấu chấm lửng đặt trong dấu ngoặc vuông [...].

- Giải thích ý nghĩa thông tin của các kí hiệu đánh dấu:

+) Kí hiệu [...]: nhằm đánh dấu phần đoạn văn trước đã bị lược bỏ.

+) Các kí hiệu đánh số 1,2, 3, ... nhằm đánh dấu thông tin chú thích, ý nghĩa, định nghĩa của một số từ ngữ quan trọng cần giải thích cho độc giả hiểu.

Ví dụ: Cước chú số 1 “ché đuê” có nghĩa là tên một loại ché (ché: vò ủ rượu bằng gốm).

- Những chỗ đánh dấu sự tỉnh lược trong văn bản:

+) Phần đầu tiên của văn bản (trang 38, SGK Ngữ Văn 10, tập một).

Dẫn chứng: (Lược dẫn: Hơ Nhị, vợ Đăm Săn bị Mtao Mxây bắt cóc. Đăm Săn cùng dân làng đi đánh Mtao Mxây để cứu vợ mình và chàng đã giành chiến thắng oanh liệt. Phần văn bản dưới đây kể về sự kiện này).

+) Kí hiệu dấu chấm lửng đặt trong dấu ngoặc vuông [...] (trang 40, SGK Ngữ Văn 10, tập một).

+) Lược một đoạn văn trước đó (trang 40, SGK Ngữ Văn 10, tập một).

Dẫn chứng: (Lược một đoạn: Đăm Săn giết Mtao Mxây. Sau trận đánh, tôi tớ và dân làng của Mtao Mxây mang của cải, tài sản về theo Đăm Săn rất đông).

* Văn bản Gặp Ka-ríp và Xi-la

- Cách đánh dấu phần bị tỉnh lược:

+) Kết hợp giữa cách dùng cụm từ để chỉ báo về sự tỉnh lược (lược một đoạn) và dùng một đoạn văn ngắn tóm tắt nội dung phần bị tỉnh lược.

- Giải thích ý nghĩa thông tin của các kí hiệu đánh dấu.

+) Kí hiệu “lược một đoạn”: nhằm tóm tắt nội dung trước đó để mọi người dễ hiểu và có sự liên kết với đoạn sau.

+) Các kí hiệu đánh số 1,2, 3, ... nhằm đánh dấu thông tin chú thích, ý nghĩa, định nghĩa của một số từ ngữ quan trọng cần giải thích cho độc giả hiểu.

Ví dụ: cước chú số 2 (Xi-ếc-xê: nữ chúa xinh đẹp, tóc quăn, cai quản một quốc đảo nơi thủy thủ đoàn lạc vào, vì mê đắm Ô-đi-xê nên tìm cách giam giữ, chung sống với chàng, nhưng cũng chỉ dẫn và giúp đỡ chàng trong hành trình trở về quê hương.

- Chỗ đánh dấu sự tỉnh lược:

Phần đầu tiên của văn bản (trang 44, SGK Ngữ Văn 10, tập một).

Dẫn chứng: (Lược một đoạn: Về đến đảo Ai-ai-ê (Aiaie), chôn cất En-pê-no (Elpenor) và lại lên đường vượt biển cả tìm về quê nhà, Ô-đi-xê được Xi-ếc-xê (Circe) báo trước chàng còn phải gặp những nỗi gian nan khác nữa đồng thời căn dặn chàng cách vượt thoát hiểm nguy).

* Văn bản Ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê:

Văn bản này không có phần bị tỉnh lược.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

- Văn bản Nguyễn Du – Cuộc đời và sự nghiệp gồm 2 phần lớn:

+ Phần I – Cuộc đời từng trải với vốn sống phong phú: thông tin về cuộc đời, con người Nguyễn Du và những biến cố tác động ảnh hưởng tới sáng tác văn chương của ông.

+ Phần II – Đại thi hào dân tộc: những thành công trong sáng tác của Nguyễn Du

27 tháng 8 2023

Văn bản Nguyễn Du - Cuộc đời và sự nghiệp gồm 2 phần:

- Phần 1: Cuộc đời từng trài với vốn sống phong phú của Nguyễn Du

- Phần 2: Sự nghiệp văn chương của Nguyễn Du

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
16 tháng 11 2023

- Nhóm văn bản bàn về việc trọng dụng nhân tài: Chiếu cầu hiền (Ngô Thì Nhậm), Hiền tài là nguyên khí của quốc gia (Thân Nhân Trung),...

- Nhóm văn bản bàn luận về sáng tạo nghệ thuật: Yêu và đồng cảm (Phong Tử Khải), Chữ bầu lên nhà thơ (Lê Đạt), Một thời đại trong thi ca (Hoài Thanh), Tiếng nói của văn nghệ (Nguyễn Đình Thi), Nhà thơ và thế giới (W.Szymborska), Thơ còn tồn tại được không (E.Montale),...

- Nhóm văn bản bàn luận về tiếng Việt: Sự giàu đẹp của tiếng Việt (Đặng Thai Mai), Tiếng mẹ đẻ, nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức (Nguyễn An Ninh),...

Bài 11: BÀI CA NHÀ TRANH BỊ GIÓ THU PHÁ1. ? Tìm hiểu và phân tích bố cục của bài thơ. : Bài thơ gồm mấy phần ? Hãy chỉ ranh giới giữa các phần. (Dựa vào hình thức trình bày (giữa các phần có chứa một dòng trắng) kết hợp với nội dung từng phần mà trả...
Đọc tiếp

Bài 11: BÀI CA NHÀ TRANH BỊ GIÓ THU PHÁ

1. ? Tìm hiểu và phân tích bố cục của bài thơ.

 

: Bài thơ gồm mấy phần ? Hãy chỉ ranh giới giữa các phần. (Dựa vào hình thức trình bày (giữa các phần có chứa một dòng trắng) kết hợp với nội dung từng phần mà trả lời.)

 Δ.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

: Sự việc, cảnh vật được kể và tả theo một trình tự chặt chẽ như thế nào? (Phân tích nội dung từng phần để thấy sự việc, cảnh vật được đề cập đến; nhà thơ đã kể và tả theo trình tự như thế nào rồi chỉ rõ tính chặt chẽ của cách kể và tả.)

 Δ - Sự việc đã kể (chú ý đánh số 1, 2,.. để rõ trình tự) ................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................................................................................

    - Cảnh vật được miêu tả (chú ý đánh số) .................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................................................................................

    - Có thể nói trình tự kể và tả như thế là chặt chẽ vì: ................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................................................................................

: Thống kê số câu ở mỗi phần.

  Δ Thống kê : Phần 1........câu. Phần 2........câu. v.v ...

: Vì sao có phần dài, phần ngắn ?

 Δ.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

1

Ko biết có đúng ko nữa tham khảo nha!~

Bài thơ có thể chia thành 4 phần:

  • Phần 1 (5 câu đầu): miêu tả ngôi nhà tranh bị gió thu tốc mái.
  • Phần 2 (5 câu tiếp): trẻ con cướp tranh, nhà thơ quay về lòng ấm ức.
  • Phần 3 (8 cáu tiếp): Nỗi khổ của tác giả và gia đình trong đêm mưa.
  • Phần 4 (còn lại): niềm mơ ước của nhà thơ về cuộc sống ấm áp cho dân sinh và nguyện hi sinh bản thân mình nếu điều đó có thể làm cho nhân dân hạnh phúc.

Thống kê số câu của mỗi phần và lí giải:

Thống kê số câu 

  • Về số câu: Bài thơ có 3 khổ 5 câu: khổ 1, khổ 2, khổ 4.  Khổ 3 có8 câu
  • Về số chữ: Các khổ 1, 2, 3 đại đa số có 7 chữ trong mỗi dòng thơ.  Riêng khổ cuối (khổ 4) số chữ lên tới 9, 10 chữ trong mỗi dòng.
  • Về gieo vần: Khổ 2, 3 gieo vần trắc (sức - giật được - ức- mực - đặc - sắc - nát - dứt - trót) . Khổ cuối lại nghiêng về vần bằng (giàu - hoan - bàn)

Lí giải:

  • Đoạn 3 khá bất thường, dài tới 8 câu. Tác giả tập trung miêu tả những chi tiết về sự cực khổ trong đêm mưa: nhà dột, rét buốt không ngủ được, ông đã thao thức. Điều đó đã khiến cho ý thơ nhiều hơn, dài hơn.
  • Trong khố thơ cuối, câu thơ dài hơn các khổ thơ trên để diễn đạt những tâm tư, tình cảm và khát vọng cao đẹp và hũng vĩ của nhà thơ.  
  • Chúc bạn học tốt!~Tích giùm mink nha!~