K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 8 2017

Ai giúp mình vs Mình đang cần gấp

24 tháng 11 2018

Do ƯCLN(a; b) = 15 => a = 15 x m; b = 15 x n (m; n) = 1

=> BCNN(a; b) = 15 x m x n = 300

=> m x n = 300 : 15 = 20

Giả sử a > b => m > n do (m; n) = 1 => m = 20; n = 1 hoặc m = 5; n = 4

+) Với m = 20 và n = 1 thì a = 15 x 20 = 300; b = 15 x 1 = 15

+) Với m = 5 và n = 4 thì a = 15 x 5 = 75; b = 15 x 4 = 60

Vậy các cặp giá trị (m; n) thỏa mãn đề bài là: (300; 15); (75; 60); (15; 300); (60; 75).

18 tháng 3 2016

\(WCLN\left(a,b\right)=\frac{axb}{BCNN\left(a,b\right)}\)

=>15=\(\frac{axb}{300}\)

axb=15x300=4500

=>75x60=4500

=>  a=75   b=60

14 tháng 11 2016

Vì BCNN (a,b) = 300 và ƯCLN (a,b) = 15

=> a.b = 300 .15 = 4500

ƯCLN (a,b) = 15 nên => a = 15m và b = 15n [ với ƯCLNH ( m;n ) = 1 ]

và a+15 = b nên => 15m + 15 = 15n => 15( m+1 ) = 15n => m+1 = n

Mà a.b = 4500 nên ta có :

+) 15m.15n = 4500

+) 15.15.m.n = 4500

+) 152..m.n = 4500

+) 225.m.n = 4500

=> m.n = 20

=> m = 1 và n = 20 hoặc m = 4 và n = 5

mà m+1 = n => m = 4 và n = 5

=> a = 15 . 4 = 60

b = 15 . 5 = 75

Vậy a = 60 và b = 75

Chúc bn hc tốt ! ^^

14 tháng 11 2016

hình như thiếu đề thì pải

Tìm a,b \(\in\) N, biết:

BCNN (a,b) = 300

ƯCLN (a,b) = 15

và a + 15 = b chứ

16 tháng 12 2023

Theo bài ra ta có: a = 15.k; b = 15.d  (k;d) = 1 

⇒ a.b = 15.k.15.d ⇒a.b = 300.15

⇒ 15.k.15.d = 300.15 ⇒ k.d = 300.15:15:15 ⇒ k.d = 20

Mặt khác ta cũng có: 15.k + 15 = 15.d

                                15.(k + 1)  = 15d 

                                      k + 1    =  d ⇒ k = d - 1

Thay k = d - 1 vào k.d = 20 ta có: (d-1).d = 20 ⇒ (d-1).d = 4.5 ⇒ d = 5

           k = 5 - 1 = 4

Vậy a = 15.4 = 60; b = 60 + 15 = 75

Kết luận vậy (a;b)  =(60; 75)

 

 

 

 

18 tháng 2 2016

Ta có:

\(ƯCLN\left(a,b\right)=\frac{a.b}{BCNN\left(a,b\right)}\)

=> \(15=\frac{a.b}{300}\)

=> a.b= 15.300=4500

Thay b = 15+a. Ta được:

( 15 + a ) . a = 4500

Ta thấy : 75.60=4500

Vậy a = 75 và b = 60

18 tháng 2 2016

mink lm cach nay dc ko

6 tháng 3 2021

vì BCNN(a,b)=300 và ƯCLN(a,b)=15

⇒a.b=300.15=4500

vì ƯCLN(a,b)=15 nên a=15m và b=15n(với ƯCLN(m,n)=1)

vì a+15=b⇒15m+15=15n

mà a.b=4500nên ta có: 15m.15n=4500

                                        15.15.m.n=4500

                                         \(15^2\).m.n=4500

                                          225.m.n=450

⇒m.n=20

⇒m=1 và n=20 hoặc m=4 và n=5

mà m+1=n⇒m=4 và n=5

vậy a=15.4=60 và b=15.5=75

27 tháng 10 2023

 Không mất tính tổng quát, giả sử \(a\ge b\). Khi đó ta cần chứng minh bổ đề sau:

 Bổ đề 1: Cho 2 số tự nhiên a, b khác 0. Khi đó ta có \(ab=\left(a,b\right)\left[a,b\right]\). Trong đó kí hiệu \(\left(a,b\right)\) và \(\left[a,b\right]\) lần lượt là ƯCLN và BCNN của 2 số a và b. 

 Chứng minh: Giả sử \(a=p_1^{n_1}p_2^{n_2}...p_k^{n_k}\) và \(b=p_1^{m_1}p_2^{m_2}...p_k^{m_k}\) với \(p_1,p_2,...,p_k\) là các số nguyên tố phân biệt và \(n_1,n_2,...,n_k,m_1,m_2,...,m_k\) là các số tự nhiên. Ta có

\(\left(a,b\right)=p_1^{min\left\{n_1,m_1\right\}}p_2^{min\left\{n_2,m_2\right\}}...p_k^{min\left\{n_k,m_k\right\}}\)

và \(\left[a,b\right]=p_1^{max\left\{n_1,m_1\right\}}p_2^{max\left\{n_2,m_2\right\}}...p_k^{max\left\{n_k,m_k\right\}}\)

 \(\Rightarrow\left(a,b\right)\left[a,b\right]=p_1^{min\left\{n_1,m_1\right\}+max\left\{n_1,m_1\right\}}p_2^{min\left\{n_2,m_2\right\}+max\left\{n_2,m_2\right\}}...p_k^{min\left\{n_k,m_k\right\}+max\left\{n_k,m_k\right\}}\)

\(=p_1^{m_1+n_1}.p_2^{m_2+n_2}...p_k^{n_k+m_k}\)

\(=ab\)

 Vậy bổ đề 1 được chứng minh. Áp dụng bổ đề này cho 2 số a, b, ta có \(ab=\left[a,b\right]\left(a,b\right)=300.15=4500\)

 Do \(a\ge b\) \(\Rightarrow4500=ab\ge b^2\Leftrightarrow b\le67\). Mà 15 là ước của b nên \(b\in\left\{15,30,45,60\right\}\)

 \(b=15\) thì \(a=300\), thỏa mãn.

 \(b=30\) thì \(a=150\), không thỏa.

 \(b=45\) thì \(a=100\), không thỏa.

 \(b=60\) thì \(a=75\), thỏa mãn.

 Vậy \(\left(a,b\right)\in\left\{\left(15,300\right);\left(300,15\right);\left(60,75\right);\left(75,60\right)\right\}\)  là các cặp số a, b thỏa mãn yêu cầu bài toán.