K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 10 2023

Trong môi trường bất lợi ít CO2 để quang hợp thì thực vật C4 và CAM có thêm chu trình cố định CO2 để dự trữ lượng CO2 cho chu trình Calvin

Ở quá trình này, chất ban đầu là hợp chất 3C PEP dưới tác dụng của enzyme PEP carboxylaza cố định CO2 từ kk vào thành hợp chất 4C OAA. Hợp chất OAA đi đến tb bao bó mạch rồi phân giải trở lại thành CO2 cung cấp nguyên liệu cho chu trình Calvin và cũng có phân giải thành phân tử pyruvate quay lại tái sinh thành hợp chất PEP, lặp lại chu trình ban đầu. 

31 tháng 10 2021

mong mọi người giúp mk vs ạ 

31 tháng 10 2021

tham khảo

sự xuất hiện các con đường cố định CO2 ở thực vật C4 và CAM chính là một trong những đặc điểm thích nghi với điều kiện môi trường sống, từ đó có thể giúp chúng tồn tại và phát triển, nếu không chúng sẽ bị đào thải theo quy luật của tự nhiên (thuyết Tiến hóa của Đác uyn). Sự thích nghi đó có thể được giải thích như sau : – Ở nhóm Thực vật C4 bao gồm 1 số thực vật ở vùng nhiệt đới như: ngô, mía, cỏ lồng vực, cỏ gấu…. Chúng sống trong điều kiện nóng ẩm kéo dài: ánh sáng cao, nhiêt độ cao, nồng độ CO2 giảm, nồng độ O2 tăng. Chính vì thế để đảm bảo luôn có đủ lượng CO2 cần thiết nên thực vật C4 cố định CO2 theo chu trình Hatch – Slack. Trong chu trình này, sản phẩm được tạo ra đầu tiên là axit oxaloaxetic, axit malic và axit aspartic. Các chất này đều chuyển hóa thành axit malic. Axit malic sẽ được đưa vào tế bào bao bó mạch để dự trữ. Khi nào cần cố định CO2, axit malic sẽ được vận chuyển tới lục lạp và tại đây axit malic bị decacboxyl hóa, CO2 được giải phóng và đi vào chu trình Calvin để tạo ra chất hữu cơ. Có thể nói axit malic chính là nguồn dự trữ CO2 lý tưởng cho những cây sống ở nơi có nồng độ CO2 thấp.

Tham khảo!

- Giải thích tên gọi của các nhóm thực vật:

+ Gọi là thực vật $C3$ vì sản phẩm đầu tiên khi cố định $CO_2$ là hợp chất có $3$ $carbon$ $(3$ $–$ $PGA).$

+ Gọi là thực vật $C4$ vì sản phẩm đầu tiên khi cố định $CO_2$ là hợp chất có $4$ $carbon$ $(oxaloacetic$ $acid$ $–$ $OAA).$

+ Gọi là thực vật $CAM$ $(Crassulacean$ $Acid$ $Metabolism)$ vì chúng cố định $CO_2$ bằng con đường $CAM$ (diễn ra gồm $2$ giai đoạn tương tự thực vật $C4$ nhưng diễn ra trên cùng một tế bào ở hai thời điểm khác nhau) và được đặt tên theo họ thực vật mà cơ chế này lần đầu tiên được phát hiện ra - họ $Crassulacean.$

- Sự thích nghi với điều kiện sống trong quá trình quang hợp ở $3$ nhóm thực vật:

+ Nhóm thực vật $C3$ thích nghi với điều kiện khí hậu vùng ôn đới và cận nhiệt đới (điều kiện nhiệt độ, ánh sáng, nước,… thường ổn định không quá cao cũng không quá thấp). Do đó, thực vật C3 chỉ cần tiến hành cố định $CO_2$ theo chu trình $C3$ $(Calvin)$ khi có ánh sáng.

+ Hai nhóm thực vật $C4$ và $CAM$ có quá trình quang hợp thích nghi với điều kiện sống không thuận lợi: nhóm thực vật $C4$ thích nghi với điều kiện khí hậu vùng nhiệt đới và cận nhiệt (cường độ ánh sáng cao); nhóm thực vật $CAM$ thích nghi với khí hậu sa mạc hoặc các điều kiện hạn chế về nước (cường độ ánh sáng cao, thiếu nước). Do đó, pha tối ở cây $C4$ và $CAM$ có thêm chu trình sơ bộ cố định $CO_2$ (dưới tác dụng của $enzyme$ $PEP$ $–$ $carboxylase$ có ái lực cao với $CO_2,$ cây $C4$ và $CAM$ có thể cố định nhanh $CO_2$ ở nồng độ rất thấp) đảm bảo nguồn cung cấp $CO_2$ cho quang hợp trong điều kiện khí khổng chủ động đóng một phần để tránh mất nước khi trời nắng, hạn.

29 tháng 11 2016

1. Hoang mạc phân bố chủ yếu dọc theo 2 đường chí tuyến và giữa lục địa Á- Âu.

2.

- Hoang mạc:

+ Thực vật: thích nghi với sự khô hạn của hoang mạc bằng cách tự hạn chế sự thoát hơi nước, tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng. Một số loài rút ngắn chu kì sinh trưởng. Một số khác, lá biến thành gai hay bọc sáp để hạn chế sự thoát hơi nước, một vài loài dự trữ nước trong thân cây (xương rồng) hay cây có thân hình chay. Phần lớn các loại cây có thân thấp lùn nhưng có bộ rễ to và dài để hút nước sâu dưới đất.

+ Động vật: sống vùi mình trong cát hoặc các hốc đá. Chỉ ra ngoài kiếm ăn vào ban đêm . Có khả năng chịu đói khát và đi xa để tìm thức ăn, nước uống (linh dương, lạc đà, đà điểu...)

- Đới lạnh:

+ Thực vật: chỉ phát triển được vào mùa hạ ngắn ngủi, ở những thung lũng kín gió, cây cối còi cọc thấp lùn, mọc xen lẫn với rêu và địa y...

+ Động vật: thích nghi được nhờ có lớp mỡ dày (hải cẩu, cá voi,...), lớp lông dày (gấu trắng, cáo bạc, tuần lộc,...) hay bộ lông không thấm nước (chim cánh cụt,...). Thường sống thành đàn đông đúc để bảo vệ và sưởi ấm cho nhau. Một số loài dùng hình thức ngủ đông để đỡ tiêu hao năng lượng, một số khác di cư đến nơi ấm áp...

chúc bạn học tốt

3 tháng 12 2016

1.

Hoang mạc trên thế giới phân bố chủ yếu ở dọc theo hai đường chí tuyến.
Nguyên nhân : Khu vực chí tuyến là nơi áp cao có lượng mưa rất ít nên dễ hình thành hoang

2.

Để thích nghi với môi trường khắc nghiệt khô và hạn, thực vật và động vật ở hoang mạc phải tự hạn chế sự mất nước (ví dụ: lá biến thành gai,...), tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng (thực vật có thân lùn thấp nhưng bộ rễ rất to và dài, động vật sống vùi mình trong cát hoặc trong các hốc đá).

 


 

 

 

11 tháng 12 2021

Tham khảo

 

+khí hậu khô hạn khắc nhiệt động thực vật nghèo nàn

+biên độ nhiệt trong năm rất cao, mùa đông ấm, mùa hạ rất nóng

 

+động vật vùi mình trong cát, hốc đá, kiếm ăn vào ban đêm, có khả năng chịu đói khá tốt,...

+thực vật tự hán chế sự thoát hơi nước, tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng, rút ngắn thời kì sinh trưởng, lá biến thành gai, có bộ rễ to và dài.

11 tháng 12 2021

em cảm ơn

4 tháng 7 2017

Bằng chứng cho thấy sự đa dạng và thích nghi của sinh vật với điều kiện môi trường là bằng chứng giải phẫu học so sánh. Qua việc giải phẫu, có thể tìm hiểu cấu tạo, chức năng phù hợp với việc thích nghi hoàn cảnh sống,..

Đáp án D

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
6 tháng 11 2023

Thực vật C4 và thực vật CAM có thêm chu trình cố định tạm CO2 để đảm bảo nguồn cung cấp CO2 cho quang hợp trong điều kiện khí khổng chủ động đóng một phần để tránh mất nước:

- Nhóm thực vật C4 thích nghi với điều kiện khí hậu nóng ẩm kéo dài (cường độ ánh sáng mạnh, nhiệt độ cao, nồng độ COthấp và nồng độ O2 cao). Trong điều kiện này, khí khổng đóng lại để tránh mất nước dẫn đến nồng độ CO2 trong tế bào thấp. Điều này có thể dẫn đến hiện tượng hô hấp sáng gây lãng phí sản phẩm của quá trình quang hợp. Tuy nhiên, ở thực vật C4 nhờ có kho dự trữ CO2 là malic acid được tạo ra do quá trình cố định tạm CO2 ở tế bào nhu mô thịt lá mà thực vật C4 vẫn có thể quang hợp bình thường trong điều kiện bất lợi này.

- Nhóm thực vật CAM thích nghi với khí hậu sa mạc hoặc các điều kiện khô hạn kéo dài (cường độ ánh sáng cao, thiếu nước). Trong điều kiện này, để tránh sự mất nước, các loài thực vật này đóng khí khổng vào ban ngày và mở khí khổng vào ban đêm để lấy CO2. Tuy nhiên, quang hợp cần diễn ra khi có năng lượng ánh sáng (ban ngày). Do đó, con đường đồng hóa CO2 ở thực vật CAM sẽ diễn ra theo cách riêng: cố định CO2 vào ban đêm (dự trữ nguồn CO2 cho chu trình Calvin), còn chu trình Calvin diễn ra vào ban ngày khi có ánh sáng. Nhờ đó, thực vật CAM vẫn có thể quang hợp bình thường trong điều kiện bất lợi này.

26 tháng 10 2016

Thực vật CAM thích nghi với môi trường khô hạn. Do đó, ban ngày khí khổng đóng để tránh mất nước, ban đêm mới mở ra để lấy CO2 vào, cố định tạm thời. Tới ban ngày, các sản phẩm cố định tạm thời đó ( axit hữu cơ ) được chuyển thành cacbohiđrat

27 tháng 10 2016

Nhóm thực vật Cam gồm các thực vật sống trong điều kiện khô hạn kéo dài vì lấy được nước rất ít nhóm thực vật này phải tiết kiệm nước đến mức tối đa bằng cách đóng khí khổng ban ngày và như vậy quá trình nhận CO2 phải tiến hành vào ban đêm khi khí khổng mở