K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Nơi tuổi thơ em Có một dòng sông xanhBắt nguồn từ sữa mẹCó vầng trăng tròn thếLửng lơ khóm tre làngCó bảy sắc cầu vồngBắc qua đồi xanh biếcCó lời ru tha thiếtNgọt ngào mãi vành môi     Có cánh đồng xanh tươiẤp yêu đàn cò trắngCó ngày mưa tháng nắngĐọng trên áo mẹ chaCó một khúc dân caThơm lừng hương cỏ dạiCỏ tuổi thơ đẹp mãiLà đất trời quê hương Nguyễn Lãm Thắng2- Chọn đáp án đúng nhất Câu 1: Bài...
Đọc tiếp

Nơi tuổi thơ em

 

Có một dòng sông xanh

Bắt nguồn từ sữa mẹ

Có vầng trăng tròn thế

Lửng lơ khóm tre làng

Có bảy sắc cầu vồng

Bắc qua đồi xanh biếc

Có lời ru tha thiết

Ngọt ngào mãi vành môi    

 

Có cánh đồng xanh tươi

Ấp yêu đàn cò trắng

Có ngày mưa tháng nắng

Đọng trên áo mẹ cha

Có một khúc dân ca

Thơm lừng hương cỏ dại

Cỏ tuổi thơ đẹp mãi

Là đất trời quê hương

 

Nguyễn Lãm Thắng

2- Chọn đáp án đúng nhất

Câu 1: Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?

A. Tự do              

B.  Lục bát           

C. Ngũ ngôn                  

D. Tứ tuyệt

Câu 2: Từ “đọng” thuộc từ loại nào?

A. Danh từ           

B.  Động từ          

C.  Tính từ           

D.  Từ đơn

Câu 3: Xác định từ láy?

A. 2            

B. 3            

C. 4                       

D. 5

Câu 4: Xác định từ ghép trong những từ sau:

A. Lửng lơ

B. Quê hương

C. Gầy gò

D. Xanh xao

Câu 5: Nội dung của đoạn thơ là:

A. Miêu tả vẻ đẹp cảnh dòng sông.

B. Kỉ niệm của bạn nhỏ về lời ru.

C. Tuổi thơ trong trẻo.

D. Tuổi thơ đẹp, đầy ắp những hình ảnh và kỉ niệm gắn liền với quê hương của mỗi con người.

Câu 6: Biện pháp tu từ được sử dụng xuyên suốt trong bài thơ là:

A. Ẩn dụ 

B. Nhân hóa

C. Điệp ngữ

D. So sánh

Câu 7: Tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng xuyên suốt trong bài thơ là:

A. Nhấn mạnh niềm tự hào, cảm xúc về tuổi thơ trong trẻo đầy ắp những hình ảnh và kỷ niệm gắn liền với quê hương.

B. Nhấn mạnh tình yêu thương, sự vất vả cả cha mẹ.

C. Nhấn mạnh cảm xúc vui tươi, hồ hởi của trẻ nhỏ.

D. Liệt kê những sự vật, sự việc in dấu trong kí ức tuổi thơ.

Câu 8: Nhân vật em nhỏ trong bài thơ cho rằng: Tuổi thơ đẹp là tuổi thơ gắn liền với điều gì?

A. Quê hương

B. Cha mẹ

C. Cánh đồng

D. Lời ru

Câu 9: Cảm xúc chính của bạn nhỏ được thể hiện trong bài thơ là gì?

A. Tình yêu yêu hương dạt dào.

B. Trân trọng những niềm vui thở ấu thơ mà hiện nay không còn.

C. Tự hào về kỷ niệm thơ ấu đầy đẹp đẽ, hồn nhiên.

D. Trân trọng kỷ niệm đẹp của tuổi thơ, yêu mến, tự hào về vẻ đẹp của quê hương.

Câu 10: Bài thơ mang lại cho em nhưng cảm xúc, suy nghĩ gì về những kỉ niệm tuổi thơ và quê hương ? (trình bày bằng một đoạn văn 3 – 5 dòng)
 (Mọi người ơi?Cùng giúp mk làm bài này nhé!)Thank you!

3
9 tháng 11 2021

Câu 1 : C

Câu 2 : D ( nghĩ v ) 

9 tháng 11 2021

3.B

4.B

5.D

 

27 tháng 5 2017

Biện pháp nhân hóa: “ánh trăng im phăng phắc”, ánh trăng được nhân hóa “im phăng phắc” không một lời trách cứ, gợi liên tưởng đến cái nhìn nghiêm khắc mà bao dung, độ lượng của người bạn thủy chung nghĩa tình. Con người có thể lãng quên quá khứ, nhưng quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt.

21 tháng 11 2021

giúp mình với!!!!

 

21 tháng 11 2021

Điệp từ "có" tác dụg chỉ việc lặp đi, lặp lại một từ hoặc một cụm từ, nhằm nhấn mạnh, khẳng định, liệt kê, ... để làm nổi bật vấn đề khi muốn nói đến.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 12 2023

a. 

- Biện pháp tu từ:

+ Nhân hóa: trăng tắm, mây bơi.

+ So sánh: nước trong như nước mắt.

- Tác dụng: Biện pháp nhân hóa và so sánh trong câu thơ trên có tác dụng nhấn mạnh sự vật, sự việc được nhắc đến, tăng giá trị gợi hình, gợi cảm cho câu thơ đồng thời thể hiện rõ nét tình cảm mến yêu của tác giả dành cho quê hương.

b. 

- Biện pháp tu từ:

+ Nhân hóa: tre thổi sáo.

- Tác dụng: Biện pháp nhân hóa trong câu thơ trên có tác dụng nhấn mạnh sự vật, sự việc được nhắc đến, tăng giá trị gợi hình, gợi cảm cho câu thơ, làm cho hình ảnh tre làng hiện lên sinh động, có hơi thở, linh hồn như con người; đồng thời thể hiện rõ nét tình cảm mến yêu của tác giả dành cho quê hương.

c.

- Biện pháp tu từ:

+ So sánh: lá xanh như dải lụa mềm.

- Tác dụng: Biện pháp so sánh trong câu thơ trên có tác dụng nhấn mạnh sự vật, sự việc được nhắc đến, tăng giá trị gợi hình, gợi cảm cho câu thơ, tạo nên những liên tưởng thú vị cho người đọc; đồng thời thể hiện rõ nét tình cảm mến yêu của tác giả dành cho thiên nhiên, vẻ đẹp quê hương.

d.

- Biện pháp tu từ:

+ Nhân hóa: tre khúc khích, mây lắng nghe.

- Tác dụng: Biện pháp nhân hóa trong câu thơ trên có tác dụng nhấn mạnh sự vật, sự việc được nhắc đến, tăng giá trị gợi hình, gợi cảm cho câu thơ, tạo cho sự vật, hiện tượng hiện lên sinh động, có hơi thở, linh hồn như một con người; đồng thời thể hiện rõ nét tình cảm mến yêu của tác giả dành cho thiên nhiên, vẻ đẹp quê hương.

17 tháng 11 2021

2 câu trên dùng phép so sánh. Biện pháp giúp thể hiện sự quan trọng và không thể thiếu trong cuộc sống của người mẹ trong cuộc đời nhân vật, cũng như mặt trời, mặt trăng không thể thiếu đối với sự tồn tại của nhân loại.