K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 12 2023

a. 

- Biện pháp tu từ:

+ Nhân hóa: trăng tắm, mây bơi.

+ So sánh: nước trong như nước mắt.

- Tác dụng: Biện pháp nhân hóa và so sánh trong câu thơ trên có tác dụng nhấn mạnh sự vật, sự việc được nhắc đến, tăng giá trị gợi hình, gợi cảm cho câu thơ đồng thời thể hiện rõ nét tình cảm mến yêu của tác giả dành cho quê hương.

b. 

- Biện pháp tu từ:

+ Nhân hóa: tre thổi sáo.

- Tác dụng: Biện pháp nhân hóa trong câu thơ trên có tác dụng nhấn mạnh sự vật, sự việc được nhắc đến, tăng giá trị gợi hình, gợi cảm cho câu thơ, làm cho hình ảnh tre làng hiện lên sinh động, có hơi thở, linh hồn như con người; đồng thời thể hiện rõ nét tình cảm mến yêu của tác giả dành cho quê hương.

c.

- Biện pháp tu từ:

+ So sánh: lá xanh như dải lụa mềm.

- Tác dụng: Biện pháp so sánh trong câu thơ trên có tác dụng nhấn mạnh sự vật, sự việc được nhắc đến, tăng giá trị gợi hình, gợi cảm cho câu thơ, tạo nên những liên tưởng thú vị cho người đọc; đồng thời thể hiện rõ nét tình cảm mến yêu của tác giả dành cho thiên nhiên, vẻ đẹp quê hương.

d.

- Biện pháp tu từ:

+ Nhân hóa: tre khúc khích, mây lắng nghe.

- Tác dụng: Biện pháp nhân hóa trong câu thơ trên có tác dụng nhấn mạnh sự vật, sự việc được nhắc đến, tăng giá trị gợi hình, gợi cảm cho câu thơ, tạo cho sự vật, hiện tượng hiện lên sinh động, có hơi thở, linh hồn như một con người; đồng thời thể hiện rõ nét tình cảm mến yêu của tác giả dành cho thiên nhiên, vẻ đẹp quê hương.

1 tháng 4 2023

Dòng thơ

Tên biện pháp tu từ

Tác dụng của biện pháp tu từ

Ao làng trăng tắm, mây bơi/ Nước trong như nước mắt người yêu tôi

nhân hoá và so sánh

Giúp cho sự vật trở nên sinh động và gần gũi với con người, đồng thời thể hiện vẻ đẹp của cảnh vật Gò Me.

Nằm dưới hàng me, nghe tre thổi sáo

nhân hoá

Tác dụng gợi hình, tạo sự sinh động cho hàng tre.

Me non cong vắt lưỡi liềm/ Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ

so sánh

Khiến cho quả me và lá me gợi hình hơn.

Tre thôi khúc khích, mây chìm nắng nghe

nhân hoá

Khiến cho sự vật trở nên sinh động, gần gũi hơn.

 

2 tháng 5 2023

BPTT: so sánh "như"

Tác dụng:

- làm câu văn thêm sinh động, hấp dẫn và miêu tả rõ hơn hình ảnh những đám mây, phương Tây.

- qua đó tăng giá trị gợi hình, gợi cảm, làm câu văn hay hơn.

7 tháng 9 2023

Tham khảo!

- Những từ ngữ được tác giả dùng để nói về “mẹ” và “cau” trong bài thơ:

+ Mẹ: còng, đầu bạc trắng, thấp, gần đất

+ Cau: thẳng, ngọn xanh rờn, cao, gần với giời

- Để thể hiện hình tượng “mẹ” và “cau”, tác giả sử dụng biện pháp tu từ:

+ Tương phản đối lập “ còng – thẳng, xanh rờn – bạc trắng, cao – thấp, giời – đất” => Tác dụng: tạo ra những hình ảnh trái ngược nhau giữa “mẹ” và “cau” để làm nổi bật hình ảnh người “mẹ” đang già đi theo năm tháng

+ So sánh “Một miếng cau khô – Khô gầy như mẹ”: gợi lên hình ảnh già nua héo hắt của người mẹ => Tác dụng thể hiện tình cảm nâng niu kính trọng hòa lẫn xót xa cay đắng, thương cho tuổi già của mẹ “Con nâng trên tay – Không cầm được lệ”.

+ Câu hỏi tu từ “Sao mẹ ta già?” => Tác dụng: thể hiện tâm trạng bần thần xót xa của người con khi thấy tuổi già của mẹ kéo đến ngày một gần. Chứng kiến mẹ ngày một gầy mòn héo hắt, con không khỏi buồn thương.

17 tháng 9 2023

Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài thơ và tìm ra các từ ngữ dùng để nói về “mẹ” và “cau. Xác định biện pháp tu từ và chỉ ra tác dụng của chúng.

Lời giải chi tiết:

- Những từ ngữ được tác giả dùng để nói về “mẹ” và “cau” trong bài thơ:

+ Mẹ: còng, đầu bạc trắng, thấp, gần đất

+ Cau: thẳng, ngọn xanh rờn, cao, gần với giời

- Để thể hiện hình tượng “mẹ” và “cau”, tác giả sử dụng biện pháp tu từ:

Tương phản đối lập “ còng – thẳng, xanh rờn – bạc trắng, cao – thấp, giời – đất” => Tác dụng: tạo ra những hình ảnh trái ngược nhau giữa “mẹ” và “cau” để làm nổi bật hình ảnh người “mẹ” đang già đi theo năm tháng

So sánh “Một miếng cau khô – Khô gầy như mẹ”: gợi lên hình ảnh già nua héo hắt của người mẹ => Tác dụng thể hiện tình cảm nâng niu kính trọng hòa lẫn xót xa cay đắng, thương cho tuổi già của mẹ “Con nâng trên tay – Không cầm được lệ”.

Câu hỏi tu từ “Sao mẹ ta già?” => Tác dụng: thể hiện tâm trạng bần thần xót xa của người con khi thấy tuổi già của mẹ kéo đến ngày một gần. Chứng kiến mẹ ngày một gầy mòn héo hắt, con không khỏi buồn thương.

2 tháng 7 2018

a,Bốn câu thơ thể hiện một tình yêu thiết tha đối với quê hương, chọn một đề tài quen thuộc.

- Câu thơ mở đầu: giới thiệu, giống như lời nói thường, một lời nói tự nhiên xuất phát từ tâm hồn tác giả. Dường như cái con sông ấy đã đi vào sâu thẳm tiềm thức nhà thơ và con người nơi ấy, để mỗi khi nhắc đến, họ lại nói bằng một giọng bình thản và thân thương. 
+ Tính từ "xanh biếc', "trong" gợi mở sự thanh khiết và nên thơ của dòng sông quê.
- So sánh: "nước gương", tô đậm sự thanh bình tuyệt đối của dòng sông. Ở đây, ta còn nhận thấy cái êm ả của cuộc sống thanh bình bên dòng sông đã phản chiếu cả sự thơ mộng, trong sáng trong tâm hồn tác giả.
+ Nhân hóa "soi", "tóc", biến không gian nghệ thuật hai bên bờ sông thành nhân vật của mình, nhà thơ muốn gợi lên cái "hồn", cái tình của con sông quê. Hàng tre trở thành dân quê, với những sinh hoạt giống con người, hay chính con người yêu quê hương quá, mà nhận ra cả bóng dáng của chị, của mẹ bên con sông yêu thương.
+ Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè/ Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng:
Lại thêm một phép so sánh tuyệt đẹp. Cái nắng của buổi trưa hè là nắng gắt, như tâm hồn tràn đầy nhựa sống và tình yêu thiết tha với quê hương của tác giả vậy. Nó mở ra một khung cảnh trữ tình đầy duyên dáng. Nắng không "chiếu", không "soi", mà là "tỏa", có lẽ chỉ từ tỏa mới có thể diễn tả được hết cái tấm lòng bao la muốn tỏa sáng trọn vẹn dòng sông quê. Sức nóng của mùa hè- sức sống của tác giả, điều đó đã nuôi dưỡng tâm hồn ông, vun đắp những khát vọng đẹp và biết bao nhiêu vần thơ hay về quê hương.

-> Không phải ngẫu nhiên mà khổ thơ được đặt ở vị trí đầu bài thơ. Chưa phải là nỗi nhớ day dứt, nhưng khổ thơ vừa gợi đề tài, cảm hứng của toàn bài, lại kín đáo gợi mở lòng yêu nước bền chặt, sâu nặng. Rất khéo léo, Tế Hanh đã nhắc nhở biết bao nhiêu người về những vẻ đẹp bình dị mà đáng trân trọng của quê hương đất nước mình.

b,Ký ức ùa về mãnh liệt trong một không gian lấp lánh ánh sáng và mở ra bao kỷ niệm tuổi thơ ngọt ngào thương mến. Bài thơ đánh động tâm tư của bao người con miền Nam, khi nhớ về những dòng sông miền Trung hầu như quanh năm xanh biếc. Màu xanh biếc còn là nỗi nhớ ánh xạ trong tâm hồn nhà thơ. Và cũng thật tự nhiên khi những hồi tưởng của tác giả lại có sức lay động thật mãnh liệt đến độc giả. Khi không gian kỷ niệm hiện lên trong ngần, tỏa nắng và mát rượi, đó cũng là lúc quê hương hiện hữu gần gũi, quyện hòa với hồn người.
Với cái nhìn tinh tế, với tấm lòng yêu quê đến tha thiết và băng hình ảnh nhân hóa liên tưởng, tác giả đã vẽ nên một bức tranh con sông quê thật thơ mộng găn bó gần gũi với bao lớp người đã được sinh ra và lớn lên dưới lũy tre xanh, với cây đa, bến nươc, sân đình.
Con sông quê ! Con sông quê ! người bạn thân thiết gần gũi của tôi. Khi tôi sinh ra và lớn lên sông quê tôi đã cố tự bao giờ.Có lẽ với tính tình hiền hòa và dịu dàng như một người thiếu nữ, nhịp nhàng trôi theo cùng năm tháng thời gian, cho nên nó mới có tên gọi là dòng sông Chảy.
Suốt bốn mùa xuân, hạ, thu,đoong,dòng sông quê tôi giống như một nàng tiên áo xanh hiền,chăm chỉ tưới mát cho những cánh đồng lúa ngô khoai tốt tươi màu mỡ doc hai bên bờ sông. Nhất là vào những buổi hoàng hôn, khi tưng đàn cò trắng chấp chới bay dọc bờ sông tim nơi nghỉ ngơi sau một ngày kiếm ăn mệt mỏi,dưới ánh nắng lấp lóa của buổi chiều tà, khuôn mặt dòng sông sáng lên như mỉm cười với vạn vật, rồi mới chịu để cho màn đêm từ từ buông xuống. Trong đêm khuya tĩnh mịch sông mơ màng lắng nghe những âm thanh đều đều của tiếng cuốc kêu gọi bạn, thỉnh thoảng lại rội lên tiếng hoc vang vọng của người thuyền chài khua mái chèo thả lưới trên sông. Để rồi chợt bừng tỉnh với âm thanh náo động của những người đi chợ đang chờ chuyến đò ngang sang bờ bên kia lúc bình minh.Lại một ngày mới bắt đầu với những hoạt động huyên náo của bọn trẻ chăn trâu dọc hai triền đ, tiếng gõ leng keng của người dân chài đánh cá và âm thanh ầm ì của những chiếc thuyền chở cát đang xuôi dòng .Tất cả những hình ảnh và hoạt động đó góp phần làm cho dòng sông quê tôi thật thơ mộng và thanh bình cùng với kí ức thời gian.

2 tháng 7 2018

a,

Bốn câu thơ thể hiện một tình yêu thiết tha đối với quê hương, chọn một đề tài quen thuộc.

- Câu thơ mở đầu: giới thiệu, giống như lời nói thường, một lời nói tự nhiên xuất phát từ tâm hồn tác giả. Dường như cái con sông ấy đã đi vào sâu thẳm tiềm thức nhà thơ và con người nơi ấy, để mỗi khi nhắc đến, họ lại nói bằng một giọng bình thản và thân thương. 
+ Tính từ "xanh biếc', "trong" gợi mở sự thanh khiết và nên thơ của dòng sông quê.
- So sánh: "nước gương", tô đậm sự thanh bình tuyệt đối của dòng sông. Ở đây, ta còn nhận thấy cái êm ả của cuộc sống thanh bình bên dòng sông đã phản chiếu cả sự thơ mộng, trong sáng trong tâm hồn tác giả.
+ Nhân hóa "soi", "tóc", biến không gian nghệ thuật hai bên bờ sông thành nhân vật của mình, nhà thơ muốn gợi lên cái "hồn", cái tình của con sông quê. Hàng tre trở thành dân quê, với những sinh hoạt giống con người, hay chính con người yêu quê hương quá, mà nhận ra cả bóng dáng của chị, của mẹ bên con sông yêu thương.
+ Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè/ Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng:
Lại thêm một phép so sánh tuyệt đẹp. Cái nắng của buổi trưa hè là nắng gắt, như tâm hồn tràn đầy nhựa sống và tình yêu thiết tha với quê hương của tác giả vậy. Nó mở ra một khung cảnh trữ tình đầy duyên dáng. Nắng không "chiếu", không "soi", mà là "tỏa", có lẽ chỉ từ tỏa mới có thể diễn tả được hết cái tấm lòng bao la muốn tỏa sáng trọn vẹn dòng sông quê. Sức nóng của mùa hè- sức sống của tác giả, điều đó đã nuôi dưỡng tâm hồn ông, vun đắp những khát vọng đẹp và biết bao nhiêu vần thơ hay về quê hương.

-> Không phải ngẫu nhiên mà khổ thơ được đặt ở vị trí đầu bài thơ. Chưa phải là nỗi nhớ day dứt, nhưng khổ thơ vừa gợi đề tài, cảm hứng của toàn bài, lại kín đáo gợi mở lòng yêu nước bền chặt, sâu nặng. Rất khéo léo, Tế Hanh đã nhắc nhở biết bao nhiêu người về những vẻ đẹp bình dị mà đáng trân trọng của quê hương đất nước mình.

b,Ký ức ùa về mãnh liệt trong một không gian lấp lánh ánh sáng và mở ra bao kỷ niệm tuổi thơ ngọt ngào thương mến. Bài thơ đánh động tâm tư của bao người con miền Nam, khi nhớ về những dòng sông miền Trung hầu như quanh năm xanh biếc. Màu xanh biếc còn là nỗi nhớ ánh xạ trong tâm hồn nhà thơ. Và cũng thật tự nhiên khi những hồi tưởng của tác giả lại có sức lay động thật mãnh liệt đến độc giả. Khi không gian kỷ niệm hiện lên trong ngần, tỏa nắng và mát rượi, đó cũng là lúc quê hương hiện hữu gần gũi, quyện hòa với hồn người.
Với cái nhìn tinh tế, với tấm lòng yêu quê đến tha thiết và băng hình ảnh nhân hóa liên tưởng, tác giả đã vẽ nên một bức tranh con sông quê thật thơ mộng găn bó gần gũi với bao lớp người đã được sinh ra và lớn lên dưới lũy tre xanh, với cây đa, bến nươc, sân đình.
Con sông quê ! Con sông quê ! người bạn thân thiết gần gũi của tôi. Khi tôi sinh ra và lớn lên sông quê tôi đã cố tự bao giờ.Có lẽ với tính tình hiền hòa và dịu dàng như một người thiếu nữ, nhịp nhàng trôi theo cùng năm tháng thời gian, cho nên nó mới có tên gọi là dòng sông Chảy.
Suốt bốn mùa xuân, hạ, thu,đoong,dòng sông quê tôi giống như một nàng tiên áo xanh hiền,chăm chỉ tưới mát cho những cánh đồng lúa ngô khoai tốt tươi màu mỡ doc hai bên bờ sông. Nhất là vào những buổi hoàng hôn, khi tưng đàn cò trắng chấp chới bay dọc bờ sông tim nơi nghỉ ngơi sau một ngày kiếm ăn mệt mỏi,dưới ánh nắng lấp lóa của buổi chiều tà, khuôn mặt dòng sông sáng lên như mỉm cười với vạn vật, rồi mới chịu để cho màn đêm từ từ buông xuống. Trong đêm khuya tĩnh mịch sông mơ màng lắng nghe những âm thanh đều đều của tiếng cuốc kêu gọi bạn, thỉnh thoảng lại rội lên tiếng hoc vang vọng của người thuyền chài khua mái chèo thả lưới trên sông. Để rồi chợt bừng tỉnh với âm thanh náo động của những người đi chợ đang chờ chuyến đò ngang sang bờ bên kia lúc bình minh.Lại một ngày mới bắt đầu với những hoạt động huyên náo của bọn trẻ chăn trâu dọc hai triền đ, tiếng gõ leng keng của người dân chài đánh cá và âm thanh ầm ì của những chiếc thuyền chở cát đang xuôi dòng .Tất cả những hình ảnh và hoạt động đó góp phần làm cho dòng sông quê tôi thật thơ mộng và thanh bình cùng với kí ức thời gian.

14 tháng 8 2023

a.

BPTT: nhân hóa "ông" và "mặc áo giáp đen ra trận".

Tác dụng: làm hình ảnh sự vật mặt trời trở nên gần gũi, sinh động, có hồn hơn đồng thời việc gợi tả hành động nắng lên thêm đặc sắc, độc đáo. Từ đó câu thơ thêm giàu giá trị gợi hình, gợi cảm, khí thế, thơ có hồn hơn hấp dẫn đọc giả hơn nhờ hiệu quả của sự nhân hóa.

b.

BPTT: nhân hóa "vắt nửa mình sang thu"

Tác dụng: giúp gợi tả hình ảnh mong manh của đám mây thay đổi dáng hình khi đón trời thu, thể hiện nên ý tác giả muốn diễn đạt rằng đám mây ấy vẫn còn day dứt không nỡ chia xa mùa hạ đã gắn bó ba tháng trời nhưng buộc phải chia vì đó là quy luật tự nhiên. Từ đó làm sự vật mây trở nên có hồn hơn, câu thơ thêm sâu sắc ý nghĩa giàu giá trị gợi hình gợi cảm hấp dẫn đọc giả.