K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 10 2023

Gọi a, a + 1, a + 2 lần lượt là ba số tự nhiên liên tiếp (a ∈ ℕ)

Trong ba số tự nhiên liên tiếp chắc chắn có 1 số chẵn nên tích của chúng chia hết cho 2 (1)

Khi lấy a chia cho 3 thì số dư có thể là 0; 1; 2

*) Khi số dư là 0 thì a ⋮ 3

⇒ a(a + 1)(a + 2) ⋮ 3 (2)

*) Khi số dư là 1, đặt a = 3k+ 1 (k ∈ ℕ)

⇒ a + 2 = 3k + 1 + 2 = 3k + 3 = 3(k + 1) ⋮ 3

⇒ a(a + 1)(a + 2) ⋮ 3 (3)

*) Khi số dư là 2, đặt = 3k + 2 (k ∈ ℕ)

⇒ a + 1 = 3k + 2 + 1 = 3k + 3 = 3(k + 1) ⋮ 3

⇒ a(a + 1)(a + 2) ⋮ 3 (4)

Từ (2), (3), (4) ⇒ a(a + 1)(a + 2) ⋮ 3 (5)

Từ (1) và (5) ⇒ tích của ba số tự nhiên liên tiếp chia hết cho 2 và 3

20 tháng 1 2016

1:vì 2 số TNLT có 1 số lẻ & 1 số chẵn => trong 2 số đó sẽ có 1 số chia hết cho 2

20 tháng 1 2016

1. Trong 2 số tự nhiên liên tiếp có ít nhất 1 số chia hết cho 2

=> tích 2 số đó chia hết cho 2.

2. Trong 2 số tự nhiên liên tiếp có ít nhất 1 số chia hết cho 2;

trong 3 số tự nhiên liên tiếp có it nhất 1 số chia hết cho 3

Mà (2;3) = 1

=> Tích 3 số đó chia hết cho 2.3 = 6.

27 tháng 7 2017

a)Ta có:a.(a+1)chia hết cho 2

Giả sử a là một số chẵn

=>a+1 là một số lẻ

Vì a.(a+1)là một số chẵn =>Tích 2 số tự nhiên liên tiếp chia hết cho 2

b)tương tự

5 tháng 10 2016


Chia n thành  2 loại : Số chẵn (2k) ; Số lẻ (2k + 1) 

Rồi thế vô 

5 tháng 10 2016

tích hai số t ự nhiên liên tieeos trong đó có 1 số chẵn số lẻ suy ra chẵn nhân lẻ =chẵn (dpcm)
 

5 tháng 10 2015

Gọi a, a+1, a+2 lần lượi là 3 số nguyên liên tiếp ( a thuộc Z) 
Tích a(a+1)(a+2) chia hết cho 3 khi một trong ba số trên chia hết cho 3. 
Một số chia cho 3 thì có 3 trường hợp: 
- a chia hết cho 3 
- giả sử a chia 3 dư 1 thì (a+1) chia hết cho 3 => tích a(a+1)(a+2) chia hết cho 3. 
- giả sử a chia 3 dư 2 thì (a+2) chia hết cho 3 => tích a(a+1)(a+2) chia hết cho 3. 
=> Tích a(a+1)(a+2) luôn chia hết cho 3. (1)

Mà 3 trong 3 số nguyên liên tiếp luôn có 1 số chia hết cho 2 (2)

Vì ƯCLN(3;2) 1 nên từ (1) và (2) suy ra 3 số nguyên liên tiếp chia hết cho (2 . 3) = 6

18 tháng 7 2018

a, Vì trong 2 số tự nhiên liên tiếp luôn có 1 số chẵn nên tích 2 số này là số chẵn

Mà số chẵn luôn chia hết cho 2

 Nên tích của 2 số tự  nhiên liên tiếp luôn chia hết cho 2

b,Vì trong 3 số tự nhiên liên tiếp luôn có 1 số chia hết cho 3 nên tích 3 số này chia hết cho 3

18 tháng 7 2018

trong 2 số tự nhiên liên tiếp luôn có 1 số chia hết cho 2

=> tích của 2 số tự nhiên liên tiếp chia hết cho 2 (đpcm)

vậy_

phần b tt

10 tháng 7 2015

a) Gọi 2 số tự nhiện liên tiếp là n; n+1 

Ta có: 

Nếu n có dạng 2k thì n.(n+1) 

= 2k.(2k+1) chia hết cho 2 (vì 2k chia hết cho 2)

Nếu n có dạng 2k + 1 thì n.(n+1) 

= (2k+1).(2k+1+1)

= (2k+1).(2k+2) chia hết cho 2 (vì 2k+2 chia hết cho 2)

b) Gọi 3 số tự nhiên liên tiếp là n;n+1;n+2 

Ta có: 

Nếu n có dạng 3k thì n.(n+1).(n+2) 

= 3k.(3k+1).(3k+2) chia hết cho 3 (vì 3k chia hết cho 3)

Nếu n có dạng 3k+1 thì n.(n+1).(n+2) 

= (3k+1).(3k+1+1).(3k+2+1)

= (3k+1).(3k+2).(3k+3) chia hết cho 3 vì (3k+3 chia hết cho 3) 

Nếu n có dạng 3k+2 thì n.(n+1).(n+2) 

= (3k+2).(3k+2+1).(3k+2+2)

= (3k+2).(3k+3).(3k+4) chia hết cho 3 (vì 3k+3 chia hết cho 3) 

 

10 tháng 7 2015

Cứ li ke ủng hộ chú ấy mỏi tay :D