K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 10 2023

   Bài thơ ''Bắt nạt'' của Nguyễn Thế Hoàng Linh nói  về vấn nạn bắt nạt học đường từ xưa tới nay. Dạo gần đây lại gây tranh cãi mạnh mẽ từ phía các bậc phụ huynh cha mẹ.Tại sao lại vậy nhỉ? Theo em được biết thì các câu thơ có thể gây tranh cãi đó là: Nhảy híp - hóp cho hay; Sao không trêu mù tạt; Vì bắt nạt dễ lây; khổ 7; Vì bắt nạt rất hôi. Xuyên suốt cả bài thơ tác giả có ngụ ý trỉ trích vấn nạn bạo lực học đường nhưng cái không hay ở đây là tác giả thể hiện chưa phù hợp với các em. Ví dụ như khổ thứ 7 chẳng hạn. Có thể hiểu rằng khổ thơ này có hàm ý khiêu khích, đối chấp nên khiến dư luận bùng nổ là điều đương nhiên. Theo em, NXB Giáo dục cần có biện pháp khắc phục. 

10 tháng 10 2023

Bài vt còn nhiều thiếu sót mong quý vị bỏ qua cho:> vì nguồn thông tin có thể bj lỗi.

11 tháng 4 2021

Mọi người giúp mik nhé

30 tháng 10 2023

Cuốn sách mà tôi thích nhất là sách giáo khoa Ngữ văn lớp 8 tập 1. Khi cầm cuốn sách trên tay, tôi cảm thấy mình thật hạnh phúc.

Cuốn sách giáo khoa Ngữ văn do Nhà xuất bản Giáo dục phát hành. Nhìn từ bên ngoài, cuốn sách hiện lên nổi bật với dòng chữ” Ngữ văn” trên nền sách màu hồng nhạt. Phía bên trên của cuốn sách là dòng chữ màu đen nho nhỏ “Bộ giáo dục và đào tạo”. Giữa cuốn sách có những bông hoa màu vàng.

Sách có phần mục lục ở cuối giúp người đọc nắm rõ hơn nội dung của cuốn sách. Sách được chia thành mười bảy bài học khác nhau. Mỗi bài học lại ứng với bốn tiết học của chúng em ở trên lớp. Mỗi bài lại bao gồm đủ cả ba nôi dụng cho chúng em luyện tập đó là: văn bản, làm văn và tiếng việt. Nội dung của cuốn sách cũng được sắp xếp một cách hết sức hợp lí. Phần đầu của mỗi bài học được tác giả trình bày những nội dung khái quát cũng như những kiến thức mục tiêu đặt ra mà chúng ta cần phải đạt được.

Cuốn sách đã đem đến nhiều kiến thức bổ ích cho người học. Bởi vậy, học sinh cần giữ gìn sách cẩn thận

câu 1: a) Thất ngôn tứ tuyệt

b) "Sông núi nước Nam" tức là khẳng định chủ quyền và lãnh thổ của người Nam, sách trời đã định rõ không có giặc nào có thể xâm phạm đến được

câu 2: Nhằm mục đích khẳng định chủ quyền dân tộc, khích lệ ba quân tướng sĩ và uy hiếp tinh thần giặc Tống.

29 tháng 10 2021

a,Thất ngôn tứ tuyệt

b,Sông núi nước Nam

Câu2

bài thơ này được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên vì nó khẳng định chủ quyền lãnh thỗ của nước Nam

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

Bài phân tích, đánh giá Truyện Kiều

     Phạm Quỳnh đã từng khẳng định: “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn. Tiếng ta còn, nước ta còn”. Từ trước đến nay, Truyện Kiều của Nguyễn Du được đánh giá là kiệt tác văn chương của dân tộc. Thật vậy, để làm nên giá trị đó là những đóng góp, sáng tạo mới mẻ của Nguyễn Du về cả nội dung và hình thức nghệ thuật.

     Trước tiên, dù sáng tác dựa trên cốt truyện của tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc Kim Vân Kiều truyện (Thanh Tâm tài nhân) song Nguyễn Du đã sáng tạo nên một tác phẩm mới với những sáng tạo về giá trị nội dung. Truyện Kiều mang giá trị hiện thực phản ánh bức tranh xã hội phong kiến Việt Nam bất công, tàn bạo và xã hội kim tiền chà đạp lên quyền sống con người, đặc biệt là người phụ nữ. Đó là lời tố cáo các thế lực đen tối như sai nha, quan xử kiện, … ích kỉ, tham lam, coi rẻ sinh mạng, phẩm giá con người. Tác phẩm còn cho thấy những tác động tiêu cực của đồng tiền: đó là những lời ngon ngọt “Có ba trăm lạng việc này mới xuôi”, là những lần lừa gạt Thúy Kiều vào lầu xanh của Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Bạc Bà, Bạc Hạnh,… Tất cả chung quy lại cũng vì đồng tiền làm tha hóa nhân cách của con người.

     Không chỉ dừng lại ở giá trị hiện thực rộng lớn, tác phẩm còn mang những giá trị nhân đạo vô cùng sâu sắc. Truyện Kiều là tiếng nói lên án, tố cáo những thế lực xấu xa chà đạp con người như Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Bạc Bà, Bạc Hạnh,… Tác phẩm còn thể hiện tiếng nói thương cảm, xót xa của Nguyễn Du trước số phận bi kịch của con người: “Tiếc thay một đóa trà mi/ Con ong đã tỏ đường đi lối về”, để rồi sau này ông thốt lên: Đau đớn thay phận đàn bà/ Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”. Thúy Kiều là người con gái tài sắc nhưng số phận lại vô cùng éo le, lấy chữ hiếu làm đầu để rồi sau bao nhiêu trắc trở, nàng lại cô đơn vò võ một mình. Càng xót xa bao nhiêu, nhà thơ lại càng khẳng định, đề cao tài năng, nhân phẩm và những khát vọng chân chính của con người: khát vọng về quyền sống, quyền tự do, công lý, khát vọng tình yêu, hạnh phúc. Mối tình Kim Kiều vượt lên trên lễ giáo phong kiến cùng thái độ chủ động của người con gái khi yêu: “xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” thể hiện khát vọng tình yêu của con người cùng hình ảnh người anh hùng Từ Hải ẩn chứa ước mơ của tác giả về một xã hội công bằng,… Bởi những giá trị hiện thực và nhân đạo cao cả đó, Mộng Liên Đường chủ nhân đã từng ca ngợi Nguyễn Du là người “có con mắt nhìn xuyên sáu cõi, có tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời”.

     Không chỉ có những đặc sắc về nội dung mà Truyện Kiều còn mang những nét sáng tạo vô cùng độc đáo về nghệ thuật. Tác phẩm là sự kết tinh các thành tựu nghệ thuật văn học dân tộc trên các phương diện ngôn ngữ, thể loại. Về thể loại, tác phẩm được viết dưới hình thức một truyện thơ Nôm với thể thơ lục bát truyền thống quen thuộc. Về ngôn ngữ, tác phẩm được viết bằng chữ Nôm có vận dụng kết hợp linh hoạt với các ca dao, thành ngữ quen thuộc. Nghệ thuật trong Truyện Kiều đã có bước phát triển vượt bậc: Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, khắc họa tính cách, miêu tả tâm lí nhân vật. Trong nghệ thuật xây dựng nhân vật, nhà thơ có sự kết hợp giữa ngôn ngữ độc thoại để miêu tả nội tâm và ngôn ngữ đối thoại để thể hiện tính cách, hoàn cảnh nhân vật. Với các nhân vật chính diện, Nguyễn Du sử dụng ngòi bút ước lệ, ẩn dụ tượng trưng quen thuộc trong thơ trung đại; với các nhân vật phản diện, nhà thơ thường sử dụng ngôn từ bình dân tả thực. Bên cạnh đó, ông còn có những đặc sắc nghệ thuật khi tả cảnh với bút pháp tả cảnh ngụ tình sinh động, giúp nhân vật thể hiện cảm xúc, tâm trạng của mình một cách gián tiếp. Tất cả đã làm nên một “Truyện Kiều” với những sáng tạo mới mẻ về hình thức thể hiện.

     Với những đóng góp to lớn cả về nội dung và nghệ thuật, Truyện Kiều xứng đáng được coi là kiệt tác văn học của dân tộc. Thời gian cứ thế trôi và những gì là thơ, là văn, là tuyệt tác thì luôn còn mãi. Và “Truyện Kiều” cũng vậy…