K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

NG
30 tháng 9 2023

* Câu chuyện

Một người ham đọc sách

Đan-tê là một nhà thơ lớn của nước Ý. Ông còn nổi tiếng là người ham đọc sách. Không đủ tiền mua sách, ông làm quen với người bán hàng để mượn sách về nhà xem.

Một hôm, người chủ quán sách không muốn cho Đan-tê mượn cuốn sách mới. Ông liền đứng tại quầy hàng để đọc, bất chấp mọi tiếng ồn ào xung quanh.

Khi ông đặt cuốn sách vừa đọc xong xuống để trả người chủ quán thì trời đã sẩm tối. Người chủ quán liền hỏi:

- Kẻ ra người vào ồn ào như vậy mà ông cũng đọc được hết cuốn sách à?

Đan-tê ngơ ngác đáp:

- Có người ra vào ồn ào ư? Tôi chỉ thấy người trong sách đi lại nói chuyện với nhau thôi!

(Theo Cuộc sống và sự nghiệp)

* Bài thơ:

TRANG SÁCH VÀO ĐỜI

Trước ngưỡng cửa cuộc đời

Trang sách và hoa phượng

Học vấn và nhớ thương

Miệt mài nuôi chí lớn

 

Những trang sách dày công

Giúp em nhiều kiến thức

Vào đời bằng hiện thực

Vững bước trên đôi chân

 

Những con số bài toán

Những dòng chữ bài văn

Sơ đồ và hình ảnh

Nhanh hiểu và dễ nhớ

 

Trang sách bên cửa sổ

Một bầu trời ước mong

Trang sách như bệ phóng

Nâng bước em vào đời.

(Nguyễn Đức Toàn)

* Bài văn tả cây dừa:

Trước nhà em có một cái ao, xung quanh ao được trồng nhiều loại cây cần nước nhưng trong số đó em lại thích cây dừa nhất. Những đứa bạn cùng làng của em cũng phải công nhận với em về điều đó, cây dừa giống như nhân vật chính nổi bật lên giữa khu vườn nhà. Cây dừa nhà em rất đẹp, nó không chỉ nổi bật trong khu vườn nhà thôi đâu mà nó còn nổi bật nhất cái ngôi làng này.

Mỗi khi đi học về em cũng có thể nhìn thấy cây dừa ở nhà mình từ xa, bởi cây dừa nhà em cao lắm, nhìn từ xa trông nó giống như cái chổi bị dựng ngược lên. Bố em thường trêu rằng bao giờ hai chị em em lớn để lấy cái chổi dừa xuống quét nhà cho bố, chắc hẳn lúc đó nhà sẽ rất sạch.

Thân cây dừa cao và to như cái cột nhà, bên ngoài được bọc một lớp màu nâu, nham nhám, sần sùi và nứt nẻ, chỗ lõm chỗ lồi. Từ gốc cây lên đến đỉnh ngọt sẽ có các vòng tròn cách một khoảng đều nhau, những chiếc rễ con của cây dừa giống như những chú giun đất vậy. Còn phía trên đỉnh cây, các tàu lá xòe ra trông như chiếc ô che bóng râm mát cho một góc vườn nhà, lá dừa già sẽ có màu vàng, còn lá dừa non sẽ còn màu xanh man mát.

Dưới những tàu lá đó là những trái dừa, trái dừa trên cây nhà em năm nào vào mỗi ngày hè thường rất trĩu quả, quả dừa bên ngoài có màu xanh, màu càng nhạt thì chứng tỏ là dừa non còn màu đậm thì là dừa già. Gia đình em khi hè đến thường sẽ hái cả hai loại quả xuống để uống, dừa non sẽ ăn luôn cả cùi, dừa già thì gọt đi phần vỏ nâu bên ngoài để đem đi nấu thành món ăn.

Nhờ có cây dừa mà gia đình em mỗi khi hè đến sẽ có nước để uống, dừa non để ăn mà không phải đi mua ngoài. Sân vườn nhà em cũng nhờ vậy mà trở nên mát hơn và xanh hơn. Em rất thích cây dừa này.

1 tháng 10 2023

Tham khảo

* Câu chuyện “Chiếc giỏ đựng than” 

Ngày xưa, có một chú tiểu sống trên núi cùng với sư phụ tại một ngôi chùa nhỏ. Công việc của cậu hàng ngày đơn giản chỉ là gánh nước, nấu cơm, quét dọn bụi bặm và đọc sách cùng sư phụ của mình.

Cuộc sống cứ thế yên bình trôi qua, chú tiểu vẫn xuất sắc hoàn thành nhiệm vụ của mình chỉ riêng việc đọc sách khiến cậu cảm thấy chán nản. Một hôm chú tiểu hỏi sư phụ: “Tại sao chúng ta phải đọc nhiều sách như vậy, con thấy việc đọc sách có ích gì đâu?”.

Sư phụ nghe vậy bèn mỉm cười nói với cậu ngày mai hãy mang cái giỏ này để xách nước thay vì cái thùng hay xách bấy lâu nay. Chú tiểu mặc dù không hiểu ý nghĩa nhưng vẫn vâng lời, ngày nào cũng mang cái giỏ đi để xách nước nhưng khi về đến nơi thì bao nhiêu nước cũng chảy hết qua cái lỗ trên giỏ.

Khi cậu thắc mắc về việc này thì sư phụ nói hãy cứ tiếp tục và cậu vâng lời nhưng chẳng được bao lâu. Nỗi thất vọng ngày càng lớn khi ngày nào cũng phải làm việc vô ích này khiến cậu chán nản, đến khi không chịu được nữa cậu nói với sư phụ rằng mình không làm nữa vào ngày mai.

Sư phụ mỉm cười, bảo chú tiểu lấy cái giỏ ra đây và ôn tồn nói: “Con nghĩ việc làm của con là vô ích sao? Hãy nhìn thử xem, cái giỏ này trước kia đựng than đen nhẻm nhưng từ ngày con lấy nó để xách nước nó đã sạch trong không còn lấm lem vết than như xưa nữa.

Việc đọc sách cũng vậy, lợi ích của nó không thấy được bằng mắt, không phải ngày một ngày hai để mong thành công nhưng không có nghĩa là quá trình này trải qua vô nghĩa. Con đọc một quyển sách mỗi ngày, tâm hồn sẽ được rửa trôi một ít, đến khi đủ thì sẽ sạch bong như cái giỏ than này”.

Chú tiểu hiểu ra, thầm cảm ơn Thầy và từ đó không còn chán ghét việc đọc sách nữa.

25 tháng 11 2023

Giới thiệu 1 câu chuyện ( hoặc bài thơ , bài văn , bài báo ) đã đọc ở nhà về tình cảm họ hàng , làng xóm

NG
4 tháng 10 2023

 Câu chuyện em có thể tìm đọc Bác sĩ vạn năng

Ngày xửa ngày xưa có một bác nông dân nghèo tên là Tôm. Một hôm bác đánh xe hai bò kéo chở đầy củi ra tỉnh bán cho một ông bác sĩ lấy hai Taler - hai đồng tiền vàng. Lúc trả tiền, bác sĩ đang ngồi ở bàn ăn. Nhìn thấy ông ta ăn uống linh đình, bác nông dân cũng muốn mình được như vậy.
Bác tần ngần đứng lại một lúc, rồi hỏi xem mình có thể làm bác sĩ được không.
Bác sĩ bảo:
- Được chứ, cũng nhanh thôi.
Bác nông dân hỏi:
- Vậy tôi phải làm gì ạ?
- Điều đầu tiên là mua quyển sách vỡ lòng ABC loại sách trang đầu có vẽ con gà trống. Rồi bán xe với bò lấy tiền mua sắm quần áo, đồ nghề của bác sĩ. Sau cùng thuê thợ kẻ biển "Tôi là bác sĩ vạn năng" và đóng đinh treo trước cửa.
Bác nông dân làm đúng theo lời khuyên. Bác làm bác sĩ chưa được bao lâu thì có một nhà quyền quý giàu có kia bị mất trộm. Ông ta nghe nói là có vị bác sĩ vạn năng ở làng nọ có thể đoán biết được tiền ăn trộm giấu ở đâu. Ông cho đánh xe đến làng và hỏi bác nông dân rằng:
- Bác có phải là vị bác sĩ vạn năng không?
- Quả đúng như vậy.
Ông mời bác cùng đi tìm của mất trộm. Bác đồng ý, nhưng phải để Grete vợ bác cùng đi. Khi họ tới nhà quyền quý kia thì bữa ăn đã dọn ra. Bác sĩ vạn năng đòi trước tiên phải được cùng ăn, không những bác mà bác gái cũng cùng ăn, vợ chồng ngồi vào bàn ăn. Khi tên hầu thứ nhất bưng món ăn ngon vào, bác nông dân hích vợ bảo:
- Thứ nhất đấy!
Ý nói là người thứ nhất bưng món ăn vào. Tên hầu tưởng bác định nói "Tên trộm thứ nhất đấy." Chính tên hầu đã ăn trộm nên hắn hoảng sợ, ra ngoài nói với các bạn:
- Bác sĩ biết hết tất cả, thật nguy cho chúng ta. Ông ấy bảo tao là tên trộm thứ nhất. Tên thứ hai sợ không muốn vào, nhưng rồi cũng phải bưng vào. Khi hắn mang thẫu thức ăn vào, bác nông dân hích vợ bảo:

- Grete, thứ hai đấy!
Tên hầu sợ quá tìm cách lảng ra. Đến lượt tên thứ ba cũng vậy. Bác nông dân nói với vợ:
- Grete, tên thứ ba đấy!
Tên thứ tư mang thẫu thức ăn đậy kín. Chủ nhà bảo bác sĩ trổ tài, đoán xem là món gì. Đó là món tôm. Bác nông dân nhìn thẫu đậy kín không biết đoán mò sao, lúng ta lúng túng và kêu:
- Chà, chà, khổ cho cái thằng Tôm tôi quá!
Nghe xong nhà quyền quý reo lên:
- Tài thật! Bác biết chuyện này thì nhất định bác biết ai lấy trộm tiền!
Tên hầu chột dạ, nháy mắt cho bác sĩ ra ngoài. Bác ra, cả bốn tên hầu thú thật đã trót ăn trộm tiền. Chúng xin hoàn lại tiền và đưa bác thêm một khoản tiền lớn, chỉ xin bác đừng tố cáo, kẻo chúng có thể mất đầu như chơi. Chúng dẫn bác tới chỗ giấu của.
Bác sĩ trong bụng mừng thầm, lại ngồi vào bàn ăn, rồi nói:
- Thưa ông, để tôi tìm trong sách cẩm nang xem tiền giấu ở đâu.
Tên hầu thứ năm bò vào lò sưởi để dò xem bác sĩ có biết thêm gì nữa không. Bác sĩ ngồi giở sách đánh vần ABC, lật hết trang này đến trang khác để tìm con gà trống. Tìm mãi vẫn chưa thấy, bác nói:
- Ở đó thì ra đi chớ!
Tên hầu ở trong lò sưởi tưởng là nói mình, sợ quá nhảy ra, mồm nói lẩm bẩm cái gì cũng không ai rõ.
Rồi bác sĩ chỉ cho chủ nhà chỗ giấu của, nhưng không nói lộ cho biết ai ăn trộm.
Cả chủ nhà và đầy tớ đều cho bác nhiều tiền. Danh tiếng bác trở nên lừng lẫy.

NG
30 tháng 9 2023

2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về người có đức tính chăm chỉ trong học tập và lao động: câu chuyện “Bàn chân kì diệu”, “Ông Trạng thả diều”

2- Tên bài đọc: Bàn chân kì diệu

- Sự việc:

+ Ký bị liệt hai cánh tay từ nhỏ. Thấy các bạn được cắp sách đến trường, Ký thèm lắm. Em quyết định đến lớp xin vào học.

+ Khi biết được hoàn cảnh và tình trạng đôi bàn tay của Ký, cô giáo Cương không dám nhận em vào học.

+ Nhờ luyện tập kiên trì, Ký đã thành công.

- Nhân vật: cô giáo Cương, Ký.

- Hình ảnh: Nguyễn Ngọc Ký tập viết bằng chân.

- Câu văn em thích: Bước qua cổng cô vừa ngạc nhiên, vừa xúc động: Ký đang ngồi giữa sân hí hoáy tập viết.

- Cảm nghĩ của em: Em rất khâm phục thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký. Nhờ sự nỗ lực của mình, Ký đã vượt lên trên sự khiếm khuyết của đôi tay để trở thành một học sinh giỏi, viết chữ đẹp. Sau này trở thành một nhà giáo ưu tú.

13 tháng 3 2023

- Bài thơ: Trường em (Nguyễn Bùi Vợi) 

Trường em ngói mới đỏ hồng

Mọc lên tươi thắm giữa đồng lúa xanh

Gió về đồng lúa reo quanh

Vẫy chào những bước chân nhanh tới trường.

- Câu chuyện: Đẹp mà không đẹp

Thấy bác Thành đi qua, Hùng liền gọi: bác Thành ơi, bác xem con ngựa cháu vẽ có đẹp không? 

Trên bức tường trắng hiện ra những nét than đen vẽ hình một con ngựa đang leo núi. Bác Thành nhìn bức vẽ rồi trả lời: cháu vẽ đẹp đấy, nhưng còn có cái không đẹp! Hùng vội hỏi: cái nào không đẹp, hở bác?

Bác Thành bảo: Cái không đẹp là bức tường cùa nhà trường đã bị vẽ bẩn, cháu ạ!

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
27 tháng 12 2023

Học sinh tự chọn cuốn sách văn học hoặc khoa học mà mình yêu thích. 

NG
7 tháng 10 2023

Em có thể đọc câu chuyện Dế Mèn phiêu lưu kí

Trích: "Tôi sống độc lập từ thủa bé. ấy là tục lệ lâu đời trong họ nhà dế chúng tôi. Vả lại, mẹ thường bảo chúng tôi rằng: "Phải như thế để các con biết kiếm ăn một mình cho quen đi. Con cái mà cứ nhong nhong ăn bám vào bố mẹ thì chỉ sinh ra tính ỷ lại, xấu lắm, rồi ra đời không làm nên trò trống gì đâu". Bởi thế, lứa sinh nào cũng vậy, đẻ xong là bố mẹ thu xếp cho con cái ra ở riêng. Lứa sinh ấy, chúng tôi có cả thảy ba anh em. Ba anh em chúng tôi chỉ ở với mẹ ba hôm. Tới hôm thứ ba, mẹ đi trước, ba đứa tôi tấp tểnh, khấp khởi, nửa lo nửa vui theo sau. Mẹ dẫn chúng tôi đi và mẹ đem đặt mỗi đứa vào một cái hang đất ở bờ ruộng phía bên kia, chỗ trông ra đầm nước mà không biết mẹ đã chịu khó đào bới, be đắp tinh tươm thành hang, thành nhà cho chúng tôi từ bao giờ. Tôi là em út, bé nhất nên được mẹ tôi sau khi dắt vào hang, lại bỏ theo một ít ngọn cỏ non trước cửa, để tôi nếu có bỡ ngỡ, thì đã có ít thức ăn sẵn trong vài ngày. Rồi mẹ tôi trở về Tôi cũng không buồn. Trái lại, còn thấy làm khoan khoái vì được ở một mình nơi thoáng đãng, mát mẻ. Tôi vừa thầm cảm ơn mẹ, vừa sạo sục thăm tất cả các hang mẹ đưa đến ở. Khi đã xem xét cẩn thận rồi, tôi ra đứng ở ngoài cửa và ngửng mặt lên trời. Qua những ngọn cỏ ấu nhọn và sắc, tôi thấy màu trời trong xanh. Tôi dọn giọng, vỗ đôi cánh nhỏ tới nách, rồi cao hứng gáy lên mấy tiếng rõ to. Từ đây, tôi bắt đầu vào cuộc đời của tôi. Cho dù tôi sẽ sung sướng hay khổ sở, cái đó tùy ở tính tình tôi khôn ngoan hay đần độn. Song tôi chưa cần biết đến thế, tính đến thế. Mà hãy lấy sự được ung dung độc lập một mình là điều thích lắm rồi.... Ngày nào cũng vậy, suốt buổi, tôi chui vào trong cùng hang, hì hục đào đất để khoét một cái ổ lớn, làm thành cái giường ngủ sang trọng. Rồi cũng biết lo xa như các cụ già trong họ dế, tôi đào hang sâu sang hai ngả làm những con đường tắt, những cửa sau, những ngách thượng, phòng khi gặp nguy hiểm, có thể thoát thân ra lối khác được. Chập tối, tôi tạm nghỉ tay và ra đứng ngoài cửa, họp cùng anh chị em hàng xóm quanh bờ ruộng, vừa gảy đàn vừa hát một bài hát hoàng hôn chào tạm biệt ông mặt trời. Khi đêm đã xuống hẳn, cả xóm chúng tôi, các bô lão dế lụ khụ già cốc đế cũng bỗng nhiên vui tính, ai nấy ra khỏi hang, đến tụ hội thật đông tận giữa bãi trong đêm tối mát lạnh, cùng uống sương đọng, ăn cỏ ướt và những gã tài hoa thì gảy đàn thổi sáo, cùng nhau ca hát, nhảy múa linh đình đến tận sáng bạch, lúc ông mặt trời quen thuộc lại nghiêm trang ló lên đằng đông mới tan cuộc ai về nhà nấy. Ngày nào, đêm nào, sớm và chiều nào cũng ngần ấy thứ việc, thứ chơi. Kể đời mà được như thế cũng khá an nhàn, nhưng mới đầu còn thấy hay hay, về sau cũng nhàm dần.,,..(còn tiếp)

II. KIỂM TRA ĐỌC HIỂU KẾT HỢP KIỂM TRA KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT (6 điểm): Đọc thầm bài sau   Một người ham đọc sáchĐan-tê là một nhà thơ lớn của nước Ý. Ông còn nổi tiếng là người ham đọc sách. Không đủ tiền mua sách, ông làm quen với người bán hàng để mượn sách về nhà xem.Một hôm, người chủ quán sách không muốn cho Đan-tê mượn cuốn sách mới. Ông liền đứng tại quầy hàng...
Đọc tiếp

II. KIỂM TRA ĐỌC HIỂU KẾT HỢP KIỂM TRA KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT (6 điểm): Đọc thầm bài sau

   Một người ham đọc sách

Đan-tê là một nhà thơ lớn của nước Ý. Ông còn nổi tiếng là người ham đọc sách. Không đủ tiền mua sách, ông làm quen với người bán hàng để mượn sách về nhà xem.

Một hôm, người chủ quán sách không muốn cho Đan-tê mượn cuốn sách mới. Ông liền đứng tại quầy hàng để đọc, bất chấp mọi tiếng ồn ào xung quanh.

Khi ông đặt cuốn sách vừa đọc xong xuống để trả người chủ quán thì trời đã sẩm tối. Người chủ quán liền hỏi:

- Kẻ ra người vào ồn ào như vậy mà ông cũng đọc được hết cuốn sách à?

Đan-tê ngơ ngác đáp:

- Có người ra vào ồn ào ư? Tôi chỉ thấy người trong sách đi lại nói chuyện với nhau thôi!

( Theo Cuộc sống và sự nghiệp)

Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu.

Nội dung của câu chuyện “Một người ham đọc sách” là gì?

1
5 tháng 2 2018

VD: - Đan-tê là một nhà thơ ham đọc sách.

II. KIỂM TRA ĐỌC HIỂU KẾT HỢP KIỂM TRA KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT (6 điểm): Đọc thầm bài sau   Một người ham đọc sáchĐan-tê là một nhà thơ lớn của nước Ý. Ông còn nổi tiếng là người ham đọc sách. Không đủ tiền mua sách, ông làm quen với người bán hàng để mượn sách về nhà xem.Một hôm, người chủ quán sách không muốn cho Đan-tê mượn cuốn sách mới. Ông liền đứng tại quầy hàng...
Đọc tiếp

II. KIỂM TRA ĐỌC HIỂU KẾT HỢP KIỂM TRA KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT (6 điểm): Đọc thầm bài sau

   Một người ham đọc sách

Đan-tê là một nhà thơ lớn của nước Ý. Ông còn nổi tiếng là người ham đọc sách. Không đủ tiền mua sách, ông làm quen với người bán hàng để mượn sách về nhà xem.

Một hôm, người chủ quán sách không muốn cho Đan-tê mượn cuốn sách mới. Ông liền đứng tại quầy hàng để đọc, bất chấp mọi tiếng ồn ào xung quanh.

Khi ông đặt cuốn sách vừa đọc xong xuống để trả người chủ quán thì trời đã sẩm tối. Người chủ quán liền hỏi:

- Kẻ ra người vào ồn ào như vậy mà ông cũng đọc được hết cuốn sách à?

Đan-tê ngơ ngác đáp:

- Có người ra vào ồn ào ư? Tôi chỉ thấy người trong sách đi lại nói chuyện với nhau thôi!

( Theo Cuộc sống và sự nghiệp)

Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu.

Dựa vào nội dung câu chuyện, hãy viết câu trả lời cho câu hỏi sau:

- Đan-tê rất yêu sách và các nhân vật trong sách.

1
20 tháng 11 2018

VD: Vì ông đọc sách rất chăm chú. (tập trung, say sưa,...)

NG
7 tháng 10 2023

Em có thể đọc câu chuyện NGƯỜI LIÊN LẠC NHỎ

Hôm ấy, Kim Đồng được giao cho một nhiệm vụ mới. Đó là phải dẫn đường cho ông ké cách mạng đến địa điểm mới và phải bảo đảm sự an toàn cho ông. Thế là hai ông cháu lên đường. Cháu đi trước, thấy có gì đáng ngờ thì làm hiệu để ông đi phía sau tránh vào hai bên đường. Hai ông cháu đang đi chợt nhìn thấy từ xa có một toán lính Tây đang ngược chiều tiến lại. Kim Đồng thản nhiên huýt sáo. Ông ké đi sau hiểu ý tránh vào sau một tảng đá lớn ở ven đường. Nhưng bọn lính đã kịp trông thấy ông già. Chúng kêu ầm lên và chạy lại. Ông ké bình tĩnh ngồi xuống tảng đá như một người đi đường mệt, phải nghỉ chân.Bọn lính thấy cậu bé liền hỏi : "Bé con đi đâu mà sớm thế ?". Kim Đồng vẫn rất bình tĩnh trả lời: "Đón thầy mo về cúng cho mẹ ốm". Rồi Kim Đồng quay lại gọi ông "thầy mo" đang ngồi nghỉ chân cùng đi tiếp để kịp về nhà. Thế là ông cháu lại ung dung đi qua trước mặt bọn giặc. Chúng có mắt mà đúng như mù. Nhờ sự can đảm và nhanh trí, Kim Đồng đã bảo vệ an toàn cho ông già cán bộ. Rừng núi xung quanh như cùng bừng lên chia vui với hai ông cháu.