K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 9 2023

 tìm đọc bài thơ "Khi mẹ vắng nhà" của Trần Đăng Khoa, bài văn "Khúc đồng dao lấm láp" của Kao Sơn và bài văn "Trên đồi mở mắt và mơ" của Văn Thành Lê. Những tác phẩm này có thể giúp bạn khôn lớn và trưởng thành qua những trải nghiệm trong cuộc sống.

26 tháng 3 2023

Mẹ luôn là người chăm sóc, vun vén cho cả gia đình. Nên khi đọc bài thơ " Mẹ vắng nhà ngày bão" của nhà thơ Đặng Hiến chúng ta thấy được hình bóng gia đình của mình trong đó. Mỗi ngày mẹ sẽ là người chăm lo cho bố con từng miếng ăn giấc ngủ. Nhưng khi một ngày mẹ về quê lại đúng ngày mẹ về quê thật là vất vả. Cơn bão gió to, mưa nhiều ngày này qua ngày khác. Ở nhà ba bố con phải chịu cảnh dột nhà, thế nên ba bố con phải nằm chung để cho đỡ lạnh và không bị ướt. Trong lúc này trong lòng ai cũng nhớ về mẹ, nghĩ lúc này mẹ ở nhà cũng thao thức lo cho bố con ở nhà. Biết là dù mẹ có ở đâu cũng luôn trông ngóng về nhà và lo cho ba cha con. Dù thiếu vắng mẹ thì ba cha con vẫn làm những việc của riêng mình, chị thì đi hái lá cho thỏ ăn, còn em thì chăm đàn ngan. Bố phải đi chợ mưa thức ăn. Và rồi cũng đến lúc cơn bão qua đi cũng là lúc bầu trời trong xanh trở lại và đó cũng là lúc mẹ về. Tác giả sử dụng hình ảnh ngày bão ngày nắng để thấy rằng vắng mẹ thì đó là ngày bão. Còn khi mẹ về ai cũng vui mừng thì đó là ngày nắng mới. 

26 tháng 3 2023

Ý  mình nói là khi mẹ vắng nhà của Trần Đăng Khoa nha bạn 

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
26 tháng 11 2023

a) Chọn lệnh Open trên bảng chọn File để mở tệp Khi mẹ vắng nhà rồi gõ bổ sung thêm khối văn bản mới theo yêu cầu.

b) Chèn vào văn bản ảnh từ máy tính hoặc sưu tầm từ Internet.

Ví dụ, nội dung văn bản ở Hình 3 là kết quả thực hiện hai công việc trên đây.

Hình 3. Nội dung tệp văn bản viết về chủ đề "Giúp đỡ gia đình"

c) Chọn lệnh Save As trên bảng chọn File để lưu lại nội dung tệp đã chỉnh sửa thành một tệp mới với tên tệp Giúp đỡ gia đình.

28 tháng 2 2022

Tham khảo

a) - Mặt trời của bắp: là mặt trời của thiên nhiên vĩnh hằng, đem lại ánh sáng và sự sống cho muôn loài.

- Mặt trời của mẹ: là em cu Tai, là niềm hạnh phúc của mẹ.

→ Đứa con bé bỏng chính là nguồn năng lượng, sự sống không thể thiếu của đời mẹ.

b)  Nếu mặt trời đem lại sự sống cho muôn loài, cho cây bắp trên lưng thì đứa con là niềm vui, nguồn sống, niềm hi vọng của người mẹ. Hình ảnh ẩn dụ độc đáo “mặt trời của mẹ” để diễn tả quy luật của tình mẫu tử, ở bề sâu tâm lí: đứa con đối với người mẹ là vô cùng quý giá và quan trọng, là tất cả đối với người mẹ.

28 tháng 2 2022

a) Mặt trời thứ nhất là hành tinh mang lại ánh sáng cho vạn vật . Còn mặt trời của bà mẹ Tà-ôi là đứa con thân yêu đang nằm yên ngủ trên lưng gầy.

b) Qua câu thơ trên, em cảm thấy tình cảm của mẹ dành cho đứa con là vô bờ bến. Chúng ta đều biết nếu không có mặt trời thì vạn vật sẽ không sống được và có lẽ, đối với mẹ, con là ánh sáng, là niềm tin, có lẽ với mẹ, không có con là mọi thứ xung quanh sẽ sụp đổ

 

15 tháng 7 2020

bài làm

 Trong bài thơ "Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ" của Nguyễn Khoa Điềm, hai câu thơ sau đã dựng lên một hình ảnh thơ đặc sắc:

“Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

      Mặt trời của mẹ con nằm trên lưng”.

.Mặt trời của bắp là mặt trời tự nhiên. Còn em cu Tai là mặt trời của mẹ.Mặt trời - vị thần tư nhiên mang lại ánh sáng. Sự ấm áp cho những cây bắp trên đỉnh Ka-lưi - đang tỏa rạng trên lưng đồi phía xa. Còn mặt trời của bà mẹ Tà-ôi là đứa con thân yêu đang nằm yên ngủ trên lưng gầy. Dùng hình ảnh ẩn dụ “mặt trời của mẹ con nằm trên lưng” ngầm so sánh hình ảnh người con với mặt trời, nhà thơ khẳng định vai trò của người con đối với người mẹ. Có lẽ, với mẹ, con chính là lẽ sống, là ánh sáng, là niềm tin, là động lực... Hình ảnh mặt trời “nằm trên lưng” khiến hình ảnh người mẹ chói lòa trong ánh sáng của lòng yêu thương, sự trìu mến. Đặc biệt, hai câu thơ còn có sự đối xứng nhịp nhàng: “Mặt trời của bắp” - “Mặt trời của mẹ”. Điều đó góp phần tạo nên vẻ đẹp thẩm mĩ cho hình thức thơ.Mặt trời của tự nhiên, của bắp thì trên cao và xa. Còn em cu Tai, mặt trời của mẹ thì gần gũi, ngay trên lưng mẹ. Tình cảm của mẹ đối với con là vô bờ. Mẹ mang mặt trời bé con trên lưng và làm tất cả để cho mặt trời đó mãi mãi rạng rỡ.
 

*Ryeo*


 

So sánh hình ảnh người con với mặt trời, khẳng định vtrof của đứa bé với ng mẹ . Đứa con là : Động lực , ánh sáng , niềm tin tưởng của ng mẹ , Và " Mặt trời nhỏ đang nằm trên lưng " khiến đứa trẻ bé nhỏ bỗng sáng lòa bởi những hy vọng , yêu thương của người mẹ  . Phép đối lập : “Mặt trời của bắp” - “Mặt trời của mẹ” :

+Mặt trời - mang lại ánh sáng , sưc sống cho những cây bắp trên đỉnh núi Ka-lưi thì đang tỏa sáng ở phía xa xa .

+Mặt trời của  mẹ Tà-ôi - đứa con thân yêu đang nằm yên ngủ trên lưng.


 


 

12 tháng 5 2020

a. Con cò - người phụ nữ

b. Tiếng thơ đỏ nắng - ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

c. Mặt trời của mẹ - em bé là nguồn sống của mẹ.

26 tháng 5 2021

THAM KHẢO!

 

Đây là khúc hát ru thứ hai trong bài thơ "Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm. Hai câu thơ sau ba lần vang lên trong bài thơ; điệp khúc ấy là tiếng vỗ về yêu thương em Cu Tai:

“Em Cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi !

Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ

Người mẹ Tà-ôi vừa địu con, vừa làm rẫy tỉa bắp. Núi Ka-lưi hùng vĩ thuộc dãy Trường Sơn, ở miền Tây hai tỉnh Trị - Thiên. Một so sánh tương phản: “lưng núi thì to", “lưng mẹ thì nhỏ" nhằm ca ngợi đức tính cần cù, tần tảo, đảm đang của người mẹ nghèo, người dân tộc:

"Mẹ đang tỉa bắp trên núi Ka-lưi

Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ”.

Mẹ vất vả tỉa bắp nuôi con để phục vụ kháng chiến. Tình thương của mẹ bao la : "Mẹ thương A-kay, mẹ thương làng đói". Như một lời nhắc khẽ vỗ về. Như một tiếng nói hồn hậu, cảm thông: “Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ”...

“Mặt trời” là một hình ảnh được nói đến nhiều trong ca dao, dân ca, trong thi ca dân tộc. Ở đây, Nguyễn Khoa Điềm đã so sánh, ẩn dụ sáng tạo qua cặp câu thơ song hành để nói lên một liên tưởng đẹp, giàu ý nghĩa thẩm mỹ:

“Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng "

"Mặt trời của bắp'' là mặt trời của thiên nhiên vĩnh hằng, đem ánh sáng và sự sống cho muôn loài, đem lại sự tốt tươi cho lúa, ngô, khoai... Từ mặt trời vũ trụ, nhà thơ liên tưởng đến “mặt trời của mẹ”, đó là em Cu Tai. Em là con yêu, là hạnh phúc, niềm tự hào của mẹ. Em là nguồn sống, nguồn hạnh phúc, niềm tự hào của mẹ. Ca ngợi lòng mẹ, tình thương con của mẹ, câu thơ Nguyễn Khoa Điềm bình dị mà thấm thía biết bao! Đứa con là “mặt trời của mẹ”, một ẩn dụ rất sáng tạo làm rung động lòng người:

17 tháng 1 2022

cj viết hết luôn à