K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 9 2023

Tham khảo!

Cách trình bày kịch bản khác xa so với cách trình bày truyện ngắn, kí hoặc thơ. Bởi trong văn bản hài kịch chủ yếu là lời đối thoại giữa các nhân vật với nhau, đan xen vào đó là một số câu văn miêu tả hành động mà các nhân vật sẽ làm. Ngôn ngữ trong văn bản hài kịch cũng thường là ngôn ngữ hài hước, gây cười. 

 - Cách trình bày (kênh chữ, kênh hình) và cách triển khai ý tưởng, thông tin trong văn bản: văn bản triển khai theo trình từ mức độ quan trọng của hiện tượng, giúp truyền tải thông tin đến người đọc một cách rõ ràng, cụ thể và chính xác.

- Tính hiệu quả của cách trình bày và triển khai ấy: giúp người đọc nắm bắt được những dữ liệu quan trọng về hiện tượng này theo trình tự hợp lí, đầy logic.

11 tháng 3 2023

Thể loại

Đặc điểm

Thơ bốn chữ

+ Mỗi dòng có 4 chữ. 

+ Thường có nhịp 2/2.

+ Không hạn chế về số lượng dòng thơ trong một khổ và số khổ  trong một bài thơ.

+ Sử dụng đan xen vần chân và vần lưng.

Thơ năm chữ

+ Mỗi dòng có năm chữ.

+ Nhịp 3/2 hoặc 2/3.

+ Không hạn chế về số lượng dòng thơ trong một khổ và số khổ  trong một bài thơ.

+ Sử dụng đan xen vần chân và vần lưng.

Truyện ngụ ngôn

+ Là truyện kể ngắn gọn, hàm súc. 

+ Viết bằng văn xuôi hoặc văn vần.

+ Truyện đưa ra bài học về cách nhìn nhận sự việc, cách ứng xử  của con người trong cuộc sống.

+ Đề tài: vấn đề đạo đức, cách ứng xử.

+ Nhân vật: loài vật, đồ vật hoặc con người.

+ Cốt truyện: xoay quanh một sự kiện để đưa ra bài học hoặc lời khuyên.

+ Tình huống truyện là tình thế làm nảy sinh câu chuyện khiến   nhân vật bộc lộ tính cách.

Tùy bút

+ Là một thể trong ký, dùng để ghi chép, miêu tả.

+ Thể hiện cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ của tác giả trước các hiện tượng và vấn đề của cuộc sống. 

Tản văn

+ Là loại văn xuôi ngắn gọn, hàm súc có cách thể hiện đa dạng.

+ Mang tính chất chấm phá, bộc lộ trực tiếp suy nghĩ, cảm xúc     của người viết qua các hiện tượng đời sống thường nhật, giàu ý     nghĩa xã hội.

Văn bản giới thiệu một quy tắc      hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động

+ Văn bản thông tin.

+ Nhằm giúp người đọc hiểu được mục đích, ý nghĩa, quy cách      thực hiện.

+ Bố cục rõ ràng, các đề mục kết hợp hiệu quả phương tiện ngôn ngữ với phương tiện phi ngôn ngữ.

Văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học

+ Thuộc thể nghị luận văn học, được viết ra để bàn về một tác     phẩm văn học.

+ Thể hiện rõ ý kiến của người viết về tác phẩm cần bàn luận, có  thể là nhân vật, chi tiết, ngôn ngữ, đề tài, chủ đề,..

+ Trình bày những lí lẽ, bằng chứng để thuyết phục người đọc,     người nghe.

+ Các ý kiến, lí lẽ, dẫn chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lý.

 

- Đoạn trích kể về việc ông Giuốc-đanh thử bộ lễ phục mình đặt may riêng.

- Các chỉ dẫn được in nghiêng, có tác dụng hướng dẫn hành động cho diễn viên.

13 tháng 9 2023
Đoạn trích kể về việc ông Giuốc-đanh mặc thử bộ lễ phục đặt của bác phó may nhưng may hoa ngược nên rất tức giận nhưng thấy bác phó may bảo các quý tộc đều mặc thể nên đã vui vẻ mặc. Lại được bốn thợ phụ đi theo bác phó may mặc đồ cho rồi tung hô ông lớn, đức ông nên ông Giuốc-đanh rất hài lòng và thưởng cho họ tiền.Những chỉ dẫn sân khấu được in nghiêng, cho vào ngoặc đơn trong văn bản có tác dụng hướng dẫn động tác cho các diễn viên kịch, thêm vào đó khi mọi người đọc văn bản có thể hiểu rõ bối cảnh và nội dung hơn.
15 tháng 9 2023

Tác dụng: nắm bắt thông tin một cách dễ dàng, làm cho văn bản thêm sinh động.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 12 2023

- Sự khác biệt giữa hai cách ghi nguồn tài liệu tham khảo đã nêu:

+ Một cách là ghi ngay ở các đoạn có thông tin được trích dẫn.

+ Một cách là ghi ở một phần riêng cuối văn bản.

- Theo tìm hiểu của em, trong hai cách ghi đó, cách thứ hai được sử dụng phổ biến hơn trên sách báo hiện nay.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 12 2023

Dàn ý:

1. Mở đầu: Giới thiệu về câu nói trong văn bản Bản đồ dẫn đường được chọn làm đề tài.

2.Thân bài:

- Nêu lí do lựa chọn câu nói làm chủ đề cho bài nói.

- Khẳng định sự tán thành với câu nói.

- Chứng minh:

+ Những điều xấu xa thường ở trong bóng tối (kẻ trộm, vi phạm pháp luật,...), các chú công an phải đi vào "bóng tối" mới có thể bảo vệ được bình yên cho người dân.

+ Đối với bản thân mỗi người: Để trả lời cho câu hỏi: "Tôi là ai? Tôi thích gì? Tôi muốn trở thành gì?" không thể tìm kiếm đáp án ở bên ngoài. Người khác có thể cho ta một câu trả lời hay gợi ý. Nhưng câu trả lời đó chỉ đúng khi tự ta cũng thấy nó hợp lí, tự ta thuyết phục được bản thân. Nghĩa là, ta vẫn phải đi vào "bóng tối" của nội tâm, soi xét và tìm ra câu trả lời.

3. Kết luận:

- Có những câu trả lời cần tìm ngoài ánh sáng, mà không thể tìm trong bóng tối; Nhưng cũng có những câu trả lời bắt buộc chỉ có thể tìm được trong bóng tối.

- Kêu gọi mỗi người tự tin đi vào "bóng tối" của bản thân mình.

13 tháng 9 2023

- Bố cục của văn bản gồm 3 phần:

+ Phần 1 (từ đầu đến …trực tiếp tràn vào khu dân cư): dẫn dắt vấn đề nói đến và giải thích hiện tượng lũ lụt.

+ Phần 2 (tiếp đến …gây nên nhiều thiên tai): nêu nguyên nhân gây ra lũ lụt.

+ Phần 3 (phần còn lại): tác hại của lũ lụt.

- Dựa vào nhan đề của văn bản để xác định được bố cục của văn bản.

- Đánh số thứ tự:

1. Phần sa pô và đề mục Lũ lụt là gì?

2. Đề mục: Nguyên nhân gây ra lũ lụt

3. Đề mục: Tác hại của lũ lụt

Nhận định về cách viết các kiểu bài đã học ở học kì 1 được trình bày trong bảng sau là đúng hay sai?STTNhận dịnh về cách viết các kiểu bàiĐúngSaiLí giải nếu sai1Khi làm thơ sáu chữ, bảy chữ, chỉ được sử dụng một loại vần trong số các loại vần như: vần chân, vần lưng, vần liền, vần cách/ vần chéo.   2Bố cục đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ...
Đọc tiếp

Nhận định về cách viết các kiểu bài đã học ở học kì 1 được trình bày trong bảng sau là đúng hay sai?

STT

Nhận dịnh về cách viết các kiểu bài

Đúng

Sai

Lí giải nếu sai

1

Khi làm thơ sáu chữ, bảy chữ, chỉ được sử dụng một loại vần trong số các loại vần như: vần chân, vần lưng, vần liền, vần cách/ vần chéo.

 

 

 

2

Bố cục đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do gồm hai phần sau: mở đoạn (giới thiệu nhan đề bài thơ tự do, tên tác giả, nêu cảm nghĩ chung về bài thơ), thân đoạn (nêu các ý thể hiện cảm xúc và suy nghĩ về toàn bộ bài thơ hoặc một vài nét độc đáo của bài thơ)

 

 

 

3

Đối với bài viết thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên, nội dung

 

 

 

4

 

 

 

 

5

 

 

 

 

6

 

 

 

 

7

 

 

 

 

8

 

 

 

 

1
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
22 tháng 12 2023

Gợi ý:

1. Trước khi tóm tắt

- Đọc kĩ văn bản gốc

- Xác định nội dung chính cần tóm tắt

+ Xác định nội dung khái quát, cốt lõi của toàn văn bản

+ Tìm ý chính của từng phần hoặc đoạn và xác đinh quan hệ giữa các phần hoặc các đoạn

+ Tìm các từ ngữ quan trọng

+ Xác định ý chính của văn bản

+ Xác định đúng nội dung khái quát, cốt lõi

+ Xác định các phần trong văn bản

- Tìm ý chính của từng phần

- Xác định yêu cầu về độ dài của văn bản tóm tắt

+ Xác định ý lớn và ý nhỏ của văn bản gốc

+ Tùy theo yêu cầu về độ dài của văn bản tóm tắt mà lựa chọn ý lớn hay ý nhỏ từ văn bản gốc

2. Viết văn bản tóm tắt

- Sắp xếp các ý chính của văn bản gốc theo một trình tự hợp lí

- Dùng lời văn của em kết hợp với những từ ngữ quan trọng trong văn bản gốc để viết văn bản tóm tắt

- Chú ý bảo đảm yêu cầu về độ dài của văn bản tóm tắt

3. Chỉnh sửa

Rà soát, tự chỉnh sửa văn bản tóm tắt của em

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
22 tháng 12 2023

Bài tham khảo 1: Tóm tắt văn bản Bánh chưng, bánh giầy trong Ngữ văn 6, tập hai.

     Vua Hùng về già muốn truyền ngôi cho các con nên ra điều kiện: không kể con trưởng, con thứ, miễn ai làm vừa ý Tiên Vương sẽ được nối ngôi. Các lang đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ trên rừng dưới biển dâng cho vua cha. Riêng có Lang Liêu, người con thứ mười tám, sau khi mộng thấy thần đã làm một loại bánh hình vuông, một loại bánh hình tròn để dâng vua. Vua vô cùng hài lòng mang bánh lễ Tiên Vương, và được kế ngôi vua. Từ đó, bánh chưng, bánh giầy trở thành lễ vật không thể thiếu trong dịp Tết lễ.

Bài tham khảo 2: Tóm tắt văn bản Thánh Gióng trong Ngữ văn 6, tập hai.

      Đời Hùng Vương thứ sáu, làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ, phúc đức nhưng không có con. Một hôm bà vợ ra đồng ướm vào vết chân to, về nhà thụ thai. Mười hai tháng sau sinh cậu con trai khôi ngô. Lên ba tuổi mà chẳng biết đi, không biết nói cười. Giặc xâm lược, nhà vua chiêu mộ người tài, cậu bé cất tiếng nói yêu cầu vua rèn roi sắt, áo giáp sắt, ngựa sắt để đánh giặc. Cậu ăn khỏe, lớn nhanh như thổi. Cả làng phải góp gạo nuôi. Giặc đến, chú bé vùng dậy, vươn vai biến thành tráng sĩ, giáp sắt, ngựa sắt, roi sắt xông ra đánh tan giặc, roi sắt gãy tráng sĩ nhổ những cụm tre quật giặc. Tráng sĩ một mình một ngựa, lên đỉnh núi cởi bỏ giáp sắt cùng ngựa bay lên trời. Nhân dân nhớ ơn lập đền thờ, giờ vẫn còn hội làng Gióng và các dấu tích ao hồ.