K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Ngày xưa, thần Zeus chúa tể thần linh, trong một chuyến du hành xuống trần gian, đã đem lòng yêu một thiếu nữ trần gian và hạ sinh được cô con gái. Thần Zeus đặt tên cho con mình là Elisa. Thần Zeus lấy làm vui mừng, bảo rằng: Bởi vì con là con của thủ lĩnh tối cao trên đỉnh Olympia, nên con sẽ được thụ hưởng tất cả tinh hoa của trời đất, không một kẻ phàm tục nào có thể sánh được với con. Ta ban cho...
Đọc tiếp
Ngày xưa, thần Zeus chúa tể thần linh, trong một chuyến du hành xuống trần gian, đã đem lòng yêu một thiếu nữ trần gian và hạ sinh được cô con gái. Thần Zeus đặt tên cho con mình là Elisa. Thần Zeus lấy làm vui mừng, bảo rằng: Bởi vì con là con của thủ lĩnh tối cao trên đỉnh Olympia, nên con sẽ được thụ hưởng tất cả tinh hoa của trời đất, không một kẻ phàm tục nào có thể sánh được với con. Ta ban cho con quyền lực của sắc đẹp, sự thông minh tuyệt đỉnh, hết thảy mọi người phải cúi đầu trước gót chân con. Elisa theo năm tháng lớn lên và những lời cầu chúc của cha nàng mau chóng trở thành hiện thực. Mỗi buổi sáng, đích thân thần Mặt Trời gom tụ những tia sáng đẹp nhất, lóng lánh nhất, hun đúc thành vô số viên ngọc điểm xuyết lên xiêm y của Elisa.Buổi trưa, các nàng Mây kết thành chiếc võng êm ái cho nàng ngả lưng giữa vườn mộng. Và buổi tối, Thần Đêm tự tay gom sao trên trời cho Elisa ném xuống hồ làm thú tiêu khiển. Nàng được nuông chiều rất mực bởi hết thảy đều kinh sợ quyền lực của cha nàng.Một buổi sớm mùa xuân, thần Eros vị thần của tình yêu ghé thăm Elisa để tặng nàng những viên ngọc kết tinh từ tình yêu do chàng làm ra. Elisa tha thiết nài nỉ Eros dạy nàng bắn cung. Vì không thể khước từ, chàng đã cho Elisa mượn chiếc cung với những mũi tên tình ái.Elisa đã dùng chiếc cung ấy để tập bắn. Chẳng may nàng trượt tay và 1 mũi tên bay đến, cắm thẳng vào tim Eros. Trong một phút, Eros như bị hóa đá.Chàng cảm thấy ngây ngất vì Elisa, dường như Elisa đã là một phần không thể thiếu trong suốt quãng đời còn lại của mình. Và chàng biết: Mình đã phải lòng nàng mất rồi!Kể từ hôm đó, Eros mang bệnh tương tư. Chàng chẳng còn thiết đến những yến tiệc hay dạ hội, cũng chẳng chú tâm đến nhiệm vụ được giao, suốt ngày chỉ mê mẩn vén mây ngắm nhìn Elisa cho thoả nỗi nhớ nhung. Chiếc cung bị vứt lăn lóc, những mũi tên bị rỉ sét, tình yêu không còn đến với con người.Chuyện tới tai thần Zeus. Ngài lấy làm thương hại cho Eros và quyết định kết hợp hai người với nhau. Đám cưới đã diễn ra linh đình suốt 30 ngày đêm. Những món cao lương mỹ vị được dọn khắp nơi, những suối rượu tuôn chảy không ngừng. Người ca hát, người nhảy múa, cùng chúc mừng một đôi trai tài gái sắc. Khi cưới được Elisa, Eros thấy mình như là người hạnh phúc nhất trên thế gian. Vì vậy, chàng nuông chiều Elisa rất mực, nhất nhất đều tuân theo ý muốn của nàng. Eros xây một lâu đài nguy nga diễm lệ bằng thủy tinh, hồng ngọc và đá quý cho Elisa cư ngụ. Chàng dặn dò: Elisa xinh đẹp của ta ơi! Ta yêu nàng hơn cả bản thân mình và giá nào ta cũng không để mất nàng. Hãy ngoan ngoãn ở trong lâu đài và chớ đi xa, ta không muốn người nào khác ngoài ta được thưởng thức sắc đẹp của nàng. Tình yêu của ta dành cho nàng là duy nhất, mãnh liệt hơn thác và đậm đà hơn mật ong. Nàng chớ khiến ta buồn lòng.. Elisa vì tình yêu với Eros đã ngoan ngoãn nghe theo lời chàng dặn dò, họ đã có những ngày tháng thật hạnh phúc. Và rồi cuộc sống vui vẻ hạnh phúc không được bao lâu thì Eros lại phải ra đi làm nhiệm vụ của thần tình ái. Chàng đi quanh năm suốt tháng để kết nối những tâm hồn nam nữ yêu nhau, bỏ lại Elisa ở một mình trong cung điện lạnh giá.Tai họa bắt đầu xảy ra khi thần Ganh Ghét xuất hiện. Mụ ta vừa trở về sau khi gieo rắc sự gan ghét ở vương quốc Hòa Bình. Được tin Eros kết hôn với Elisa, mụ ta đã lồng lộn vì ghen tức. Eros phải là của mụ chứ không phải của Elisa. Với ý nghĩ đen tối đó, mụ đã tức tốc lên đường đi tìm Eros. Chờ đến khi chàng mệt mỏi thiếp ngủ, mụ lén nhổ mũi tên ra khỏi trái tim chàng và thổi vào đó 1 hơi “quên lãng”. Khi Eros tỉnh dậy, chàng không còn nhớ gì đến người vợ xinh đẹp, đáng yêu của mình. Chàng lại mải miết ra đi và không ghé về thăm người vợ trẻ nữa. Về phần Elisa, nàng chờ đợi mòn mỏi nhưng chẳng thấy chồng đâu. Mỗi ngày qua đi, nàng càng thêm phiền não và lâm bệnh nặng. Không có ai ở bên cạnh nàng ngoài mặt trời, mặt trăng và các vì tinh tú. Elisa đã nhờ gió đem lời nhắn gửi đầy nhớ nhung đến Eros.Nhưng gió trở về và báo cho nàng 1 tin buồn rằng Eros đã không còn yêu nàng nữa. Chàng đang vui vẻ tranh tài cùng thần Ganh Ghét và chẳng còn nhớ Elisa là ai! Điều này khiến Elisa tội nghiệp hoàn toàn gục ngã. Nàng khóc đến kiệt sức rồi ngất đi. Khi tỉnh dậy, Elisa van xin thần Mặt Trời: – Thần Mặt Trời! Hãy thiêu đốt ta bằng sức nóng của người. Ta thà chết đi như thế còn hơn đau đớn vì sự phản bội của chồng ta. Không có chàng, ta sống trên đời này còn ý nghĩa chi?Mặt Trời không nỡ nhìn Elisa đau khổ nên đã kéo mây đen che kín mặt khiến đất trời u ám, tăm tối.Bệnh của Elisa mỗi ngày 1 trở nên trầm trọng và rồi nàng qua đời. Giây phút ấy, chim muông ngừng ca hát, hoa héo rũ và chẳng còn tỏa hương thơm. Thần Zeus đau đớn cùng cực. Người tự trách mình rằng: – Elisa con ơi! Ta đã cầu chúc cho con sắc đẹp và sự thông minh, nhưng ta lại không ban cho con sự can trường để vượt qua sóng gió. Lỗi tại ta! Chính ta đã hại con rồi. Thần Zeus vì quá yêu con nên không nỡ nhìn thân xác nàng tan biến thành tro bụi. Vì thế ngài đã phán: – Ta sẽ cho con hóa thân thành hoa Hồng, vì chỉ có hoa Hồng mới sánh được với sự cao quý của con và chỉ có gai của hoa Hồng mới bảo vệ con khỏi những tổn thương. Màu sắc của con sẽ không phải là đỏ tươi thắm thiết, không phải hồng phấn dịu dàng, mà là màu vàng mãnh liệt cháy bỏng. Để cho kẻ phản bội con mỗi khi nhìn thấy hoa Hồng vàng là day dứt hối hận và những chiếc gai của con sẽ khiến cho hắn phải đau đớn như con đã từng đau đớn vì hắn.Và rồi, trên mặt đất đã xuất hiện 1 loại hoa Hồng Vàng – màu sự phản bội.
Câu 1 : nêu chủ đề và giá trị của chủ đề
Câu 2 : - Nghệ thuật xây dựng không gian, thời gian
- Nghệ thuật xây dựng cốt truyện
- Nghệ thuật xây dựng nhận vật ( hành động, lời nói, có j giống và khác vs con người )
1
26 tháng 8 2023

Câu 1: Chủ đề: từ chuyện tình yêu của nàng Elisa để lý giải ý nghĩa của loại hoa hồng vàng.

Giá trị của chủ đề: nêu bật nên tầm quan trọng của sự can trường trước mọi khó khăn, thử thách của cuộc sống còn giá trị hơn sự đẹp đẽ thông minh.

Câu 2:

- Nghệ thuật xây dựng không gian, thời gian: từ không thời gian ở các nhân vật vị thần đến liên hệ đến thực tế xã hội về việc đề cao tính can trường đối mặt với sóng gió hơn là tài năng sắc đẹp, sự thông minh.

- Nghệ thuật xây dựng cốt truyện: xây dựng nhân vật các vị thần, nàng Elisa, chàng Eros, thần Ghanh Ghét, mây, gió, thần Mặt Trời, thần Đêm để tạo nên tình huống câu chuyện.

- Nghệ thuật xây dựng nhận vật:

+ Hành động: quyền lực kì ảo khác người thường - gom tia sáng, gom sao trên trời, mây kết thành áo mềm,..

+ Lời nói: ngắn gọn trình bày đủ ý và có yếu tố biểu cảm.

26 tháng 8 2023

bạn ơi bạn có thể liệt kê chi tiết ra cốt truyện xoay quanh mấy vấn đề đc ko ạ?

hần thoại Hy Lạp là một thế giới sống động do con người tạo nên để lý giải các hiện tượng thiên nhiên Truyền thuyết của người Hy Lạp đã kể lại rằng, từ thuở xa xưa, thế giới là hiện thân của vị thần Hỗn mang Khaos. Lúc này vũ trụ chỉ là một cõi vô biên, chìm trong bóng tối và chưa thể nào tồn tại sự sống. Thần Khaos thấy thế giới như vậy là quá u tối, nên quyết định...
Đọc tiếp

hần thoại Hy Lạp là một thế giới sống động do con người tạo nên để lý giải các hiện tượng thiên nhiên

Truyền thuyết của người Hy Lạp đã kể lại rằng, từ thuở xa xưa, thế giới là hiện thân của vị thần Hỗn mang Khaos. Lúc này vũ trụ chỉ là một cõi vô biên, chìm trong bóng tối và chưa thể nào tồn tại sự sống. Thần Khaos thấy thế giới như vậy là quá u tối, nên quyết định tạo ra sự sống cho vạn vật, khai nguồn ánh sáng cho vũ trụ. Thế là thần Khaos đã sinh ra thần Đất Gaia, đây là một vị thần vô cùng phì nhiêu, cường thịnh, thần đã đem sự sống đến cho muôn loài ngay trên cơ thể của mình. Vì thế cả một vùng đất rộng mênh mông đều nằm trong quyền cai trị của thần Gaia.

Nếu thần Gaia cai trị trên bề mặt trái đất thì lại có một vị thần khác được sinh ra dưới lòng sâu thẳm đó là thần địa ngục Tartaros. Khoảng cách từ mặt đất đến dưới lòng đất cũng không kém gì khoảng cách từ đấy đến thiên giới nên thế giới của thần Tartaros cai trị vô cùng âm u, khủng khiếp.

Sau khi sinh ra thần đất, thần hỗn mang Khaos lại tiếp tục sinh ra một vị thần khác mang tên là thần tình ái Eros. Thần Eros đem đến 1 luồng sinh khí mới tràn ngập yêu thương cho trái đất. Không dừng lại ở đó thần Khaos tiếp tục sinh ra vị thần tưm tối, vĩnh hằng Erebos, rồi tiếp nữa lại sinh ra nữ thần bóng đêm Nycx.

Thần Nycx kết hợp với thần Erebos sinh ra vị thần không khí và ánh sáng, tạo ra bầu trời cao xanh bao la vói tên gọi là thần Aithe. Và cũng sinh ra thêm vị thần Hemera nữ thần ban ngày cùng với anh em của mình là thần Aithe mang ánh sáng soi rọi khắp trái đất, cho vạn vật tươi tốt. Và cũng từ đó, thế giới xuất hiện ngày và đêm.

Nữ thần Gaia thịnh vượng và hùng mạnh lại tiếp tục sinh ra thần bầu trời trải rộng thăm thẳm, hay còn có tên gọi khác là thần Thiên Vương - Ouranos, thần mở rộng vòng tay bao bọc lấy cả quả đất rộng lớn như vỗ về chăm sóc cho sự sống muôn loài. Sau khi có cả đất và trời, thần Gaia lại tiếp tục sinh thêm thần biển cả Pontos, vị thần này có chức năng mang nước về tưới mát trái đất và tạo những con sóng quanh năm vỗ rì rầm như lời ru của đất mẹ.

📷
Vua của các vị thần - Thần Zeus

Thần Ouranos kết hợp với mẹ của mình là nữ thần đất Gaia sinh ra 6 người con trai là: Okeanos, Zeus, Hyperion, Japet, Cryos và Cronus và 6 nữ thần là: Tethys, Rhea, Themys, Mnemosyne, Phoibe, Thaya… Tiếp đó, Gaia lại hạ sinh thêm 2 vị thần đại lực mỗi người có 50 đầu và 100 tay mang tên là Briare và Gyas.

Truyền thuyết kể lại rằng thần Ouranos vì tức giận đã đạp hết các con của mình xuống vực thẳm. Nữ thần Gaia vì thương các con nên đã giúp sức kêu gọi con mình chống lại cha. Nhưng chỉ có 1 mình Cronus dám đứng lên đánh cha mình và thay thế vị trí của ông.

Nữ thần bóng đêm Nyxc thấy vậy rất tức giận nên đã sinh ra nhiều vị thần khủng khiếp để trừng trị Cronus. Đó là hàng loạt các vị thần: Thanatos – Thần Chết, Erys – Nữ thần Bất Hoà, Ates – Nữ thần Dối Trá, Kes – Nữ thần Tàn Sát, Hypnos – Thần Ngủ cùng với bầy đoàn bóng ma tăm tối, Nemetys – Nữ thần Báo Thù và nhiều thần khác. Các vị thần này có nhiệm vụ đi gieo rắc những điều tăm tối và nỗi kinh hoàng, sự dối trá… vào thế giới mà thần Cronus đang cai trị. 

Sau đó, Cronus lấy chị gái của mình là thần Rhea, nhưng do bị ám ảnh giết cha bủa vây, Cronus luôn lo sợ lịch sử sẽ tái diễn nên hễ Rhea sinh ra người con nào thì lập tức nuốt ngay vào bụng. Mãi cho đến khi Rhea sinh ra được Zeus và Hera, do Rhea đã đánh tráo Zeus với một hòn đá nên Cronus chỉ nuốt được mỗi Hera. Theo lời khuyên của thần Đất mẹ Gaia, Rhea đã đem Zeus bỏ trốn và gửi nữ thần sơn thủy nuôi dưỡng ngăn không cho Cronus tìm thấy. Sau này khi Zeus lớn lên đã lật đỗ cha mình và giành lại quyền cai trị thế giới.

📷
Cuộc chiến giữa Thần Cronus và Thần Zeus

Kì diệu thay trong thần thoại Hy Lạp chính là đất sinh ra trời chứ không phải từ trời sinh ra đất như trong truyền thuyết khai thiên lập địa của phương Đông. Tư duy tưởng tượng phong phú của người Hy Lạp cổ đại đã mang đến một pho thần thoại đầy màu sắc và đậm giá trị, trường tồn cũng thời gian.

5
13 tháng 2 2019

😊 😉

13 tháng 2 2019

cho bạn ni một like rồi đó

Truyền thuyết về cung Bạch Dương Ở xứ Croneus có một vị vua là Athamas. Ngài cùng với vợ đầu là Nephele – con gái của nữ thần mây sinh được hai người con một trai một gái, trong đó người con trai tên là  Phrius và người con gái tên Helle. Chung sống với Nephele một thời gian, Athamas lại thay lòng đổi dạ và quyết định cưới Ino – con gái của Cadmus vua xứ Thebes. Ino cũng có hai con với nhà vua...
Đọc tiếp

Truyền thuyết về cung Bạch Dương

Ở xứ Croneus có một vị vua là Athamas. Ngài cùng với vợ đầu là Nephele – con gái của nữ thần mây sinh được hai người con một trai một gái, trong đó người con trai tên là  Phrius và người con gái tên Helle. Chung sống với Nephele một thời gian, Athamas lại thay lòng đổi dạ và quyết định cưới Ino – con gái của Cadmus vua xứ Thebes. Ino cũng có hai con với nhà vua nên đã sớm có ý định hãm hại con của Nephele để con của mình được kế vị. Thời ấy ngô là lương thực chính của người dân xứ Croneus. Ino độc ác đã sai người làm cho ngô không thể nảy mầm được đồng thời mua chuộc nhà tiên tri được vua cử đi hỏi các vị thần xem nguyên nhân của hiện tượng kì lạ này để ông ta nói rằng chính hai con của Nephele là mầm họa khiến mùa màng bị tàn phá, nếu muốn khắc phục nhà vua buộc phải tế thần hai con của Nephele. Mặc dù rất đau lòng nhưng vì vương quốc mà Athamas đành phải nghe theo. May mắn, Nephele được thần Zeus tặng cho một con cừu có bộ lông bằng vàng được gọi là Aries. Đến ngày tế thần, con cừu đã mang Phrius và Helle trốn chạy băng qua đại dương xanh nhưng không may Helle bị rơi xuống biển Hellesponte và chết còn Phrius bị lưu lạc đến vùng đất của vương quốc Colchis. Do muộn con trai nên vua và hoàng hậu ở đó nhận Phrius làm con sau đó gả cưới công chúa cho chàng. Để bày tỏ lòng biết ơn của mình với thần Zeus, Phrius làm tế lễ con cừu có bộ lông bằng vàng và cất vào một vị trí đặc biệt. Còn Zeus thì để Aries lại trong bầu trời để ngợi khen lòng dũng cảm của con vật. Mãi về sau này, bộ lông vàng ấy trở thành báu vật của vương triều Colchis. Cũng chính vì bộ lông này mà một nhà thám hiểm Jason đã mất biết bao công sức và thời gian để truy tìm. Tất cả diễn biến cuộc hành trình truy tìm đó được thuật lại trong câu chuyện về cuộc viễn chinh của nhóm thủy thủ trên con tàu Argo.

(Cung Bạch Dương có biểu tượng là con cừu vàng)

0
Truyền thuyết cung Bảo Bình Thời cổ đại, con người rất tôn kính những vị Thần mang nước, bởi nước đã cứu giúp và duy trì sự sống của họ. Theo thần thoại Hy Lạp, Zeus- chúa tể cai trị các vị thần được mệnh danh là “Thần mang nước”, ông phải tạo ra mưa bão để duy trì sự sống của con người và muôn vật. Biểu tượng của “Thần mang nước” chính là chòm sao Bảo Bình.Trong một...
Đọc tiếp

Truyền thuyết cung Bảo Bình

Thời cổ đại, con người rất tôn kính những vị Thần mang nước, bởi nước đã cứu giúp và duy trì sự sống của họ. Theo thần thoại Hy Lạp, Zeus- chúa tể cai trị các vị thần được mệnh danh là “Thần mang nước”, ông phải tạo ra mưa bão để duy trì sự sống của con người và muôn vật. Biểu tượng của “Thần mang nước” chính là chòm sao Bảo Bình.

Trong một thần thoại khác lại viết rằng:

Ở Hy Lạp, có một thời đại con người tàn bạo, chiến tranh, chiếm giết lẫn nhau, khắp nơi toàn là chết chóc. Lúc ấy cán cân công lý của các vị thần không còn có giá trị với họ.

Quá tức giận, Zeus mang nước xuống nhấn chìm, giết chết những con người độc ác, tàn bạo trên trái đất trừ Deucalion và vợ của anh ta là Pyrrha (Trong chuyến đi cuối cùng xuống thăm trái đất, đâu đâu cũng là chém giết, chết chóc, duy nhất có cặp vợ chồng này sống yêu thương nhau trong chiếc lều đơn sơ, không có đủ đồ ăn, thức uống). Từ ấy, Deucalion và vợ là người sống sót duy nhất trong trận càn quét của bão lũ và bắt đầu xây dựng một chủng tộc mới với những con người tài giỏi và nhân hậu. 

1
20 tháng 1 2022

Rồi sao nx bạn?

Có cần cho mik mượn bộ truyện Thần thoại Hy Lạp đọc thêm không?

Cái này đọc hết rồi

HT

@LeBaoPhuong

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi “Nữ thần Lúa là con gái Ngọc Hoàng. Sau những trận lụt lội ghê gớm xảy ra, sinh linh cây cỏ đều bị diệt hết, trời bèn cho những người còn sống sót sinh con đẻ cái trên mặt đất, sai nữ thần Lúa xuống trần gian, nuôi sống loài người. Nữ thần làm phép cho những hạt giống gieo xuống đất nảy mầm, mọc thành cây, kết bông mẩy hạt. Lúa chín tự về nhà không cần gặt...
Đọc tiếp
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi “Nữ thần Lúa là con gái Ngọc Hoàng. Sau những trận lụt lội ghê gớm xảy ra, sinh linh cây cỏ đều bị diệt hết, trời bèn cho những người còn sống sót sinh con đẻ cái trên mặt đất, sai nữ thần Lúa xuống trần gian, nuôi sống loài người. Nữ thần làm phép cho những hạt giống gieo xuống đất nảy mầm, mọc thành cây, kết bông mẩy hạt. Lúa chín tự về nhà không cần gặt và không phải phơi phóng gì cả. Cần ăn, cứ ngắt bông vào nồi là lúa sẽ thành cơm. Một hôm cô con gái nhà kia đang bận việc. Sân chưa quét dọn, cửa kho cũng chưa mở, lúa ở ngoài đã ùn ùn kéo về. Cô gái cuống quít và đâm cáu. Sẵn tay đang cầm cái chổi, cô đập vào đầu bông lúa mà mắng: - Người ta chưa dọn dẹp xong đã bò về. Gì mà hấp tấp thế? Nữ thần Lúa đang dẫn các bông lúa vào sân, thấy sân, đường bẩn thỉu rác rưởi đã bực trong lòng, lại bị mang một cán chổi vào đầu, tức lắm. Cả đám lúa đều thốt lên: - Muốn mệt thì ta cho mệt luôn. Từ nay có hái tre, liềm sắc cắt cổ tao, tao mới về. Từ đó nữ thần Lúa dỗi, nhất định không cho lúa bò về nữa. Người trần gian phải xuống tận ruộng lấy từng bông. Thấy vất vả mệt nhọc quá, người ta mới chế ra liềm hái để cắt lúa cho nhanh. Và lúa cũng không tự biến thành cơm nữa, mà phải phơi phóng, xay giã cho ra gạo. Sự hờn dỗi của nữ thần Lúa còn đôi khi cay nghiệt hơn nữa. Nữ thần vẫn giận sự phũ phàng của con người, nên nhiều lần đã cấm không cho các bông lúa nảy nở. Có kết hạt cũng chỉ là lúa lép mà thôi. Vì thế sau này mỗi lần gặt xong là người trần gian phải làm lễ cúng hồn Lúa, cũng là cúng thần Lúa, với tiết mục ‘rước bông lúa’. Có nơi không gọi như thế thì gọi là cúng cơm mới. Cũng vào lúc chế tạo ra lúa. Trời sai một thiên thần đưa xuống hạ giới một số hạt giống lúa và một số hạt giống cỏ vãi ra khắp mặt đất để nuôi người và vật. Ban đầu thần gieo tất cả hạt giống cỏ ở trong tay trái. Cỏ mọc rất nhanh, chỉ trong một đêm đã lan tràn khắp cả mặt đất. Đến khi thần gieo hết một nửa số hạt giống lúa ở trong tay phải thì không còn một mảnh đất nào để gieo nữa. Thần đành đem nửa số hạt giống lúa về Trời. Do đó mà ở trên mặt đất cỏ mọc nhiều mà lại rất khoẻ còn lúa thì ít lại mọc rất khó khăn, nếu không chăm bón, làm cỏ thì bị cỏ át mất. Khi biết rõ việc ấy Trời liền nổi giận đày thần xuống trần hóa làm con trâu, ăn cỏ đời này qua đời khác và kéo cầy cho loài người trồng lúa”.

câu 1: tìm chi tiết kì ảo hoang đường có trong nữ thần lúa. hãy nêu ý nghĩa của chi tiết đó?

câu 2: văn bản giúp em hiểu j về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên?

câu 3: viết đoạn văn khoảng 8-10 dòng phân tích ước mơ của nhân dân lao động đc gửi gắm trg văn bản nữ thần lúa?

 

0
5 tháng 10 2021

hera nhé

Hera là nữ thần hôn nhân bảo trợ cuộc sống gia đình, là vợ của thần Zeus 

Rhea (Ῥέα) hay Rea (?) là nữ thần của sự sinh sản, màu mỡ, một trong những vị thần Titan, là con gái của thần Uranus (bầu trời) và nữ thần Gaia (đất mẹ). Ngoài Gaia, Rhea cũng thường được coi như "mẹ của các vị thần" trên đỉnh Olympus.

Cùng với Cronus, người chồng và đồng thời cũng là người em ruột, Rhea đã sinh ra: Hestia, Demeter, Hera, Hades, Poseidon và Zeus.

Khi biết có lời tiên đoán mình sẽ bị chính đứa con ruột lật đổ, lo sợ lĩch sử lặp lại, Cronus đã nuốt chửng những đứa con của mình với Rhea khi chúng vừa mới sinh ra. Nhưng nhờ sự giúp đỡ của Gaia, Rhea đã cho Cronus nuốt một cục đá thay vì Zeus, đứa con út của bà. Vì thế, Zeus đã thoát chết và được nuôi nấng bởi tiên nữ Adamanthea trên đảo Crete. Khi đã đủ khôn lớn, Zeus quay lại giết cha và giải phóng các anh chị của mình

5 tháng 10 2021

12 vị thần là những vị thần chính trong điện thờ của người Hy Lạp, cai trị trên đỉnh Olympus. Các vị thần đỉnh Olympus giành quyền thống trị sau khi Zeus lãnh đạo các vị thần giành chiến thắng trong trận chiến với các Titan.

Tài liệu cổ xưa nhất về các nghi thức tôn giáo với các vị thần được tìm thấy trong các bài thơ Homer ca tụng Hermes. Sự sùng bái mười hai vị thần đỉnh Olympus của người Hy Lạp có thể bắt nguồn từ thế kỷ thứ VI TCN ở thành Athens và gần như không có tiền lệ vào thời kỳ văn hóa Mycenae. Việc thờ phụng mười hai vị thần Olympus thường được xác định bắt đầu vào thời gian Pesistratos lên nhiếp chính ở thành Athens, vào năm 522/521 TCN.

Hệ thống cổ điển của mười hai vị thần trên đỉnh Olympus bao gồm các vị thần:

Zeus, Hera, Poseidon, Demeter, Athena, Hestia, Apollo, Artemis, Ares, Aphrodite, Hephaestus và Hermes và sau này là Dyonisos thế chỗ của Hestia
Hades (tiếng La Mã: Pluto) thường không nằm trong danh sách này. Ông không có vị trí trong thần điện bởi ông dành hầu hết thời gian dưới âm phủ, vương quốc của ông. Hệ thống La Mã tương ứng của Ennius đặt tên La Mã tương đương cho những vị thần Hy Lạp,[1] nhưng thay thế Dionysus (Bacchus) bằng Hestia (Vesta) vì thế danh sách có sáu nam thần và sáu nữ thần.

Herodotus đưa vào danh sách của ông các vị thần sau: Zeus, Hera, Poseidon, Hermes, Athena, Apollo, Alpheus, Cronus, Rhea và các nữ thần Charites.[2][3] Herodotus cũng đề cập đến Heracles trong danh sách.[4] Lucian cũng kể đến Heracles Asclepius là thành viên của mười hai vị thần, tuy nhiên không giải thích hai vị thần nào đã phải nhường vị trí cho họ. Ở đảo Kos, Heracles và Dionysus được đưa vào danh sách, Ares và Hephaestus thì không.[5] Hebe, Helios, Eros (a.k.a. Cupid), Selene và Persephone cũng là những vị thần quan trọng đôi khi được kể vào nhóm mười hai vị thần. Eros thường được miêu tả cùng với mười hai bị thần kia, đặc biệt với mẹ là Aphrodite, nhưng hiếm khi được công nhận là một trong số các vị thần trên đỉnh Olympus.

Plato đã liên hệ mười hai vị thần đỉnh Olympus với mười hai tháng trong năm, và đề nghị tháng cuối cùng đặc biệt vinh dự dành riêng cho Hades và những linh hồn đã chết, ám chỉ ông tính Hades là một trong số mười hai vị thần.[6] Hades dần bị rút tên ra khỏi nhóm này vì liên quan đến âm phủ.[1] Trong Phaedrus Plato xếp mười hai vị thần tương ứng với các cung Hoàng đạo và loại bỏ Hestia ra khỏi sự sắp xếp đó.[7]

31 tháng 12 2021

A

31 tháng 12 2021

A

19 tháng 12 2019

Các từ Hán Việt góp phần tạo sắc thái cổ xưa:

- Dùng binh, giảng hòa, cầu thân, kết tình hòa hiếu, nhan sắc tuyệt trần

“Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, cứ như bây giờ là Bắc Bộ nước ta, có một vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng, thường ở dưới nước, thỉnh thoảng lại lên cạn, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ. Thần giúp dân diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh những loài yêu quái làm hại dân lành. Thần dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và...
Đọc tiếp

“Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, cứ như bây giờ là Bắc Bộ nước ta, có một vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng, thường ở dưới nước, thỉnh thoảng lại lên cạn, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ. Thần giúp dân diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh những loài yêu quái làm hại dân lành. Thần dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở. Xong việc, thần thường về thủy cung với mẹ, khi có việc cần thần mới hiện lên.

Bấy giờ ở vùng đất cao phương Bắc, có nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần. Nghe tiếng vùng đất Lạc có nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng bèn tìm đến thăm. Âu Cơ và Lạc Long Quân gặp nhau, đem lòng yêu nhau rồi trở thành vợ chồng, cùng chung sống ở trên cạn ở cung điện Long Trang.

[...]

Người con trưởng được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô [5] ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Triều đình có tướng văn, tướng võ, con trai vua gọi là quan lang, con gái vua gọi là mị nương, khi cha chết thì được truyền ngôi cho con trưởng, mười mấy đời truyền nối ngôi vua đều lấy danh hiệu Hùng Vương, không hề thay đổi.

Cũng bởi sự tích này mà về sau, người Việt Nam ta con cháu vua Hùng, thường nhắc đến nguồn gốc của mình là con Rồng cháu Tiên.”

(Trích truyền thuyết: “Con Rồng, cháu Tiên”)

Câu 3: Lời kể nào trong đoạn truyện có hàm ý rằng câu chuyện đã thực sự xảy ra trong quá khứ? Nhận xét về ý nghĩa của lời kể đó? 

ai làm đúng mình tick cho mình đang cần gấp

0