K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

NG
13 tháng 8 2023

Tham khảo: Giới thiệu về tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du

Truyện Kiều là tác phẩm tiêu biểu nhất của thể loại truyện Nôm trong văn học trung đại Việt Nam. Khi viết Truyện Kiều, Nguyễn Du có dựa theo cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc). Tuy nhiên, phần sáng tạo của Nguyễn Du là rất lớn, chính sự sáng tạo này đã làm nên giá trị của kiệt tác Truyện Kiều.

1. Tóm tắt tác phẩm

Phần thứ nhất : Gặp gỡ và đính ước

Thuý Kiều là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, con gái đầu lòng một gia đình trung lưu lương thiện, sống trong cảnh "êm đềm trướng rủ màn che" bên cạnh cha mẹ và hai em là Thuý Vân, Vương Quan. Trong buổi du xuân nhân tiết Thanh minh, Thuý Kiều gặp chàng Kim Trọng "phong tư tài mạo tót vời". Giữa hai người chớm nở một mối tình đẹp. Kim Trọng đến ở trọ cạnh nhà Thuý Kiều. Nhân trả chiếc thoa rơi, Kim Trọng đã gặp Kiều bày tỏ tâm tình. Hai người chủ động, tự do đính ước với nhau.

Sưu tầm tư liệu về một trong những thành tựu tiêu biểu của nhà Nguyễn

Phần thứ hai: Gia biến và lưu lạc

Trong khi Kim Trọng về quê chịu tang chú, gia đình Kiều bị mắc oan, Kiều nhờ Vân trả nghĩa cho Kim Trọng còn nàng thì bán mình chuộc cha. Thuý Kiều bị bọn buôn người là Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh lừa gạt, đẩy vào lầu xanh. Sau đó nàng được Thúc Sinh, một khách làng chơi hào phóng, cứu vớt khỏi cuộc đời kĩ nữ. Nhưng rồi Kiều bị vợ cả của Thúc Sinh là Hoạn Thư ghen tuông, đày đoạ. Thuý Kiều phải trốn đến nương nhờ nơi cửa Phật. Sư Giác Duyên vô tình gửi nàng cho Bạc Bà - kẻ buôn người như Tú Bà, nên Kiều lần thứ hai rơi vào lầu xanh. Ở đây, Thuý Kiều gặp Từ Hải, một anh hùng "đội trời đạp đất". Từ Hải lấy Kiều, giúp nàng báo ân báo oán. Do mắc lừa quan Tổng đốc trọng thần Hồ Tôn Hiến, Từ Hải bị giết, Thuý Kiều phải hầu đàn, hầu rượu Hồ Tôn Hiến rồi bị ép gả cho viên thổ quan. Đau đớn, tủi nhục, Kiều trẫm mình ở sông Tiền Đường. Nhưng nàng được sư Giác Duyên cứu và lần thứ hai Kiều nương nhờ cửa Phật.

loading...

Phần thứ ba: Đoàn tụ

Sau nửa năm về Liêu Dương chịu tang chú, Kim Trọng trở lại tìm Kiều. Hay tin gia đình Kiều bị tai biến và nàng phải bán mình chuộc cha, chàng đau đớn vô cùng. Tuy kết duyên với Thuý Vân nhưng Kim Trọng chẳng thể nào nguôi được mối tình đầu say đắm. Chàng quyết cất công lặn lội đi tìm Thuý Kiều. Nhờ gặp được sư Giác Duyên mà Kim, Kiều tìm được nhau, gia đình đoàn tụ. Chiều ý mọi người, Thuý Kiều nối lại duyên với Kim Trọng nhưng cả hai cùng nguyện ước "duyên đôi lứa cũng là duyên bạn bầy".

2. Giá trị nội dung và nghệ thuật

- Về nội dung: Truyện Kiều có hai giá trị lớn là giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo. Truyện Kiều là bức tranh hiện thực về một xã hội bất công, tàn bạo, là tiếng nói thương cảm trước số phận bi kịch của con người, tiếng nói lên án, tố cáo những thế lực xấu xa, tiếng nói khẳng định, đề cao tài năng, nhân phẩm và những khát vọng chân chính của con người như khát vọng về quyền sống, khát vọng tự do, công lí, khát vọng tình yêu, hạnh phúc...

- Về nghệ thuật: Tác phẩm là sự kết tinh thành tựu nghệ thuật văn học dân tộc trên các phương diện ngôn ngữ, thể loại. Với Truyện Kiều, ngôn ngữ văn học dân tộc và thể thơ lục bát đã đạt tới đỉnh cao rực rỡ. Với Truyện Kiều, nghệ thuật tự sự đã có bước phát triển vượt bậc, từ nghệ thuật dẫn chuyện đến nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, khắc họa tính cách và miêu tả tâm lí con người.

Kiệt tác Truyện Kiều hàng trăm năm nay đã được lưu truyền rộng rãi và có sức chinh phục lớn đối với mọi tầng lớp độc giả. Tác phẩm đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và được giới thiệu ở nhiều nước trên thế giới.

NG
13 tháng 8 2023

Tham khảo: Giới thiệu về tiểu thuyết Những người khốn khổ của Vích-to Huy-gô

- Những người khốn khổ là một bộ tiểu thuyết được nhân loại biết đến nhiều nhất trong kho tàng sáng tác “mênh mông" (gồm thơ, kịch, truyện, tiểu luận,... và cả tranh về) của Huy-gô.

- Tiểu thuyết Những người khốn khổ được xuất bản vào năm 1862, chia làm năm phần: phần thứ nhất mang tên: Phăng-tin; phần thứ hai: Cô-dét; phần thứ ba: Ma-ri-uýt; phần thứ tư: Tình ca phố Pơ-luy-mê và anh hùng ca phố Xanh Đơ-ni; phần thứ năm: Giăng Van-giăng.

- Nội dung cơ bản của bộ tiểu thuyết:

+ Nhân vật trung tâm của tác phẩm là Giăng Van-giăng, một người thợ xén cây đã bị tù khổ sai vì ăn cắp một chiếc bánh mì cho bảy đứa cháu nhỏ. Ra tù, anh bị mọi người xua đuổi, trừ đức giám mục Mi-ri-en. Được cảm hoá bằng tình thương Van-giăng coi đó là lẽ sống của mình. Sau đó, ông đổi tên thành Ma-đơ-len, trở thành một thị trưởng và chủ nhà máy giàu có. Ông làm việc thiện và tưởng đã cứu vớt được Phăng-tin, cô thợ nghèo phải bán thân, bán răng, bán tóc để nuôi con.

+ Tuy nhiên, gã thanh tra cảnh sát Gia-ve truy ra gốc tích của ông, ông lại rơi vào cảnh tù tội và Phăng-tin chết mà không được gặp lại đứa con gái Cô-dét. Sau đó, ông vượt ngục và nhiều lần thay họ đổi tên, chỉ có lẽ sống và tình thương là không bao giờ thay đổi cho tới khi nằm dưới nấm mồ.

+ Trong cuộc đời mình, có một thời gian, vào tháng sáu năm 1832, khi nhân dân Pa-ri nổi dậy chống chính quyền của giai cấp đại tư sản, Giăng Van-giăng đã lên chiến lũy. Ông tìm Ma-ri-uýt, người yêu của Cô-dét. Anh chiến đấu và đã bị thương bên cạnh những sinh viên và quần chúng nổi dậy - trong số đó có chú bé Ga-vơ-rốt, một biểu tượng trong sáng, đẹp đẽ của cuộc cách mạng non trẻ. Nơi đây, ông đã gặp lại Gia-ve, hắn bị quân cách mạng kết án tử hình. Ông nhận mang Gia-ve đi xử bắn, song đã lẳng lặng tha cho hắn. Cho tới khi định trở lại bắt Giăng Van-giăng, thấy ông xin đưa Ma-ri-uýt về nhà rồi sẽ nộp mạng. Gia-ve lần đầu tiên cảm thấy bị mất phương hướng, nhảy xuống sông Xen tự tử.

+ Giăng Van-giăng vẫn lẳng lặng vun đắp cho hạnh phúc của Cô-dét. Sau khi lứa đôi đã sum họp, ông lánh mình, sống trong cô đơn. Đến lúc Giăng Van-giăng hấp hối, đôi trẻ mới biết ai là người đã cứu Ma-ri-uýt và chạy tới bên giường, nghe những lời cuối cùng của ông: “Trên đời, chỉ có một điều ấy thôi, đó là thương yêu nhau”.

5 tháng 8 2023

Tham khảo:

Tham khảo: Tư liệu về cuộc kháng chiến chống quân Xiêm (1785)

♦ Hoàn cảnh:

- Cuối tháng 7/1784, dưới danh nghĩa “cứu giúp Nguyễn Ánh, đánh Tây Sơn khôi phục cơ đồ của dòng họ”, vua Xiêm điều động 2 vạn thủy quân với hơn 300 chiến thuyền; cùng 3 vạn bộ binh tiến sang xâm lược Đại Việt theo 2 đường thủy bộ:

+ Thủy quân Xiêm do Chiêu Tăng và Chiêu Sương chỉ huy phối hợp với quân của Nguyễn Ánh và Chu Văn Tiếp đổ bộ lên đất Gia Định.

+ Bộ binh của Xiêm do Chiêu Thùy Biện chỉ huy tiến sang đóng quân ở Chân Lạp, với âm mưu: từ Chân Lạp tiến về Gia Định, kết hợp với thủy quân để tấn công Tây Sơn.

- Cuối năm 1784, quân Xiêm - Nguyễn chiếm được một số vùng đất phía Tây Gia Định, đóng quân ở căn cứ Trà Tân (nay thuộc tỉnh Tiền Giang); sau đó gấp rút chuẩn bị lực lượng để tiến đánh thành Mỹ Tho và Gia Định. 

♦ Diễn biến chính

- Được tin quân Xiêm đang hoành hành tại Gia Định, các thủ lĩnh Tây Sơn quyết định tổ chức phản công. Nguyễn Huệ được cử làm tổng chi huy cuộc phản công này.

- Tháng 1/1785, thủy quân Tây Sơn tiến vào đóng quân tại Mĩ Tho. Trong những ngày đầu, Nguyễn Huệ dùng lực lượng nhỏ thăm dò, nghi binh, cử người mang của cải cầu hoà với Chiêu Tăng nhằm tạo sự chủ quan, gây chia rẽ nội bộ  quân Xiêm - Nguyễn.

- Sau khi nắm vững tình hình bố phòng của địch, Nguyến Huệ chọn khúc sông Mĩ Tho đoạn từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm trận địa quyết chiến. 

- Sáng ngày 19 tháng 1 năm 1785, quân Tây Sơn cho thuyền nhỏ ra khiêu chiến, dụ chiến thuyền của quân Xiêm vào trận địa mai phục. Khi thấy đoàn thuyền của quân Xiêm đã vào hết trong khúc sông Rạch Gầm - Xoài Mút, Nguyễn Huệ ra lệnh tổng công kích. Bị chặn đầu, khóa đuôi và bị hỏa lực của quân Tây Sơn áp đảo, quân Xiêm hết sức hốt hoảng và đội hình bị rối loạn, vô số quân địch bị giết chết tại trận.

♦ Kết quả: gần 4 vạn quân Xiêm bị tiêu diệt, buộc phải rút về nước; quân Tây Sơn làm chủ vùng Gia Định.

♦ Ý nghĩa:

+ Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của quân Xiêm, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền của dân tộc.

+ Thể hiện lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, dũng cảm, bất khuất đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam.

+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh yêu nước sau này.

NG
15 tháng 8 2023

Tham khảo: Giới thiệu về tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du

Truyện Kiều là tác phẩm tiêu biểu nhất của thể loại truyện Nôm trong văn học trung đại Việt Nam. Khi viết Truyện Kiều, Nguyễn Du có dựa theo cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc). Tuy nhiên, phần sáng tạo của Nguyễn Du là rất lớn, chính sự sáng tạo này đã làm nên giá trị của kiệt tác Truyện Kiều.

1. Tóm tắt tác phẩm

Phần thứ nhất : Gặp gỡ và đính ước

Thuý Kiều là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, con gái đầu lòng một gia đình trung lưu lương thiện, sống trong cảnh "êm đềm trướng rủ màn che" bên cạnh cha mẹ và hai em là Thuý Vân, Vương Quan. Trong buổi du xuân nhân tiết Thanh minh, Thuý Kiều gặp chàng Kim Trọng "phong tư tài mạo tót vời". Giữa hai người chớm nở một mối tình đẹp. Kim Trọng đến ở trọ cạnh nhà Thuý Kiều. Nhân trả chiếc thoa rơi, Kim Trọng đã gặp Kiều bày tỏ tâm tình. Hai người chủ động, tự do đính ước với nhau.

loading...

Phần thứ hai: Gia biến và lưu lạc

Trong khi Kim Trọng về quê chịu tang chú, gia đình Kiều bị mắc oan, Kiều nhờ Vân trả nghĩa cho Kim Trọng còn nàng thì bán mình chuộc cha. Thuý Kiều bị bọn buôn người là Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh lừa gạt, đẩy vào lầu xanh. Sau đó nàng được Thúc Sinh, một khách làng chơi hào phóng, cứu vớt khỏi cuộc đời kĩ nữ. Nhưng rồi Kiều bị vợ cả của Thúc Sinh là Hoạn Thư ghen tuông, đày đoạ. Thuý Kiều phải trốn đến nương nhờ nơi cửa Phật. Sư Giác Duyên vô tình gửi nàng cho Bạc Bà - kẻ buôn người như Tú Bà, nên Kiều lần thứ hai rơi vào lầu xanh. Ở đây, Thuý Kiều gặp Từ Hải, một anh hùng "đội trời đạp đất". Từ Hải lấy Kiều, giúp nàng báo ân báo oán. Do mắc lừa quan Tổng đốc trọng thần Hồ Tôn Hiến, Từ Hải bị giết, Thuý Kiều phải hầu đàn, hầu rượu Hồ Tôn Hiến rồi bị ép gả cho viên thổ quan. Đau đớn, tủi nhục, Kiều trẫm mình ở sông Tiền Đường. Nhưng nàng được sư Giác Duyên cứu và lần thứ hai Kiều nương nhờ cửa Phật.

loading...

Phần thứ ba: Đoàn tụ

Sau nửa năm về Liêu Dương chịu tang chú, Kim Trọng trở lại tìm Kiều. Hay tin gia đình Kiều bị tai biến và nàng phải bán mình chuộc cha, chàng đau đớn vô cùng. Tuy kết duyên với Thuý Vân nhưng Kim Trọng chẳng thể nào nguôi được mối tình đầu say đắm. Chàng quyết cất công lặn lội đi tìm Thuý Kiều. Nhờ gặp được sư Giác Duyên mà Kim, Kiều tìm được nhau, gia đình đoàn tụ. Chiều ý mọi người, Thuý Kiều nối lại duyên với Kim Trọng nhưng cả hai cùng nguyện ước "duyên đôi lứa cũng là duyên bạn bầy".

2. Giá trị nội dung và nghệ thuật

- Về nội dung: Truyện Kiều có hai giá trị lớn là giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo. Truyện Kiều là bức tranh hiện thực về một xã hội bất công, tàn bạo, là tiếng nói thương cảm trước số phận bi kịch của con người, tiếng nói lên án, tố cáo những thế lực xấu xa, tiếng nói khẳng định, đề cao tài năng, nhân phẩm và những khát vọng chân chính của con người như khát vọng về quyền sống, khát vọng tự do, công lí, khát vọng tình yêu, hạnh phúc...

- Về nghệ thuật: Tác phẩm là sự kết tinh thành tựu nghệ thuật văn học dân tộc trên các phương diện ngôn ngữ, thể loại. Với Truyện Kiều, ngôn ngữ văn học dân tộc và thể thơ lục bát đã đạt tới đỉnh cao rực rỡ. Với Truyện Kiều, nghệ thuật tự sự đã có bước phát triển vượt bậc, từ nghệ thuật dẫn chuyện đến nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, khắc họa tính cách và miêu tả tâm lí con người.

Kiệt tác Truyện Kiều hàng trăm năm nay đã được lưu truyền rộng rãi và có sức chinh phục lớn đối với mọi tầng lớp độc giả. Tác phẩm đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và được giới thiệu ở nhiều nước trên thế giới.
15 tháng 8 2023

Tham khảo

 

Kinh thành Huế - quần thể kiến trúc đặc sắc được xây dựng dưới thời nhà Nguyễn.

Kinh Thành Huế là tòa thành ở Cố đô Huế, nơi đóng đô của vương triều nhà Nguyễn trong suốt 140 năm từ 1805 đến 1945. Kinh Thành Huế được vua Gia Long xây dựng từ năm 1805 và sau này được vua Minh Mạng tiếp tục hoàn thành vào năm 1832. 

Đại nội Huế

Kinh thành được xây dựng theo kiến trúc của phương Tây kết hợp một cách tài tình với kiến trúc thành quách phương Đông. Các vua triều Nguyễn đã cho xây dựng khá nhiều thành quách, cung điện và các công trình của hoàng gia. Trải qua gần 200 năm khu kinh thành hiện nay còn hầu như nguyên vẹn với gần 140 công trình xây dựng lớn nhỏ.

Kinh thành Huế

Tổng thể kiến trúc của Cố đô Huế được xây dựng trên một mặt bằng diện tích hơn 500ha và được giới hạn bởi 3 vòng thành theo thứ tự ngoài lớn, trong nhỏ: Kinh Thành, Hoàng Thành và Tử Cấm Thành.

Kinh thành Huế

Kinh thành Huế dùng núi Ngự Bình làm tiền án và dùng hai hòn đảo nhỏ trên sông Hương là Cồn Hến và Dã Viên làm 2 yếu tố phong thuỷ rồng chầu hổ phục (Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ) để bảo vệ Cố đô.

Cố đô Huế

Hiện nay Kinh thành Huế là một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới. 

NG
13 tháng 8 2023

Tham khảo

Tham khảo: Tư liệu về Lũy Thầy

- Để chống lại các cuộc tấn công của họ Trịnh, chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã lệnh cho Đào Duy Từ thi công hệ thống phòng thủ, gọi là Lũy Thầy.

- Lũy Thầy được Đào Duy Từ khởi công đắp vào năm Tân Hợi (1631), ở Đồng Hới, Quảng Bình và hoàn thành sau 3 năm. Lũy Thầy có tổng chiều dài khoảng 34 km (trải dài từ núi Đầu Mâu đến cửa sông Nhật Lệ đổ ra biển); chiều cao thành lũy khoảng 12 m (có nơi cao từ 3 - 6 m, tùy theo địa hình và dụng ý sử dụng). Mặt lũy khá rộng, có thể đi lại được.

- Mặc dù Lũy Thầy được đắp bằng đất, nhưng là một công trình phòng thủ khá bề thế, kết hợp với con hào tự nhiên là con sông Gianh, vì thế nơi đây trở thành một phòng tuyến quân sự lợi hại. Ngay từ thời các chúa Nguyễn đã có câu ca về thành cao, hào sâu này: “Khôn ngoan qua được Thanh Hà/ Dẫu rằng có cánh khó qua Lũy Thầy”.

- Lũy Thầy là một hệ thống chiến lũy liên hoàn đắp bằng đất và được chia thành những lũy nhỏ có thể kể ra như: Lũy Trường Dục; lũy Đầu Mâu; lũy Trấn Ninh,…

- Hiện nay, trên đất Quảng Bình, luỹ Đào Duy Từ không còn nguyên vẹn như dáng vẻ ngày xưa, thậm chí có nhiều đoạn đã bị mất hoàn toàn do thời gian bào mòn và chiến tranh tàn phá. Tuy nhiên dấu ấn uy lực và vang dội của Lũy Thầy trong quá khứ vẫn còn: cổng Hạ (Quảng Bình Quan), cổng Thượng (Võ Thắng Quan),…

(*) Tư liệu về sông Gianh

Cùng với đèo Ngang, sông Gianh là biểu trưng địa lý của tỉnh Quảng Bình. Sông dài khoảng 160 km, bắt nguồn từ vùng ven núi Cô Pi thuộc dãy Trường Sơn.

- Sông Gianh chảy qua các huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa, Quảng Trạch, Bố Trạch và đổ ra biển Đông ở cửa Giang.

- Trong lịch sử, sông Gianh là ranh giới phân chia Đàng Trong với Đàng Ngoài, thời Trịnh - Nguyễn phân tranh (năm 1570 - 1786). Chiến trường chính của giai đoạn này là miền Bố Chính (Quảng Bình).

13 tháng 8 2023

#Tham_khảo

- Cho đến thế kỉ XVII, tiếng Việt đã phong phú, có thể diễn đạt mọi mặt của cuộc sống lúc bấy giờ. Khi Thiên Chúa giáo du nhập vào Đại Việt (đầu thế kỉ XVI), các giáo sĩ phương Tây đã học tiếng Việt để truyền đạo. Họ dùng chữ cái La-tinh để ghi âm tiếng Việt. Kết quả là hình thành nên một loại chữ tiện lợi, khoa học, dễ sử dụng, sau trở thành chữ Quốc ngữ.

- Một trong những người có công hình thành nên phương cách viết tiếng Việt bằng mẫu tự La-tinh là nhà truyền giáo và ngôn ngữ học người Pháp, A-lếch-xăng Đơ-Rốt (Alexandre de Rhodes). Năm 1651, cuốn Từ điển Việt - Bồ - Latinh của ông đã được xuất bản tại Rô-ma (Italia).

13 tháng 8 2023

 Tham khảo:

- Cho đến thế kỉ XVII, tiếng Việt đã phong phú, có thể diễn đạt mọi mặt của cuộc sống lúc bấy giờ. Khi Thiên Chúa giáo du nhập vào Đại Việt (đầu thế kỉ XVI), các giáo sĩ phương Tây đã học tiếng Việt để truyền đạo. Họ dùng chữ cái La-tinh để ghi âm tiếng Việt. Kết quả là hình thành nên một loại chữ tiện lợi, khoa học, dễ sử dụng, sau trở thành chữ Quốc ngữ.

- Một trong những người có công hình thành nên phương cách viết tiếng Việt bằng mẫu tự La-tinh là nhà truyền giáo và ngôn ngữ học người Pháp, A-lếch-xăng Đơ-Rốt (Alexandre de Rhodes). Năm 1651, cuốn Từ điển Việt - Bồ - Latinh của ông đã được xuất bản tại Rô-ma (Italia).

NG
13 tháng 8 2023

Tham khảo

Một số tư liệu về quá trình xâm nhập và xâm lược của các nước phương Tây vào Đông Nam Á

- Từ thế kỉ XVI, sau các cuộc phát kiến địa lí, các nước phương Tây lần lượt xâm nhập vào khu vực Đông Nam Á bằng nhiều con đường khác nhau như thương mại, tôn giáo, ngoại giao, quân sự,...

- Các nước Đông Nam Á hải đảo là đối tượng đầu tiên thu hút sự chú ý của thực dân phương Tây, bởi đây là khu vực giàu tài nguyên, có nguồn hương liệu và hàng hoá phong phú, có nhiều thương cảng sầm uất nằm trên tuyến đường biển huyết mạch nối liền phương Đông và phương Tây.

+ Giữa thế kỉ XVI, Phi-líp-pin chính thức bị thực dân Tây Ban Nha xâm lược và thống trị. Sau cuộc chiến tranh Mỹ - Tây Ban Nha (năm 1898), Phi-líp-pin đã trở thành thuộc địa của Mỹ.

+ Cuối thế kỉ XVI, thực dân Hà Lan bắt đầu quá trình xâm nhập In-đô-nê-xi-a. Nhưng phải đến giữa thế kỉ XIX, trải qua cuộc cạnh tranh quyết liệt với Bồ Đào Nha, Hà Lan mới hoàn thành việc kiểm soát được nước này.

+ Đầu thế kỉ XX, toàn bộ vùng lãnh thổ ngày nay của Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Bru-nây rơi vào tay người Anh dưới những hình thức cai trị khác nhau.

=> Trải qua gần 4 thế kỉ, bằng những thủ đoạn khác nhau, thực dân phương Tây đã hoàn thành quá trình xâm lược các nước Đông Nam Á hải đảo.

- Quá trình xâm lược của thực dân phương Tây đối với các quốc gia Đông Nam Á lục địa bắt đầu vào thế kỉ XIX, muộn hơn so với các nước Đông Nam Á hải đảo:

+ Thực dân Anh sau hơn 60 năm (1824 - 1885), tiến hành ba cuộc chiến tranh mới chiếm được Miến Điện (Mi-an-ma).

+ Thực dân Pháp phải trải qua cuộc chiến tranh xâm lược kéo dài gần nửa thế kỉ (1858 - 1893) mới hoàn thành việc xâm chiếm ba nước Đông Dương.

- Đến đầu thế kỉ XX, các nước thực dân phương Tây đã hoàn thành quá trình thôn tính Đông Nam Á. Hầu hết các nước trong khu vực đều trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây.

- Vương quốc Xiêm tuy vẫn giữ được nền độc lập nhưng bị lệ thuộc vào nước ngoài về nhiều mặt và trở thành “vùng đệm” giữa khu vực thuộc địa của Anh và Pháp.

NG
13 tháng 8 2023

 Tham khảo: Thông tin về Phan Đình Phùng (1847 - 1895, Việt Nam)

+ Phan Đình Phùng sinh năm 1847, quê ở làng Đông Thái (nay thuộc xã Tùng Ảnh), huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.

+ Năm 1877, ông thi đỗ Đình nguyên Tiến sĩ, từng làm quan Ngự sử trong triều đình nhà Nguyễn. Với bản tính cương trực, ông phản đối việc Tôn Thất Thuyết phế bỏ vua Dục Đức, lập Hiệp Hòa lên làm vua, vì vậy, Phan Đình Phùng bị cách chức.

+ Tuy vậy, khi Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi ra vùng Hà Tĩnh, Phan Đình Phùng vẫn đến yết kiến và được nhà vua giao trọng trách tổ chức phong trào chống Pháp tại quê nhà.

+ Trong những năm 1885 - 1896, Phan Đình Phùng trở thành lãnh tụ tối cao của cuộc khởi nghĩa Hương Khê (cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương). Ông bị thương nặng và hi sinh trong một trận giao chiến ác liệt với quân Pháp (1895).

13 tháng 8 2023

Tham khảo: Thông tin về Phan Đình Phùng (1847 - 1895, Việt Nam)

+ Phan Đình Phùng sinh năm 1847, quê ở làng Đông Thái (nay thuộc xã Tùng Ảnh), huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.

+ Năm 1877, ông thi đỗ Đình nguyên Tiến sĩ, từng làm quan Ngự sử trong triều đình nhà Nguyễn. Với bản tính cương trực, ông phản đối việc Tôn Thất Thuyết phế bỏ vua Dục Đức, lập Hiệp Hòa lên làm vua, vì vậy, Phan Đình Phùng bị cách chức.

+ Tuy vậy, khi Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi ra vùng Hà Tĩnh, Phan Đình Phùng vẫn đến yết kiến và được nhà vua giao trọng trách tổ chức phong trào chống Pháp tại quê nhà.

+ Trong những năm 1885 - 1896, Phan Đình Phùng trở thành lãnh tụ tối cao của cuộc khởi nghĩa Hương Khê (cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương). Ông bị thương nặng và hi sinh trong một trận giao chiến ác liệt với quân Pháp (1895).

  
NG
13 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Cùng với công cuộc khai phá vùng đất phía Nam, các chúa Nguyễn cũng thực thi chủ quyền đối với các đảo, quần đảo ở Biển Đông, trong đó có hai quần đảo lớn là quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

- Hoạt động khai thác và xác lập chủ quyền của chúa Nguyễn tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa được thực hiện có tổ chức, hệ thống và liên tục thông qua đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải.

+ Đội Hoàng Sa và Bắc Hải là hai tổ chức dân binh độc đáo vừa có chức năng kinh tế (khai thác tài nguyên biển) vừa có chức năng kiểm soát, quản lí biển, đảo.

+ Nhiệm vụ của họ là: thu lượm hàng hoá của những con tàu bị đắm (gươm, súng, vàng bạc, đồ đồng,…), các hải sản quý (đồi mồi, ba ba, hải sâm,…), từng bước xác lập chủ quyền đối với hai quần đảo này.

NG
12 tháng 10 2023

* Giới thiệu về lễ hội Đền Hùng:

- Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng được tổ chức hàng năm từ ngày mồng 6 đến ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng.

- Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng đã trở thành lễ hội mang tính văn hoá tâm linh lớn nhất ở Việt Nam; hàng năm đến ngày Giỗ Tổ và tổ chức Lễ Hội, con cháu trên mọi miền Tổ quốc hành hương về với tấm lòng thành kính dâng lên Tổ tiên, tỏ lòng biết ơn công lao dựng nước của các vua Hùng và các bậc tiền nhân của dân tộc.

- Lễ hội Đền Hùng chủ yếu gồm hai phần: Phần Lễ và phần Hội. Phần Lễ được tiến hành với nghi thức trang nghiêm, trọng thể tại đền Thượng; phần Hội được diễn ra với nhiều hoạt động văn hóa phong phú mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc dưới chân núi Hùng.

+ Trong phần Lễ: từ chiều mồng 9, các làng rước kiệu dâng lễ bánh giày, bánh chưng đã tập trung đông đủ dưới cổng Công Quán. Sáng sớm hôm sau, các đoàn đại biểu xếp hàng chỉnh tề đi sau cỗ kiệu rước lễ vật lần lượt đi lên đền trong tiếng nhạc của phường bát âm và đội múa sinh tiền. Tới trước cửa đền Thượng, đoàn đại biểu dừng lại kính cẩn dâng lễ vào Thượng cung. Đồng chí lãnh đạo Tỉnh Phú Thọ thay mặt cho nhân dân cả nước (năm chẵn là đồng chí nguyên thủ quốc gia hoặc lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) kính cẩn đọc diễn văn Lễ Tổ. Toàn bộ nội dung hành lễ được truyền tải trên hệ thống phát thanh, truyền hình để đồng bào cả nước theo dõi lễ hội. Trong thời gian tiến hành nghi lễ, toàn bộ diễn trường tạm ngừng các hoạt động để đảm bảo tính linh thiêng và nghiêm trang của Lễ Hội.

+ Phần Hội: diễn ra tưng bừng náo nhiệt xung quanh khu vực núi Hùng, như: đấu vật, bắn nỏ, rước kiệu, hội thi gói, nấu bánh chưng, giã bánh giầy, thi kéo lửa thổi cơm, trò diễn “Bách nghệ khôi hài” và Trò Trám của làng Tứ Xã, rước lúa thần… Ngoài ra còn có các hoạt động biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp như: Chèo, kịch nói, hát quan họ, hát Xoan….

- Lễ hội Đền Hùng đã hình thành từ rất sớm và sự tồn tại của nó luôn gắn chặt với quá trình phát triển của lịch sử dân tộc. Với truyền thống "Uống nước nhớ nguồn" và đạo lý "Ăn quả nhớ người trồng cây", các Vua Hùng cùng các nhân vật liên quan thời kỳ Hùng Vương luôn được nhân dân ở các làng, xã trên phạm vi cả nước tôn thờ.