K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 7 2023

Tham Khảo : 

 

- Di tích thành nhà Mạc (Cao Bằng, Lạng Sơn) ngợi cho em nhớ đến cuộc xung đột Nam - Bắc triều.

- Di tích Lũy Thầy (Quảng Bình) ngợi cho em nhớ đến cuộc xung đột Trịnh - Nguyễn.

- Hệ quả của các cuộc xung đột đó:

+ Hệ quả tiêu cực: sự thống nhất của đất nước bị xâm phạm nghiêm trọng; hình thành cục diện “một cung vua - hai phủ chúa” (vua Lê, chúa Trịnh và chúa Nguyễn); kinh tế đất nước bị tàn phá; hàng vạn dân thường bị xô đẩy vào vòng khói lửa.

+ Hệ quả tích cực: lãnh thổ đất nước được mở rộng dần về phía Nam. Chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong cũng triển khai nhiều hoạt động thực thi chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

NG
14 tháng 8 2023

Tham khảo

- Sự ra đời của nhà Mạc:

+ Đầu thế kỉ XVI, nhà Lê bắt đầu suy thoái, khủng hoảng.

+ Trong lúc tình hình đất nước bất ổn, Mạc Đăng Dung đã tiêu diệt các thế lực đối lập, dần dần thâu tóm mọi quyền hành.

+ Năm 1527, Mạc Đăng Dung phế truất vua Lê Cung Hoàng, lên ngôi vua, lập ra nhà Mạc (sử gọi là Bắc triều).

- Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh Nam - Bắc triều:

+ Năm 1533, ở vùng Thanh Hóa, nhiều cựu thần của nhà Lê (đứng đầu là Nguyễn Kim) đã đưa Lê Duy Ninh lên làm vua, đối đầu với nhà Mạc (sử gọi là Nam triều)

+ Từ 1533 - 1592, xung đột Nam - Bắc triều xảy ra, chiến trường chính là vùng Thanh Hóa - Nghệ An.

- Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh Trịnh - Nguyễn:

+ Năm 1545, Nguyễn Kim qua đời, hai con trai của ông (là Nguyễn Uông và Nguyễn Hoàng) còn nhỏ tuổi, nên vua Lê trao toàn bộ binh quyền cho Trịnh Kiểm. Từ đây, mâu thuẫn giữa hai dòng họ Trịnh - Nguyễn dần bộc lộ và ngày càng gay gắt.

+ Năm 1558, Nguyễn Hoàng, được cử vào trấn thủ vùng Thuận Hóa. Kể từ đó, họ Nguyễn từng bước xây dựng thế lực và mở rộng dần đất đai về phương Nam.

+ Năm 1613, Nguyễn Hoàng mất, con là Nguyễn Phúc Nguyên lên thay, đã tỏ rõ thái độ đối lập và chấm dứt việc nộp thuế cho họ Trịnh.

=> Đến năm 1627, xung đột Trịnh - Nguyễn bùng nổ.

- Hệ quả:

+ Sự thống nhất của đất nước bị xâm phạm.

+ Hình thành cục diện “một cung vua - hai phủ chúa”

+ Kinh tế đất nước bị tàn phá, đời sống nhân dân khổ cực

+ Lãnh thổ Đàng Trong dần được được mở rộng về phía Nam.

14 tháng 8 2023

Tham khảo

- Sự ra đời của nhà Mạc:

+ Đầu thế kỉ XVI, nhà Lê bắt đầu suy thoái, khủng hoảng.

 

+ Trong lúc tình hình đất nước bất ổn, Mạc Đăng Dung đã tiêu diệt các thế lực đối lập, dần dần thâu tóm mọi quyền hành.

 

+ Năm 1527, Mạc Đăng Dung phế truất vua Lê Cung Hoàng, lên ngôi vua, lập ra nhà Mạc (sử gọi là Bắc triều).

- Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh Nam - Bắc triều:

+ Năm 1533, ở vùng Thanh Hóa, nhiều cựu thần của nhà Lê (đứng đầu là Nguyễn Kim) đã đưa Lê Duy Ninh lên làm vua, đối đầu với nhà Mạc (sử gọi là Nam triều)

+ Từ 1533 - 1592, xung đột Nam - Bắc triều xảy ra, chiến trường chính là vùng Thanh Hóa - Nghệ An.

- Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh Trịnh - Nguyễn:

+ Năm 1545, Nguyễn Kim qua đời, hai con trai của ông (là Nguyễn Uông và Nguyễn Hoàng) còn nhỏ tuổi, nên vua Lê trao toàn bộ binh quyền cho Trịnh Kiểm. Từ đây, mâu thuẫn giữa hai dòng họ Trịnh - Nguyễn dần bộc lộ và ngày càng gay gắt.

+ Năm 1558, Nguyễn Hoàng, được cử vào trấn thủ vùng Thuận Hóa. Kể từ đó, họ Nguyễn từng bước xây dựng thế lực và mở rộng dần đất đai về phương Nam.

 

+ Năm 1613, Nguyễn Hoàng mất, con là Nguyễn Phúc Nguyên lên thay, đã tỏ rõ thái độ đối lập và chấm dứt việc nộp thuế cho họ Trịnh.

=> Đến năm 1627, xung đột Trịnh - Nguyễn bùng nổ.

 

- Hệ quả:

+ Sự thống nhất của đất nước bị xâm phạm.

+ Hình thành cục diện “một cung vua - hai phủ chúa”

+ Kinh tế đất nước bị tàn phá, đời sống nhân dân khổ cực

+ Lãnh thổ Đàng Trong dần được được mở rộng về phía Nam.

 

 

27 tháng 2 2018

Trong những năm 1929-1939 chủ nghĩa phát xít xuất hiện, lên nắm quyền ở Đức, Italia, Nhật Bản, ráo riết chạy đua vũ trang chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh thế giới. Trước nguy cơ chủ nghĩa phát xít và chiến tranh, Mĩ lại giữ thái độ trung lập, không can thiệp vào các vấn đề quốc tế ngoài châu Mĩ. Điều này đã tạo điều kiện cho chủ nghĩa phát xít tự do hành động => Mĩ cũng phải chịu một phần trách nhiệm về việc để cho chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ

Đáp án cần chọn là: D

20 tháng 7 2023

Tham Khảo : 

Lí do phản đối các cuộc xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn:

Hai cuộc xung đột này mang tính chất của cuộc chiến tranh phi nghĩa, khiến đất nước bị chia cắt, người dân phải sống trong cảnh khốn cùng, kinh tế đất nước bị đình trệ, gây ra những thiệt hại lớn về người và của.

31 tháng 8 2018
Nội dung Cuộc xung đột Nam – Bắc triều Cuộc xung đột Trịnh – Nguyễn
Thời gian Năm 1533 – 1592 Năm 1627 – 1672
Nguyên nhân

- Nhà Lê suy yếu, sự tranh chấp giữa các phe phái phong kiến diễn ra quyết liệt:

+ Năm 1527, Mạc Đăng Dung lập nhà Mạc (Bắc triều).

+ Năm 1533, Nguyễn Kim lập ra Nam triều.

Mâu thuẫn giữa Trịnh Kiểm và Nguyễn Hoàng.
Diễn biến

- Chiến tranh kéo dài hơn 60 năm.

- Thanh – Nghệ là chiến trường chính.

- Chiến tranh kéo dài gần 50 năm.

- Quảng Bình – Hà Tĩnh là chiến trường ác liệt.

Kết quả Năm 1592, Nam triều chiếm Thăng Long, họ Mạc chạy lên Cao Bằng, chiến tranh chấm dứt. Đất nước bị chia cắt Đàng Trong và Đàng Ngoài.
1 tháng 7 2018

Lời giải:

Cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều và chiến tranh Trịnh- Nguyễn đã khiến cho đất nước Đại Việt bị chia cắt, mỗi vùng đặt dưới sự kiểm soát của một dòng họ. Khối đoàn kết dân tộc bị rạn nứt. Do đó sức mạnh phòng thủ đất nước bị suy giảm.

=> Đáp án D: chiến tranh liên miên gây nhiều thiệt hại cho đất nước, nền kinh tế suy sụp, tất yếu nền kinh tế hàng hóa cũng vì thế không có điều kiện phát triển.

Đáp án cần chọn là: D

4 tháng 4 2017

- Những biểu hiện về sự mục nát của vua, quan nhà Lê đầu thế kỉ XVI (liên hệ với bài 21, mục 1, nêu lên được những biểu hiện chính như vua, quan ăn chơi xa xỉ, nội bộ vương triển mâu thuẫn...).
- Cuộc xung đột Nam - Bắc triều diễn ra vào lúc nào ? Những biểu hiện về sự suy yếu của nhà nước tập quyền.
- Thời gian diễn ra cuộc xung đột kéo dài Trịnh - Nguyễn, những biểu hiện của sự suy yếu của chính quyền phong kiến Lê -Trịnh ở Đàng Ngoài, nhà Nguyễn ờ Đàng Trong.
Hệ thống, tổng hợp các biểu hiện nói trên để rút ra kết luận : từ thế kỉ XVI, nhà nước phong kiến tập quyền đã suy yếu.

4 tháng 4 2017

Để trả lời câu hỏi này, hãy dựa vào SGK trả lời các câu hỏi như:
- Những biểu hiện về sự mục nát của vua, quan nhà Lê đầu thế kỉ XVI (liên hệ với bài 21, mục 1, nêu lên được những biểu hiện chính như vua, quan ăn chơi xa xỉ, nội bộ vương triển mâu thuẫn...).
- Cuộc xung đột Nam - Bắc triều diễn ra vào lúc nào ? Những biểu hiện về sự suy yếu của nhà nước tập quyền.
- Thời gian diễn ra cuộc xung đột kéo dài Trịnh - Nguyễn, những biểu hiện của sự suy yếu của chính quyền phong kiến Lê -Trịnh ở Đàng Ngoài, nhà Nguyễn ờ Đàng Trong.
Hệ thống, tổng hợp các biểu hiện nói trên để rút ra kết luận : từ thế kỉ XVI, nhà nước phong kiến tập quyền đã suy yếu.

6 tháng 4 2018

Thế kỉ XVI - XVII ở nước ta đã diễn ta các cuộc xung đột lớn giữa các tập đoàn phong kiến sau:

- Cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều.

- Cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn.

4 tháng 2 2023

- Nguyên nhân gây ra các xung đột quân sự ở một số quốc gia châu Phi: 

+ Do những tranh chấp về sở hữu đất đai và tài nguyên thiên nhiên.

+ Sự bất đồng giữa các sắc tộc.

- Ảnh hưởng của các cuộc xung đột đến kinh tế - xã hội châu Phi:

+ Làm nhiều người thiệt mạng.

+ Ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, sản xuất lương thực, việc làm và đời sống.

+ Nhiều quốc gia rơi vào tình trạng kiệt quệ kinh tế, người dân lâm vào cảnh đói nghèo.