K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 7 2023

Tham khảo!!

♦ Thắng lợi của Liên Xô và các nước Đồng Minh cùng lực lượng dân chủ thế giới chống phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai đã tạo điều kiện cho phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ mạnh mẽ, dẫn đến sự ra đời của nhiều nước xã hội chủ nghĩa ở châu Á và khu vực Mĩ Latinh. Cụ thể:

- Ở khu vực châu Á:

+ Tại Mông Cổ: năm 1924 Mông Cổ hoàn thành cơ bản cuộc cách mạng dân tộc dân chủ. Năm 1940, định hướng phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mông Cổ tiếp tục tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội, thực hiện nhiều cải cách nhằm phát triển kinh tế - văn hóa.

 

+ Tại Triều Tiên: tháng 9/1948, Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên được thành lập ở phía bắc bán đảo Triều Tiên. Sau chiến tranh giữa hai miền Nam - Bắc Triều Tiên (1950 - 1953), nhân dân Bắc Triều Tiên đã tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, thực hiện các kế hoạch khôi phục và phát triển phát triển đất nước.

+ Tại Trung Quốc: tháng 10/1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập, đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

+ Tại Việt Nam: Năm 1954, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, miền Bắc Việt Nam được giải phóng và bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội. Năm 1975, sau khi giải phóng hoàn toàn miền Nam và thực hiện thống nhất đất nước (1976), cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

+ Tại Lào: tháng 12/1975, kháng chiến chống Mỹ thắng lợi, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào được thành lập, đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

- Ở khu vực Mỹ Latinh: sau thắng lợi của cách mạng Cu-ba năm 1959, nước Cộng hòa Cu-ba được thành lập. Từ năm 1961, Cu-ba bước vào thời kì xây dựng xã hội chủ nghĩa. Tuy phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là chính sách cấm vận của Mỹ và phương Tây, nhưng nhân dân Cu-ba vẫn kiên định đi theo con đường xã hội chủ nghĩa.

5 tháng 8 2023

Tham khảo:

♦ Sự mở rộng của chủ nghĩa xã hội ở châu Á

- Thắng lợi của Hồng quân Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai đã thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á phát triển mạnh mẽ.

- Một số nước châu Á như Trung Quốc, Việt Nam, Lào sau khi giành được độc lập đã đi theo con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội.

+ Sau khi Trung Quốc hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập (1949) và lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.

+ Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi năm 1954, miền Bắc Việt Nam được giải phóng và đi theo con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Sau khi hoàn toàn giải phóng miền Nam (tháng 4/1975) và thực hiện thống nhất đất nước (năm 1976), cả nước Việt Nam tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

+ Tháng 12/1975, sau khi hoàn thành cách mạng giải phóng đất nước, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào chính thức thành lập và đi theo con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội.

=> Việc các nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, đi theo con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội đã đánh dấu sự mở rộng, tăng cường sức mạnh của chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn cầu.

♦ Sự mở rộng chủ nghĩa xã hội ở khu vực Mỹ Latinh

- Sau thắng lợi của cách mạng Cuba năm 1959, nước Cộng hòa Cuba được thành lập. Chính phủ cách mạng đã tiến hành những cải cách dân chủ trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội.

- Từ năm 1961, Cuba bước vào thời kì xây dựng xã hội chủ nghĩa. Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là chính sách cấm vận của Mỹ, nhưng nhân dân Cuba vẫn kiên định đi theo con đường xã hội chủ nghĩa.
♦ Kết luận: Như vậy, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa xã hội từ phạm vi một nước đã trở thành một hệ thống thế giới, trải dài từ châu Âu sang châu Á, lan tới vùng biển Caribê thuộc khu vực Mỹ Latinh. Các nước xã hội chủ nghĩa ngày càng phát triển và lớn mạnh, có vị trí quan trọng trên thế giới.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
22 tháng 8 2023

- Thắng lợi của Liên Xô và các nước Đồng minh cùng lực lượng dân chủ thế giới chống phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai đã tạo điều kiện cho phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ mạnh mẽ, dẫn đến sự ra đời nhiều nước xã hội chủ nghĩa ở châu Á và ở Cuba (khu vực Mỹ Latinh).

* Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội ở châu Á

- Châu Á là châu lục lớn nhất và đông dân nhất thế giới, giàu có về tài nguyên, có vị trí chiến lược quan trọng.

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhân dân các nước châu Á lần lượt giành được độc lập và một số nước đã chọn con đường phát triển lên chủ nghĩa xã hội.

♦ Trung Quốc

+ Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, năm 1949, Trung Quốc đã hoàn thành thắng lợi cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, kết thúc thời kì nô dịch và thống trị của đế quốc, phong kiến.

+ Ngày 1/10/1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời, Trung Quốc lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.

♦ Mông Cổ

Năm 1924, Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ đã được thành lập, nhân dân Mông Cổ xây dựng chế độ mới với nhiều khó khăn.

+ Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mông Cổ tiếp tục phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa, trở thành thành viên của Liên hợp quốc (1961), thực hiện cải cách, phát triển kinh tế - văn hoá.

♦ Triều Tiên

+ Ngày 9/9/1948, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên được thành lập ở phía bắc bán đảo Triều Tiên.

+ Sau chiến tranh giữa hai miền Nam - Bắc Triều Tiên (1950 - 1953), nhân dân Bắc Triều Tiên tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, thực hiện các kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội.

♦ Lào

+ Sau khi Nhật đầu hàng, nhân dân Lào nổi dậy giành chính quyền và tuyên bố độc lập (ngày 12/10/1945).

+ Sau năm 1975, Lào chuyển sang thời kì phát triển kinh tế - xã hội nhằm xây dựng đất nước hoà nước hòa bình, độc lập, thống nhất và xã hội chủ nghĩa.

♦ Việt Nam

+ Cách mạng tháng Tám năm 1945 thắng lợi, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (ngày 2/9/1945), Việt Nam bước vào kì nguyên mới.

+ Thời kì 1945 - 1975, Việt Nam từng bước xây dựng xã hội mới trong khói lửa của chiến tranh nhân dân chống chủ nghĩa đế quốc.

+ Năm 1975, sự nghiệp cách mạng thành công, đất nước thống nhất, Việt Nam từng bước đi lên chủ nghĩa xã hội.

* Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội của khu vực Mỹ Latinh

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở Cuba ngày càng phát triển. Ngày 1/1/1959, chế độ độc tài Ba-ti-xta sụp đổ, nước Cộng hòa Cuba ra đời do Phi-đen Cát-xtơ-rô đứng đầu.

- Năm 1961, chính quyền Cách mạng Cuba thực hiện nhiều chính sách kinh tế, văn hoá, xã hội đi theo con đường xã hội chủ nghĩa.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

Đặc điểm xã hội khu vực Mỹ Latinh.

+ Chất lượng cuộc sống của người dân khu vực Mỹ Latinh đã được cải thiện.

+ Văn hóa của khu vực Mỹ Latinh rất độc đáo, đa dạng và có sức hấp dẫn cao, do có sự kết hợp của nhiều nền văn hóa trên thế giới và văn hóa bản địa.

+ Một số quốc gia khu vực Mỹ Latinh vẫn còn các vấn đề cần giải quyết như: chênh lệch mức sống, khoảng cách giàu nghèo….

NG
8 tháng 8 2023

Tham khảo:
- Nét nổi bật về dân cư Mỹ La-tinh:
Là khu vực đông dân (năm 2020 là 652,3 triệu người) và có dân số tăng nhanh.
Quy mô dân số giữa các quốc gia có sự chênh lệch lớn. Bra-xin là quốc gia đông dân nhất khu vực, Mê-hi-cô đứng thứ hai.
Tỉ lệ gia tăng dân số giảm mạnh qua các năm (năm 2020 là 0,94%) Có cơ cấu dân số trẻ
- Ảnh hưởng của dân cư đến phát triển kinh tế - xã hội:
Cơ cấu dân số trẻ.
Năm 2020, số dân trong độ tuổi từ 15 đến 64 tuổi chiếm khoảng 67,2% tổng số dân. Đây là nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn, nhưng đồng thời cũng gây ra áp lực đối với vấn đề giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho người dân. Mật độ phân bố dân số không đồng đều, tập trung chủ yếu ở ven biển.

20 tháng 7 2023

Tham khảo!!

- Trước năm 1945, Liên Xô là nước duy nhất trên thế giới đi theo con đường xã hội chủ nghĩa. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa xã hội dần dần mở rộng và phát triển sang các nước Đông Âu.

- Từ năm 1944 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu phát triển qua 3 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1, từ năm 1944 - 1945: Trước những thất bại về quân sự của các nước phát xít và được sự giúp đỡ của Hồng quân Liên Xô, nhân dân các nước Ba Lan, Tiệp Khắc, Hunggari đã đứng lên lật đổ chế độ tư sản - địa chủ; nhân dân Bungari, Rumani, Anbani đã xóa bỏ chế độ quân chủ chuyên chế trong nước, thành lập chính quyền dân chủ nhân dân.

+ Giai đoạn 2, từ năm 1945 - 1949: các nước Đông Âu hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ nhân dân thông qua việc tiến hành cải cách ruộng đất, ban hành các quyền tự do dân chủ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân... Tháng 10/1949, nước Cộng hòa Dân chủ Đức ra đời và sau đó tham gia vào hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.

+ Giai đoạn 3, từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX: các nước Đông Âu bắt đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội và đạt được nhiều thành tựu, như: nông nghiệp và công nghiệp phát triển nhanh chóng; trình độ khoa học - kĩ thuật được nâng cao; trở thành các quốc gia công - nông nghiệp…

=> Như vậy, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa xã hội đã phát triển trở thành hệ thống thế giới, đối trọng với hệ thống chủ nghĩa tư bản. Từ đây, hệ thống chủ nghĩa xã hội trở thành chỗ dựa của phong trào cách mạng thế giới, đặc biệt là phong trào giải phóng dân tộc.

5 tháng 8 2023

Khu vực

Những nét chính

Các nước Đông Âu

Từ năm 1945 đến năm 1949: Sau khi thành lập chính quyền dân chủ nhân dân, các nước Đông Âu hoàn thành việc thực hiện những nhiệm vụ của cách mạng dân chủ nhân dân: tiến hành cải cách ruộng đất; quốc hữu hoá các nhà máy, xí nghiệp của tư bản; thực hiện các quyền tự do, dân chủ:...Từ năm 1949 đến giữa những năm 70: Giai đoạn phát triển.

-        Với sự giúp đỡ của Liên Xô, sự nỗ lực của toàn thể nhân dân, các nước Đông Âu thực hiện công nghiệp hoá, điện khí hoá toàn quốc, phát triển nông nghiệp,...

-       Từ những nước nghèo, các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu trở thành những quốc gia có nền công nghiệp, nông nghiệp phát triển.

Châu Á

Tháng lợi của Hồng quân Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai đã thúc đấy phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á phát triển mạnh mẽ.Năm 1949, nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa được thành lập và lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.Năm 1954, cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, miền Bắc Việt Nam được giải phóng và tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tháng 4/1975: Cả nước Việt Nam tiến lên xây dựng CNXH.Tháng 12/1975: Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào chính thức thành lập và đi lên con đường xây dựng CNXH.

Khu vực Mỹ La-tinh

Sau tháng lợi của cách mạng Cu-ba năm 1959, nước Cộng hoà Cu-ba được thành lập. Chính phủ cách mạng đã tiến hành những cải cách dân chủ trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội.Từ năm 1961, Cu-ba bước vào thời kì xây dựng xã hội chủ nghĩa. 
8 tháng 8 2023

Tham khảo

a) Địa hình và đất

- Đặc điểm:

+ Chủ yếu là núi và sơn nguyên, nhiều dãy núi cao, trong các sơn nguyên có hoang mạc cát. Khu vực núi có đất xám, đất cát hoang mạc khô cằn.

+ Đồng bằng ít, lớn nhất là đồng bằng Lưỡng Hà, thấp và khá bằng phẳng, bồi tụ do sông có đất phù sa màu mỡ.

- Ảnh hưởng:

+ Vùng núi không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nên nhiều nước phải đầu tư lớn cho thủy lợi để phát triển sản xuất.

+ Vùng đồng bằng có đất phù sa màu mỡ, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và cũng là nơi tập trung đông dân cư.

b) Khí hậu

- Đặc điểm:

+ Khí hậu nhiệt đới lục địa và cận nhiệt.

+ Có khí hậu nóng và khô khan bậc nhất thế giới.

+ Khí hậu phân hóa theo chiều bắc - nam phía bắc mưa nhiều, phía nam mưa ít, một số điểm hoang mạc rất ít mưa, mùa hạ nóng 45-50°C.

- Ảnh hưởng: Ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và các hoạt động kinh tế của người dân.

+ Dân cư và các hoạt động sản xuất tập trung chủ yếu ở các vùng có khí hậu thuận lợi.

+ Tại các vùng nội địa, do mưa ít nên dân cư thưa thớt, trồng trọt khó khăn.

c) Sông, hồ

- Đặc điểm:

+ Sông thường ngắn và ít nước, nhiều vùng rộng lớn không có dòng chảy thường xuyên. Nguồn cấp nước chủ yếu là băng tuyết tan trên các vùng núi cao. Hai sông lớn nhất là sông Ti-grơ và Ơ-phrát.

+ Một số hồ như: hồ Van, hồ U-mi-a, Biển Chết,…

- Ảnh hưởng:

+ Các sông lớn bồi đắp nên vùng đồng bằng màu mỡ, cung cấp nước cho trồng trọt, chăn nuôi, từ đây đã hình thành nên nền văn minh Lưỡng Hà.

+ Các hồ có giá trị về du lịch

d) Biển

- Đặc điểm: Vùng biển thuộc các biển: Biển Đỏ, biển Địa Trung Hải, Biển Đen, biển Ca-xpi và các đại dương lớn là Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương.

- Ảnh hưởng: Tạo thuận lợi mở rộng giao lưu với nhiều nước châu Âu và các khu vực khác của châu Á, phát triển các ngành kinh tế biển (du lịch, khai thác khoáng sản, hải sản, vận tải…)

e) Sinh vật

- Đặc điểm:

+ Hệ sinh vật nghèo nàn, chủ yếu là các loài chịu được hạn.

+ Cảnh quan điển hình là hoang mạc và bán hoang mạc.

+ Ven bờ Địa Trung Hải và phía tây các dãy núi phát triển rừng và cây bụi lá cứng, phía đông là cây bụi thấp.

- Ảnh hưởng: Sinh vật nghèo nàn, phân hóa khác nhau giữa các khu vực gây khó khăn trong việc khai thác tài nguyên sinh vật cho phát triển kinh tế.

g) Khoáng sản

- Đặc điểm:

+ Giàu có về khoáng sản, đặc biệt là dầu mỏ và khí tự nhiên.

+ Trữ lượng dầu mỏ chiếm 1/2 trữ lượng thế giới, khí tự nhiên chiếm hơn 40% trữ lượng thế giới.

- Ảnh hưởng:

+ Tiềm năng dầu mỏ và khí tự nhiên là thế mạnh trong phát triển kinh tế của nhiều quốc gia.

+ Là nguồn nguyên, nhiên liệu cho các ngành công nghiệp, là mặt hàng xuất khẩu.

8 tháng 8 2023

Tham khảo

- Đặc điểm vị trí địa lí của khu vực Tây Nam Á:

+ Diện tích khoảng 7 triệu km2, bao gồm: bán đảo Tiểu Á, bán đảo A-ráp, đồng bằng Lưỡng Hà, một phần nội địa châu Á.

+ Nằm ở phía tây nam của châu Á, là cầu nối của ba châu lục Á, Âu, Phi. Kéo dài từ 12°B đến 42°B

+ Tiếp giáp Địa Trung Hải, Biển Đen, biển Ca-xpi, Biển Đỏ, biển A-ráp, vịnh Péc-xích, vịnh Ô-man, vịnh A-đen.

+ Nằm án ngữ con đường biển nối Ấn Độ Dương với Đại Tây Dương, nằm trong khu vực có trữ lượng dầu mỏ và khí tự nhiên lớn bậc nhất thế giới.

NG
6 tháng 11 2023

Tham khảo:
- Phạm vi lãnh thổ của khu vực Mỹ La-tinh: dài từ khoảng vĩ độ 33oB đến khoảng vĩ độ 54oN; có diện tích 20 triệu km2; bao gồm Mê-hi-cô và eo đất Trung Mỹ, các đảo, quần đảo trong biển ca-ri-bê; toàn bộ Nam Mỹ và một số đảo, quần đảo ngoài khơi của các quốc gia trong khu vực như đảo Co-cốt, quần đảo Ga-la-pa-gốt, đảo Phục Sinh,...
- Đặc điểm của vị trí địa lí: Tiếp giáp với Hoa Kỳ - nền kinh tế hàng đầu thế giới; với vịnh Mê-hi-cô, biển Ca-ri-bê và các đại dương lớn. Nằm trên tuyến đường biển quan trọng từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương qua kênh đào Pa-na-ma Vùng biển phía Tây của khu vực nằm trong "vành đai lửa Thái Bình Dương"
- Ảnh hưởng của vị trí địa lí đến phát triển kinh tế - xã hội của khu vực Mỹ La-tinh:
Thuận lợi:
Thuận lợi cho việc giao lưu, phát triển các ngành kinh tế biển
Đa dạng các hoạt động sản xuất
Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới Tiếp thu các nền văn hóa từ bên ngoài
Khó khăn:
Nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng nhiều của thiên tai như: núi lửa, động đất, sóng thần,...