K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 8 2023

Tham khảo: Tập tính di cư cũng được xem là tập tính xã hội vì:

- Sự di cư xảy ra đối với động vật sống theo bầy đàn, có tổ chức

- Hỗ trợ nhau cùng di cư tránh điều kiện khắc nghiệt của môi trường

22 tháng 9 2018

Các ví dụ (khác với ví dụ đã có trong bài) về tập tính kiếm ăn, tập tính bảo vệ lãnh thổ, tập tính sinh sản, tập tính di cư và tập tính xã hội ở các loài động vật khác nhau:

Loại tập tính Ví dụ
Tập tính kiếm ăn Hải li đắp đập ngăn sông, suối để bắt cá
Tập tính bảo vệ lãnh thổ Tê giác đực đánh dấu lãnh thổ bằng phân và nước tiểu.
Tập tính sinh sản Vào mừa sinh sản, ếch đực cất tiếng kêu to vang vọng để tìm bạn tình.
Tập tính di cư Chim én di cư về phương nam để tránh rét
Tập tính xã hội

Trong mỗi đàn voi đều có con đầu đàn.

Kiến lính sẵn sàng chiến đấu và hi sinh thân mình để bảo vệ kiến chúa và tổ.

28 tháng 2 2021
1. Tập tính kiếm ăn

- Tác nhân kích thích: Hình ảnh, âm thanh, mùi phát ra từ con mồi.

 - Chủ yếu là tập tính học được. Động vật có hệ thần kinh càng phát triển thì tập tính càng phức tạp.

- Gồm các hoạt động : rình mồi, vồ mồi, bỏ chạy hoặc lẩn trốn.

-  Ví dụ : hải li đắp đập để bắt cá, mèo rình mồi.

2. Tập tính bảo vệ lãnh thổ

- Các loài động vật dùng mùi hoặc nước tiểu, phân của mình để đánh dấu lãnh thổ. Chúng có thể chiến đấu quyết liệt khi có đối tượng xâm nhập vào lãnh thổ của mình.

- Ví dụ : cầy hương dùng mùi của tuyến thơm để đánh dấu ; chó, mèo, hổ,.. đánh dấu lãnh thổ bằng nước tiểu.

- Bảo vệ nguồn thức ăn, nơi ở và sinh sản.

3. Tập tính sinh sản

- là tập tính bẩm sinh mang tính bản năng, gồm chuỗi các phản xạ phức tạp do kích thích của môi trường bên ngoài (nhiệt độ) hoặc bên trong (hoocmon) gây nên hiện tượng chín sinh dục và các tập tính ve vãn, tranh giành con cái, giao phối, chăm sóc con non,...

- Tác nhân kích thích: Môi trường ngoài (thời tiết, âm thanh, ánh sáng, hay mùi do con vật khác giới tiết ra..) và môi trường trong (hoocmôn sinh dục) .

- Ví dụ : gà trống, công đực khoe mẽ với con cái bằng các điệu múa hay màu lông rực rỡ ; hươu đực húc nhau, con nào thắng được giao phối với con cái.

- Tạo ra thế hệ sau, duy trì sự tồn tại của loài.

4. Tập tính di cư

- Do sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm, một số loại côn trùng, chim, cá có hiện tượng di cư để tránh rét hoặc sinh sản.

- Ví dụ : Chim di cư, cá hồi vượt đại dương để sinh sản.

- Định hướng nhờ vị trí mặt trăng, mặt trời, các vì sao, địa hình, từ trường, hướng dòng chảy.

- Tránh điều kiện môi trường không thuận lợi.

 

5. Tập tính xã hội

 - Là tập tính sống bầy đàn, trong đàn có thứ bậc (hươi, nai, voi, khỉ, sư tử,... có con đầu đàn,) có tập tính vị tha (ong thợ trong đàn ong, kiến lính trong đàn kiến),...

7 tháng 8 2023

- Tập tính xã hội gồm tập tính thứ bậc, tập tính vị tha, tập tính hợp tác,...

- Ví dụ: Chó sói, sư tử sống theo bầy đàn.

19 tháng 2 2022

Tham khảo

Con người là động lực của các cuộc cách mạng xã hội: Nhu cầu về cuộc sống tốt đẹp hơn là động lực thúc đẩy con người không ngừng đấu tranh để cải tạo xã hội, mọi cuộc cách mạng xã hội đều do con người tạo ra.

 

Ví dụ: Từ Cộng xã nguyên thủy → chiếm hữu nô lệ → phong kiến → tư bản chủ nghĩa → xã hội chủ nghĩa 

25 tháng 2 2022

TỰ ÔN ĐI:))

19 tháng 12 2021

Do nhu cầu sống khác nhau, các loài thường phân bố khác nhau trong không gian, tạo nên kiểu phân tầng (theo chiều thẳng đứng) hoặc những khu vực tập trung theo mặt phẳng ngang.

VD: Rừng mưa nhiệt đới thường phân thành nhiều tầng. Sự phân tầng của thực vật kéo theo sự phân tầng của các loài động vật sống trong đó như: Côn trùng, chim ăn côn trùng và nhiều loài thú sống kiểu leo trèo như: khỉ, vượn, sóc bay, cầy bay…

19 tháng 12 2021

Chị cố lên hôm nay em bị bệnh lười đột xuất !

Tham khảo!

• Các tập tính của động vật thể hiện ở hình 14.2 là các tập tính bẩm sinh.

• Lấy thêm ví dụ về các loại tập tính bẩm sinh, tập tính học được và tập tính hỗn hợp:

- Ví dụ về tập tính bẩm sinh: Ếch đực kêu sau cơn mưa đầu hạ để gọi bạn tình; Ve sầu non (ấu trùng) sau khi nở sẽ chui xuống đất, khi trưởng thành sẽ chui lên, leo lên cây để lột xác; Gà trống gáy vào mỗi sớm; Gà con khi mới nở có tập tính đi theo vật chuyển động đầu tiên mà chúng nhìn thấy; Cóc nghiến răng khi trời sắp mưa;…

- Ví dụ về tập tính học được: Gà con thấy có diều hâu sẽ nhanh chóng trốn vào chỗ gà mẹ; Các con thỏ vừa thay nhau ăn vừa thay nhau canh chừng các loài thú ăn thịt; Rái cá "xây đập nước" để ở; Các con gấu cố gắng ăn thật nhiều để cơ thể béo lên trước kì ngủ đông; Tập thể dục buổi sáng ở người;…

- Ví dụ về tập tính hỗn hợp: Tập tính săn mồi của hổ (bẩm sinh hổ có khả năng săn mồi, qua học tập và rèn luyện thành kĩ năng săn mồi); Tập tính xây tổ của chim; Tập tính bắt chuột của mèo;…