K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 7 2023

"Chuyển trực tiếp sang gián tiếp", nhớ ghi đề chỉn chu nha bạn!

- Sinh dỗ dành bé Đản rằng hãy nín đi và đừng khóc, cha về bà đã mất, lòng cha buồn khổ lắm rồi.

- Đứa con thơ ngây nói là ô hay, thế ra ông cũng là cha tôi ư?. Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít.​

- Đứa con nhỏ nói là trước đây, thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả.

Chuyển đoạn hội thoại thành một đoạn văn kể chuyện:

Trương Sinh kiên nhẫn dỗ dành bé Đản bảo em nín và đừng khóc. Chàng bày tỏ nỗi niềm về mà bà đã mất, lòng chàng buồn khổ lắm. Nghe thế, ​đứa con thơ ngây hỏi Sinh rằng chàng cũng là cha của nó sao. Nó nói thêm chàng lại biết nói, chứ không như cha nó trước kia - là chiếc bóng chỉ nín thin thít. ​Chàng ngạc nhiên gạn hỏi thì đứa con nhỏ nói trước đây, thường có một người đàn ông đêm nào cũng đến, mẹ nó đi cũng đi, mẹ ngồi cũng ngồi nhưng chẳng bao giờ bế nó cả.

7 tháng 7 2023

Sau khi cha trở về, đứa con nhỏ đã nín đi và không khóc nữa. Cha cảm thấy buồn khổ vì bà đã mất. Đứa con thơ ngây nói rằng ông cũng là cha của nó à? Ông biết nói chuyện, không giống như cha nó trước đây chỉ im lặng. Chàng ngạc nhiên hỏi và đứa con nhỏ tiếp tục kể rằng trước đây thường có một người đàn ông đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả.

 
4 tháng 12 2021

tk

Trương Sinh dỗ dành con đừng khóc vì lòng chàng trước cảnh cha mẹ mất cũng đã buồn khổ lắm rồi.

4 tháng 12 2021

Lời dẫn trực tiếp là câu nào

10 tháng 10 2018

Trương Sinh dỗ dành con đừng khóc vì lòng chàng trước cảnh cha mẹ mất cũng đã buồn khổ lắm rồi.

30 tháng 10 2019

Kể lại chuyện Yết Kiêu theo đoạn:

Đoạn 1: Giặc Nguyên xâm lược nước ta.

Năm đó, giặc Nguyên kéo binh hùng, tướng dữ sang với ý định làm cỏ nước ta. Đến đâu, chúng cũng làm nhiều điều bạo ngược khiến lòng dân ngập tràn oán hận.

Đoạn 2:

Yết Kiêu đến kinh đô Thăng Long yết kiến vua Trần Nhân Tông. Là một chàng tuấn tú dũng mãnh, chuyên nghề đánh cá vốn nổi tiếng về tài bơi lội. Yết Kiêu có một tấm lòng yêu nước nồng nàn, căm thù giặc sâu sắc. Chàng quyết chí lên tận kinh đô Thăng Long yết kiến vua Trần Nhân Tông xin với nhà vua cho chàng được đầu quân đánh giặc. Nhà vua bằng lòng và bảo chàng hãy chọn lấy một thứ binh khí cho mình. Yết Kiêu chỉ xin với nhà vua một chiếc dùi sắt. Nhà vua hết sức kinh ngạc, không hiểu chàng xin dùi để làm gì. Yết Kiêu bèn tâu: "Để dùi thủng chiến thuyền của giặc vì thần có thể lặn sâu hàng giờ dưới nước." Nhà vua hết lời khen ngợi chàng và muốn biết ai là người dạy chàng. Chàng kính cẩn tâu đó là cha ông mình. Nhà vua lại gặng hỏi ai là người dạy ông chàng. Yết Kiêu đáp: "Vì căm thù giặc và noi gương người xưa mà ông của thần tự học lấy."

Đoạn 3:

Cùng lúc ấy, ở làng quê nơi cách xa thăm thẳm kinh thành, có một người cha già đang vào ra, một mình vò võ. Ông nhớ mãi phút chia tay bịn rịn với từng câu nói đầy xúc động yêu thương của Yết Kiêu, đứa con trai hiếu thảo của mình. Thấy cha không được vui vì sắp phải xa con, Yết Kiêu cũng cố nén lòng mình: "Cha ơi! Nước mất thì nhà tan..." Ông vội ngăn lời vỗ về con: "Con mau lên đường lo việc lớn. Đừng lo cho cha." Người cha đó, thân phụ của Yết Kiêu giờ đây đang ngày đêm mong ngóng con mau lập công lớn, chiến thắng trở về.

12 tháng 3 2017

Kể lại chuyện Yết Kiêu theo đoạn:

Đoạn 1: Giặc Nguyên xâm lược nước ta.

Năm đó, giặc Nguyên kéo binh hùng, tướng dữ sang với ý định làm cỏ nước ta. Đến đâu, chúng cũng làm nhiều điều bạo ngược khiến lòng dân ngập tràn oán hận.

Đoạn 2:

Yết Kiêu đến kinh đô Thăng Long yết kiến vua Trần Nhân Tông. Là một chàng tuấn tú dũng mãnh, chuyên nghề đánh cá vốn nổi tiếng về tài bơi lội. Yết Kiêu có một tấm lòng yêu nước nồng nàn, căm thù giặc sâu sắc. Chàng quyết chí lên tận kinh đô Thăng Long yết kiến vua Trần Nhân Tông xin với nhà vua cho chàng được đầu quân đánh giặc. Nhà vua bằng lòng và bảo chàng hãy chọn lấy một thứ binh khí cho mình. Yết Kiêu chỉ xin với nhà vua một chiếc dùi sắt. Nhà vua hết sức kinh ngạc, không hiểu chàng xin dùi để làm gì. Yết Kiêu bèn tâu: "Để dùi thủng chiến thuyền của giặc vì thần có thể lặn sâu hàng giờ dưới nước." Nhà vua hết lời khen ngợi chàng và muốn biết ai là người dạy chàng. Chàng kính cẩn tâu đó là cha ông mình. Nhà vua lại gặng hỏi ai là người dạy ông chàng. Yết Kiêu đáp: "Vì căm thù giặc và noi gương người xưa mà ông của thần tự học lấy."

Đoạn 3:

Cùng lúc ấy, ở làng quê nơi cách xa thăm thẳm kinh thành, có một người cha già đang vào ra, một mình vò võ. Ông nhớ mãi phút chia tay bịn rịn với từng câu nói đầy xúc động yêu thương của Yết Kiêu, đứa con trai hiếu thảo của mình. Thấy cha không được vui vì sắp phải xa con, Yết Kiêu cũng cố nén lòng mình: "Cha ơi! Nước mất thì nhà tan..." Ông vội ngăn lời vỗ về con: "Con mau lên đường lo việc lớn. Đừng lo cho cha." Người cha đó, thân phụ của Yết Kiêu giờ đây đang ngày đêm mong ngóng con mau lập công lớn, chiến thắng trở về.

https://img.hoidap247.com/picture/question/20210822/large_1629601831565.jpg    Xem hình ảnh đó nhé 

Mình đăng đó ssss

 

BÀI TẬP 1 : Tìm lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp trong đoạn văn sau? Chuyển lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn sau thành lời dẫn gián tiếp.A) Ba cậu bé rủ nhau vào rừng. Vì mải chơi nên các cậu về khá muộn. Ba cậu bàn nhau xem nên nói thế nào để bố mẹ khỏi mắng. Cậu bé thứ nhất định nói dối là bị chó sói đuổi. Cậu thứ hai bảo: – Còn tớ, tớ sẽ nói là đang đi thì gặp ông ngoại. – Theo tớ,...
Đọc tiếp

BÀI TẬP 1 : Tìm lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp trong đoạn văn sau? Chuyển lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn sau thành lời dẫn gián tiếp.

A) Ba cậu bé rủ nhau vào rừng. Vì mải chơi nên các cậu về khá muộn. Ba cậu bàn nhau xem nên nói thế nào để bố mẹ khỏi mắng. Cậu bé thứ nhất định nói dối là bị chó sói đuổi. Cậu thứ hai bảo: – Còn tớ, tớ sẽ nói là đang đi thì gặp ông ngoại. – Theo tớ, tốt nhất là chúng mình nhận lỗi với bố mẹ. – Cậu thứ ba bàn.

b) Bác thợ hỏi Hòe: – Cháu có thích làm thợ xây không? Hòe đáp: – Cháu thích lắm!

BÀI TẬP 2:. Chuyển lời dẫn gián tiếp trong đoạn văn sau thành lời dẫn trực tiếp . Vua nhìn thấy những miếng trầu têm rất khéo bèn hỏi bà hàng nước xem trầu đó ai têm. Bà lão bảo chính tay bà têm. Vua gặng hỏi mãi, bà lão đành nói thật là con gái bà têm.

BÀI TẬP 3 Trích dẫn ý kiến sau theo hai cách : dẫn trực tiếp và dẫn gián tiếp.

a) Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng. (Hồ Chí Minh, Báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng).

b) Giản dị trong đời sống trong tác phong, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ Chí Minh cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết, vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được. (Phạm Văn Đồng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại).

c) Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình. (Đặng Thai Mai, Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc).

BÀI TẬP 4 . Đọc đoạn trích sau đây – chỉ ra lời dẫn trực tiếp và chuyển lời dẫn trực tiếp của Ngọc Hoàng Thượng đế và Ruồi xanh thành lời dẫn gián tiếp : Do loài người phát đơn kiện, Ngọc Hoàng Thượng đế mở phiên toà công khai xử tội loài ruồi. Ngọc Hoàng truyền cho vệ sĩ Nhện điệu Ruồi xanh lên điện, đập bàn thị uy : - Ruồi kia, loài người kiện mi làm hại chúng sinh, mau mau khai ra tên họ, chủng loại và nơi ở ! Ruồi sợ hãi quỳ thưa trước vành móng ngựa : - Con là Ruồi xanh, thuộc họ côn trùng hai cánh, mắt lưới. Họ hàng con rất đông, gồm Ruồi trâu, Ruồi vàng, Ruồi giấm... Nơi ở là nhà vệ sinh, chuồng lợn, chuồng trâu, nhà ăn, quán vỉa hè..., bất kì chỗ nào có thức ăn mà không đậy điệm con đều lấy làm nơi sinh sống.

0
19 tháng 10 2021

Em tham khảo:

a, Lời dẫn: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?”

Dẫn ý nghĩa – cách dẫn trực tiếp

Cách dẫn gián tiếp: Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử; nhìn tôi như muốn bảo tôi rằng tôi tệ lắm, nó ăn ở với tôi như thế mà tôi xử với nó như thế này à

b, Lời dẫn: “Cái vườn là của con ta. Hồi còn mồ ma mẹ nó, mẹ nó cố thắt lưng buộc bụng, dè sẻn mãi, mới để ra được 50 đồng bạc tâu. Hồi ấy, mọi thứ còn rẻ cả…”

Dẫn ý nghĩ – cách dẫn trực tiếp

Cách dẫn gián tiếp: Sau khi thằng con đi, lão tự bảo rằng cái vườn là của con lão, hồi còn mồ ma mẹ nó, mẹ nó cố thắt lưng buộc bụng, dè sẻn mãi, mới để ra được 50 đồng bạc tâu, hồi ấy, mọi thứ còn rẻ cả…”

2 tháng 4 2019

Lời dẫn trực tiếp

: Vua nhìn thấy những miếng trầu têm rất khéo hỏi bà hàng nước:

- Trầu này ai têm, bà lão?

Bà lão bảo :

- Tâu bệ hạ, trầu do chính tay già têm đấy ạ.

Nhà vua gặng hỏi mãi cuối cùng bà lão bèn thật thà nói .

- Thưa, trầu do con gái già têm.