K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 5 2023

 - Những từ ngữ, câu văn thể hiện trực tiếp tình cảm, cảm xúc của nhân vật tôi khi kể lại “câu chuyện cũ”:

+ Hối hận, bối rối.

+ Tần ngần nhìn bầu trời xanh và ngẫm nghĩ, thằng chài chính cống “thú diện nhơn tâm”.

+ Không thể nào quên câu nói của má: “Sao con cướp đi sự sống của nó? Rồi, ai cướp sự sống của con?”.

+ Không thể rứt ra được sự hối hận và bối rối mối khi nhớ lại chuyện cũ.

- Nội dung bao quát của văn bản: Lời má dặn dò năm xưa và cảm xúc của nhân vật tôi về “câu chuyện cũ”.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 11 2023

- Những từ ngữ, câu văn thể hiện trực tiếp tình cảm, cảm xúc của nhân vật tôi:

+ ''Tôi hối hận và bối rối''

+ ''Tôi không thể nào quên câu nói của má''

+ ''Tận đáy lòng, tôi không thể rứt ra được sự hối hận và bối rối''

-> Thể hiện cảm xúc ân hận của nhân vật tôi trước hành động và việc làm của mình.

- Nội dung: Văn bản nói về tình yêu thương những loài vật dù là nhỏ bé. Qua đó ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người má bằng trái tim và tình yêu thương chân thành người má đã giúp con trai mình nhận ra bài học sâu sắc.

7 tháng 5 2023

- Nhân vật “tôi” đã thể hiện tâm trạng nhớ mẹ, nhớ về những ngày xưa cùng mẹ.

- Tình cảm, cảm xúc đó được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh:

+ Từ: nhớ, chửa xóa mờ.

+ Hình ảnh: phơi áo đỏ, nụ cười đen nhanh sau tay áo.

31 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ bài thơ.

- Chú ý những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc của nhân vật “tôi”.

Lời giải chi tiết:

- Nhân vật “tôi” đã thể hiện tâm trạng nhớ mẹ, nhớ về những ngày xưa cùng mẹ.

- Tình cảm, cảm xúc đó được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh:

+ Từ: nhớ, chửa xóa mờ.

+ Hình ảnh: phơi áo đỏ, nụ cười đen nhánh sau tay áo.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

Tình cảm, cảm xúc

Từ ngữ, hình ảnh và biện pháp tu từ

Lo lắng, bồn chồn mong đợi người yêu đi tỉnh về.

Cụm từ “đợi mãi”, không gian “con đê đầu làng”.

Ngỡ ngàng, đau khổ trước sự thay đổi của cô gái cả về cách ăn mặc lẫn hành động, cử chỉ.

Hình ảnh “khăn nhung quần lĩnh”, “áo cài khuy bấm” (trang phục của người thành thị) đối lập với sự giản dị, chân chất người thôn quê. Từ “rộn ràng” – sự thay đổi trong thái độ, cử chỉ.

Trách móc, xót ca, tiếc nuối vì những vẻ đẹp chân quê, bình dị, dân giã của cô gái bị đánh mất.

Biện pháp đảo ngữ “nào đâu”, câu hỏi tu từ và hàng loạt hình ảnh liệt kê quen thuộc, mang đặc trưng thôn quê như “yếm lụa sồi”, “dây lưng đũi”, “áo tứ thân”, “khăn mỏ quạ”, “quần nái đen”,…

Tha thiết, chân thành, van nài, khuyên nhủ người yêu giữ lấy những truyền thống tốt đẹp của quê hương.

Sự thay đổi trong cách xưng hô (từ “tôi” ở khổ đầu → “anh” khổ 3,4, cách nói “van em”, hình ảnh ẩn dụ “hoa chanh nở giữa vườn chanh” (mình là người thôn quê thì ở giữa xóm làng, quê hương càng nên giữ gìn, trân trọng những nét “quê mùa”, dân dã, mộc mạc vốn có ấy.

D
datcoder
Giáo viên
29 tháng 11 2023

- “ Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ ơi!...”

- “ Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ, tôi ngả đầu vào cánh tay mẹ, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi... thơm tho lạ thường”

→ Qua những câu văn đó ta thấy khao khát mãnh liệt được gặp mẹ của cậu bé Hồng, qua đó cũng thể hiện mong muốn giản dị của một đứa trẻ con là được mẹ âu yếm, vuốt ve vỗ về che chở.

29 tháng 9 2016

Biểu cảm  trực tiếp : bài 1 .

 biểu cảm gián tiếp : bài 2

25 tháng 9 2017

Biểu cảm trực tiếp là cách bộc lộ tình cảm, cảm xúc bằng những từ ngữ trực tiếp gợi ra tình cảm, cảm xúc ấy (những tiếng kêu, lời hỏi, lời than... như : ôi, hỡi ôi, ơi,...).

.......................bài 1..................

.........................................................

Biểu cảm gián tiếp là cách thể hiện tình cảm, cảm xúc thường thông qua miêu tả một phong cảnh, kể một câu chuyện hay gợi ra một suy ngĩ, liên tưởng nào đó mà không gọi thẳng cảm xúc ấy ra.

...........bài 2............................................

................................................................

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
3 tháng 1

- Một số từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả khi nhớ lại những kỉ niệm về “mùa phơi sân trước” là: 

+ Chuối phơi đủ nắng có thể ăn tới ra Giêng, mật lặn vào trong vừa ăn vừa tợp miếng trà, hoặc ngào qua với khóm, me,...đem dầm nước đá uống cũng ngon thấu trời.

+ Vậy là nước miếng mình ứa ra, trên từng mét đường về nhà ngoại. 

+ Tâm hồn mệt nhoài với những món ăn cực kì mời gọi trong sân thiên hạ. 

+ Cái hủ mắm tép dầm nắng sát hàng rào làm mình nhớ nhung chuối chát, khế chua cùng với gừng xắt mịn thì mâm mứt tắc đỏ au đằng kia làm mình lịm chết một cách lim dim như tụi kiến.

+ Nắng gió khiến mọi niềm vui, nỗi buồn bày ra như một cuộc diễu hành, không che giấu khách qua đường.

+ Bỗng nghe nhẹ nhõm khi nhìn theo bóng nhỏ đưa chiếc đò về bên kia sống.

- Đó là tình cảm, cảm xúc: Sự yêu mến, là nỗi nhung nhớ, sự xao xuyến, bồi hồi pha chút tiếc nuối... mỗi khi nhớ về những kỉ niệm đã trôi qua.

10 tháng 7 2017

Những ý kiến sai:

a, Đã là thơ thì nhất thiết chỉ được dùng phương thức biểu cảm

e, Thơ trữ tình chỉ được dùng lối nói trực tiếp để biểu hiện tình cảm, cảm xúc

i, Thơ trữ tình phải có một cốt truyện hay và một hệ thống nhân vật đa dạng

k, Thơ trữ tình phải có một hệ thống lập luận chặt chẽ

30 tháng 10 2021

A và D

30 tháng 10 2021

B

12 tháng 3 2023

- Bài thơ "Đợi mẹ" đã thể hiện được tình cảm của tác giả đối với mẹ của mình, được viết lên từ những rung cảm chân thành, xúc động của một trái tim luôn khát khao tình yêu thương của mẹ.

- Những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc ấy:

+ Em bé nhìn vầng trăng, nhưng chưa nhìn thấy mẹ.

+ Mẹ lẫn trên cánh đồng.

+ Em bé nhìn đóm bay, chờ tiếng bàn chân mẹ.

+ Bàn chân mẹ lội bùn ì oạp phía đồng xa.

+ Mẹ đã bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ.