K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Vùng biển nước Việt Nam gồm 5 vùng : + nội thủy + lãnh hải + tiếp giáp lãnh hải + đặc quyền kinh tế + thềm lục địa  * Giới hạn từng bộ phận của vùng biển nước ta:- Nội thủy: vùng nước tiếp giáp với đất liền và ở phía trong đường cơ sở. - Lãnh hải: vùng biển có chiều rộng 12 hải lí, tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới phía ngoài của lãnh hải được coi là đường biên giới quốc...
Đọc tiếp

Vùng biển nước Việt Nam gồm 5 vùng : 

+ nội thủy 

+ lãnh hải 

+ tiếp giáp lãnh hải 

+ đặc quyền kinh tế 

+ thềm lục địa 

 

* Giới hạn từng bộ phận của vùng biển nước ta:

- Nội thủy: vùng nước tiếp giáp với đất liền và ở phía trong đường cơ sở.

 - Lãnh hải: vùng biển có chiều rộng 12 hải lí, tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới phía ngoài của lãnh hải được coi là đường biên giới quốc gia trên biển.

- Vùng tiếp giáp lãnh hải: vùng biển có chiều rộng 12 hải lí, tính từ ranh giới phía ngoài của lãnh hải ra phía biển.

- Vùng đặc quyền kinh tế: vùng biển phía ngoài lãnh hải, hợp với lãnh hải thành một vùng biển rộng 200 hải lí, tính từ đường cơ sở.

-  Vùng thềm lục địa: gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của vùng đặc quyền kinh tế, có độ sâu khoảng 200m hoặc hơn nữa, thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa Việt Nam.


 

1
NG
26 tháng 10 2023

yub

10 tháng 4 2023

Câu 5: Các bộ phận của vùng biển Việt Nam lần lượt là

            a. Nội Thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, tiếp giáp lãnh hải

            b. Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế,

            c. Lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, nội thủy, đặc quyền kinh tế

            d. Đặc quyền kinh tế, nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải

NG
16 tháng 8 2023

Tham khảo

Nội thuỷ là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam.

- Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam.

- Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, có chiều rộng 12 hải lí tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải.

- Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở.

- Thềm lục địa Việt Nam là đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa.

NG
13 tháng 8 2023

Tham khảo
1.

- Nội thuỷ là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam.

- Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam.

- Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, có chiều rộng 12 hải lí tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải.

- Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở.

- Thềm lục địa là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa.

+ Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này cách đường cơ sở chưa đủ 200 hải lí thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài đến 200 hải lí tính từ đường cơ sở.

+ Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này vượt quá 200 hải lí tính từ đường cơ sở thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài không quá 350 hải lí tính từ đường cơ sở hoặc không quá 100 hải lí tính từ đường đẳng sâu 2500 m.
2.

Đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam được Chính phủ Việt Nam tuyên bố ngày 12/11/1982 là đường nối các điểm từ 0 đến A11. Cụ thể là:

+ Mốc 0 - nằm trên ranh giới phía Tây Nam của vùng nước lịch sử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa nhân dân Campuchia.

+ Mốc A1 - tại hòn Nhạn, quần đảo Thổ Chu, tỉnh Kiên Giang.

+ Mốc A2 - tại hòn Đá Lẻ ở Đông Nam Hòn Khoai, tỉnh Cà Mau

+ Mốc A3 - tại hòn Tài Lớn, Côn Đảo

+ Mốc A4 - tại hòn Bông Lang, Côn Đảo

+ Mốc A 5 - tại hòn Bảy Cạnh, Côn Đảo

+ Mốc A6 - hòn Hải (nhóm đảo Phú Quý), tỉnh Bình Thuận

+ Mốc A7 - hòn Đôi, tỉnh Khánh Hòa

+ Mốc A8 - mũi Đại Lãnh, tỉnh Phú Yên

+ Mốc A9 - hòn Ông Căn, tỉnh Bình Định

+ Mốc A10 - đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

+ Mốc A11 - đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị
3.

Ngày 22/12/2000, Việt Nam và Trung Quốc đã kí Hiệp định về phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của hai nước trong vịnh Bắc Bộ.

- Đường phân định vịnh Bắc Bộ được xác định bằng 21 điểm nối tuần tự với nhau bằng các đoạn thẳng.

30 tháng 11 2021

vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven biển là vùng biển nằm phía ngoài và tiếp liền với lãnh hải, có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở.

=> đáp án C

30 tháng 11 2021

C

NG
16 tháng 8 2023

Tham khảo

Yêu cầu số 1: Có 12 mốc để xác định đường cơ sở chiều rộng của lãnh hải của lục địa nước ta, cụ thể là:

+ Mốc 0 - nằm trên ranh giới phía Tây Nam của vùng nước lịch sử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa nhân dân Campuchia.

+ Mốc A1 - tại hòn Nhạn, quần đảo Thổ Chu, tỉnh Kiên Giang.

+ Mốc A2 - tại hòn Đá Lẻ ở Đông Nam Hòn Khoai, tỉnh Cà Mau

+ Mốc A3 - tại hòn Tài Lớn, Côn Đảo

+ Mốc A4 - tại hòn Bông Lan, Côn Đảo

+ Mốc A 5 - tại hòn Bảy Cạnh, Côn Đảo

+ Mốc A6 - hòn Hải (nhóm đảo Phú Quý), tỉnh Bình Thuận

+ Mốc A7 - hòn Đôi, tỉnh Khánh Hòa

+ Mốc A8 - mũi Đại Lãnh, tỉnh Phú Yên

+ Mốc A9 - hòn Ông Căn, tỉnh Bình Định

+ Mốc A10 - đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

+ Mốc A11 - đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị

Yêu cầu số 2: Có 21 điểm đường phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa Việt Nam và Trung Quốc trong vịnh Bắc Bộ. Cụ thể:

28 tháng 5 2019

HƯỚNG DẪN

− Vùng biển Việt Nam tiếp giáp với vùng biển của các nước Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan, Malayxia, Xingapo, Inđônêxia, Brunây và Philippin.

− Cần phải tăng cường hợp tác với các nước láng giềng trong giải quyết các vấn đề về biển và thềm lục địa, vì:

+ Biển Đông là biển chung giữa Việt Nam và nhiều nước láng giềng.

+ Việc tăng cường đối thoại, hợp tác giữa Việt Nam và các nước có liên quan sẽ là nhân tố tạo ra sự phát triển ổn định trong khu vực, bảo vệ được lợi ích chính đáng của Nhà nước và nhân dân ta, giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nước ta.

+ Hoàn toàn phù hợp với các nguyên tắc của Liên hợp quốc về giải quyết các vấn đề quốc tế, đáp ứng được truyền thống yêu chuộng hòa hình của nhân dân ta từ xưa đến nay…

19 tháng 5 2018

Dựa vào kí hiệu trên hình 6.2 để xác định:

- 7 vùng kinh tế nước ta: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.

- Phạm vi lãnh thổ của các vùng kinh tế trọng điểm:

      + Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh.

      + Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung: Thừa Thiên Huế, Đà Năng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.

      + Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang.

- Các vùng kinh tế giáp biển: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.

- 1 vùng kinh tế không giáp biển: Tây Nguyên.

Câu 1: Đặc điểm nào sau đây đúng với vị trí, giới hạn lãnh thổ vùng Đông Nam Bộ?A. Bao gồm 13 tỉnh/thành.B. Phía Nam giáp Đồng bằng sông Cửu Long.C. Là vùng tận cùng phía Nam của đất nước.D. Tiếp giáp với Biển Đông ở phía tây nam.Câu 2: Đâu không phải là ý nghĩa của vị trí, giới hạn của vùng Đông Nam Bộ đối với sự phát triển kinh tế-xã hội ?A.   Là cầu nối giữa Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ với...
Đọc tiếp

Câu 1: Đặc điểm nào sau đây đúng với vị trí, giới hạn lãnh thổ vùng Đông Nam Bộ?

A. Bao gồm 13 tỉnh/thành.

B. Phía Nam giáp Đồng bằng sông Cửu Long.

C. Là vùng tận cùng phía Nam của đất nước.

D. Tiếp giáp với Biển Đông ở phía tây nam.

Câu 2: Đâu không phải là ý nghĩa của vị trí, giới hạn của vùng Đông Nam Bộ đối với sự phát triển kinh tế-xã hội ?

A.   Là cầu nối giữa Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ với Đồng bằng sông Cửu Long.

B.    Là cầu nối giữa đất liền với biển Đông.

C.   Thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế với các vùng trong nước, với nước ngoài.

D.   Thuận lợi phát triển các loại cây công nghiệp lâu năm.

Câu 3: Đặc điểm nổi bật của khí hậu vùng Đông Nam Bộ là tính chất:

A. Nhiệt đới ẩm gió mùa.                      B. Nhiệt đới nóng khô.

C. Cận xích đạo nóng quanh năm.        D. Cận xích đạo mưa quanh năm.

Câu 4: Khó khăn tự nhiên của Đông Nam Bộ đối với phát triển kinh tế là:

A.  Ít khoáng sản trên đất liền.               B. Tài nguyên sinh vật hạn chế.

C. Thời tiết diễn biến thất thường.        D.  Ít tỉnh/ thành giáp biển.

Câu 5 : Đặc điểm dân cư, xã hội nào không đúng với vùng Đông Nam Bộ?

A.   Dân cư đông đúc nhất cả nước.                        B. Thị trường tiêu dùng rộng lớn.

C. Có sức hút mạnh mẽ với lao động cả nước.      D. Người dân năng động, sáng tạo.

Câu 6: Nguyên nhân chủ yếu làm cho tỉ lệ dân thành thị của Đông Nam Bộ cao nhất cả nước là:

A.  dân di cư vào thành thị nhiều.                          B. nông nghiệp kém phát triển.

C. tốc độ công nghiệp hoá nhanh nhất .                D. tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn cao.

Câu 7: Vùng Đông Nam Bộ có diện tích 23.550 km2. Năm 2002, dân số 10,9 triệu người. Vậy mật độ dân số của vùng năm 2002 là bao nhiêu?

A. 364 người/km2                              B. 560 người/km2 

C. 463 người/km2                              D. 634 người/km2

Câu 8: Căn cứ vào Atlat  Địa lí Việt Nam trang 29, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về cơ cấu GDP của vùng Đông Nam Bộ năm 2007:

A. công nghiệp và xây dựng chiếm tỉ trọng lớn nhất.              

B. nông, lâm, thuỷ sản chiếm tỉ trọng nhỏ nhất.

C. dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn thứ  hai.

D. nông, lâm, thuỷ sản chiếm tỉ trọng lớn hơn dịch vụ.                  

Câu 9: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam cho biết nhà máy nhiệt điện nào sau đây có công suất lớn nhất vùng Đông Nam Bộ?

A. Bà Rịa.              B. Thủ Đức.            C. Trà Nóc .           D. Phú Mỹ.

Câu 10: Sản xuất điện là ngành trọng  điểm ở Đông Nam Bộ là do:

A.   trữ lượng dầu khí lớn ở thềm  lục địa         B. sông  ngòi có trữ năng thuỷ điện lớn.

C. cơ sở hạ tầng tương  đối hoàn thiện.            D.khí hậu xận xích đạo nóng quanh năm.

0