K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 4 2023

camr nhaan thaat tuoi deư

1 tháng 4 2023

like nha

15 tháng 8 2023

BPTT nhân hóa: giấu, chờ, ngại ngần, cánh tay, tạo dáng.

BPTT so sánh: lá bàng như giấu lửa, búp gạo như thập thò.

Tác dụng: thể hiện rõ nét và sinh động hình ảnh những sự vật thiên nhiên thường thấy như cỏ cây, lá cây, búp gạo ra sao trong mùa đông rét, làm cho những sinh vật bình thường trở nên có hồn hơn, gần gũi với đọc giả. Câu thơ trở nên hay hơn, hấp dẫn hơn giàu giá trị gợi hình gợi cảm nhiều cảm xúc cho người đọc với những cảm giác thân quen. 

- Biện pháp so sánh "Lá bàng như giấu lừa", "búp gạo thập thò"

- Tác dụng: 

+ Tăng tính gợi hình gợi cảm gây ấn tượng với người đọc 

+ Hình ảnh lá bàng và búp gạo như một sinh thể có hồn hành động giống một con người. 

Biện pháp nhân hóa: cỏ "giấu" mầm, "chờ" một ngày đông, "ngại ngần" nhìn gió bấc; cánh tay xoan khô khốc "tạo dáng" vào trời đông

- Tác dụng: 

+ Tăng tính gợi hình gợi cảm gây ấn tượng với người đọc 

+ Những hình ảnh thiên nhiên vào mùa đông như một sinh thể có hồn hành động giống một con người. 

+ Cho thấy cảnh vật thiên nhiên khi mùa đông đến 

10 tháng 7 2023

Có rất nhiều những vần thơ hay viết về mẹ nhưng bài thơ Gió từ tay mẹ của Vương Trọng vẫn là bài thơ khiến em rất xúc động. Thông qua hình ảnh chiếc quạt nan bài thơ đã khẳng định sâu sắc tình mẹ, sự cần thiết của đôi bàn tay mẹ với cuộc sống của mỗi con người.

Với cảm hứng quen thuộc bài thơ Gió từ tay mẹ đã khắc hoạ hình ảnh rất đẹp về người mẹ. Đó là người phụ nữ tần tảo, yêu thương con hết mực, luôn tay quạt mát mang gió mát lành về cho con.

Quạt nan như lá

Chớp chớp lay lay

Quạt nan mỏng dính

Quạt gió rất dày

Khổ thơ đầu là hình ảnh ẩn dụ về chiếc quạt nan. Chiếc quạt nan mỏng manh như lá, chớp chớp, lay lay, rồi lại mỏng dính nhưng mang đến làn gió rất dày. Phép điệp ngữ quạt nan nhấn mạnh hình ảnh chiếc quạt mỏng manh, yếu đuối nhưng mang đến làn gió mát lành. Hình ảnh chiếc quạt nan chính là ẩn dụ cho người mẹ tần tảo, luôn tay quạt mát để giúp con có giấc ngủ ngon lành.

 

Gió từ ngọn cây

Có khi còn nghỉ

Gió từ tay mẹ

Thổi suốt đêm ngày.

Gió của ông trời

Có khi rét buốt

Gió mẹ, mẹ ơi

Lúc nào cũng mát.

Hai khổ thơ là hình ảnh tương phản giữa gió trời, gió của ngọn cây và gió từ đôi tay của mẹ. Nếu gió từ ngọn cây có khi còn nghỉ thì gió từ tay mẹ lại thổi suốt đêm ngày. Nếu gió từ ông trời có khi còn rét buốt thì gió từ tay mẹ lúc nào cũng mát lành, dịu nhẹ. Hình ảnh tương phản đã gián tiếp khắc họa người mẹ tần tảo, chịu thương, chịu khó với đôi bàn tay khéo léo, bền bỉ. Luôn tay mẹ quạt không nghỉ để con không bị nóng, con có thể say sưa với giấc ngủ ngon. Mẹ yêu thương, chiều chuộng và luôn hy sinh vì con mà không nhận lại bất kỳ điều gì. Phép điệp ngữ gió nhiều lần trong bài thơ nhấn mạnh hình ảnh những ngọn gió mát lành từ đôi tay của mẹ, qua đó khắc họa đôi bàn tay không nghỉ ngơi của mẹ, tất cả đều vì tình yêu thương tha thiết của mẹ gửi đến cho con.

 

Quạt nan như cánh

Chớp chớp lay lay

Mẹ đưa con bay

Êm vào giấc ngủ.

Hai câu thơ quạt nan như cánh/ Chớp chớp lay lay từ khổ thơ thứ nhất được lặp lại ở khổ thơ cuối cùng. Câu thơ đầu mở ra hình ảnh chiếc quạt nan và rồi cũng khép lại bằng hình ảnh tương tự. Từ sự yêu thương, chăm chút không nghỉ ngơi của mẹ con đã bay vào giấc ngủ một cách nhẹ nhàng, êm ái.

Ngày nay khi những thiết bị hiện đại ngày càng phổ biến, hình ảnh những người mẹ quạt nan cho con đã không còn nhiều. Thế nhưng không vì thế hình ảnh người mẹ quạt mát cho con trong bài thơ giảm sức hấp dẫn với người đọc. Mẹ vẫn yêu thương con tha thiết, vẫn dành cho con tình cảm thật ấm áp, thiêng liêng trong bất kỳ hoàn cảnh và trường hợp nào. Không cần phải quạt mát cho con, mẹ vẫn làm mọi việc vì con bất kể đêm ngày, nắng mưa. Hình ảnh đó làm người đọc liên tưởng đến câu thơ trong bài thơ Mẹ của Trần Quốc Minh:

Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về.

Những ngôi sao thức ngoài kia,

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.

Đêm nay con ngủ giấc tròn,

Bài thơ có 4 chữ, 4 khổ, số chữ ngắn gọn nên rất gần gũi với thể loại đồng dao, vè trong văn học dân gian. Vì thế cũng dễ dàng tiếp nhận với trẻ nhỏ. Cách ngắt nhịp linh hoạt ⅓, 2/2 góp phần thể hiện nội dung tư tưởng của bài thơ. Việc sử dụng những hình ảnh giản dị, ngôn từ gần gũi, trong sáng, phép so sánh, phép đối, ẩn dụ linh hoạt giúp nhà thơ truyền tải chủ đề, nội dung tư tưởng một cách sâu sắc.

Tóm lại bài thơ Gió từ tay mẹ của Vương Trọng đã diễn tả thật thấm thía tình cảm yêu thương của mẹ dành cho con. Tình mẫu tử thật thiêng liêng và bao giờ cũng rất xúc động. Em tin rằng qua bài thơ này mỗi người đều thấy người mẹ có vai trò quan trọng thế nào với cuộc đời của mỗi người. Vì thế càng phải trân trọng và biết ơn mẹ nhiều hơn.

NG
17 tháng 1

Đoạn thơ "Đây con sông như dòng sữa mẹ .... Chở tình thương trang trải đêm ngày" của nhà thơ Hoài Vũ là một trong những đoạn thơ hay và nổi tiếng nhất trong bài thơ "Vàm Cỏ Đông". Đoạn thơ thể hiện vẻ đẹp của dòng sông Vàm Cỏ Đông, cũng như vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam.

Vẻ đẹp của dòng sông Vàm Cỏ Đông được nhà thơ Hoài Vũ miêu tả qua hai hình ảnh so sánh: "dòng sữa mẹ" và "lòng người mẹ". Hình ảnh "dòng sữa mẹ" gợi lên sự bao la, ấm áp, ngọt ngào của dòng sông. Dòng sông như mẹ hiền ôm ấp, che chở cho những ruộng đồng, vườn cây. Hình ảnh "lòng người mẹ" gợi lên sự bao dung, nhân hậu, yêu thương của dòng sông. Dòng sông như người mẹ chở che, nuôi dưỡng con cái. Hai hình ảnh so sánh này đã góp phần làm nổi bật vẻ đẹp của dòng sông Vàm Cỏ Đông. Dòng sông không chỉ là một dòng chảy tự nhiên của đất trời, mà còn là một biểu tượng của tình yêu thương, sự chở che của mẹ hiền.

Bên cạnh vẻ đẹp của dòng sông, đoạn thơ còn thể hiện vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Người phụ nữ Việt Nam cũng mang những nét đẹp tương tự như dòng sông Vàm Cỏ Đông. Họ là những người phụ nữ bao dung, nhân hậu, yêu thương và cũng là những người mẹ hiền ôm ấp, che chở cho con cái.

Đoạn thơ trên của Hoài Vũ là một đoạn thơ hay và giàu ý nghĩa, góp phần thể hiện vẻ đẹp của dòng sông Vàm Cỏ Đông cũng như vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam.

17 tháng 1

tk bn nhiều nheeeeeeyeu

Viết đoạn văn cảm nhận của em về lời ru của mẹ trong bài thơ trên. [1…] Từ trong lá cỏ tươi nonVượt lên mặt đất vẫn còn mảnh bomTừ ngôi nhà mới vừa làmNghe trong cái ngủ nồng nàn mùi vôi    […2]À ơi... ngọn lửa ngày xưaMẹ nuôi dưới đất bây giờ về đâu?Nhìn lên rực rỡ trên đầuLửa hôm qua đã trong màu cờ bayĐất chung sống với ban ngày       Người chung sống với hàng cây người trồngLại thương con...
Đọc tiếp

Viết đoạn văn cảm nhận của em về lời ru của mẹ trong bài thơ trên.

 

[1…] Từ trong lá cỏ tươi non

Vượt lên mặt đất vẫn còn mảnh bom

Từ ngôi nhà mới vừa làm

Nghe trong cái ngủ nồng nàn mùi vôi

    […2]

À ơi... ngọn lửa ngày xưa

Mẹ nuôi dưới đất bây giờ về đâu?

Nhìn lên rực rỡ trên đầu

Lửa hôm qua đã trong màu cờ bay

Đất chung sống với ban ngày

       Người chung sống với hàng cây người trồng

Lại thương con dế dưới hầm

Những năm bom đạn sống cùng lời ru

        Đã tan những đám mây mù

Ông trăng tròn giữa đêm thu mát lành

       Cái nôi thôi mắc cửa hầm

Trắng tinh cái tã, xanh trong bầu trời

    "Ba tháng lẫy, bảy tháng ngồi"

Con đường xa tắp đất thời mênh mông

     Gió lên từ những khu rừng

Mùi hương thơm tự trong lòng của hoa

     Bốn phương đâu cũng quê nhà

Như con tàu với những ga dọc đường

     Đất qua rồi những đau thương

 Có chăng lời hát vẫn còn mà thôi

        À ơi... con ngủ... à ơi…

 

mình đg cần gấn nên csc bạn giúp nha

 

0