K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 4 2023

Lựa chọn câu chuyện “Bầy chim chìa vôi” để thực hiện yêu cầu:

a. Đề tài của truyện: tình yêu thương động vật, yêu thiên nhiên.

b.

- Các nhân vật trong chuyện: hai anh em nhà Mên và Mon

- Đặc điểm tính cách của các nhân vật chính:

+ Nhân vật Mon là cậu bé giàu lòng yêu thương động vật, tính cách đó được thể hiện qua hành động: thả cá bống, lo lắng cho đàn chim chìa vôi non trong mùa mưa.

+ Mên là người anh quyết đoán, hiểu biết và quan tâm đến em được thể hiện qua: giọng nói (tỏ vẻ rất người lớn: chứ gì nữa; kéo đò về bến chứ, không thì chết), cử chỉ, hành động (tao kéo, mày đẩy; quấn dây buộc đò vào người, gò lưng kéo)

c.

- Các sự việc tiêu biểu của cốt truyện:

+ trời mưa to, nước sông dâng cao ngập bãi sông, hai anh em Mên và Mon lo lắng cho những chú chim chìa vôi non sẽ bị chết đuối.

+ thói quen làm tổ và đẻ trứng của chim chìa vôi

+ sự kiện Mon thả con cá bống của bố đi

+ hai anh em chèo thuyền đi cứu bầy chim non và chứng kiến cuộc “cất cánh” của bầy chim.

- Dựa vào các sự việc đó để tóm tắt

          Câu chuyện “Bầy chim chìa vôi” kể về thói quen làm tổ và đẻ trứng của bầy chìa vôi ở trên bãi cát vào mùa nước cạn, và khi mùa mưa đến, nước dâng lên cũng là lúc bầy chim chìa vôi bay đi. Khác mọi năm, năm nay mùa nước đến sớm hơn vào lúc nửa đêm, anh em nhà Mên Mon lo lắng cho bầy chìa vôi non nên đã quyết định chèo thuyền ra bãi cát cứu bầy chim. Tại bãi cát hai anh em đã được chứng kiến cuộc cất cánh ngoạn mục của bầy chim non và hai anh em bật khóc.

NG
13 tháng 9 2023

Đọc truyện: An Tư – Nguyễn Huy Tưởng

a. Bối cảnh: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông.

b. Chủ đề: Nói về những hi sinh mất mát của quân dân Đại Việt trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông, tiêu biểu là nàng công chúa An Tư bị lãng quên, có số phận bất hạnh xót xa.

c. Nhân vật: An Tư

An Tư là một công chúa đời Trần, em ruột của Thượng hoàng Trần Thánh Tông và là cô của vua Trần Nhân Tông. Tương truyền, công chúa An Tư là người có sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành. Gặp buổi giặc Nguyên Mông sang xâm lược, trước sức mạnh hung hãn của kẻ thù, triều đình đã quyết định cống An Tư cho tướng giặc Thoát Hoan để làm kế hoãn binh...

NG
19 tháng 12 2023

* Truyện kể em yêu thích: “Gió lạnh đầu mùa” 

a. Xác định người kể chuyện: theo ngôi thứ ba.

b. Tóm tắt cốt truyện: 

Buổi sáng ấy, khi thức dậy, Sơn cảm nhận rõ cái rét của mùa đông đã đến. Chị và mẹ của Sơn đều đã dậy, ngồi quạt hỏa lò để pha nước chè uống. Mọi người đều đã mặc áo ấm cả. Sơn được mẹ cho mặc một cái áo vệ sinh màu nâu sẫm với một cái áo dạ khâu chỉ đỏ. Sau đó, hai chị em chạy ra chợ chơi cùng với lũ trẻ con trong làng. Chúng đều là những đứa trẻ nhà nghèo không có áo ấm để mặc. Khi nhìn thấy chị em Sơn với những chiếc áo ấm thì liền đến gần xuýt xoa khen ngợi. Hiên là một cô bé nhà nghèo, không có áo ấm để mặc. Sơn nhìn thấy động lòng thương, bàn với chị về nhà lấy chiếc áo bông cũ của em Duyên đã mất từ nhỏ đem cho Hiên. Vú già biết chuyện. Hai chị em Sơn và Lan lo mẹ đánh đòn, định sang nhà Hiên đòi áo nhưng không thấy đâu, mãi đến chập tối mới dắt tay nhau khép nép về nhà. Khi về nhà thì liền thấy mẹ Hiên đem áo đến trả và đang ngồi nói chuyện với mẹ mình. Mẹ Sơn thấy nhà Hiên nghèo khổ bèn cho mẹ Hiên mượn năm hào may áo ấm cho con. Bà không trách phạt hai chị em Sơn mà nhẹ nhàng, âu yếm ôm hai con vào lòng và mắng yêu. Qua câu chuyện này, Thạch Lam đã ca ngợi những tấm lòng thơm thảo thương yêu nhau, giúp đỡ nhau trong cảnh bần hàn.

c. Phân tích đặc điểm nổi bật ở nhân vật mà em yêu thích.

Truyện “Gió lạnh đầu mùa” của Thạch Lam có rất nhiều nhân vật trẻ em, trong đó em mến nhất là nhân vật Sơn. Sơn ở nhà với mẹ, với chị Lan, với vú già và cả em nhỏ… Ngủ dậy thấy lạnh, Sơn “kéo chăn lên đắp cho em” đang ngủ. Khi mẹ giơ cái áo bông cánh cũ của em Duyên – đã chết năm lên bốn tuổi – “Sơn nhớ em, cảm động và thương em quá”. Những cử chỉ ấy, những cảm xúc ấy cho thấy Sơn có một tâm hồn rất đẹp, rất trong sáng, còn bé nhỏ đã biết quan tâm săn sóc đến mọi người xung quanh. Em rất yêu mẹ, vâng lời mẹ, lễ phép với vú già, biết tôn trọng chị. Không chỉ vậy em còn sống với bạn bè rất có tình người. Trong lúc mấy đứa em họ của Sơn thì “kiêu kì và khinh khỉnh” với các bạn, trái lại Sơn và chị Lan rất chan hòa với chúng. Vì thế khi mới thấy chị em Sơn đến cùng chơi đánh khăng, đánh đáo, chúng nó “lộ vẻ vui mừng”. Gặp bạn, buổi sớm trong gió lạnh đầu mùa, cái nhìn của Sơn đối với bạn nhỏ, những thằng Cúc, thằng Xuân, con Tí, con Túc,… là cái nhìn yêu thương, cảm thông với cảnh nghèo của bạn. Tình thương và sự quan tâm của Sơn đối với bạn còn được thể hiện bằng những cử chỉ, hành động cụ thể. Thấy cái Hiên, đứa con gái bên hàng xóm, bạn chơi với Lan và Duyên vì nhà quá nghèo, không có đủ áo ấm để mặc. Sơn đã “động lòng thương”, nói thầm với chị Lan về lấy chiếc áo bông cũ của em Duyên đem cho cái Hiên mặc khi gió lạnh đầu mùa đã thổi về. Sơn thấy lòng mình “ấm áp vui vui” khi đứng lặng yên chờ chị Lan chạy về lấy áo. Tấm lòng của Sơn đối với bạn nhỏ rất chân thành. Tinh cảm nhường cơm sẻ áo cho bạn rất mãnh liệt! Mặc dù đó là chiếc áo bông của em Duyên, kỉ vật thiêng liêng của mẹ, mặc dù sau đó mẹ cái Hiên đã đem áo đến trả cho mẹ Sơn, nhưng nhờ thế mà mẹ em đã biết cảnh ngộ mẹ cái Hiên, cho mẹ cái Hiên vay năm hào đem về mua áo cho con. Sơn và chị Lan đã “cúi đầu lặng im” nhận lỗi. Hai chị em Lan và Sơn đã được dạy bảo, được sống trong lòng mẹ, được mẹ yêu thương nên Sơn và chị mới biết thương bạn như vậy. Sơn là một trong những gương mặt tuổi thơ trong truyện Thạch Lam rất đáng yêu, đáng mến. Thạch Lam đôn hậu, tinh tế nên văn ông mới đậm đà và cho ta nhiều nhã thú như vậy. Trong gió lạnh đầu mùa mà lòng Sơn và mỗi bạn đọc chúng ta sao thấy ấm áp đến lạ kì !

6 tháng 9 2023

Tham khảo!

a. Người kể chuyện: theo ngôi thứ ba.

b. Tóm tắt cốt truyện: Ngày xửa ngày xưa, ở vương quốc nọ có một cô gái xinh đẹp tên là Ela. Cha cô mất sớm, cô phải ở cùng bà mẹ kế độc ác cùng hai người chị cùng cha khác mẹ. Ngày ngày họ bắt cô phải làm lụng vất vả, làm những công việc bẩn thỉu như một người hầu trong nhà, trong khi các chị của cô được ăn diện xinh đẹp nhàn nhã. Do thường xuyên làm việc nặng nhọc, bịu bẩn bám đầy người, nên cô có tên gọi Lọ Lem. Một hôm Hoàng tử mở vũ hội cho phép các thiếu nữ của vương quốc tham gia, bà mẹ kế biết chuyện nên nhất quyết không cho Lọ Lem đi, bắt cô làm nhiều việc nhà. Lọ lem rất buồn và bật khóc. Thật may có bà tiên tốt bụng đã biến cô thành một thiếu nữ xinh đẹp mặc quần áo sang trọng, đi đôi dày thủy tinh. Sự xuất hiện của cô đã làm ngỡ ngàng mọi người, và gây ấn tượng mạnh với chàng Hoàng Tử. Chàng không để mắt tới bất cứ ai ngoài Lọ Lem, hai người bên nhau quên cả thời gian, cho tới lúc chuông điểm 12h vang lên, Lọ Lem vội bỏ về mà đánh rơi mất một chiếc giày. Phải xa Lọ Lem, Hoàng tử rất buồn và sai người hầu đi khắp đất nước tìm xem cô gái nào xỏ vừa chiếc giày đó sẽ lấy làm vợ. Câu chuyện kết thúc rất đẹp khi người ta đã tìm ra Lọ Lem, và hai người lấy nhau, sống cuộc sống hạnh phúc mãi về, sau.

30 tháng 12 2018

a, Tìm hiểu đề: Đề nêu ra những yêu cầu buộc phải thực hiện:

     + Kể một câu chuyện

     + Bằng lời văn của em

b, Lập ý

     + Lựa chọn sự kiện chính, nhân vật chính để thể hiện chủ đề

c, Lập dàn ý:

     + Mở bài: Giới thiệu câu chuyện được kể

     + Thân bài: Trình bày các chuỗi sự việc diễn ra

     + Kết bài: Kết quả của sự việc

d, Cách làm bài văn tự sự

- Bước 1: Đọc kĩ đề, nắm yêu cầu của đề

- Bước 2: Theo yêu cầu của đề xác định nội dung định kể: nhân vật, sự kiện, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của truyện

- Bước 3: Lập dàn bài theo những ý đã lập ở bước 2

7 tháng 9 2021

Mẹ thường kể cho em nghe nhiều truyện cổ tích. Mỗi chuyện mẹ kể đều lung linh ánh sáng huyền ảo, li kì, rực rỡ sắc màu của hoa lá, lấp lánh ánh bảy sắc cầu vồng. Chuyện lí thú đáng yêu như truyện “Chú mèo đi hia”, chuyện hiền hậu như truyện "Tấm Cám”, chuyện cảm động và sâu sắc mà em thích nhất là "Truyện kể về cây hoa hồng".

Ngày xưa, ở một xứ sở lạnh giá, tuyết phủ, xa nước ta lắm, có hai mẹ con chàng trai kia sống trong một căn nhà làm bằng gỗ đẹp. Làng quê của chàng sát chân núi, có rừng đầy nấm và quả thơm, cây xanh cao vút, chim muông ca hót tưng bừng. Mẹ chàng quay xuồng dệt vải còn chàng trai khỏe mạnh ấy trồng lúa, gặt hái ở cánh đồng xa.

Một ngày nọ, mẹ chàng ốm nặng. Chàng trai tạm hoãn mọi việc đồng áng để chăm sóc mẹ. Nhưng mẹ chàng ngày một bệnh nặng. Nhìn mẹ tái nhợt, thiêm thiếp bên giường, lòng chàng đau xót quá! Thần Mặt Trời gõ cửa nhà chàng chỉ đường cho chàng đi lên đỉnh núi tuyết để xin cây thuốc của bà Chúa Thiên thần. Thần Mặt Trời sẽ lái cỗ xe Mặt Trời đi chậm, giữ ngày dài để chàng đủ thời gian đem thuốc về cho mẹ. Chàng trai lập tức lên đường. Vượt qua rừng thông, thác cao, núi đá lởm chởm, gai góc, chàng đến xử sở tuyết phủ của các vị thiên thần. Quần áo chàng rách bươm, chân chàng rỉ máu. Máu chàng rơi trên sườn núi, nhỏ trên núi đá, trên tuyết trắng nhưng chàng vẫn lầm lũi tiến đến căn nhà bằng băng của bà Chúa thiên thần. Trời rét cắt da cắt thịt, chàng vẫn rạp mình dưới gió tuyết mà đi. Đôi bàn chân của chàng đau buốt, tưởng chừng như không lê được nữa thì cánh cửa nhà bà Chúa thiên thần xịch mở, bà dịu dàng nâng chàng dậy. Chàng trai đuối sức nhưng vô cùng mừng rỡ toan cất lời thưa thì bà Chúa thiên thần giơ cao một nhánh cỏ, bảo:

- Con thật biết yêu thương mẹ. Đây là cây thuốc cho mẹ con.

Cùng lúc ấy, bà Chúa thiên thần đưa cao chiếc đũa thủy tinh. Ánh sáng lấp lánh dìu chàng trai bay trên không. Chớp mắt, chàng đã về bên mẹ. Mặt Trời từ từ lặn sau cánh rừng. Đêm tĩnh mịch và sáng lấp lánh ngàn vì sao. Mẹ chàng đã uống thuốc, đang say ngủ. Chàng tựa vào ghế, thiếp đi sau một ngày đường mệt nhọc.

Bình minh ló rạng. Chim hót líu lo. Mẹ chàng thức dậy, tươi tỉnh như chưa hề đau ốm gì. Mẹ chàng ôm lấy chàng, vỗ về. Hai mẹ con nhìn qua cửa sổ: cánh rừng, sườn núi đá và cả xứ sở tuyết phủ nơi chàng đi qua với đôi chân rỉ máu chỗ ấy mọc lên những cây hoa đỏ thắm, đẹp lộng lẫy và hương thơm ngát. Người ta đặt tên cây hoa đó là hoa hồng, hoa kết tinh từ tình yêu của chàng trai dành cho mẹ.

Em cũng yêu mẹ em như chàng trai trong truyện. Em yêu những câu chuyện cổ tích mẹ kể hoài không hết. Em hạnh phúc vì luôn có mẹ bên cạnh. Vào ngày Quốc tế Phụ nữ mồng Tám tháng Ba, ngày của Mẹ, sinh nhật mẹ, em luôn kính tặng mẹ một đóa hoa hồng đo thắm và chùm điểm mười của em. Mẹ em lại kể em nghe chuyện về cây hoa hồng mà em nghe không bao giờ chán.

15 tháng 9 2018

a kể lại một đoạn trong truyện

b nhân vật : Sơn Tinh Thủy Tinh

sự việc : Thủy Tinh đến sau không lấy được vợ đến đành rút quân về

mở bài : giới thiệu

thân bài : kể diễn biến

kết bài : nêu kết thúc câu chuyện 

mik đang hok lớp 6 nên có sai sót gì mong bn thông cảm

15 tháng 9 2018

a) kể lại 1 đoạn trong truyện Sơn Tinh , Thủy Tinh từ chỗ Thủy Tinh đến sau ko lấy được vợ đến đành rút quân về

B) Nhân vật : Sơn Tinh ,Thủy Tinh , Mị Nương

Sự việc : sư việc 1 : Thủy Tinh đến sau không lấy được Mị Nương nổi giận đem quân đánh Sơn Tinh

sự việc 2: cuộc giao tranh diễn ra giữa 2 thần

sự việc 3 : cuối cùng Thủy Tinh Thua

Sáng hôm sau, khi tia nắng đầu tiên của ngày mới chưa xuất hiện, khi bầu trời còn đang đắm chìm trong màn sương đêm thì Sơn Tinh cùng đoàn tuỳ tùng đã đến rước Mị Nương về núi Tản. Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ liền đùng đùng nổi giận, sai đoàn thuỷ quái đánh đuổi Sơn Tinh. Sơn Tinh gọi một đoàn quân hùng dũng gồm hùm beo gấu rắn.., lên đánh lại Thuỷ Tinh. Trời đất tối sầm, những tia sét ngang dọc lượn trên bầu trời như những con rắn khổng lồ đang uốn lượn như muốn xé tan bầu trời. Sơn Tinh cùng quân lính liên tục ném đá vào lũ thuỷ quái. Sau một hồi giao chiến, Thuỷ Tinh bèn dâng nước lên cao, nhấn chìm mọi nhà cửa ruộng đồng cây cối,… chẳng bao lâu, cả thành Phong Châu ngập chìm trong biển nước. Nhân dân cùng muông thú vội chạy lên núi cao trú ẩn. Sơn Tinh hoá phép cho đồi núi luôn cao hơn nước của Thuỷ Tinh. Thuý Tinh dâng nước cao bao nhiêu, Sơn Tinh lại dâng núi cao bấy nhiêu. Trận chiến diễn ra hết ngày này sang ngày khác. Thuỷ Tinh dần kiệt sức, đành phải rút quân về. Mọi người xuống núi dựng lại nhà cửa, vỡ ruộng khai hoang.

Hok tốt

# MissyGirl #

18 tháng 5 2023

Câu 1:

Đèn sợi đốt: Được làm từ sợi tungsten, khi dòng điện chạy qua sợi tungsten thì sợi này sẽ nóng lên và phát ra ánh sáng.Đèn huỳnh quang: Gồm ống huỳnh quang và bóng đèn, khi dòng điện chạy qua ống huỳnh quang thì khí trong ống sẽ phát ra ánh sáng.

Câu 2:

Đặc điểm: Mạng điện trong nhà gồm các dây điện, ổ cắm, công tắc, máy biến áp, bảng điện, đồng hồ đo điện năng,…Yêu cầu: Mạng điện trong nhà phải đảm bảo an toàn, độ ổn định và hiệu suất cao.Cấu tạo: Mạng điện trong nhà gồm 3 pha và 1 pha, mỗi pha có 3 dây điện, dây dẫn nguồn, máy biến áp, bảng điện, ổ cắm, công tắc, đồng hồ đo điện năng,…

Câu 3: Các vật liệu kĩ thuật điện bao gồm: đồng, nhôm, thép không gỉ, sắt, silic, cao su,…

Câu 4: Các thiết bị của mạng điện trong gia đình bao gồm: ổ cắm, công tắc, máy biến áp, bảng điện, đồng hồ đo điện năng,…

II. BÀI TẬP

Bài 1:
a. Ta có công thức Uz = Ng/N * Uv

Với N, =1650 vòng, Ng=90 vòng, Uv=220VThay vào công thức ta có: Uz = 90/1650 * 220 = 12VĐiện áp đầu ra của dây cuốn thứ cấp là 12V.
b. Máy biến áp này là loại máy giảm áp vì số vòng dây cuốn sơ cấp lớn hơn số vòng dây cuốn thứ cấp.

c. Ta có công thức N2/N1 = U2/U1

Với U2=36V, U1=220VThay vào công thức ta có: N2/N1 = 36/220Tìm được tỉ số N2/N1 = 0.1636Vì N2 > N1 nên ta chọn số vòng dây cuốn thứ cấp lớn hơn số vòng dây cuốn sơ cấp. Ta có thể tính được số vòng dây cuốn thứ cấp bằng cách nhân số vòng dây cuốn sơ cấp với tỉ số N2/N1:Số vòng dây cuốn thứ cấp N2 = N1 * (N2/N1) = 1650 * 0.1636 = 269.94 ≈ 270 vòng.Vậy để đạt được điện áp J2=36V thì số vòng dây cuốn thứ cấp là 270 vòng.
18 tháng 5 2023

Cậu chia ra và xuống dòng đàng hoàng nha cậu.

9 tháng 9 2019

Tham khảo:

Câu hỏi của quả sung - Ngữ văn lớp 6 | Học trực tuyến

https://h.vn/hoi-dap/question/87015.html