K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 3 2023

Chúng ta thường gọi các anh bằng cái tên chung biết bao tin cậy, tự hào: Anh bộ đội! Nếu cần tìm những mẫu mực, những ước mơ, bản lĩnh hành động, tình yêu cao đẹp… hãy đến với các anh!

Những người chiến sỹ mang theo nghĩa khí của người chiến sỹ Cần Giuộc, hào khí của dân tộc chiến đấu vì độc lập, vì hạnh phúc của nhân dân. Những người chiến sỹ theo tổng khởi nghĩa giành chính quyền cùng dân tộc, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa!

Thủa ban đầu của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đầy rẫy những khó khăn: thù trong, giặc ngoài, gia tài cạn kiệt, nhân dân đói kém,… Với thiên tài Hồ Chí Minh sức mạnh đội quân ấy và ý chí toàn dân tộc đã giữ vững đất nước!

Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, thực dân pháp xâm lược nước ta, đội quân ấy cảm tử: “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” bảo vệ thủ đô Hà Nội thân yêu. Đáp lời kêu gọi toàn quốc khánh chiến, họ tạm xa Hà nội lên chiến khu Việt Bắc. Các anh là “Anh vệ quốc quân”! Tất cả theo tiếng gọi của tổ quốc với một ý chí:

“Người ra đi đầu không nghoảng lại

Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”

Các anh, những con người từ vùng quê “nước mặn đồng chua”, vùng “đất cày lên sỏi đá” từ “giếng nước gốc đa”… từ mọi miền tổ quốc cùng “súng bên súng, đầu sát bên đầu” cùng chung gian khổ, hi sinh… trở thành đồng chí! Các anh cùng một hoàn cảnh khó khăn, cùng một nhiệm vụ, cùng chung lý tưởng, một niềm lạc quan trong gian khổ “Miệng cười buốt giá” … Tất cả thành đồng chí, đồng đội đề làm nên chiến thắng. Một chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947 một chiến dịch biên giới 1951…

“Anh bộ đội Cụ Hồ” là tên gọi do nhân dân trìu mến đặt cho những chiến sỹ quân đội nhân dân Việt Nam. Tiếng “anh” trong ngôn ngữ Việt Nam là tiếng cha mẹ gọi cho con trai đã lớn; tiếng em gọi anh trai,… Tên gọi ấy vừa gần gũi, thân thương, vừa mang ý nghĩa sâu sắc. “Anh bộ đội Cụ Hồ” mang trong mình phẩm chất của người chiến sỹ trong thời đại mới, anh hùng thật giản dị, chân thật mà đáng yêu! Chúng ta đặt niềm tin vào các anh bởi bản lĩnh, là cốt cách, là niềm tin, là kết tinh của sức mạnh.

22 tháng 8 2020

Bài 1: 

Hình tượng Bác Hồ trong bài thơ được miêu tả qua con mắt và cảm nghĩ của anh (đội viên) chiến sĩ: Từ cách nhìn của anh chiến sĩ, người chứng kiến một đêm không ngủ của Bác và trực tiếp nói chuyện với Bác câu chuyện được kể lại một cách tự nhiên, sinh động làm cho hình ảnh Bác Hồ trở nên gần gũi, chân thực lại vừa khách quan. Điều này còn thể hiện được tấm lòng anh bộ đội với Bác và tình yêu thương mênh mông của Bác với con cháu mình trong kháng chiến.

Bài 2:

Có thể nói hình ảnh tấm gương thiếu nhi anh dũng trong chiến tranh của Lượm đã đem lại cho em lòng biết ơn và cảm phục sâu sắc. Lượm, Kim Đồng, Lê Văn Tám và rất nhiều những bạn nhỏ khác đã dũng cảm tham gia kháng chiến với lòng yêu quê hương, đất nước. Dẫu phải đối mặt với hiểm nguy, gian khổ nhưng các bạn vẫn luôn lạc quan, yêu đời, yêu thích công việc cách mạng. Các bạn ấy đã hi sinh cho đất nước được độc lập, các bạn ấy xứng đáng là những anh hùng nhỏ tuổi. Chính bởi vậy, hình ảnh các bạn luôn sống mãi trong trái tim nhân dân ta . Và vì thế nhiệm vụ của học sinh hôm nay là: Cần phải nỗ lực học tập và rèn luyện để có thể góp công bảo vệ và xây dựng đất nước…

6 tháng 4 2018

Chủ nhật vừa qua, em theo mẹ về quê thăm ngoại. Trên chuyến xe ca chở hai mẹ con đi, em gặp một chú bộ đội.

Chú bộ đội khoảng hai mươi lăm, hai mươi sáu tuổi. Vóc người chú tầm thước, không cao lắm. Khuôn mặt chú có vẻ cương nghị với sống mũi thẳng, vầng trán rộng và đôi mắt điềm đạm, bình thản. Mắt chú sáng lên tia sáng ấm áp và tự tin. Nhìn chú, em có cảm giác tin cậyvà bình yên. Sự điềm tĩnh của chú truyền cả sang người đốidiện khiến em có cảm tình với chú. Mái tóc chú cắt ngắn, ẩn trong vành mũ cối màu xanh rêu. Phía trước mũ có gắn ngôi sao vàng năm cánh trên nền đỏ. Làn da ngăm ngăm đen làm cho chú thêm rắn rỏi. Chú bộ đội mặc quân phục màu xanh rêu, cổ áo và cầu vai có đeo phù hiện cấp bậc: bốn ngôi sao mạ kim trắng bạc và một gạch vàng. Chú đi một đôi giày da đen bóng, loại giày dành cho sĩ quan trong quân đội. Chú nai nịt gọn gàng, trang nghiêm. Nhìn bộ quân phục của chú, em đoán chú bộ đội thuộc binh chủng bộ binh.

Xe mỗi lúc một đông khách. Chú bộ đội lễ phép nhường chỗ ngồi ghế trước cho một cụ già. Chú khoác ba lô đi xuống dãy ghế cuối cùng của xe. Một chị phụ nữ bế con đang lên xe, chú ân cần bế em bé và giúp chị phụ nữ xách hành lí vào xe. Chú dõi mắt tìm kiếm và gọi anh phụ xe. Chú nói nhỏ nhẹ:

-     Chị này có em bé ngồi phía sau tội nghiệp cháu nhỏ. Em xem xếp chỗ nào đó đỡ cho chị ấy.

Anh phụ xe vui vẻ cất hành lí của chị phụ nữ vào gầm ghế phía trước rồi bảo chị ngồi cạnh ông cụ ban nãy chú bộ đội đã nhường chỗ.

Xe lăn bánh, gió thổi mát dịu, dễ chịu hơn. Nghĩa cử của chú bộ đội là một tấm gương để em học tập.

Chú bộ đội em gặp tình cờ trên xe đã để lại trong tâm trí em những ấn tượng sâu sắc. Tình quân dân như cá với nước vẫn nở hoa thơm ngát trong thời kì hoà bình hiện nay. Chú bộ đội kính nhường bô lão, ân cần giúp đỡ phụ nữ và trẻ em. Chú bộ đội ấy là người tốt và đáng mến.

 
6 tháng 4 2018

Trải qua hơn 30 năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, mỗi ngọn núi dòng sông, mỗi đường phố xóm làng đều ngời sáng chiến công, mỗi làng quê thôn xóm trên khắp đất nước Việt Nam đều có những người con trở thành "Bộ đội Cụ Hồ", đều có những anh hùng, liệt sĩ hi sinh cho quê hương... 
Bộ đội Cụ Hồ luôn đoàn kết, cán bộ, chiến sĩ bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, thương yêu giúp đỡ nhau, trên dưới đồng lòng thống nhất ý chí và hành động. Với đồng đội, đồng chí, bộ đội Cụ Hồ đoàn kết thương yêu như ruột thịt, đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi. Tình đoàn kết trong nội bộ quân đội được xây dựng trên tình thương yêu giai cấp, tình đồng chí, đồng đội, cùng chung lý tưởng và mục đích chiến đấu. Đó là tình cảm "Phụ tử chi binh", trên dưới một lòng, sống chết có nhau, vui buồn có nhau, đoàn kết hiệp đồng, lập công tập thể. Cán bộ chăm lo mọi mặt cho chiến sĩ; cấp dưới tôn trọng, phục tùng mệnh lệnh cấp trên, chiến sĩ tin cậy, bảo vệ cán bộ. Trên dưới đồng lòng, toàn quân thành một khối vững chắc thống nhất ý chí và hành động vì mục đích chung của cách mạng, của quân đội, của đơn vị và sự tiến bộ của mỗi người. 
Bộ đội Cụ Hồ có truyền thống tốt đẹp là kỷ luật tự giác nghiêm minh. Truyền thống đó được thể hiện ở tính tự giác cao trong thực hiện nhiệm vụ, chức trách của mỗi quân nhân, trong chấp hành chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên ở bất kỳ điều kiện nào. Quân đội ta đã rèn luyện, xây dựng được nếp sống có kỷ luật, trở thành thói quen khi thực hiện nhiệm vụ và ý thức đấu tranh kiên quyết để chống mọi hành vi vô tổ chức, vô kỷ luật. Điều đó trở thành lối sống cao đẹp của bộ đội Cụ Hồ. 
Bộ đội Cụ Hồ luôn có tinh thần độc lập tự chủ, tự lực, tự cường, cần kiệm xây dựng quân đội, xây dựng đất nước, tôn trọng và bảo vệ của công. Từ khi ra đời với “gậy tầm vông, sung kíp”, bộ đội Cụ Hồ đã vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, vừa chiến đấu, vừa xây dựng, không ngừng lớn mạnh và trưởng thành. Đó là tinh thần chắt chiu, cần kiệm, thực hiện “mỗi viên đạn một quân thù”, “cướp súng giặc giết giặc”, coi vũ khí trang bị cơ sở vật chất kĩ thuật của Nhà nước, của quân đội như tài sản của chính mình; tích cực lao động, tăng gia sản xuất, xây dựng kinh tế nâng cao đời sống; lao động sáng tạo, có kĩ thuật, có kỉ luật, đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả cao; có ý thức tôn trọng, bảo vệ của công, tiết kiệm sức người, sức của, kiên quyết chống tham ô, lãng phí, chống tham nhũng. Ngày nay, truyền thống đó càng được phát huy trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

29 tháng 6 2018

Những hình ảnh của các anh bộ đội cụ Hồ là 1 tấm gương sáng chói cho mọi người học theo.Anh hùng,dũng cảm,bạo gan hay gan dạ đều chỉ các anh vì các anh dũng cảm vượt qua khó khăn. Anh hùng trong những trang lịch sử oai hùng. còn tính bạo gan  để giúp các anh phán quyết hơn,táo bạo hơn.Cuối cùng các anh cũng có tính gan dạ,giúp tự tin hơn để vượt qua khó khăn. Bởi thế Bác có dạy trong 5 điều Bác Hồ dạy có dũng cảm để noi theo nhiều tấm gương bộ đội cụ Hồ.

26 tháng 12 2021

Tham khảo:

-  Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về hình tượng anh bộ đội Cụ Hồ qua 2 bài thơ"Đồng Chí" 

Chất lãng mạn trữ tình cùng vẻ đẹp mới của thời đại trong thơ Chính Hữu đã làm sáng đẹp tình đồng chi,đồng đội của những người áo nâu mặc áo lính.Các anh ra đi theo tiếng gọi của non sông đất nước và sẵn sàng bỏ lại những gì thân thương nhất:ruộng nương,gian nhà,giếng nước ,gốc đa họ”mặc kệ”tất cả nhưng trong thâm sâu những người lính cụ Hồ ấy vẫn nặng tình quê hương,còn ham muốn thứ tình quê ấm áp.Để rồi khi ở ngoài mặt trận xa xôi ,mối giao cảm vô hình với quê hương ấy trở thành sức mạnh tinh thần ,là hành trang để những người chiến sĩ ấy vượt qua đạn bom,khói lửa.Sự từng trải của đời lính đã cho Chính Hữu biết cái khổ sở của cơn sốt rét hành hạ như thế nào và còn biết bao cái thiếu thốn,cái khổ sở khác nhưng trong tình cảnh ấy những người lính vẫn nở nụ cười buốt giá bởi họ vẫn sát bên nhau,”thương nhau tay nắm lấy bàn tay”.Những người đồng chi ấy chính là điểm hội tụ của thứ tình cảm đẹp nhất đó là tình giai cấp,tình bạn và là tình người trong chiến tranh.

 

12 tháng 12 2017

mày óc chó à

12 tháng 12 2017

 Anh Dũng là con trai yêu quý của bác Hải.

Sau khi tốt nghiệp trường Đại học Kĩ thuật Quân sự, anh Dũng ra công tác ở quần đảo Trường Sa với quân hàm Thiếu uý. Sau hai năm công tác ở đảo, anh được thăng quân hàm Trung uý, được về phép ba tuần. Anh sang nhà em chơi, biếu bố mẹ em một cân cá khô, món quà biển của lính đảo. Anh cho em một vỏ ốc biển bảy màu, rất đẹp.

Anh Dũng cao 1,7 mét, nặng 75 kg. Anh to khoẻ và hùng dũng. Cặp mắt anh sáng ngời, ngực nở, chân tay rắn chắc, màu da rám nắng như sơn mài. Anh bảo lính đảo phải khoẻ mới đương đầu được với sóng gió đại dương. Anh kể bao chuyện vui và lạ ở trên đảo: Có những con vích to và nặng hai, ba tạ; có những đàn chim vài nghìn con bay rợp trời; rồi chuyện đi tuần tra, đi câu cá, trồng rau xanh, đọc sách báo, gói bánh chưng trong dịp Tết...

Đời lính đảo thật gian khổ và đáng tự hào. Chiều nay, em đi học về, mẹ cho biết anh Dũng đã ra đảo rồi, em nhớ anh nhiều quá..


 

11 tháng 5 2020

Hình ảnh Bác Hồ được khắc hoạ rất đậm nét qua tâm hồn anh đội viên. Mối quan hệ giữa lãnh tụ với chiến sĩ trở thành tình bác - cháu, cha - con. Tố Hữu từng viết: Người là Cha, là Bác, là Anh - Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ (Sáng tháng Năm), ở đây Minh Huệ đã cảm nhận được:

Người Cha mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm

Rồi Bác đi dém chăn

Từng người từng người một

Sợ cháu mình giật thột.

Bác nhón chân nhẹ nhàng...

Việc làm đốt lửa, hành động đi đém chăn, cử chỉ nhón chân nhẹ nhàng - đã thể hiện sự chăm chút yêu thương của Người Cha mái tóc bạc đối với từng người lính như tình cha - con, tình ông - cháu.

Chú đội viên mơ màng trong khoảnh khắc hạnh phúc thần tiên. Chất thơ vừa thực vừa mơ đầy ấn tượng:

Anh đội viên mơ màng

Như nằm trong giấc mộng.

Ngoài trời thì mưa lâm thâm lạnh lẽo. Trong mái lều xơ xác, suốt đêm "lặng yên bên bếp lửa" với vẻ mặt Bác "trầm ngâm". Bác vẫn ngồi... Bác vẫn không ngủ, Chí lo muôn mối như lòng mẹ... (Tố Hữu). Bác vĩ đại và ấm áp biết bao! Một so sánh rất đẹp, rất thơ đã ca ngợi tình nhân ái của vị lãnh tụ kính yêu Hồ Chí Minh:

Bóng Bác cao lồng lộng

Ấm hơn ngọn lửa hồng.

Tình huống thơ được đẩy tới cao trào. Chế Lan Viên trong Người đi tìm hình của nước từng viết: Hiểu sao hết tấm lòng lãnh tụ. Anh đội viên cũng vậy, anh chưa hiểu vì sao đêm nay Bác trầm ngâm thao thức. Nghe Bác nói, anh đội viên vui sướng mênh mông. Tình nhân ái của lãnh tụ đã soi sáng tâm hồn người lính trẻ:

Bác thương đoàn dân công

Đêm nay ngủ ngoài rừng

Rải lá cây làm chiếu

Manh áo phủ làm chăn

Trời thì mưa lâm thâm

Làm sao cho khỏi ướt!

Càng thương càng nóng ruột

Mong trời sáng mau mau....

Trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, Minh Huệ đã sáng tạo nên một số chi tiết nghệ thuật rất cụ thể và điển hình về mái tóc, chòm râu, ngọn lửa, bóng Bác, vẻ mặt trầm ngâm, về hành động, cử chỉ (đốt lửa, dém chăn, nhón chân...) nhằm tô đậm và ca ngợi tình thương bao la của Bác Hồ kính yêu. Chòm râu là một nét vẽ thân tình bức chân dung lãnh tụ gợi lên sự gần gũi, thân thiết mà cao cả, thiêng liêng:

Bác vẫn ngồi đinh ninh

Chòm râu im phăng phắc.

Bên cạnh hình ảnh Bác Hồ là hình ảnh anh đội viên, được nhà thơ thể hiện khá đẹp. Anh chợt thức giữa đêm khuya, và vô cùng nhạc nhiên suy nghĩ:

Mà sao Bác vẫn ngồi

Đêm nay Bác không ngủ.

Thương Bác, anh khẽ nói: Bác ơi! Bác chưa ngủ? - Bác có lạnh lắm không?. Anh bồn chồn lo lắng:

Anh nằm lo Bác ốm....

Cảm xúc của anh đội viên phát triển theo chiều dài của thời gian đêm khuya:

Anh đội viên thức dậy

Thấy trời khuya lắm rồi...

Lần thứ ba thức dậy...

Người lính trẻ nằng nặc, thiết tha:

Mời Bác ngủ Bác ơi!

Trời sắp sáng mất rồi

Bác ơi! Mời Bác ngủ!

Nghe Bác nói về tình thương và nỗi lo, ... anh đội viên vô cùng hạnh phúc vì đã thấm hiểu tấm lòng và sự vĩ đại của lãnh tụ:

Lòng vui sướng mênh mông

Anh thức luôn cùng Bác.

Qua hình ảnh anh đội viên, Minh Huệ đã thể hiện một cách chân thành cảm động lòng kính yêu của đồng bào và chiến sĩ đối với Hồ Chủ tịch vĩ đại.

Đêm nay Bác không ngủ mãi mãi là một bài ca làm rung động trái tim muôn triệu con người. Hai nhân vật, hai tâm hồn chung đúc, chan hoà trong một tình yêu lớn: "yêu nước, thương người". Màu sắc dân ca kết hợp với không khí cổ tích thần kỳ làm nên vẻ đẹp độc đáo của bài thơ. Cảnh rừng đêm mưa lâm thâm, ngọn lửa hồng, mái tóc bạc, chòm râu im phăng phắc là bốn nét vẽ đầy ấn tượng về Bác Hồ và tấm lòng yêu nước, thương dân của Bác

*Ryeo*