K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 3 2023

Văn bản Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát đề cập đến nhiều vấn đề như: hạt dẻ, cốm hạt dẻ, cây rừng mùa thu, du lịch Trùng Khánh, con người ở quê sống lâu và hiền hòa,... 

- Theo em, văn bản như vậy không phải thiếu đi tính mạch lạc vì: 

+ Các câu, các đoạn trong văn bản đều tập trung hướng tới chủ đề vẻ đẹp của Trùng Khánh gồm rất nhiều khía cạnh khác nhau. Nhưng vẫn khai thác đi sâu vào vẻ đẹp của dẻ Trùng Khánh.

+ Các phần, các đoạn được tiếp nối theo một trình tự rõ ràng

10 tháng 3 2023

Đọc văn bản Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát, em cảm nhận được về cái tôi của tác giả Y Phương:

Đó là một cái tôi tinh tế, độc đáo, mới lạ chứa đựng sự nhạy cảm với sự rung động về cảnh vật thiên nhiên, những sản vật tinh túy của đất trời

 – Cái tôi của tác giả Y Phương nhẹ nhàng, tinh tế mà vô cùng sâu sắc. Những cảm nhận của tác giả rất chính xác, giàu cảm xúc.

10 tháng 3 2023

Những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả về hạt dẻ, rừng dẻ quê hương:

- Trên khắp đất nước ta, không đâu có giống mác lịch ngon ngọt và thơm bùi như ở Trùng Khánh.

- Cái đó thì ...vưỡn.

- Cốm trộn hạt dẻ là một thứ vật quý, dùng để khoản đãi quý nhân.

- Hạt dẻ rơi rơi như mưa màu nâu. Đó là bản nhạc mùa thu ở quê tôi không thể nào quên.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 12 2023

* Chọn đọc văn bản 1 về vấn đề học ngoại ngữ từ những áp lực: GS Việt từng đàm phán 60 tỷ USD: 'Tự học ngoại ngữ từ những áp lực'. 

- Lí lẽ 1: Tự học ngoại ngữ từ những áp lực

+ Dẫn chứng tự học tiếng Pháp: xuất phát từ lòng tự ái, luyện tập kể chuyện tiếu lâm trước gương.

+ Dẫn chứng tự học tiếng Anh: xuất phát từ việc không muốn người Anh đứng “tay trên” mình.

+ Dẫn chứng tự học tiếng Việt: xuất phát từ mong muốn truyền đạt kiến thức cho sinh viên Việt Nam tốt nhất nên học tiếng Việt mọi lúc mọi nơi, vừa viết, vừa đọc, vừa tra từ điển, vừa học từ chính sinh viên của mình.

- Lí lẽ 2: Hai phương pháp học ngoại ngữ: lấy áp lực hoặc tình yêu làm động lực.

+ Dẫn chứng lấy tình yêu làm động lực: Học từ động lực tình yêu thông qua các bài hát.

+ Dẫn chứng lấy áp lực làm động lực: Người Pháp cũng không giỏi hơn người Việt khi học tiếng Anh.

- Lí lẽ 3: Tự học chiếm 90% sự học.

+ Dẫn chứng: Dẫn chứng từ chính cuộc đời GS Phan Văn Trường.

* Chọn đọc văn bản 2: Hiểu đúng về tục kéo vợ. Nội dung của văn bản này đã được triển khai như sau:

- Nêu hiện tượng: Một thanh niên "kéo" một cô gái trẻ. Cô gái vùng vẫy, khóc lóc. Câu chuyện ết thúc khi có sự can thiệp của công an địa phương.

- Lí lẽ 1: "Kéo vợ" là một thực hành văn hóa có ý nghĩa phức tạp.

+ Bằng chứng 1: Trả lời phỏng vấn của hai nhà nhân học là Hoàng Cầm và Trường Giang. Họ đã lí giải kéo vợ đã tồn tại lâu đời trong văn hóa của người Mông các tỉnh phía Bắc, phong tục này có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống hôn nhân của người địa phương.

+ Bằng chứng 2: Miêu tả cụ thể một hoạt động kéo vợ và ý nghĩa của hoạt động kéo vợ: "Việc chàng trai kéo cô gái về nhà không hề có sự cưỡng ép tới từ người đàn ông. "

- Lí lẽ 2: Những định kiến về tục kéo vợ đầu tiên xuất phát từ cách nhìn của người ngoài văn hóa Mông.

Bằng chứng: Nếp sống hàng ngày của người dân tộc thiểu số thường có xu hướng bị ảnh hưởng bởi sự phán xét từ nhóm người "văn minh hơn".

- Phần kết luận, tác giả đã khẳng định kéo vợ là một nét đẹp văn hóa cần được hiểu đúng và kêu gọi cộng đồng nên có sự tôn trọng văn hóa của các tộc người.

NG
16 tháng 9 2023

Tham khảo
bài viết thảo luận về hình ảnh người lính qua bài thơ Đồng chí.

Đề tài người lính là đề tài tốn nhiều giấy mực của các nhà văn nhà thơ thời kì kháng chiến chống giặc cứu nước. Có người vẽ lên cuộc sống vất vả, sự hy sinh anh dũng nơi chiến trường của các chiến sĩ, có người vẽ lên vẻ đẹp oai hùng, uy nghi cùng với tinh thần lạc quan… Nhưng tất cả đều thể hiện tình yêu gia đình, yêu quê hương, đất nước sâu sắc. Vậy hình ảnh người lính được thể hiện như thế nào trong thơ văn kháng chiến, cụ thể là qua bài thơ Đồng chí, xin mời thầy cô và các bạn cùng lắng nghe và trao đổi.

Hình ảnh người lính trước hết được thể hiện ở xuất thân và lí tưởng sống cao đẹp. Người lính cụ Hồ xuất thân từ nhiều hoàn cảnh khác nhau, có thể là những người lao động nghèo khổ “Quê hương anh đất mặn đồng chua/ Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá” (Đồng Chí – Chính Hữu), hoặc là những chàng thanh niên trẻ tuổi vô tư “chưa một lần yêu/ còn mê thả diều” (Đồng dao mùa xuân- Nguyễn Khoa Điềm)… Dù xuất thân ở hoàn cảnh nào thì ở họ đều có chung một lí tưởng cao đẹp sẵn sàng hy sinh tuổi xuân, dũng cảm chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc. Người nông dân mặc áo lính gan dạ dũng cảm “tỳ tay trên mũi súng” (Cá nước – Tố Hữu), các anh dẻo dai bền bỉ hành quân vượt qua “trăm suối ngàn khe”, vượt suốt, trèo đèo trong cảnh “ngày nắng đốt” chói chang, những “đêm mưa dầm dề, gió buốt chân tay” quanh năm suốt tháng. Không một khó khăn, trở lực ngăn được bước tiến của anh:

“Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều

Bóng dài trên đỉnh dốc cheo leo

Núi không đè nổi vai vươn tới”.

Bên cạnh đó, hình ảnh người lính còn được thể hiện ở hoàn cảnh sống và chiến đấu thiếu thốn, khắc nghiệt. Người lính chiến đấu ở những nơi rừng núi âm u rậm rạp “đêm nay rừng hoang sương muối” (Chính Hữu), “bụi phun tóc trắng”, “mưa xối xả”… Cuộc chiến đấu diễn ra trong mọi hoàn cảnh: trong đêm đông lạnh buốt, hay nắng lửa mưa ngàn, nơi chiến trường ác liệt. Người lính phải gắng vượt lên tất cả để hoàn thành nhiệm vụ. Không chỉ thời tiết, thiên nhiên khắc nghiệt mà cuộc sống chiến đấu ở chiến trường đầy gian khổ, thiếu thốn và cả sự khốc liệt của chiến tranh: những cơn sốt rét rừng hành hạ, ốm đau thiếu thuốc men, bom đạn rình rập đe dọa sự sống, cuộc chiến tranh khốc liệt, hiểm nguy mà những người lính phải đối mặt “áo rách, quần có vài mảnh vá, chân không giày” (Phạm Tiến Duật). Bằng những hình ảnh chân thực, sống động, những nét vẽ không màu. Thơ ca đã gieo vào lòng người đọc những xúc động lắng sâu về hoàn cảnh sống, chiến đấu vô cùng gian khổ, thiếu thốn, hy sinh, thử thách, của những người lính cách mạng- những anh bộ đội cụ Hồ. Đất nước gian lao, cuộc đời người lính cách mạng cũng đầy khó khăn thử thách. Người lính đã vượt lên, chiến thắng mọi hoàn cảnh để chiến thắng được kẻ thù .

Và cuối cùng, hình ảnh người lính hiện lên là những con người yêu nước với những phẩm chất tốt đẹp: giàu lòng yêu nước, kiên cường, lạc quan yêu đời. Những người lính ra đi từ mọi miền quê của đất nước, họ gác lại những tình cảm, ước mơ riêng, những khát khao tuổi trẻ băng qua bom đạn, vượt qua mọi khó khăn, để tiến về phía trước. Quyết tâm ra đi chiến đấu để bảo vệ độc lập cho quê hương cho Tổ quốc. Tất cả đều bắt nguồn từ lòng yêu nước sâu sắc và vô cùng vĩ đại của những người lính mang tên gọi vô cùng giản dị mà thân thương: Bộ đội cụ Hồ. Những người lính dũng cảm, kiên cường trong chiến đấu. Mọi khó khăn gian khổ, bom đạn của kẻ thù lùi lại phía sau bởi ở họ có một lòng yêu nước sâu sắc, một lý tưởng cao đẹp “Đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao”. Với tinh thần “Tất cả vì Tổ quốc thân yêu”. Trong gian nan thử thách, tình đồng đội càng tỏa sáng, trong chiến đấu gian khổ, đồng đội là nguồn động viên là cánh tay dìu đỡ, là người chia lửa khi giáp mặt quân thù “thương nhau tay nắm lấy bàn tay”. Đồng thời đó cũng là động lực giúp người lính vượt qua tất cả để hoàn thành lý tưởng cao cả của mình. Dù hoàn cảnh chiến đấu còn đầy những cam go, thử thách, vẻ đẹp phẩm chất cách mạng của người lính vẫn rạng ngời tỏa sáng. Họ chính là những bài ca đi cùng năm tháng, bất tử với thời gian.

11 tháng 2 2021

Câu 1:

PTBD: biểu cảm

Câu 2:

ND: bài thơ nói về tình cảm người mẹ dành cho con, tất cả những gì tốt đẹp và đáng quý nhất mẹ đều dành cho con, mong ước của mẹ là con lớn lên

Câu 3:

Phép tu từ: so sánh (dòng thơ thứ 3)

Tác dụng: mẹ mong con lớn như ''nhánh tươi lá thắm'' để trở thành những gì đẹp nhất, trong sáng nhất

Câu 4:

Tác giả muốn người đọc hiểu về tình cảm của mẹ, mẹ lúc nào cũng mong những điều tốt đẹp nhất cho con, yêu thương con hết lòng

Câu 5:

Tham khảo:

Cuộc sống con người có rất nhiều tình cảm thiêng liêng đáng quý, đáng trân trọng nhưng có lẽ tình cảm đẹp đẽ nhất không gì sánh bằng chính là tình mẫu tử. Tình mẫu tử là tình cảm yêu thương, sự nâng niu, quan tâm chăm sóc bằng cả tấm lòng mà mẹ dành cho con đồng thời là tình yêu thương, sự biết ơn, kính trọng mà người con dành cho mẹ mình. Mẹ là người mang nặng đẻ đau, đem ta đến với thế giới này, trao cho ta sự sống và tình yêu thương. Từ tình yêu thương đó, mẹ dành hết tâm huyết để chăm sóc, dạy dỗ ta nên người, hun đúc cho ta những tình cảm cao quý khác với một mong ước ta trở thành người có ích cho xã hội và có một tấm lòng lương thiện. Từ ý nghĩa cao đẹp đó, mỗi người con cần có trách nhiệm yêu thương mẹ, tích cực học tập, trau dồi kiến thức để trở thành một người hiền tài giúp ích cho đất. Bên cạnh đó, chúng ta cần phải luôn khắc ghi công lao to lớn của mẹ và đền đáp công ơn ấy bằng hành động thiết thực, xứng đáng. Tình mẫu tử không chỉ là cội nguồn của những tình cảm khác mà đây còn là tình cảm theo con người đến suốt cuộc đời, góp phần làm cho xã hội này ấm áp hơn. Không gì thay thế được tình mẹ, không gì quý giá hơn tình mẹ, chính những nghĩa cử cao đẹp đó mà tình mẹ đã đi vào thơ ca từ lâu đời và nổi bật là câu thơ: “Tình mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào.”

 

11 tháng 2 2021

Câu 5 (4 điểm): Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ ) nêu suy nghĩ của em về tình mẫu tử.

Bạn tham khảo

Đoạn văn 1

Mỗi người con khi sinh ra đều được vòng tay ấm áp của mẹ ôm vào lòng, tình yêu của cha che chở. Mỗi khi nhắc về mẹ, chắc hẳn trong lòng mỗi con người chúng ta không ai là không khỏi xao xuyến, bồi hồi. Bởi mẹ chính là người đã chăm sóc, nuôi nấng ta khôn lớn từng ngày vượt qua bao gian lao, vất vả, vượt qua tất cả những khó khăn, thử thách của cuộc đời. Vì vậy mà khi viết về mẹ Nguyễn Duy đã viết:

“Ta đi trọn kiếp con người

Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru”.

Tình mẹ cao cả và bao la, một thứ tình cảm đẹp đến mãnh liệt. Hai câu thơ có tính hàm súc và sâu lắng trong một bài thơ xúc động viết về mẹ. Vẻ đẹp của hai câu thơ thật trữ tình: thể hiện ở cảm xúc vừa lắng đọng, vừa thiêng liêng, mang nặng triết lý: mấy lời mẹ ru biểu tượng cho tình cảm yêu thương vô bờ mà mẹ dành cho con. Cách nói đi trọn kiếp cũng không đi hết khẳng định tình mẹ là vô cùng thiêng liêng cao cả và bất tử; là bao la vô tận, không sao có thể đền đáp hết được. Ý thơ cũng thể hiện lòng biết ơn sâu sắc.

Tình mẫu tử là tình cảm thương yêu, đùm bọc, che chở,… mà người mẹ dành cho con. Tình cảm ấy vừa tự nhiên vừa cao cả nên sẽ đi theo mỗi người suốt cuộc đời. Tình yêu thương của mẹ nuôi dưỡng dạy biết bao nhiêu đứa con trưởng thành. Có lẽ những việc làm và tình cảm mẹ dành cho con không gì có thể sánh bằng. Bởi mẹ chính là người đã chăm sóc nuôi nấng ta từng ngày, vượt qua bao nhiêu gian lao vất vả, vượt qua tất cả những khó khăn thử thách của cuộc đời là người chắp cho ta những đôi cánh uớc mơ để bay đến chân trời hi vọng. Mẹ chính là nơi nương tựa vô cùng vững chãi cho mỗi đứa con sau mỗi lần vấp ngã; là nơi mỗi người con như chúng ta có thể thổ lộ mọi điều thầm kín; là hình ảnh thu nhỏ của những ước mong, những khát khao thanh bình và hạnh phúc; là nguồn động viên; là tình yêu; là cả những day dứt, dằn vặt, trăn trở; là niềm tự hào chính đáng của một con người...

Đoạn văn 2

Tự bao đời nay, tình mẹ luôn được ngợi ca như biển Thái Bình, “như nước trong nguồn chảy ra”. Quả thực vậy tình mẫu tử là một tình cảm thiêng liêng, cao quý theo ta suốt cuộc đời này. Mẹ là người đã phải trải qua chín tháng mười ngày vất vả, khổ cực để sinh thành nên ta, mẹ nuôi dưỡng ta bằng tiếng hát, bằng dòng sữa mát ngọt dịu êm. Mẹ tần tảo lo lắng nuôi dạy cho ta thành người, mẹ như ánh sao rực rỡ soi sáng cuộc đời của ta, làm sao có thể nói hết công lao to lớn, vĩ đại của mẹ, làm sao gánh hết những vất vả, nhọc nhằn mẹ chịu vì con. Mỗi lần cất tiếng gọi mẹ là lòng ta lại dâng trào bao cảm xúc, mẹ – chỉ một từ thôi sao mà thiêng liêng quá đỗi. Mẹ như người thầy, người chị chia sẻ với ta những kinh nghiệm sống, động viên ta những lúc ta buồn, thất bại trong học tập, chia tay với người yêu. Mẹ là động lực để ta tin tưởng và có niềm tin vào cuộc đời, mẹ luôn là người dang tay đỡ ta khi ta vấp ngã, khi ta khó khăn. Mẹ vất vả, hi sinh cả cuộc đời mình cho ta mà không than thở điều gì cả, có những lúc ta cáu giận vô cớ, nặng lời với mẹ, mẹ chỉ im lặng, mẹ lặng lẽ giấu nước mắt trong nụ cười với ta. Mẹ luôn động viên, tin tưởng vào quyết định của ta. Mẹ, tình mẹ cao cả và tuyệt vời biết bao, mỗi chúng ta cần phải biết trân trọng, yêu thương, chăm sóc, quan tâm đến mẹ nhiều hơn nữa, có bao giờ chúng ta để ý đến tóc mẹ đã điểm những sợi bạc, có hay những nếp nhăn hằn nơi khóe mắt. Mẹ yêu thương, chăm sóc ta từng li từng tí, vậy mà vẫn còn nhiều kẻ không biết trân trọng, yêu quí mẹ của mình, có những người con bất hiếu đối xử tệ bạc với mẹ mình, không làm tròn chữ hiếu, đạo làm con. Hỡi những ai đang còn có mẹ bên mình, hãy trân trọng những phút giây quí báu này: “Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc. Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không ?”.

Đoạn văn 3:

Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào”… Vâng, từ xưa đến nay mỗi khi nhắc đến hình tượng người mẹ, họ luôn nghĩ đến một tình cảm thật bao la, chân thành và ấm áp chứa chan bao tình yêu. Thật cao quý và may mắn biết bao đối với những ai còn mẹ. Lòng mẹ, cũng chính là tình mẫu tử. Đó là một thứ thiêng liêng, quý giá xuất phát từ tâm hồn long lanh như pha lê, dịu ngọt như dòng suối của mẹ dành cho đứa con thân yêu của mình. “Mẫu” là mẹ, “tử“ là con. Hai từ này hầu như chưa bao giờ xa cách, ví như cho dù họ có cách xa bao lâu, bao xa thì tâm hồn của mẹ và con luôn hòa quyện vào nhau. Khi con còn bé thơ, từ lúc vừa chào đời đã được bàn tay của mẹ dỗ dành, nâng niu. Một chút lớn nữa, mẹ cũng là người đỡ từng bước đi đầu tiên. Khi đi học, cũng có những lúc con ham chơi khiến mẹ buồn lòng nhưng mẹ vẫn không bao giờ buồn hay hờn trách con, luôn chỉ bảo cho con thứ gì đúng, thứ gì sai. Tất cả những đều ấy đã đều chứng minh được thế nào là tình mẹ. Và con cũng đã đáp lại tình cảm ấy bằng sự thành công, sự hiếu thảo mà mỗi người đều có thể đạt được bằng chính sự nỗ lực của mình. Nhưng tình con dành cho mẹ không bao giờ bằng tình mẹ dành cho con. Đó cho ta thấy sự tuyệt diệu về đức hy sinh của người “mẫu”, người mẹ mà ta không thể lý giải được. Không thể không nói đến một số trường hợp ngoại lệ. Cũng đã có nhiều người mẹ nhẫn tâm vứt bỏ đi cốt nhục, những đứa con ruột thịt của mình không lý do. Tôi không thể hiểu được tại sao lại có người như thế. Những việc như vậy có đáng để bị xã hội chê trách không? Hay sâu trong tâm hồn của họ đang nghĩ những gì, có ăn năn hối hận không? Chúng chỉ là những đứa trẻ thơ cần tình thương ấm áp, dịu ngọt của mẹ thôi mà… Họ đã vô tình làm vấy bẩn sự thiêng liêng cao quý của ba chữ vàng “tình mẫu tử“ mà chúng ta hằng nghĩ đến và yêu quý nó. Mẹ dành tình cảm cao qúy, đầy sự hy sinh khắc khổ đó cho con thì con cũng phải đáp lại bằng những thứ thiêng gần như thế. Mẹ không bao giờ đòi hỏi nhiều ở con, luôn mong con thành đạt, hạnh phúc thì đó cũng chính là niềm vui của mẹ. Và đồng thời con cũng là niềm tin, là hy vọng, hoài bão của mẹ. Tất cả những gì tốt nhất cũng đều dành cho con. Những ai đang còn mẹ thì hãy biết quý trọng và giữ gìn nó. Có những thứ khi đã qua rồi thì không bao giờ lấy lại được. Tình cảm của mẹ như ánh sáng trên cao, bóng mát trên cao, như dòng sữa ngọt ngào. Cuộc đời thật công bằng biết bao khi đã cho cho mỗi người chúng ta thứ gọi là “tình mẫu tử“….

 

1.1. Văn bản nghị luận về một vấn đề của đời sóng rất đa dạng và phong phú, có thể bàn luận về một hiện tượng có thật trong đời sống hằng ngày; có thể nêu lên suy nghĩ của người viết về một vấn đề xã hội đặt ra trong một hoặc một số tác phẩm văn học; có thể nêu suy nghĩ của mình về một tư tưởng, đạo lí... Bài này tập trung rèn luyện viết bài...
Đọc tiếp

1.1. Văn bản nghị luận về một vấn đề của đời sóng rất đa dạng và phong phú, có thể bàn luận về một hiện tượng có thật trong đời sống hằng ngày; có thể nêu lên suy nghĩ của người viết về một vấn đề xã hội đặt ra trong một hoặc một số tác phẩm văn học; có thể nêu suy nghĩ của mình về một tư tưởng, đạo lí... Bài này tập trung rèn luyện viết bài nghị luận về một hiện tượng trong đời sống. Yêu cầu chung của bài này là: 

- Cần nêu lên được hiện tượng đáng quan tâm trong đời sống.

- Trình bày rõ vấn đề và nêu ý kiến (đồng tình hay phản đối) của người viết về vấn đề đó.

- Nêu được lí lẽ và bằng chứng để thuyết phục người đọc đồng tình.

1.2. Để viết bài văn nghị luận về một vấn đề của đời sống, các em cần lưu ý:

- Xác định hiện tượng của đời sống cần bàn luận. Hiện tượng của đời sống rất phong phú, cần lựa chọn vấn đề gần gũi với cuộc sống, có ý nghĩa thiết thực và sâu sắc,...

- Trước khi viết cần tìm ý và lập dàn ý theo một trong các cách: đặt câu hỏi, suy luận hoặc so sánh.

- Cần nêu được ý kiến (quan điểm) riêng của mình: khẳng định hay phủ định, đồng tình hay phản đối,...

- Các lí lẽ và bằng chứng cần nêu cụ thể, phong phú và có sức thuyết phục.

0
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 12 2023

Bài nói tham khảo: 

Thảo luận vấn đề “Nói chuyện riêng trong giờ học”

      Xã hội ngày càng phát triển thì giáo dục lại càng được coi trọng và đặt lên vị trí hàng đầu. Tuy nhiên, trong môi trường giáo dục hiện nay, bên cạnh những hiện tượng tiêu cực xảy ra như nói tục chửi bậy, quay cóp bài, bạo lực học đường… thì hiện tượng nói chuyện riêng trong giờ học của học sinh đã và đang trở thành mối quan tâm "đau đầu, nhức óc" .

      Nói chuyện riêng trong giờ học là việc trao đổi, bàn tán những câu chuyện ngoài lề trong cuộc sống, ngoài nội dung bài giảng mà học sinh đem lại bằng rất nhiều những hình thức khác nhau như truyền thư tay, trực tiếp nói bằng miệng hoặc thậm chí là tự độc thoại một mình... Đây là một hành vi xấu, tiêu cực xuất hiện trong môi trường học tập vì nó có tác hại rất lớn tới bản thân học sinh và người dạy, mở rộng ra là thành tích thi đua của tập thể nhà trường, tương lai của đất nước. 

      Vậy đâu là nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên. Đó trước hết là do ý thức học tập của học sinh còn kém, chưa đề cao việc học nên chưa chú trọng vào việc nghe giảng, thu nạp kiến thức. Tâm lí của các em ở mỗi lứa tuổi khác nhau và càng lên lớp cao hơn thì cái tôi của các em càng lớn. Các em có đủ mọi chuyện bên ngoài xã hội tác động vào nên không làm chủ được suy nghĩ, hành động của bản thân và tìm mọi cách để có thể giải tỏa ở mọi lúc, mọi nơi, ngay cả trong giờ học. Thậm chí còn do tính tò mò, tắt mắt, muốn hiểu chuyện người khác nên các em cảm thấy nội dung kiến thức bài học mới trên lớp không đủ hấp dẫn. Vì thế, một đòi hỏi tất yếu đặt ra là năng lực bản thân người dạy có đủ để lôi cuốn, hấp dẫn, kích thích sự tìm hiểu bài học của học sinh hay không?. Đồng thời, việc nói chuyện riêng của học sinh còn do chương trình học tập của các cấp học còn quá nặng về kiến thức hàn lâm, ít có sự tương tác với ứng dụng thực tiễn bên ngoài nên vô hình chung dẫn tới tình trạng chán học, không có hứng thú học là điều dễ hiểu.

      Hậu quả của việc nói chuyện riêng trong giờ học là người học không theo kịp được kiến thức mà thầy cô giáo giảng, dẫn tới tình trạng không hiểu bài và không làm bài tập được, ảnh hưởng nghiêm trọng tới kết quả thi cử, học tập của các em. Nếu để tình trạng đó tiếp diễn thì việc chán học, bỏ học rồi sa vào các tệ nạn như nghiện game, cờ bạc, rượu chè... là không thể tránh khỏi. Và tất nhiên, đất nước không những không thể phát triển mà bản thân họ còn trở thành gánh nặng cho gia đình, cho xã hội. Bản thân những cá nhân nói chuyện riêng ấy còn gây ảnh hưởng trực tiếp tới các bạn trong lớp và bài giảng của thầy cô giáo. Các bạn xung quanh thì không tập trung học được, các thầy cô giáo thì không thể hoàn thành tốt bài giảng tâm huyết muốn gửi tới học trò của mình. Vì thế, nói chuyện riêng là một hành vi ích kỉ, bất lịch sự, thiếu tôn trọng mọi người...

      Vậy, để có thể loại bỏ hiện tượng nói chuyện riêng này ra khỏi môi trường giáo dục, bản thân học sinh cần tự ý thức trong hoạt động giao tiếp của mình. Cần chia sẻ đúng lúc, đúng chỗ mà không ảnh hưởng tới mọi người xung quanh. Hơn nữa, người học cũng cần xác định cho mình phương pháp học tập hiệu quả, tập trung nghe giảng trên lớp, không làm việc và nói chuyện riêng trong giờ học. Đồng thời bản thân các thầy cô giáo cần nâng cao kĩ năng, phương pháp dạy học tích cực, kết hợp với nhà trường đề ra các qui định để xử lí nghiêm những trường hợp vi phạm. Các em học sinh cần tích cực phê phán những hành vi, thói quen tiêu cực trong môi trường giáo dục, trong đó có hành vi nói chuyện riêng.

      Tóm lại, hành vi nói chuyện riêng trong giờ học là một việc làm xấu, không những không đem lại lợi ích cho bản thân mà còn gây mất trật tự, ảnh hưởng không tốt tới mọi người xung quanh. Vì thế, các em học sinh hãy góp sức loại bỏ một trong những thói xấu này để môi trường giáo dục trở nên tốt đẹp hơn.(st)