K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Chuẩn bị đề cương bài nói.

- Luyện tập cách trình bày bài nói sao cho mạch lạc.

Lời giải chi tiết:

Gợi ý: Đề cương bài nói:

Lựa chọn đề tài: Phân tích tâm trạng của nhân vật Thanh để làm nổi bật chủ đề truyện Dưới bóng hoàng lan.

Tìm ý và sắp xếp ý:

- Giới thiệu khái quát về nhân vật Thanh: là một chàng trai mồ côi, sống cùng với một người bà; có một tuổi thơ tuy sống vất vả nhưng luôn tràn đầy hơi ấm, tình yêu, sự chở che của người bà.

- Phân tích tâm trạng của nhân vật Thanh trong từng diễn biến của câu chuyện: Khi gặp bà có tâm trạng vui mừng, nhớ nhung; lúc nhìn thấy cây hoa hoàng lan thì lại có tâm trạng nhẹ nhõm, thoải mái khi về lại chốn xưa; tiếp đến là tâm trạng bồi hồi, thương nhớ lúc nhìn thấy Nga và cảm xúc về thứ tình yêu trong sáng của đôi lứa; cuối cùng là tâm trạng khi phải xa nhà.

- Từ những ý phân tích tâm trạng của nhân vật Thanh chỉ ra chủ đề của tác phẩm: chủ đề về tình cảm gia đình, tình yêu lứa đôi và thấm đượm hương vị của tình người qua khung cảnh bức tranh thiên nhiên làng quê yên bình.

* Luyện tập nói: Cần tập luyện thường xuyên để cải thiện kĩ năng nói trước đám đông sao cho tự tin, mạch lạc và hiệu quả

8 tháng 3 2023

Lựa chọn đề tài: Phân tích tâm trạng của nhân vật Thanh để làm nổi bật chủ đề truyện Dưới bóng hoàng lan.

Tìm ý và sắp xếp ý:

- Giới thiệu khái quát về nhân vật Thanh: là một chàng trai mồ côi, sống cùng với một người bà; có một tuổi thơ tuy sống vất vả nhưng luôn tràn đầy hơi ấm, tình yêu, sự chở che của người bà.

- Phân tích tâm trạng của nhân vật Thanh trong từng diễn biến của câu chuyện: Khi gặp bà có tâm trạng vui mừng, nhớ nhung; lúc nhìn thấy cây hoa hoàng lan thì lại có tâm trạng nhẹ nhõm, thoải mái khi về lại chốn xưa; tiếp đến là tâm trạng bồi hồi, thương nhớ lúc nhìn thấy Nga và cảm xúc về thứ tình yêu trong sáng của đôi lứa; cuối cùng là tâm trạng khi phải xa nhà.

- Từ những ý phân tích tâm trạng của nhân vật Thanh chỉ ra chủ đề của tác phẩm: chủ đề về tình cảm gia đình, tình yêu lứa đôi và thấm đượm hương vị của tình người qua khung cảnh bức tranh thiên nhiên làng quê yên bình.

* Luyện tập nói: Cần tập luyện thường xuyên để cải thiện kĩ năng nói trước đám đông sao cho tự tin, mạch lạc và hiệu quả

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
22 tháng 11 2023

- Hoàn cảnh nhân vật

- Tính cách nhân vật

+ Với quê hương

+ Với bà

+ Với Nga

- Vai trò của nhân vật trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm

- Đánh giá, nhận xét về nhân vật

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
22 tháng 11 2023

Đề bài: Quan niệm về hạnh phúc

1. Giải thích

- “Hạnh phúc”: là thỏa mãn với những gì mình đang có, là đạt được điều mình mong muốn, là sống vui vẻ và thành công

=> Hạnh phúc thực sự có ý nghĩa quan trọng với con người trong cuộc sống

2. Chứng minh

- Biểu hiện 

+ Có người tìm kiếm hạnh phúc giản dị là được sống đầm ấm bên gia đình. 

+ Có người cảm thấy hạnh phúc khi đạt được điểm số cao trong học tập, được bạn bè, thầy cô ngưỡng mộ. 

+ Có người lại hạnh phúc khi được làm công việc mình yêu thích, được sống là mình. 

+ Cũng có người cảm thấy hạnh phúc khi kiếm được nhiều tiền, có quyền lực và được mọi người tôn sùng. 

+ Và cũng có những người … hạnh phúc là được cống hiến, được làm những điều có ích cho xã hội và đem lại niềm vui cho người khác.

+ Hạnh phúc không phải điểm đến, hạnh phúc là con đường

=> Hạnh phúc là gia đình, là bạn bè, là căn nhà ấm áp yêu thương

+ Có những lúc chúng ta gặp thất bại, cảm thất cuộc đời thật bất hạnh. Nhưng hãy nghĩ rằng, hạnh phúc luôn ở bên cạnh ta. Nó chỉ xuất hiện khi ta biết cách chấp nhận thất bại và nhìn cuộc đời bằng một thái độ tích cực.

Dẫn chứng: Đội tuyển bóng đá Việt Nam, Những bệnh nhân mắc bệnh nan y,...

- Vai trò

+ Hạnh phúc giúp tâm hồn con người được thanh thản, luôn sống tích cực

+ Giúp gắn kết xã hội, đất nước phát triển giàu mạnh

3. Bình luận

- Chúng ta cần:

 + Trân trọng cuộc sống hiện tại, luôn sống hết mình

 + Sống có lý tưởng và luôn nỗ lực theo đuổi

 + Yêu thương những người xung quanh, cống hiến trở thành người có ích cho xã hội

- Phê phán: những người sống tiêu cực, bi quan

- Tuy nhiên, chúng ta không nên vì lợi ích của cá nhân mà cướp đi hạnh phúc của người khác. Hạnh phúc chỉ thực sự có ý nghĩa khi chúng ta sống thanh thản với lòng mình, đem lại những giá trị có ích cho bản thân và những người xung quanh.

4. Bài học cá nhân

Đề bài: Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu.1. Dựa vào dàn ý đã lập ở trang 17 (Tiếng Việt 4, tập một), viết bài văn kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe.Lưu ý:– Em chọn cách viết nào để có đoạn mở bài hấp dẫn?– Em nên kể chuyện thế nào cho sinh động?• Kể câu chuyện bằng lời của mình.• Có thể lược bớt các chi tiết không quan trọng, tập...
Đọc tiếp

Đề bài: Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu.

1. Dựa vào dàn ý đã lập ở trang 17 (Tiếng Việt 4, tập một), viết bài văn kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe.

Lưu ý:

– Em chọn cách viết nào để có đoạn mở bài hấp dẫn?

– Em nên kể chuyện thế nào cho sinh động?

• Kể câu chuyện bằng lời của mình.

• Có thể lược bớt các chi tiết không quan trọng, tập trung kể cụ thể sự việc chính, làm nổi bật lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu của nhân vật.

• Có thể thêm vào sự việc chính lời nói, suy nghĩ, hành động... của nhân vật.

• Cũng có thể bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của em về sự việc chính.

– Em viết đoạn kết bài thế nào để người đọc ấn tượng?

2. Đọc lại và chỉnh sửa bài viết của em.

Gợi ý:

1
NG
26 tháng 11 2023

1.

Một trong những vẻ đẹp về nhân cách của con người đó là vẻ đẹp của một trái tim nhân hậu. Và có lẽ, sống trong cuộc đời này, trái tim nhân hậu là điều cần thiết trong mỗi con người. Mình từng nghe một câu chuyện cảm động về trái tim nhân hậu của một cậu bé, hôm nay mình sẽ kể lại cho các bạn nghe câu chuyện đó.

Một cậu bé đang đi trên đường thì bất chợt ông lão ăn xin đến ngay trước mặt. Ông lão lọm khọm, đôi mắt đỏ giàn giụa nước, đôi môi xám xịt, quần áo tả tơi thảm hại. Tự nhiên, trong lòng cậu bé dấy lên một tình cảm xót thương vô hạn. Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí, kiệt sức.

Ông lão chìa bàn tay sưng húp, bẩn thỉu trước mặt cậu bé và rên rỉ cầu xin cứu giúp. Cậu bé lúng túng lục tìm hết túi nọ đến túi kia nhưng tiền không có, đồng hồ không có, thậm chí không có cả chiếc khăn tay. Trong khi đó, bàn tay kia vẫn chìa ra, chờ đợi.

Không biết làm cách nào, cậu bé đành nắm chặt lấy bàn tay run rẩy ấy và nghẹn ngào:

-  Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.

Người ăn xin nhìn cậu bé chằm chằm bằng đôi mắt giàn giụa nước; đôi môi tái nhợt nở nụ cười và tay ông xiết chặt bàn tay cậu bé, ông lão thì thào bằng giọng khản đặc:

-  Cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho ông nhiều lắm rồi đấy!

Cậu bé thấy sống mũi cay cay và chợt hiểu ra rằng mình cũng vừa nhận được một chút gì đó từ ông lão khốn khổ kia.

Mỗi câu chuyện đẹp qua đi đều để lại trong ta những bài học, những ý nghĩa sâu sắc. Và quả thực, tấm lòng nhân hậu của cậu bé đã thắp nên trong ta niềm tin về cuộc sống với vô vàn ý nghĩa, giá trị đẹp. Lòng nhân hậu vẫn sẽ sáng mãi khi chúng ta dùng yêu thương để lan tỏa yêu thương
2.

Em chủ động hoàn thành bài tập.  

16 tháng 9 2018

Mở bài: giới thiệu bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt

- Dẫn dắt vấn đề, câu nói “bếp lửa sưởi ấm một đời” vào, đưa ra nhận định

Thân bài

a. Bếp lửa gắn với kỉ niệm tuổi thơ

- Hình ảnh bếp lửa “chờn vờn” có thật gợi nhớ tới bếp lửa “ấp iu” bà từng nhóm, đánh thức dòng hồi tưởng của người cháu

- Gợi lên hình ảnh nhiều gian khổ, thiếu thốn, nhọc nhằn mà hai bà cháu trải qua

- Bằng giọng kể nhỏ nhẹ, tâm tình, làm người cháu miên man trong cảm xúc nhớ bà

⇒ Người cháu cảm thấy hạnh phúc trong vòng tay yêu thương của bà

b. Những suy nghĩ về người bà và hình ảnh bếp lửa

- Hình ảnh bếp lửa được thay thế bằng ngọn lửa tượng trưng cho ánh sáng, hơi ấm, sự sống

- Hình ảnh người bà : người thắp lửa, giữa lửa, truyền niềm tin, sức sống tới các thế hệ

- Suy ngẫm về người bà và hình ảnh bếp lửa: bếp lửa kì lạ và thiêng liêng

c. Nỗi nhớ của cháu về bà và bếp lửa

- Khoảng cách về không gian, thời gian và ngọn khói trăm tàu, lửa trăm nhà không làm cháu lãng quên ánh sáng và hơi ấm từ bếp lửa của bà

- Nhớ về bà cũng chính là nhớ về quê hương, nhớ về cội nguồn những tình cảm kính trọng, biết ơn, nỗi nhớ thương da diết

Kết bài

Khẳng định bếp lửa là hình ảnh xuyên suốt toàn bài. Bếp lửa là tình yêu thương, sự chăm sóc tần tảo của bà khiến cho người cháu dù xa vẫn nhớ thương về bà

5 tháng 4 2021

bài thiếu dấu chấm 

 

30 tháng 1 2016
Nội dung: Cảm nghĩ về anh, chị em
2/ Phương pháp: Kiểu văn bản biểu cảm kết hợp với tự sự và miêu tả.
3/ Dàn ý: 3 phần
a/ Mở bài:
- Giới thiệu chung về anh chị em (hình dáng, tuổi tác, nghề nghiệp)
b/ Thân bài:
- Kể và miêu tả những đặc điểm, phẩm chất tốt đẹp anh chị em (tính tình; tác phong sinh hoạt, làm việc; cách đối xử với em và mọi người trong gia đình, tâm hồn tình cảm đối với người thân và đối với riêng em, …), mỗi chi tiết khơi gợi tình cảm yêu thương.
c/Kết bài:
- Những suy nghĩ cảm xúc trực tiếp của em đối với họ 
18 tháng 8 2019


1. MỞ BÀI
Gia đình em có bốn người, bố, mẹ, em và cậu em trai lém lỉnh của em. Em trai em tên là Khánh, là một cậu bé hiểu động và rất thông minh.
2. THÂN BÀI
- Ngoại hình của em trai
- Tính cách em trai
- Đặc điểm em trai
- Kỉ niệm với em trai
- Tình cảm bản thân

3. KẾT BÀI
Em rất yêu quý em trai của mình. Dù sau này có lớn lên, em tin tình cảm chúng em vẫn sẽ không bao giờ thay đổi.

NG
19 tháng 10 2023

a. Mở bài: Giới thiệu cây mít mà em muốn miêu tả.

Mẫu: Trước sân nhà em có một mảnh vườn nhỏ. Dù vào những ngày hè oi ả nhất, mảnh vườn ấy vẫn luôn râm mát. Bởi vì nó được một cây mít vô cùng cao lớn che chở cho.

b. Thân bài: Miêu tả cây mít

* Miêu tả khái quát:

- Cây được trồng ở một góc của mảnh vườn.

- Cây năm nay đã được hơn hai mươi tuổi.

- Cây thuộc giống mít mật.

- Cây cao khoảng gần 15m, tán rộng xum xuê

* Miêu tả chi tiết từng bộ phận của cây:

- Thân cây to, cứng cáp, lớn bằng vòng ôm tay.

 - Lớp vỏ trên thân cây khá dày, xù xì, thô ráp.

- Các cành cây lớn như cổ tay, dài đến vài mét.

- Số lượng các cành con nhiều không đếm xuể.

- Lá mít to, màu xanh sẫm, lúc còn non thì có màu xanh lá.

- Quả mít khi lớn có thể to đến như một cái nồi cơm điện, vỏ ngoài màu nâu, cùi dày màu trắng, bên trong là các múi mít thơm ngon

* Hoạt động của em cùng cây mít:

- Tưới nước, nhổ cỏ, chăm sóc cho cây.

- Em ngồi chơi, đọc truyện dưới bóng mát của cây.

- Em ngóng chờ hái từng trái mít chín khi vào mùa.

c. Kết bài: Tình cảm của em dành cho cây mít.

Mẫu: Em rất quý cây mít nhà mình. Bởi cây không chỉ là một cây xanh mà còn là người bạn thầm lặng gắn bó cùng em suốt bao năm tháng tuổi thơ êm đềm. Em sẽ cố gắng chăm sóc cây thật tốt, để cây mãi xanh tươi, tỏa rợp bóng mát cho khu vườn của nhà em.
2. Học sinh tự chia sẻ trong nhóm và thêm dàn ý 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
23 tháng 11 2023

Bài nói tham khảo

     Xin chào tất cả các bạn. Các bạn thân mến, nhắc đến những câu chuyện cổ tích của nước ta, không thể bỏ qua truyện “Cây khế”. Đây được xem là một trong những tác phẩm truyện cổ tích đặc sắc nhất trong kho tàng truyện dân gian của nước ta.

     Truyện kể về hai anh em nhà nọ mồ côi cha mẹ từ nhỏ, sống nương tựa vào nhau. Cha mẹ mất để lại cho hai anh em một cây khế và một chút ruộng vườn, của cải, tuy không khá giả nhưng hai anh em vẫn có cuộc sống no đủ. Từ khi người anh trai lấy vợ bỗng sinh ra lười nhác, mọi việc đều đổ hết lên đầu vợ chồng người em. Thậm chí sợ em tranh công nên anh trai đã chia gia tài, chiếm hết của nải, đẩy vợ chồng em ra túp lều nát với cây khế của cha mẹ để lại. Vợ chồng người em chăm chỉ làm lụng, chăm bẵm cho cây khế ra quả, chim quý đến ăn và đã trả công vợ chồng em trai bằng vàng bạc. Tiếng đồn đến tai người anh, người anh tham lam nên gạ đổi gia tài lấy cây khế. Chim quý cũng đến ăn và hứa trả ơn bằng vàng, nhưng vì tính tham lam vô độ của người anh nên đã bị chim quý hất xuống biển sâu. Cốt truyện tuy rất đơn giản, ngắn gọn nhưng chất chứa trong đó những bài học về cuộc sống vô cùng sâu sắc và thấm thía.

     Truyện “Cây khế” phản ánh cuộc xung đột giữa hai tuyến nhân vật trong một gia đình, một bên là vợ chồng người em trai hiền lành, chăm chỉ, chịu khó; một bên là vợ chồng người anh trai tham lam, ích kỉ, chỉ nghĩ đến đồng tiền. Thông qua khai thác xung đột trong gia đình này, tác giả dân gian đã phản ánh chủ đề của chuyện đó là phê phán sự tham lam, ích kỉ của con người, ca ngợi những con người chịu khó, chăm chỉ, biết sống lương thiện, biết thế nào là đủ. Câu chuyện còn là lời cảnh tỉnh cho những ai đã và đang xem nhẹ tình anh em trong gia đình, cắt đứt tình máu mủ ruột rà chỉ vì những cái lợi trước mắt. Chủ đề truyện này không mới nhưng nó vẫn có giá trị không riêng với thế giới cổ tích mà còn cả xã hội hiện thực bây giờ.

     Góp phần tạo nên thành công cho câu chuyện, ngoài giá trị của chủ đề và bài học sâu sắc trong truyện Cây khế thì không thể quên sự đóng góp của các hình thức nghệ thuật. Chính những hình thức nghệ thuật đặc sắc ấy đã giúp cho chủ đề và bài học trong truyện trở nên sâu sắc, thấm thía hơn và hấp dẫn độc giả hơn.

     Yếu tố nghệ thuật đầu tiên cần kể đến đó là nghệ thuật tạo tình huống. Tình huống truyện chia gia tài, vốn rất quen thuộc trong truyện kể dân gian. Nhờ tình huống này bản chất xấu xa tham lam của vợ chồng người anh trai được bộc lộ. Tình huống thứ hai, góp phần giúp mạch truyện tiến triển là tình huống chim quý xuất hiện và ăn khế của vợ chồng em trai. Nhờ chim quý vợ chồng em trai được đền đáp xứng đáng cho tấm lòng, sự lương thiện của mình. Cũng nhờ chim quý mà vợ chồng người anh trai đã bị trừng trị thích đáng cho bản tính tham lam, mờ mắt vì tiền của mình. Nhân vật chim quý đóng vai trò là nhân vật chức năng, thế lực siêu nhiên, thay nhân dân thực hiện mong ước của họ. Đây cũng là kiểu nhân vật khá quen thuộc trong truyện cổ tích Việt Nam.

     Xây dựng nhân vật giàu tính biểu trưng cũng là một nét nổi bật cho truyện cổ tích Việt Nam. Trong đó người anh trai là tuyến nhân vật đại diện cho kiểu người tham lam, chỉ nghĩ đến đồng tiền; nhân vật em trai là đại diện cho tuyến nhân vật bất hạnh, mồ côi, chịu nhiều thiệt thòi, cam chịu. Hai tuyến nhân vật chính - tà khá quen thuộc trong truyện cổ tích, là đại diện cho các kiểu người trong xã hội phân chia giai cấp thời bấy giờ.

     Nét đặc sắc cuối cùng em muốn nói đến trong bài viết là cách khắc họa tính cách nhân vật thông qua ngôn ngữ, hành động của nhân vật. Nhân vật trong truyện cổ tích vốn chưa có những tâm lý hay nét tính cách độc đáo, riêng biệt như trong văn xuôi của các tác giả văn học. Nhưng thông qua lời thoại, ngôn ngữ, hành động chúng ta cũng thấy được phần nào những nét tính cách đặc trưng của nhân vật. Chẳng hạn qua thái độ “rối rít, mừng quýnh, vái lấy vái để “ khi gặp chim thần của vợ chồng anh trai cũng đủ thấy vợ chồng anh ta là người tham lam, ích kỉ, tôn sùng vật chất, luôn trông chờ vào vận may; hành động “nhét đầy vàng vào tay áo, ống quần, lết mãi mới ra khỏi hang” đủ thấy anh trai tham lam đến mờ lý trí… còn vợ chồng người em trai thấy con chim thần chỉ biết than “ ông chim ơi, ông ăn hết khế nhà cháu…” rồi hành động “chỉ nhặt vừa đủ vàng bạc nhét vào túi rồi ra về” cũng đủ thấy người em trai vốn bản tính lương thiện, hiền lành. Nhân vật chỉ được khắc họa qua hành động, ngôn ngữ nhưng những nét tính cách nổi bật vẫn hiện lên tương đối đậm nét.

     Những phân tích ở trên đây cho thấy Cây khế là một truyện cổ tích tiêu biểu trong kho tàng truyện cổ Việt Nam. Về chủ đề, truyện chính là lời cảnh tỉnh, phê phán đến những người có lối sống ham vật chất, coi thường tình cảm máu mủ. Về hình thức nghệ thuật, tác giả đã kết hợp hài hòa các yếu tố về tình huống truyện, ngôn ngữ, hành động để nhân vật bộc lộ rõ cá tính của mình, thông qua đó chủ đề truyện cũng được tô đậm.

     Câu chuyện là một bài học đắt giá cảnh tỉnh những người tham lam, không coi trọng tình cảm gia đình, sớm hay muộn cũng sẽ nhận phải một kết cục không may mắn.

24 tháng 11 2018

* Đặt vấn đề: Luận điểm cơ bản “Lớp trẻ ... kinh tế mới” (3 cầu đầu)

* Giải quyết vấn đề:

- Luận cứ 1: Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới thì quan trọng nhất là sự chuẩn bị bản thân con người.

   + Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử.

   + Trong thời kỳ nền kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ, vai trò của con người lại càng nổi trội.

- Luận cứ 2: Bối cảnh của thế giới hiện nay và những mục tiêu, nhiệm vụ nặng nề của đất nước.

   + Một thế giới mà khoa học công nghệ phát triển như huyền thoại, sự giao thoa, hội nhập giữa các nền kinh tế ngày càng sâu rộng.

   + Nước ta phải đồng thời giải quyết ba nhiệm vụ thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu của nền kinh tế nông nghiệp ; đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa và đồng thời lại phải tiếp cận ngay với nền kinh tế trí thức.

- Luận cứ 3: Những cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam cần được nhận rõ khi bước vào nền kinh tế trong thế kỷ mới.

   + Thông minh, nhạy bén với cái mới nhưng thiếu kiến thức cơ bản, kém khả năng thực hành.

   + Cần cù sáng tạo nhưng thiếu đức tính tỉ mỉ, không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ, chưa quen với cường độ khẩn trương.

   + Có tinh thần đoàn kết, đùm bọc, nhất là trong công cuộc chiến đấu chống ngoại xâm, nhưng lại thường đố kỵ nhau trong làm ăn và trong cuộc sống thường ngày.

   + Bản tính thích ứng nhanh, nhưng lại có nhiều hạn chế trong thói quen và nếp nghĩ, kỳ thị kinh doanh, quen với bao cấp, thói sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức, thói “khôn vặt”, ít giữ chữ “tín”.

* Kết thúc vấn đề:

Những yêu cầu đối với thế hệ trẻ : Bước vào thế kỷ mới, mỗi người Việt Nam đặc biệt là thế hệ trẻ cần phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu, rèn cho mình những thói quen tốt ngay từ những việc nhỏ để đáp ứng nhiệm vụ đưa đất nước đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa.