K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
5 tháng 10 2023

- Khung cảnh bãi sông trong buổi bình minh:cảnh tượng như huyền thoại hiện ra trước mắt, một cảnh tượng vô cùng tươi sáng, tràn đầy sức sống”một cánh chim nhỏ ướt át đột ngột bứt khỏi dòng nước khổng lồ bay lên”.

Khi ánh bình minh đã đủ sáng để soi rõ những hạt mưa trên mặt sông thì cũng là lúc dòng nước khổng lồ nuốt chửng phần còn lại cuối cùng của dải cát... Từ mặt nước sông, những cánh chim bé bỏng và ướt át đột ngột bứt khỏi dòng nước khổng lồ bay lên. Đây là một cảnh tượng như huyền thoại.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
21 tháng 12 2023

Đọc phần đoạn văn miêu tả khung cảnh bãi sông trong buổi bình minh, em ấn tượng nhất với chi tiết “từ mặt nước sông những cánh chim bé bỏng và ướt át đột ngột bứt khỏi dòng nước khổng lồ bay lên. Chi tiết đó cho thấy nghị lực phi thường của những chú chim bé nhỏ. Đó là sự dung cảm, dám đương đầu với thử thách, khắc nghiệt để giành lấy sự sống.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
21 tháng 12 2023

- Khung cảnh bãi sông trong buổi bình minh:cảnh tượng như huyền thoại hiện ra trước mắt, một cảnh tượng vô cùng tươi sáng, tràn đầy sức sống”một cánh chim nhỏ ướt át đột ngột bứt khỏi dòng nước khổng lồ bay lên”

- Hình ảnh bãi bồi, bến sông và toàn bộ khung cảnh thiên nhiên được dựng lên trong truyện mang ý nghĩa biểu tượng cho vẻ đẹp gần gũi, bình dị, thân thuộc của quê hương, xứ sở, của những gì thân thương nhất mà trong một đời người thường dễ dàng lãng quên bởi chính cái điều vòng vèo hay chùng chình thường mắc phải.
- Những bông hoa bằng lăng nhợt nhạt khi mới nở ; đậm sắc hơn khi đã sắp hết mùa, rồi lại càng thẫm màu hơ, một màu tím thẫm như bóng tối. Đó là ý nghĩa biểu tượng về không gian và thời gian : cái đẹp gần gũi bình dị rồi cũng tàn phai bởi thời gian luôn thay đổi với những bước đi của nhịp hải hà.
- Những tảng đất lở bên bờ sông khi con lũ đầu nguồn đã dồn về, đổ ụp vào trong giấc ngủ của Nhĩ báo hiệu trước sự sống của nhân vật Nhĩ cũng đã sắp lụi tàn
- Chân dung và cử chỉ của Nhĩ ở đoạn cuối truyện : chỉ còn đôi bàn tay với những ngón tay vừa bấu chặt vừa run lẩy bẩy.. Cánh tay gầy guộc đưa ra ngoài phía cửa sổ khoát khoát như đang hụt hẫng, cố bám víu hiện tại nhưng lại vô vọng bởi chính cái sự vòng vèo và chùng chình của người con. Hình ảnh này mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc. Chân dung của Nhĩ ở cuối truyện là chân dung của một con người đang đi vào cõi chết nhưng đã thức nhận được cuộc đời và chính mình trong « một nỗi mê say đầy đau khổ ». khiến mặt mũi « đỏ rựng một cách khác thường ». Hành động cuối cùng của Nhĩ có thể hiểu là anh đang nôn nóng thúc giục cậu con trai hãy mau kẻo lỡ chuyến đò duy nhất trong ngày. Nhưng không dừng ở cụ thể, hình ảnh này còn mang ý nghĩa khái quát. Cái cánh tay giơ lên khoát khoát của con người đã bước tới ngưỡng cửa của cái chết phải chăng là ước muốn cuối cùng của Nhĩ gửi lại cho đời : anh muốn thức tỉnh mọi người hãy sống khẩn trương, có ích, đừng sa vào những cái « vòng vèo, chùng chình », hãy dứt ra khỏi nó để hướng tới những giá trị đích thực, vốn rất giản dị gần gũi và bền vững của gia đình và của quê hương.

Đến những câu thơ tiếp theo bức tranh thiên nhiên được vẽ ra qua tự giới thiệu về làng tôi của tác giả. Khung cảnh được tác giả vẽ ra là một khung cảnh của buổi sớm mai, với không gian thoáng đạt, trời trong, gió nhẹ, nắng mai hồng, với hình ảnh những con người dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá“Khi trời trong gió nhẹ, sớm mai hồngDân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá”Thế đấy, quê hương trong thơ...
Đọc tiếp

Đến những câu thơ tiếp theo bức tranh thiên nhiên được vẽ ra qua tự giới thiệu về làng tôi của tác giả. Khung cảnh được tác giả vẽ ra là một khung cảnh của buổi sớm mai, với không gian thoáng đạt, trời trong, gió nhẹ, nắng mai hồng, với hình ảnh những con người dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá

“Khi trời trong gió nhẹ, sớm mai hồng

Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá”

Thế đấy, quê hương trong thơ Tế Hanh hiện lên đẹp và mát dịu như vậy. Thiên nhiên trong thơ ông còn là bức tranh lao động rất đỗi bình dị, gần gũi nhưng đầy sức sống:

“Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ

Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.

“Nhờ ơn trời biển động cá đầy ghe

Những con cá tươi ngon thân bạc trắng”

Có thể nói, qua con mắt của một người con yêu quê nhưng phải sống xa quê, bức tranh thiên nhiên qua thơ Tế Hanh hiện lên thật đẹp, tràn đầy nhựa sống. Nó khác hẳn với cái vẻ buồn bã, thê lương đang hiện hữu trong thơ mới giai đoạn này.

Tiếp theo, chúng ta thấy, tình yêu quê hương của hai nhà thơ còn được thể hiện thông qua việc gửi gắm tâm sự thầm kín. Với Thế Lữ, ông gửi lòng yêu nước vào tâm sự thầm kín của con hổ trong bài thơ Nhớ rừng, nhớ biết bao nhiêu thời vàng son oanh liệt. Ta nghe đó như chính là nỗi nhớ lịch sử vàng son oanh liệt của đất nước. Tâm trạng của con hổ là một ẩn dụ thể hiện tâm trạng của tác giả của người dân Việt Nam lúc đó. Đó là những con người đang ở trong vòng nô lệ, chịu sự áp bức, bóc lột của bọn thực dân Pháp và của xã hội phong kiến. Con hổ muốn được thoát khỏi song sắt chật hẹp của vườn bách thú cũng giống như tâm trạng của người dân muốn thoát khỏi cái vòng vây nô lệ đó:

“Ta đương theo giấc mộng ngàn to lớn”

Giấc mộng ngàn của chúa sơn lâm cũng là khao khát tự do thầm kín của con người được gửi gắm một cách tế nhị trong thơ. Còn đối với Quê hương của Tế Hanh, tình yêu quê hương đất nước là nỗi nhớ quê hương da diết khi xa quê. Mười bảy tuổi, xa quê, Tế Hanh luôn nhớ về quê hương làng vạn chài của mình. Với tấm lòng yêu quê hương sâu sắc, bức tranh làng chài thật sinh động và đậm nét qua cảm xúc của nhà thơ. Khi tả cảnh dân chài bơi thuyền đi đánh cá Tế Hanh đã dựng lên một không gian trong trẻo gió nhẹ rực rỡ nắng hồng… Con thuyền dũng mãnh vượt Trường Giang với sức sống mạnh mẽ mang một vẻ đẹp hùng tráng, bất ngờ hiếm thấy trong thơ mới, một bức tranh lao động đầy hứng khởi và đầy sức sống trong thơ mới. Phải cảm nhận được sức sống lao động của làng quê bằng cả tâm hồn thiết tha gắn bó mới viết được những câu thơ thật hay, thật đặc sắc:

“Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”.

Mảnh hồn làng ấy chính là nơi cho tâm hồn nghệ sĩ neo đậu với tấm lòng tha thiết nhớ thương về quê hương. Và đặc biệt hơn cả, nỗi nhớ quê hương, tình yêu quê hương được bộc lộ một cách trực tiếp ở khổ thơ cuối:

“Nay xa cách, lòng tôi luôn tưởng nhớ:

Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,

Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!”

Nhớ về quê hương miền biển của mình, nhà thơ nhớ: màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi, nhớ con thuyền rẽ sóng và đặc biệt hơn cả là nhớ mùi vị mặn mòi của biển khơi – mùi vị đặc trưng mà chỉ có ở miền biển mới có được. Nỗi nhớ thiết tha trong xa cách là chất thơ đầy bình dị mà khỏe khoắn toát lên từ bức tranh thiên nhiên tươi sáng thơ mộng.

Quả thực, khi viết về tình yêu quê hương trong thơ mới, đặc biệt qua hai bài thơ Nhớ rừng và Quê hương, chúng ta phải nhìn nhận rằng cái “tôi” trong mỗi tác giả vừa được giải phóng tỏa hương thành vườn hoa đầy hương sắc của Thơ mới. Và mặc dù tình quê hương đất nước trong các bài thơ tuy chưa tích cực như thơ văn Cách mạng nhưng đáng trân trọng. Đó là một khoảng rộng trong trái tim yêu dào dạt của các nhà thơ mới trong đó có Thế Lữ và Tế Hanh.

0
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 11 2023

Khung cảnh trong bức hình: ghế lộn xộn, giấy rác bừa bãi khắp sân trường.

19 tháng 2 2022

uầy lạc đề

19 tháng 2 2022

uầy lạc đề

9 tháng 4 2016

Đề bài: “Em hãy tả quang cảnh buổi lễ chào cờ đầu tuần của trường em”.Bài làm Thế là đã đến thứ hai rồi! Em đến trường sớm hơn mọi ngày một chút, vì hôm nay tổ chức lễ chào cờ.Trời hôm nay thật là đẹp! Những đám mây trắng nhởn nhơ bay trên bầu trời xanh ngắt. Tại sân trường, chúng em đã có mặt đông đủ. Oa! Mọi người ăn mặc thật là đẹp. Màu trắng của chiếc áo đồng phục, màu đen của những mái tóc, màu áo dài của các cô giáo và màu đỏ tươi của chiếc khăn đỏ luôn mang trên vai các bạn Đội viên. Tất cả hòa vào nhau trông như một khu vườn đầy hoa. Những chiếc ghế xanh, đỏ, tím, vàng xếp thành hàng như một chiếc tàu đang chạy. Trên khán đài, cô tổng phụ trách, thầy hiệu trưởng và cô hiệu phó đang thoăn thoắt chuẩn bị cho buổi lễ chào cờ. Các bạn đội trống mặc bộ quần áo trắng toát đang đánh trống thử: Tùng! Tùng! Tùng!. Tiếng trống kéo dài vang lên như thôi thúc chúng em vào xếp hàng. Khi cả trường đã ổn định, tiếng hô dõng dạc của cô tổng phụ trách từ loa vang lên: “Mời các thầy cô giáo và toàn thể các con học sinh đứng dậy làm lễ chào cờ”. “Nghiêm! Chào cờ... Chào!”. Những bàn tay búp măng của các bạn Đội viên giơ lên. Hàng nghìn con mắt hướng về lá Quốc kì. Sao mà im lặng thế, những tiếng chim hót líu lo, tiếng cười đùa như đã biến mất. Từ loa vang lên: “Quốc ca”. “Đoàn quân Việt Nam đi chung lòng cứu nước, bước chân dồn vang trên đường gập ghềnh xa....”. Bài hát như nhắc chúng em nhớ đến bao chiến sĩ dũng cảm đã ngã xuống cho Tổ quốc độc lập tự do. Quốc ca kết thúc, Đội ca vang lên: “Cùng nhau ta đi lên theo bước Đoàn thanh niên đi lên, cố gắng xứng đáng cháu ngoan Bác Hồ...”. Bài hát như muốn nhắc nhở chúng em phải cố gắng chăm chỉ học hành để xứng đáng làm cháu ngoan Bác Hồ kính yêu. Quốc ca và Đội ca kết thúc. Cô tổng phụ trách nói: “Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì lí tưởng của Bác Hồ vĩ đại, sẵn sàng!”. Tiếng hô to đều của cả trường vang lên: “Sẵn sàng” như lay động cả một bầu không khí. Thầy Hiệu trưởng lên nhận xét thi đua và phổ biến công tác trong tuần cho khối bốn và năm. Thầy khen lớp em đạt nhiều thành tích trong đợt hai mươi tháng mười một. Buổi lễ kết thúc, chúng em lần lượt xếp hàng vào lớp.Khi vào lớp, hình ảnh của lá cờ vẫn thấp thoáng đâu đây trong phòng học. Mái trường thân yêu với những lá cờ đầu tuần mãi mãi sẽ không bao giờ phai mờ trong tâm trí chúng em.