K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Lăng Khải Định Huế - đỉnh cao kiến trúc lăng tẩm thời NguyễnĐến xứ Huế mộng mơ đừng bỏ qua lăng Khải Định Huế - điểm check-in sống ảo tuyệt đẹp, nổi bật với kiến trúc được thiết kế công phu, tinh xảo, mang vẻ đẹp đầy tính nghệ thuật.Lăng Khải Định Huế, công trình kiến trúc cuối cùng của triều Nguyễn là một trong những lăng tẩm đẹp, độc đáo nhất trong hệ thống lăng tẩm...
Đọc tiếp
Lăng Khải Định Huế - đỉnh cao kiến trúc lăng tẩm thời NguyễnĐến xứ Huế mộng mơ đừng bỏ qua lăng Khải Định Huế - điểm check-in sống ảo tuyệt đẹp, nổi bật với kiến trúc được thiết kế công phu, tinh xảo, mang vẻ đẹp đầy tính nghệ thuật.

Lăng Khải Định Huế, công trình kiến trúc cuối cùng của triều Nguyễn là một trong những lăng tẩm đẹp, độc đáo nhất trong hệ thống lăng tẩm ở Huế, gây ấn tượng với nhiều trường phái kiến trúc ngoại quốc khác nhau. Cùng https://kientrucxinh.net/ tìm hiểu về Lăng Khải Định kiến trúc đẹp như thế nào nhé!

1. Giới thiệu lăng Khải Định 

Lăng Khải Định - một trong những địa điểm du lịch xứ Huế hấp dẫn bạn không thể bỏ qua còn có tên gọi khác là Ứng Lăng. Nơi đây là 1 trong 7 hệ thống lăng tẩm đẹp nhất xứ Huế, và là lăng mộ của vua thứ 12 nhà Nguyễn – Khải Định. Lăng Khải Định Huế ở đâu? Lăng vua Khải Định Huế nằm ở xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế, tọa lạc trên núi Châu Chữ, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 10km.

Để lịch trình tham quan lăng Khải Định được trọn vẹn, nhiều tín đồ xê dịch chia sẻ kinh nghiệm là lựa chọn nơi nghỉ dưỡng ngay trung tâm thành phố, thuận tiện di chuyển. 

Xem thêm bài viết về Lăng Khải Định: https://kientrucxinh.net/lang-khai-dinh-dia-chi-mang-ve-dep-nghe-thuat-tinh-te/

Gợi ý nhiều nhất từ các tín đồ xê dịch là đặt phòng tại Melia Vinpearl Hue, các hạng phòng tại đây đa dạng tiện ích, dịch vụ, chất lượng phục vụ tốt, đặc biệt, để di chuyển đến du lịch lăng Khải Định Huế chỉ mất khoảng 20 phút, vừa dễ dàng di chuyển đến nhiều địa điểm tham quan nổi tiếng khác ở Huế. 

2. Quá trình xây dựng và kiến trúc lăng Khải Định 2.1. Quá trình xây dựng lăng Khải Định ở Huế

Lăng Khải Định ở Huế được khởi công xây dựng từ 4/9/1920, quá trình xây dựng lăng tẩm đẹp bậc nhất xứ Huế này kéo dài trong 11 năm. Tuy lăng vua Khải Định ở Huế là lăng tẩm có diện tích nhỏ (diện tích lăng Khải Định là 117m × 48,5m), nhưng lại tiêu tốn thời gian hoàn thành lâu, và tốn nhiều công sức, tiền bạc nhất. Lăng Khải Định là sự kết hợp tinh tế của kiến trúc, văn hoá Đông và Tây, được thiết kế công phu, tinh xảo, lộng lẫy. 

2.2. Kiến trúc lăng Khải Định Huế

Lăng Khải Định Huế lưu giữ nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, là minh chứng cho sự giao thoa văn hóa Việt Nam với các nước phương Tây nổi bật một thời. Tổng thể lăng Khải Định Huế là một khối nổi hình chữ nhật, gồm có 127 bậc thang, qua 37 bậc đầu tiên là cổng Tam Quan, tiếp đến là Nghi Môn và sân Bái Đính, trên cao là hai tầng sân, mỗi tầng cách nhau 13 bậc, Cung Thiên Định nằm ở vị trí cao nhất.

Lăng Khải Định có lối kiến trúc giao thoa hài hòa giữa phong cách Á - Âu, cổ điển và hiện đại, ngoài ra, lăng tẩm triều Nguyễn này còn tọa lạc ở khu vực thiên nhiên phong phú, đa dạng, có núi đồi, khe suối bao quanh, tạo khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ… Những điều này giúp cho lăng Khải Định trở thành lăng tẩm độc đáo nhất trong các lăng mộ ở nước ta.

3. Các khu vực tham quan nổi bật bên trong lăng Khải Định Huế?

3.1. Cổng Tam Quan 

Cổng Tam Quan nổi bật với lối kiến trúc uy nghiêm, bề thế, là lối dẫn vào tham quan lăng Khải Định Huế, bạn sẽ cần bước qua 37 bậc đầu tiên để đến nơi. Các trụ tại khu vực cổng Tam Quan được xây dựng theo phong cách Ấn Độ giáo, cho thấy sự giao thoa văn hóa, kiến trúc Việt Ấn độc đáo.

3.2. Nghi Môn và sân Bái Đính 

Từ cổng Tam Quan, bạn đi tiếp 29 bậc để đến khu vực Nghi Môn và sân Bái Đính, ở đó, bạn sẽ choáng ngợp khi được chiêm ngưỡng tượng các cận thần và binh lính xếp thành bốn hàng đối xứng, các tượng đều được trạm trổ những họa tiết vô cùng tinh xảo.

3.3. Khám phá Cung Thiên Định tại lăng Khải Định 

Sau khi đi qua tầng chuyển cấp (tầng 3 và 4) bên trong lăng Khải Định Huế, bạn sẽ đến được Cung Thiên Định, nằm ở tầng thứ 5 cao nhất, là nơi chôn cất thi thể của vua Khải Định, và cũng là khu vực tham quan độc đáo nhất, cho thấy sự sáng tạo, phá cách và yêu nghệ thuật của vị vua triều Nguyễn Khải Định.

3.4. Trải nghiệm kiến trúc độc đáo ở Điện Khải Thành trong lăng Khải Định 

Điện Khải Thành là một phần trong Cung Thiên Định, là nơi đặt án thờ và thi hài vua Khải Định, phía dưới điện đặt thi hài vua, bên trên là tượng đồng vua Khải Định. Kiến trúc ở Điện Khải Thành cho thấy sự công phu và tinh xảo. Giữa Điện Khải Thành là chính tẩm, có Bửu Tán nặng 1 tấn làm từ bê tông cốt thép, nhưng nhìn vào vô cùng thanh thoát, mềm mại.

3.5. Chiêm ngưỡng tượng đồng vua Khải Định trong lăng 

Lăng Khải Định Huế được nhận định là lăng tẩm phá cách, đi theo lối thiết kế riêng, bên trong có hai pho tượng bằng đồng tạc hình nhà vua với tỷ lệ 1:1: (các lăng tẩm khác không có tượng vua ở trong lăng).

2 pho tượng bên trong lăng Khải Định Huế gồm 1 tượng ngồi trên ngai vàng trong Điện Khải Thành, một pho tượng đứng:

 

Pho tượng trên ngai vàng ở Điện Khải Thành do hai người Pháp tạc và đúc tượng vào năm 1920, và nghệ nhân người Huế thực hiện phần dát vàng. Pho tượng đứng do một lính thợ, quê ở Quảng Nam đúc tại Huế, ban đầu tượng được đặt ở Cung An Định, đến năm 1975 mới chuyển vào Cung Thiên Định4. Hướng dẫn tham quan lăng Khải Định chi tiết 4.1. Thời gian nên tới lăng Khải Định ở Huế

Để chuyến tham quan lăng Khải Định Huế hoàn hảo, bạn nên đi đến Huế vào khoảng tháng 1 đến tháng 2, lúc này thời tiết ở Huế khá đẹp, không mưa cũng không quá nắng, rất thích hợp để tham quan các điểm di tích lịch sử.

4.2. Cách di chuyển tới lăng vua Khải Định

Lăng Khải Định Huế nằm ở khu vực khá gần trung tâm thành phố Huế, chỉ khoảng 9km, nên việc đi lại khá thuận tiện, mất khoảng 20 phút di chuyển. Từ trung tâm thành phố Huế, bạn di chuyển về hướng Tây lên đường Hà Nội, sau đó đi đến phía đường Ngô Quyền, tiếp tục đi theo hướng đường Điện Biên Phủ và Minh Mạng sẽ đến được lăng Khải Định Huế.

Lăng KHải Định Huế là công trình kiến trúc nổi bật trong quần thể di tích Cố đô Huế, được nhận định là một trong những thành tựu rực rỡ nhất của nền kiến trúc cổ Việt Nam, là điểm đến hấp dẫn bạn không thể bỏ qua khi đi du lịch Huế. 

 
1
NG
7 tháng 10 2023

Nào có tiền sẽ đi -...-

Đọc đọc văn sau và trả lời các câu hỏi: Fes-ti-van Huế đã để lại bao ấn tượng tuyệt đẹp cho du khách gần xa. Không gian Huế (cảnh sắc thiên nhiên núi sông, các công trình kiến trúc như lăng tẩm. chùa chiền, phong cảnh làng vườn...), ẩm thực Huế, thiếu nữ Huế, con người Huế, đặc biệt là những đêm ca Huế trên sông Hương đã để lại những cảm tình nồng hậu đối với những ai đã một lần đến...
Đọc tiếp

Đọc đọc văn sau và trả lời các câu hỏi: Fes-ti-van Huế đã để lại bao ấn tượng tuyệt đẹp cho du khách gần xa. Không gian Huế (cảnh sắc thiên nhiên núi sông, các công trình kiến trúc như lăng tẩm. chùa chiền, phong cảnh làng vườn...), ẩm thực Huế, thiếu nữ Huế, con người Huế, đặc biệt là những đêm ca Huế trên sông Hương đã để lại những cảm tình nồng hậu đối với những ai đã một lần đến thăm Huế. Chỉ nói riêng về ca Huế, đã tuyệt vời. Cảnh trăng nước Hương Giang. Chiếc thuyền rồng nhẹ trôi êm đềm. Hình ảnh các ca công, những nam thanh nữ tú điệu nghệ, tài hoa, duyên dáng trong sắc phục Huế. Tiếng đàn tranh réo rắt, huyền diệu. Giọng ca trầm bổng du dương, lai láng tình non nước, tình trai hiền gái lịch, tình người vấn vương... Câu 1: (0,5 điểm) Đoạn văn trên thuyết minh về đối tượng nào? Câu 2: (0,5 điểm) Đoạn văn trên giới thiệu về điều gì? Câu 3: (1,0 điểm) Hãy chỉ ra cụ thể các phương pháp thuyết minh được sử dụng trong đoạn văn trên? Câu 4: (2,0 điểm) Hãy viết đoạn văn 7-10 dòng giới thiệu về Huế nếu em chính là người hướng dẫn viên du lịch?

0
10 tháng 9 2018

Cửa Ngọ Môn

   Không chỉ có được kiến trúc độc đáo, Ngọ Môn còn là nơi khiến du khách gợi nhớ về một bề dày lịch sử phong kiến qua sự giới thiệu ngọt ngào của cô hướng dẫn viên. Tòa lầu này có địa thế rất đặc biệt. Đứng trên lầu Ngũ Phụng là một nơi rất thuận lợi để du khách chiêm ngưỡng khung cảnh xung quanh kinh thành Huế. Hướng mắt ra phía trước, giữa một khoảng không rộng lớn là lá cờ đỏ sao vàng bay phất phới trên ngọn Kỳ Đài. Đây là một công trình kiến trúc tương đối lớn, là nơi chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử quan trọng. Ngày 23/8/1945, lá cờ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lần đầu tiên được tung bay tại đây, báo hiệu sự chấm dứt chế độ quân chủ. Kỳ Đài không chỉ là công trình kiến trúc đặc sắc, mà còn là một biểu tượng của cố đô Huế. Khoảng giữa Kỳ Đài và Ngọ Môn là Quảng trường Ngọ Môn. Nhìn vào phía trong là Điện Thái Hòa được dẫn vào bằng chiếc cầu Trung Đạo bắc ngang hồ Thái Dịch, tiến đến sân Đại Triều.

7 tháng 5 2018
nỏ bít cái nào cả
7 tháng 5 2018

Tử Cấm Thành

Là vòng thành nằm trong Hoàng Thành ngay sau Lưng điện Thái Hoà. Tử Cấm Thành dành riêng cho vua và gia đình vua. Tử Cấm Thành được xây dựng năm 1804. Thành cao 3,72 mét xây bằng gạch, dày 0,72 mét, chu vi khoảng 1230 mét, phía trước và phía sau dài 324 mét, trái và phải hơn 290 mét, bao gồm gần 50 công trình kiến trúc lớn nhỏ và có 7 cửa ra vào. Đại Cung Môn là cửa chính ở mặt tiền chỉ dành cho vua đi vào. Cần Chánh (nơi vua làm việc hàng ngày). Càn Thành (nơi vua ở), Cung Khôn Thái (chỗ ở của Hoàng Quý Phi). Duyệt Thi Đường (nhà hát), Thượng Thiện (nơi nấu ăn cho vua). Thái Bình Lâu (nơi vua đọc sách)... Ngoài ra, Huế còn nổi tiếng bởi khu lăng tẩm của các vua nhà Nguyễn. Bảy lăng, mỗi lăng mang một sắc thái riêng nhưng đều là những kỳ công tạo tác của con người phối hợp với cảnh trí thiên nhiên hùng vĩ tươi đẹp và thơ mộng của xứ Huế.

Cố đô Huế với sông Hương và núi Ngự và các cung điện lâu đài, lăng tẩm, đền, miếu, chùa chiền đã có hàng mấy trăm năm lịch sử giờ đây đang được nhân dân Việt Nam cùng cộng đồng Quốc tế đóng góp công sức và tiền của để tôn tạo tu bổ giữ cho kiến trúc cố đô Huế mãi mãi là di sản văn hoá của nhân loại.

Tham khảo

- Một số công trình kiến trúc trong quần thể di tích Cố đô Huế: chùa Thiên Mụ; Đại Nội; Lăng Minh Mạng; Lăng Tự Đức; Cung Diên Thọ,…

- Một số câu chuyện về Cố đô Huế:

+ Thái hậu Từ Dũ dạy con

+ Vua Tự Đức đổi tên lăng

+ Vua Bảo Đại thoái vị.

NG
2 tháng 8 2023

Tham khảo:
- Một số công trình kiến trúc trong quần thể di tích Cố đô Huế: chùa Thiên Mụ; Đại Nội; Lăng Minh Mạng; Lăng Tự Đức; Cung Diên Thọ,…
- Một số câu chuyện về Cố đô Huế:
+ Thái hậu Từ Dũ dạy con
+ Vua Tự Đức đổi tên lăng
+ Vua Bảo Đại thoái vị.

17 tháng 7 2018

Đáp án 

Các từ ngữ điền vào chỗ chấm theo thứ tự: thiên nhiên, kiến trúc, nghệ thuật, du lịch

27 tháng 12 2023

Các từ ngữ điền vào chỗ trống theo thứ tự là :1.Thiên nhiên, 2.Kiến trúc,3.Nghệ thuật, 4.Du lịch

 

16 tháng 12 2018

- Thành phố Huế thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Tên dòng sông chảy qua thành phố Huế là sông Hương.

- Các công trình kiến trúc cổ kính của Huế: Lăng Tự Đức, Điện Hòn Chén, Kinh thành Huế, Thành Châu Hóa, Chùa Thiên Mụ.

24 tháng 5 2021

1. c

2. a

3. d

4. b

24 tháng 5 2021

1:C

2:A

3:D

4:B