K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 3 2023

Các bước nhân lên của phage trong tế bào vật chủ:

- Hấp phụ: Virus bám lên bề mặt tế bào chủ nhờ thụ thể thích hợp với thụ thể của tế bào chủ.

- Xâm nhập: Virus xâm nhập bên trong hoặc tiêm hệ gene vào bên trong tế bào chủ.

- Tổng hợp: Hệ gene của virus ức chế các quá trình tổng hợp của tế bào và kích thích hoạt động của tế bào theo hướng tổng hợp các thành phần của virus. Giai đoạn này, hệ gene của virus có thể cài xen vào DNA của vật chủ và tạo thành tiền virus, đi vào chu trình tiềm tan.

- Lắp ráp: Các capsomer tạo thành vỏ capsid rỗng và gắn hệ gene vào một cách ngẫu nhiên.

- Phóng thích: Sau khi được tạo thành, các virus con sẽ thoát ra ngoài để tiếp tục lây nhiễm vào các tế bào khác.

6 tháng 2 2023

- Các giai đoạn trong chu trình nhân lên của virus: Bám dính → Xâm nhập và đưa vật chất di chuyển vào tế bào chủ → Sinh tổng hợp vật chất di truyền (DNA, RNA, Protein) → Lắp ráp → Giải phóng

- Thời gian nhân lên của phage T4 rất nhanh (chỉ 22 phút đã tạo ra được rất nhiều tế bào mới)

23 tháng 3 2023

Các giai đoạn trong chu trình nhân lên của virus: Hấp phụ → Xâm nhập→ Tổng hợp → Lắp ráp → Phóng thích.

23 tháng 3 2023

Quá trình hấp phụ: Bề mặt tiếp xúc 

Phage: đầu mút của các sợi lông đuôi

Virus có vỏ ngoài : gai glycopro-tein nhô ra

Virus trần: Phân tử protein nhô ra ở đỉnh khối đa diện

Quá trình xâm nhập:

Phage: Sợi lông đuôi tiết ra enzyme lysozyme làm tan thành tế bào vật chủ, bao đuôi co lại đẩy DNA vào nên trong tế bào để lại vỏ capsid rỗng ở ngoài

Virus có vỏ ngoài: xâm nhập nhờ vào sự dung hợp màng sinh chất với vỏ ngoài

Virus trần :xâm nhập nhờ cơ thế thực bào, sau đó enzyme  lysozyme của tế bào vật chủ phân hủy lớp vở capsid và giải phóng hệ gene tế bào chất.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
4 tháng 9 2023

a, Mục đích của bước nhuộm mẫu vật trong quy trình làm tiêu bản của quá trình nguyên phân và giảm phân của tế bào là để nhuộm màu nhiễm sắc thể trong tế bào. Từ đây, ta có thể quan sát được hình thái, số lượng, vị trí của các nhiễm sắc thể và đoán được tế bào đang ở giai đoạn nào của phân bào.

b, Ở bước nhuộm mẫu vật trong quy trình làm tiêu bản của quá trình nguyên phân của tế bào lại cần đun nóng nhẹ ống nghiệm chứa rễ hành cùng thuốc nhuộm mà không được đun sôi do:

- Đun nóng nhẹ: giúp cấu trúc thành và màng tế bào trở nên linh động hơn, giúp thuốc nhuộm dễ dàng đi qua 2 cấu trúc này và vào trong nhân tế bào gặp nhiễm sắc thể.

- Không đun sôi do: Đun sôi có thể làm tế bào vỡ ra, giải phóng các nhiễm sắc thể ra ngoài dung dịch. Khi đó, sẽ không thể xác định được kì phân bào của các tế bào ban đầu.

c, Trong quy trình làm tiêu bản quá trình giảm phân của tế bào cần phải ngâm ống sinh tinh của châu chấu trong dung dịch nhược trương KCl và loại bỏ các phần mỡ bám xung quanh các ống sinh tinh do:

- Bình thường, việc đếm nhiễm sắc thể trong tế bào thường gặp trở ngại ở loài có số lượng hoặc kích thước nhiễm sắc thể trong tế bào lớn bởi nhiễm sắc thể có thể nằm chồng chéo lên nhau, khó quan sát.

- Trong dung dịch nhược trương KCl thì tế bào ống sinh tinh sẽ là ưu trương so với dung dịch. Do đó, nước từ môi trường ngoài sẽ đi vào trong tế bào, làm tế bào trương lên và dẫn tới sự phân tán của nhiễm sắc thể trong tế bào. Khi đó, ta có thể quan sát và đếm các nhiễm sắc thể đã được nhuộm dễ dàng hơn. Nhờ đó, việc xác định giai đoạn của phân bào cũng dễ dàng hơn.

- Cần loại bỏ các phần mỡ bám xung quanh ống sinh tinh để tránh mỡ phủ lên các tế bào, dẫn tới không quan sát được hình thái, nhiễm sắc thể trong tế bào và khó khăn trong xác định giai đoạn giảm phân của tế bào.

I. Giới thiệu về khoa học tự nhiên, dụng cụ đo và an toàn thực hành: 1. Phân biệt vật sống, vật không sống. Lấy ví dụ vật sống, vật không sống. 2. Trình bày các đặc trưng của sự sống. 3.Nêu cấu tạo và cách sử dụng kính lúp, kính hiển vi. II. Tế bào – Đơn vị cơ bản của sự sống : 1.Tế bào có những hình dạng và kích thước như thế nào? Cho ví dụ 2.Trình bày cấu tạo và chức...
Đọc tiếp

I. Giới thiệu về khoa học tự nhiên, dụng cụ đo và an toàn thực hành: 1. Phân biệt vật sống, vật không sống. Lấy ví dụ vật sống, vật không sống. 2. Trình bày các đặc trưng của sự sống. 3.Nêu cấu tạo và cách sử dụng kính lúp, kính hiển vi. II. Tế bào – Đơn vị cơ bản của sự sống : 1.Tế bào có những hình dạng và kích thước như thế nào? Cho ví dụ 2.Trình bày cấu tạo và chức năng mỗi thành phần của tế bào 3.Phân biệt tế bào động vật và tế bào thực vật; tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực. 4.Tế bào lớn lên và sinh sản như thế nào? Ý nghĩa của sự phân chia tế bào? III. Từ tế bào đến cơ thể : 1. Thế nào là sinh vật đơn bào, sinh vật đa bào. Cho ví dụ sinh vật đơn bào, sinh vật đa bào. 2. Nêu mối quan hệ giữa các cấp độ tồ chức trong cơ thể đa bào.

0
21 tháng 12 2021

C/

Các sự khác biệt chính giữa tế bào thực vật và động vật là tế bào thực vật có thành tế bào bao gồm xenlulôzơ ở phía ngoài với màng tế bào trong khi tế bào động vật thiếu thành tế bào bên ngoài màng tế bào. Tế bào là đơn vị cơ bản của cơ thể sống. ... Ví dụ, tế bào thực vật có lục lạp để thực hiện quá trình quang hợp.

D/

Vì trong tb thực vật có thành tb còn tb động vật chỉ có màng tb
⇒  thành tb giúp cơ thể thực vật đứng vững

21 tháng 12 2021

A/ Tế bào là đơn vị cấu tạo của cơ thể vì mọi cơ thể sống đều cấu tạo từ tế bào, nó là đơn vị cấu tạo bé nhất của cơ thể sống. Tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể vì cơ thể có 4 đặc trưng cơ bản là :

+Trao đổi chất 

+Sinh trưởng 

+Sinh sản 

+Di truyền 

→ Tất cả những hoạt động này được thực hiện ở tế bào.

2 tháng 9 2017

Đáp án A