K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 1 2019

đăng nội quy đê

2 tháng 1 2019

bạn đừng đăng những bài viết bậy bạ, kẻo bị vi phạm nội quy và bị kỉ luật đấy!

28 tháng 9 2019

đừng đăng linh tinh . Nhưng bn giống mik , mik hỉu mà

 xin cho tôi chia buồn cùng bạn và chúc bạn sẽ không gặp những mối tình dang dở như thế trong tương lai

cố gắng vượt qua nha bạn

15 tháng 8 2019

Thảo quả là đặc sản của núi rừng Tây Bắc, là một trong những dược liệu, hương liệu quý giá.Trong bài văn này, tác giả chỉ nói đến hương thơm hoa trái, sức sống và vẻ đẹp của thảo quả rừng Đản Khao, Lào Cai.Thảo quả khi đã vào mùa, thì ngọn gió tây “lướt thướt bay qua rừng, quyến hương thảo quả đi, rải theo triền núi...”. Lúc ấy, những thôn xóm Chin San được ướp trong hương thảo quả “ngọt lựng, thơm nồng”. Cả một không gian đất trời, núi rừng đều nồng nàn hương thảo quả: "Gió thơm. Cây cỏ thơm. Đất trời thơm”. Một cách viết tài hoa. Câu văn rất ngắn. Như nhún nhảy, điệu đà. Chữ “thơm” được điệp lại nhiều lần.Hương thảo quả không chỉ ban phát cho thiên nhiên, cho gió, cho cây cỏ, cho đất trời mà còn là tặng phẩm cho những con người đã chịu thương chịu khó gieo trồng nên cây thảo quả: “Người đi từ rừng thảo quả về, hương thơm đậm, ủ ấp trong từng nếp áo, nếp khăn”.Khi thảo quả trên rừng Đản Khao “đã chín nục” thì hương vị nó đến mê say ngây ngất kì lạ đến như thế. Phải chăng tác giả đã từng sống nhiều năm nơi núi rừng Đản Khao nên mới viết thật hay, thật say sưa về hương trái thảo quả như vậy ! Khi thảo quả chín rừng xanh được đánh thức đỏ rực lên tuyệt đẹp: “Dưới tầng đáy rừng, tựa như đột ngột, bỗng rực lên những chùm thảo quả đỏ chon chót, như chứa lửa, chứa nắng. Rừng ngập hương thơm. Rừng sáng như có lửa hắt lên từ dưới đáy rừng”. Hình ảnh ngọn lửa trong đoạn vẫn tả trái thảo quả chín rất hay và sáng tạo. Câu kết sáng bừng ngọn lửa ấy:“Rừng say ngây và ấm nóng. Thảo qua như những đốm lửa hồng ngày qua ngày lại thắp thêm nhiều ngọn mới, nhấp nháy vui mắt”.Trong chúng ta đã mấy ai được ngắm nhìn rừng thảo quả trong mùa xuân, rừng thảo quả vào mùa ? Đọc bài văn, tả cảm thấy núi rừng Tây Bắc giàu đẹp mà thảo quả là một đặc sản quý. Ta càng hiểu hơn câu tục ngữ “Rừng vàng biển bạc” mà ông cha ta thường nhắc tới.

Ta có thể thấy được hương thơm của loại quả này được tác giả trân trọng. Bằng cách sử dụng điêu luyện biện pháp lặp từ, sự nhấn mạnh về câu chữ làm nổi bật. Chỉ trong một đoạn văn ngắn, từ “ thơm” được lặp rất nhiều lần, nhưng là các trạng thái khác nhau tùy vào trường hợp muốn nêu bật hương thơm thanh mát, như niềm vui của người đi rừng, ẩn vào cùng với hương thơm đất trời, gió còn tác động đưa mùi hương lan tỏa lan rộng để chúng thơm mãi với thời gian. Thảo quả còn được tả là một loại cây phát triển rất nhanh từ bắt đầu với sự sống là những mầm sống hạt, rất nhiều cụm từ về sự trôi chảy của thời gian được tác giả sử dụng cùng với sự trưởng thành tạo quả của cây. Sản phẩm của cây là một loại quả rừng rất quý. Điểm đặc biệt của cây thảo quả là chỉ phát triển bình thường và cho ra quả nếu được trồng dưới những tán cây lớn trong rừng nguyên sinh. Loại quả này có màu đỏ rất ấn tượng mọc san sát nhau và chín thành từng chùm đỏ chót dưới gốc nhìn rất đẹp như là màu nắng hay màu lửa. Cả rừng bỗng như ấm hơn khi bới gốc thu hoạch những nương thảo quả đến vụ. Quả xinh chúm chím được tác giả ví như những ngọn lửa đỏ hồng. Loại quả này ăn vừa ngon miệng, từ lâu lại được sử dụng như một loại vị thuốc chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng giúp chữa nhiều bệnh và có giá trị, phong phú thêm nguồn dược liệu quý của Việt Nam. Có lẽ vì vậy, cây rừng tự nhiên trong những nương thảo quả luôn được người dân tự nguyện bảo vệ nghiêm ngặt từ đời này sang đời khác.

19 tháng 9 2020

con người: 

nhiễu điều phủ lấy giá gương

người trong một nước phải thương nhau cùng

Ý nghĩa:

Trong kho tàng ca dao, dân ca tục ngữ Việt Nam có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ hay đúc kết kinh nghiệm của ông cha ta về các vấn đề của đời sống xã hội, hay để lại những bài học quý báu cho đời sau. Một trong số đó là câu tục ngữ: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/Người trong một nước phải thương nhau cùng”.

Tuy chỉ có hai câu, nhưng câu tục ngữ này đã mang đến cho chúng ta một sự hiểu biết sâu sắc về tình đoàn kết, gắn bó giữa mọi người trong cùng một quốc gia, dân tộc.

Câu tục ngữ có hai lớp nghĩa, xét về nghĩa đen là lớp nghĩa bao quát bên ngoài, hiện lên trong từng con chữ trong câu. Đó là tấm nhiễu điều được phủ lên giá gương có tác dụng giúp cho giá của cái gương nói riêng và toàn bộ cái gương nói chung luôn được sạch sẽ, sáng bóng và bền đẹp từ đó ta có thể hiểu về nghĩa bóng của câu tục ngữ đó là lớp nghĩa và người đọc phải suy luận ra dựa vào lớp nghĩa đen. Đó là người trong cùng một quốc gia dân tộc phải biết đoàn kết, yêu thương lẫn nhau “người trong một nước phải thương nhau cùng”, cũng như tấm nhiễu điều và giá gương gắn bó khăng khít với nhau không thể tách rời, nếu mất tấm nhiễu điều, tấm gương sẽ không còn được bền đẹp nữa. Từ đó ta suy rộng ra về con người, mọi người phải giúp đỡ, đùm bọc lẫn nhau thì mới tạo ra sức mạnh như chủ tịch Hồ Chí Minh – vị cha già của cả dân tộc Việt Nam đã từng nói: “Một cây làm chẳng nên non/ ba cây chụm lại nên hòn núi cao” hay một câu khác cũng có ý nghĩa tương tự đó là: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết/ Thành công, thành công, đại thành công”.

Qua đây, ta mới có thể hiểu sự yêu thương, đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau có ý nghĩa to lớn đến như thế nào?. Thực tế lịch sử đã chứng minh, trong những ngày đầu sau năm 1945, nước ta phải cùng một lúc đương đầu với nhiều loại giặc: giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Chính Bác Hồ của chúng ta đã phát động phong trào “Hũ gạo cứu đói” với khẩu hiệu “Một nắm khi đói bằng một gói khi no”. Phong trào được mọi người hưởng ứng tham gia rất nhiệt tình, đây chính là một minh chứng rõ nhất cho sự gắn bó đùm bọc của dân tộc ta, để từ đó với lòng yêu nước nồng nàn ta đã đánh thắng kẻ thù xâm lược và giành lại được độc lập dân tộc.

Ngày nay, câu tục ngữ vẫn còn nguyên ý nghĩa được thể hiện ở nhiều phong trào như: Chung tay góp sức hướng về mảnh đất miền Trung – mảnh đất thường xuyên hứng chịu những hậu quả nặng nề của thiên tai. Hay nhiều chương trình truyền hình ý nghĩa như chương trình “Trái tim cho em” với nội dung là gây quỹ giúp đỡ những trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh và nhiều chương trình khác.

Bây giờ và mãi mãi về sau, câu tục ngữ vẫn còn nguyên giá trị vốn có của nó, đem đến cho mọi người một bài học quý báu về tình đoàn kết, sự yêu thương đùm bọc lẫn nhau giữa người với người trong cùng một dân tộc. Đây chính là sức mạnh to lớn để giúp đất nước chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược và ngày càng giàu đẹp.

19 tháng 9 2020

quê hương, đất nước:

Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ

Ý nghĩa:

Hình ảnh quê hương đất nước được nói đến nhiều trong ca dao dân ca. Có con “đường vô xứ Nghệ quanh quanh – Non xanh nước biếc như trnah họa đồ”. Nơi ải BẮc xa xôi là “Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa – Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh”, Huế đẹp mộng mơ có “Núi Truồi ai đắp mà cao – Sông Hương ai bới, ai đào mà sâu?…”. Và có cảnh sáng sớm mùa thu trên Hồ Tây, nơi kinh thành Thăng Long “ngàn năm văn vật”:

“Gió đưa cành trúc la đà,

Tiếng chuông trấn Vũ, canh gà Thọ Xương.

Mịt mù khói tỏa ngàn sương,

Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ”.

Bài ca dao mang màu sắc một bài thơ cổ điển, đẹp như một bức tranh thuỷ mặc.

Cảnh vật Hồ Tây được miêu tả thật nên thơ: hình ảnh, màu sắc, đường nét, âm thanh hài hòa, sống động. Những khóm trúc ven hồ, cành lá um tùm rậm rạp, đeo nặng sương mai “la đà” sát mặt nước, sát mặt đất, rung rinh, đu đưa trước làn gió nhẹ. Từ láy tượng hình “la đà” – một nét vẽ thoáng và gợi cảm, đầy ấn tượng:

“Gió đưa cành trúc la đà

Cây tre, cây trúc rất gần gũi, thân thuộc với con người Việt Nam. Tre, trúc là cánh sắc làng quê. Tre , trúc là biểu tượng cho vẻ đẹp tâm hồn người thiếu nữ quê ta:

“Trúc sinh trúc mọc bờ ao,

Em xinh em đứng nơi nào cũng xinh”.

Sau khi tả cành trúc, tác giả nói về âm thanh gần, xa:

“Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương”.

Câu ca dao ngắt thành hai nhịp chẵn 4-4, hai vế tiểu đối cân xứng, hòa hợp như âm thanh tiếng chuông đền Trấn Vũ và tiếng gà gáy sang canh từ làng Thọ Xương vọng tới. Đền Trấn Vũ còn gọi là đền Quan Thánh nằmn cạnh Hồ Tây là nơi thờ đức Huyền Thiên Trấn Vũ. Tiếng gà gáy sang canh… lại làm ta tỉnh mộng, songs lại nhịp sống đời thường dân đã “Lao xao gà gáy rạng ngày, Vai vác cái cày, tay giắt con trâu…”.

Nhà thơ dân gian như đang đứng trầm ngâm, lặng ngắm cảnh Hồ Tây lúc sáng sớm.

Mùa thu, sáng sớm cảnh vật phủ mờ sương khói. Phố phường, làng mạc, cảnh vật, cỏ cây “mịt mờ” trong “ngàn sương” và “khói tỏa”. Sương phủ trắng bao la; mênh mông và mịt mù. Huyền ảo và thơ mộng qúa. Câu thưo cổ kính, chứa chan thi vị:

“Mịt mù khói tỏa ngàn sương”.

Từ láy tượng hình “mịt mờ” và hình ảnh ẩn dụ “ngàn sương” đã làm cho câu ca dao mang màu sắc cổ điển, dẫn giắt cảm xúc người đọc liên tưởng đến những vần cổ thi.

Cuối bài ca dao là hình ảnh Hồ Tây trong sương sớm được ví với “mặt gương”. Biện pháp tu từ ẩn dụ được vận dụng thần tình, vẽ lên một cảnh sắc tuyệt đẹp: “Mặt gương Tây Hồ”. Hồ Tây yên tĩnh mênh mông và bao la, nước trong xanh, phẳng lặng như một tấm gương khổng lồ. Hồ Tây, qua hàng nghìn năm là một thắng cảnh của thành Thăng Long cố đô của các triều đại Lý, Trần, Lê chói lọi trong sử sách, biểu tượng thiêng liêng của hồn nước nghìn năm. Ngày nay, nó là Hà Nội, thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bài ca dao làm đẹp tâm hồn mỗi con người Việt Nam, nó làm ta thêm yêu Hà Nội. Nhớ Thăng Long nghìn xưa, lòng ta bồi hồi tự hào về nền văn hiến Đại Việt.



 

30 tháng 3 2022

tham khảo :
 

Câu ca dao đã sử dụng phép tu từ ẩn dụ. Cô gái dùng hình ảnh "nước giếng sâu", "nối sợi gầu dài", "nước giếng cạn", "tiếc hoài sợi dây" để nói về tình cảm của mình .Cô tưởng người con trai sâu sắc nên đã dành tình cảm yêu thương sâu nặng của mình cho anh ta; tuy nhiên, cô đã nhầm người, vì vậy mà cô tiếc cho tình cảm của mình.

 

12 tháng 5 2021

caau1 

“Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long là một trong những truyện ngắn xuất sắc viết về những con người ở hậu phương luôn âm thầm lặng lẽ cống hiến hết mình cho đất nước. Đến với tác phẩm, hình ảnh anh thanh niên với những phẩm chất cao đẹp đã để lại cho người đọc ấn tượng sâu sắc.

Nguyễn Thành Long rất tinh tế khi miêu tả anh thanh niên, tác giả không để anh tự giới thiệu về mình mà làm nổi bật vẻ đẹp của anh qua cái nhìn của các nhân vật khác. Anh thanh niên 27 tuổi, sống một mình trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600 m, quanh năm mây mù che phủ. Anh làm công việc khí tượng kiêm vật lý địa cầu chuyên “đo gió, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất...” Đây là công việc vô cùng vất vả, đòi hỏi sự kiên trì, nhẫn nại, sự tỉ mỉ chính xác và có tinh thần trách nhiệm cao.Với một chàng trai trẻ đầy nhiệt huyết mà lại ở một nơi cô đơn hẻo lánh như vậy, với một công việc nhàm chán thế nhưng anh luôn hoàn thành công việc một cách xuất sắc, vượt qua tất cả khó khăn, thậm chí thức dậy lúc 1 giờ sáng với rét mướt và gió tuyết. Từ đó có thể thấy được anh là con người nhiệt huyết, tràn đầy tinh thần trách nhiệm.

Anh thanh niên mang trong mình một lý tưởng sống cao đẹp. Anh xin xung phong đi bộ đội khi đất nước có chiến tranh nhưng không được anh lại xung phong làm khí tượng trên đỉnh núi cao. Anh ý thức được rằng công việc này tuy đơn giản nhưng lại có thể đem lại lợi ích rất lớn cho cuộc sống và nhiều người khác. Trong hoàn cảnh cô đơn, nhàm chán ấy, anh vẫn cảm thấy “công việc của cháu gian khổ thế đấy chứ cất nó đi cháu buồn chết mất”.Anh quan niệm : “ khi làm việc ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được?” Hay như anh luôn đau đáu câu hỏi: ta là ai, ta sinh ra để làm gì...Có lẽ những suy nghĩ ấy đã trở thành động lực để anh vượt qua khó khăn hoàn thành công việc xuất sắc. Anh làm việc rất hiệu quả, góp phần vào chiến công chung của cả dân tộc và chiến công vẻ vang nhất là “giúp bộ đội hạ được nhiều máy bay Mỹ trên cầu Hàm Rồng nhờ phát hiện đám mây khô”.

 

Anh thanh niên còn biết cách sắp xếp một cuộc sống rất khoa học và ngăn nắp. Anh không ngừng đọc sách để nâng cao trình độ hiểu biết, xem sách như người bạn, niềm vui trong cuộc sống. Anh tự trồng hoa với một vườn hoa với đủ màu sắc, đủ chủng loại như hoa dơn, hoa cẩm chướng, anh, vàng, tím...Hay anh nuôi thêm gà để đẻ trứng bổ sung thêm thực phẩm hàng ngày vừa gợi không khí gia đình ấm áp.

Không chỉ vậy, anh thanh niên còn là người giàu tình cảm, biết quan tâm tới người khác. Anh đào củ tam thất biếu bác lái xe khi nghe tin vợ bác bị ốm, tặng cô kĩ sư bó hoa tươi và tặng giỏ trứng gà cho ông họa sĩ. Anh còn là người khiêm tốn. Khi ông họa sĩ tỏ ý muốn vẽ anh thì anh lại giới thiệu cho ông những người mà anh nghĩ xứng đáng hơn mình: ông kĩ sư vườn rau, anh cán bộ nghiên cứu sét. Anh khiêm nhường nhận rằng công việc của mình cũng bình thường và trân trọng những đóng góp, cống hiến của đồng đội.

Nguyễn Thành Long đã xây dựng thành công hình ảnh nhân vật anh thanh niên với những phẩm chất tốt đẹp. Anh là đại diện của cả một lớp thanh niên luôn nhiệt huyết, cống hiến hết mình cho quê hương đất nước.

4 tháng 4 2022

REfer

 

Nhân vật người anh cũng là nhân vật trung tâm của câu chuyện. Khi thấy em gái mình chế màu vẽ, người anh đã tỏ ý xem thường và gọi em gái là Mèo. Khi tài năng hội họa của em gái được phát hiện người anh tỏ thái độ không vui và ghen tị với Kiều Phương. Từ đây, tình cảm giữa hai anh em đã không còn thân thiết như trước.  
4 tháng 4 2022

Tham khảo:

Nhân vật người anh cũng là nhân vật trung tâm của câu chuyện. Khi thấy em gái mình chế màu vẽ, người anh đã tỏ ý xem thường và gọi em gái là Mèo. Khi tài năng hội họa của em gái được phát hiện người anh tỏ thái độ không vui và ghen tị với Kiều Phương. Từ đây, tình cảm giữa hai anh em đã không còn thân thiết như trước.

24 tháng 2 2019

các bn ơi. đây ko phải là thư nha. mk chỉ viết lên khi bùn thôi. nếu đọc thấy hay thì cho mk xin 1 like nhé. cảm ơn nhìu😍 😍 😍 😍 😍 😍 😍 😍 😍 😍 😍 😍 😍 😍