K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

Bài 2 sách Ngữ văn 11, tập một tập trung học về thơ văn Nguyễn Du, một trong ba tác giả có bài học riêng trong SGK, nhưng vẫn đọc hiểu theo thể loại. Với Nguyễn Du là học thơ chữ Hán và truyện thơ Nôm (Truyện Kiều). Ngoài ra, có yêu cầu: “Vận dụng được những hiểu biết về tác giả Nguyễn Du để đọc hiểu một số tác phẩm của tác giả này.”.

Đáp ứng yêu cầu trên, sách cung cấp các văn bản đọc hiểu gồm:

+ Bài khái quát Nguyễn Du – Cuộc đời và sự nghiệp.

+ Trao duyên (trích Truyện Kiều).

+ Đọc Tiểu Thanh kí (thơ chữ Hán).

+ Anh hùng tiếng đã gọi rằng (trích Truyện Kiều)

+ Thề nguyền (trích Truyện Kiều).

– Các văn bản đọc hiểu (gồm cả văn bản khái quát và thơ văn) đã giúp người đọc hiểu và thấy rõ chân dung nhà thơ Nguyễn Du cả ngoài đời lẫn trong thơ văn.

+ Một con người xuất thân từ một gia đình, dòng họ có hai truyền thống lớn: truyền thống khoa bảng, đỗ đạt làm quan và truyền thống văn hoá, văn học.

+ Một con người có cuộc đời từng trải với vốn sống phong phú. Nguyễn Du không chỉ là nhân chứng của thời đại mà còn sống gắn bó sâu sắc với những biến cố lớn lao của thời đại.

+ Nguyễn Du là tác giả giữ vị trí hàng đầu trong lịch sử văn học Việt Nam; một nhà nhân đạo chủ nghĩa và nhà thơ thiên tài của dân tộc.

4 tháng 2 2023

 Nhà thơ Lò Ngân Sủn được tác giả bài viết gọi là “người con của núi” vì những bài thơ của Lò Ngân Sủn khiến người đọc như được khám phá những đỉnh núi xa thơ mộng và mãnh liệt.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
21 tháng 12 2023

- Đặc điểm chung:

+ Về nội dung: bày tỏ tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước, con người, có chức năng giáo dục thẩm mĩ đến bạn đọc

+ Về hình thức: đều viết theo thể thơ tự do, ngôn ngữ, hình ảnh thơ độc đáo, hàm súc

- Ý nghĩa nội dung chủ đề trong từng văn bản thơ

+ Đất nước (Nguyễn Đình Thi): trân trọng lịch sử thăng trầm của đất nước, thể hiện lòng biết ơn đến những con người đã làm ra đất nước và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của đất nước.

+ Lính đảo hát tình ca trên đảo (Trần Đăng Khoa): trân trọng, ngợi ca tinh thần lạc quan, tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của những người lính nơi đảo xa.

+ Đi trong hương tràm (Hoài Vũ): trân trọng ngợi ca vẻ đẹp thiên nhiên và tình yêu thuỷ chung của con người.

+ Mùa hoa mận (Chu Thuỳ Liên): trân trọng, ngợi ca tình yêu thiên nhiên, nỗi nhớ quê da diết của người con đi xa trở về.

- Khi đọc hiểu các văn bản thơ tự do, cần chú ý:

+ Nhân vật trữ tình trong tác phẩm

+ Ngôn ngữ, hình ảnh và cảm hứng chủ đạo của tác phẩm.

 I. PHẦN VĂN BẢN 1. Nội dung:  Các văn bản: Buổi học cuối cùng; Đêm nay Bác không ngủ; Lượm. 2. Yêu cầu:  - Nhận biết được văn bản, phương thức biểu đạt, ngôi kể và thể loại của các văn bản. - Đọc - hiểu được nội dung, ý nghĩa và nghệ thuật của các văn bản. - Học thuộc lòng các bài thơ Đêm nay Bác không ngủ; Lượm và tóm tắt văn bản Buổi học cuối cùng. 3. Vận dụng:  - Trả...
Đọc tiếp

 I. PHẦN VĂN BẢN 1. Nội dung:  Các văn bản: Buổi học cuối cùng; Đêm nay Bác không ngủ; Lượm. 2. Yêu cầu:  - Nhận biết được văn bản, phương thức biểu đạt, ngôi kể và thể loại của các văn bản. - Đọc - hiểu được nội dung, ý nghĩa và nghệ thuật của các văn bản. - Học thuộc lòng các bài thơ Đêm nay Bác không ngủ; Lượm và tóm tắt văn bản Buổi học cuối cùng. 3. Vận dụng:  - Trả lời hệ thống câu hỏi ở phần Đọc – hiểu văn bản SGK trang 55, 67, 76. - Nhận biết được các câu hỏi dạng đọc hiểu đơn giản trong văn bản. - Rút ra bài học về nội dung và nghệ thuật ở mỗi văn bản. II. PHẦN TIẾNG VIỆT 1. Nội dung: Các biện pháp tu từ: Nhân hóa; Ẩn dụ; Hoán dụ. 2. Yêu cầu: Đọc kĩ, hiểu và nhận diện được các biện pháp tu từ trên, soạn bài và vận dụng vào trong cách nói/ viết có ý nghĩa. 3. Bài tập vận dụng: - Học sinh trả lời các câu hỏi ở trang 56, 57; 68, 69; 82, 83. - Học sinh hoàn thành các bài tập ở phần luyện tập và học thuộc ghi nhớ trong sách giáo khoa của các bài học trên. III. PHẦN LÀM VĂN 1. Thể loại: Văn miêu tả người. 2. Yêu cầu: - Đọc kĩ, trả lời câu hỏi và học thuộc ghi nhớ SGK các bài: Phương pháp tả người; Luyện nói về văn miêu tả. 
- Hiểu đặc điểm của văn miêu tả, đề văn và cách làm văn miêu tả để vận dụng vào làm một bài văn tả người. - Nắm vững các bước của quá trình tạo lập văn bản và các yếu tố quan trọng để tạo lập một văn bản thống nhất, hoàn chỉnh về nội dung và hình thức. 3. Vận dụng Các dạng đề kham khảo: Đề 1: Em hãy viết bài văn tả người thân yêu và gần gũi nhất với mình (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em…) Đề 2: Hãy miêu tả hình ảnh mẹ hoặc cha trong lúc em ốm. Đề 3: Hãy viết một bài văn miêu tả về một người bạn mà em yêu quý.

1
27 tháng 3 2020

sông nước cà mau : miêu tả+ kể

vượt thác : tự sự+ miêu tả

buổi học cuối cùng:tự sự+ miêu tả

Lượm: tự sự+ miêu tả+biểu cảm

Đêm nay Bác không ngủ: giữa tự sự+ biểu cảm + trữ tình

µ ĐỀ ĐỌC HIỂU SỐ 03: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:Đọc thơ Lò Ngân Sủn ta như được khám phá những đỉnh núi xa thơ mộng và mãnh liệt. Vậy điều gì đã nuôi dưỡng và bồi đắp nên vẻ đẹp thơ mộng và mãnh liệt ấy trong thơ ông?Trước khi trở thành nhà thơ, Lò Ngân Sủn là một người “con của núi”. Chú bé Lò Ngân Sủn sinh ra và lớn lên ở bản Qua, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Từ nhỏ, chú bé ấy...
Đọc tiếp

µ ĐỀ ĐỌC HIỂU SỐ 03: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Đọc thơ Lò Ngân Sủn ta như được khám phá những đỉnh núi xa thơ mộng và mãnh liệt. Vậy điều gì đã nuôi dưỡng và bồi đắp nên vẻ đẹp thơ mộng và mãnh liệt ấy trong thơ ông?

Trước khi trở thành nhà thơ, Lò Ngân Sủn là một người “con của núi”. Chú bé Lò Ngân Sủn sinh ra và lớn lên ở bản Qua, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Từ nhỏ, chú bé ấy đã lắng nghe từng hơi thở của cỏ cây, hoa lá, của núi rừng biên cương, đã đắm mình trong vẻ đẹp hùng vĩ của sông suối, thác đổ, sườn non… nơi quê hương xứ sở:

Những đỉnh núi xa

Rừng thông gọi đàn dê hiện gọi mơ núi

Nâng niu hạt mạch

Rừng sa mộc vạm vỡ

Quay mình những vòng đường

(Đỉnh núi xa vùng mãnh liệt)

Khi lớn lên, thế giới của cậu bé sinh ra từ bản Qua chắc hẳn không chỉ giới hạn ở bản làng biên giới nữa. Mặt đất và bầu trời đã rộng mở, muôn dặm non sông từ bắc vào nam, từ miền ngược đến miền xuôi, từ đầu non đến bãi biển… đã ùa vào tâm hồn mộc mạc, thiết tha, phóng khoáng của Lò Ngân Sủn. Nhưng vùng đất Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, miền biên cương phía Bắc của Tổ quốc vẫn là mảnh đất mẹ nuôi dưỡng, bồi đắp nên chất thơ hào sảng, trầm hùng và mãnh liệt của Chiều biên giới – bài thơ đã được phổ nhạc và trở thành một ca khúc đi cùng năm tháng:

Chiều biên giới em ơi

Có nơi nào cao hơn

Như đầu sông đầu suối

Như đầu mây đầu gió

Như quê ta ngọn núi

Như đất trời biên cương.

(Chiều biên giới)

Dù có đi khắp mọi nẻo đường, những sườn non, dốc núi, những miền thác đổ réo sôi, vắt vẻo như dây leo của quê hương vẫn là con đường quyến rũ nhất với người con của núi. Dường như đó cũng chính là con đường thơ ca của Lò Ngân Sủn:

Ta đi trên chín khúc Bản Xèo

con đường là cái hạt ta gieo

con đường là cái rễ lan tỏa

dệt nên hoa trái, tiếng chim ca

(Đi trên chín khúc Bản Xèo)

Không có tình yêu tha thiết với núi rừng, với quê hương, với “chồi non cỏ biếc”, với “đầu sông đầu suối”, với những “bậc thang mây”… chắc hẳn không thể có nhà thơ Lò Ngân Sủn với những câu thơ “vạm vỡ” mà âm vang như “con suối thác đổ”.

(Theo Nhà thơ Lò Ngân Sủn – người con của núi, Minh Khoa, báo giaoduc.net.vn, ngày 12/11/2020)

Câu 1: Vì sao nhà thơ Lò Ngân Sủn được tác giả bài viết gọi là "người con của núi”?

Câu 2: Xác định câu nêu vấn đề chính trong văn bản.

Câu 3: Những đoạn thơ được dẫn đóng vai trò gì trong bài viết?

GIÚP MÌNH VỚI MÌNH CẦN GẤP

1
24 tháng 11 2021

1. Vì nhà thơ sinh ra ở vùng núi, sống gần cây cỏ, hoa lá, núi rừng biên cương...

2. Câu nêu vấn đề chính: ''Đọc thơ Lò Ngân Sủn ta như được khám phá những đỉnh núi xa thơ mộng và mãnh liệt. ''

3. Cho thấy sự cảm nhận của nhà thơ về núi rừng, tác giả để các đoạn thơ với dụng ý cho người đọc hiểu rõ hơn về vấn đề đó. 

NG
25 tháng 12 2023

a. Nhà thơ Lò Ngân Sủn được tác giả bài viết gọi là “người con của núi” vì những bài thơ của Lò Ngân Sủn khiến người đọc như được khám phá những đỉnh núi xa thơ mộng và mãnh liệt.

b. Câu văn nêu vấn đề chính được bàn luận trong bài: Vậy điều gì đã nuôi dưỡng và bồi đắp nên vẻ đẹp thơ mộng và mãnh liệt ấy trong ông?

c. Những câu thơ được dẫn đóng vai trò minh họa rõ nét thể hiện chủ đề chính được nói đên trong bài Nhà thơ Lò Ngân Sủn thật sự là “người con của núi”.

d. Câu cuối cùng của bài viết tạo nên sự liên kết và giải thích lý do cho những câu mở đầu.

5 tháng 6 2018

4. Nội dung chính : Phản ánh thân phận lênh đênh chìm nổi và phẩm chất cao quý của người phụ nữ trong thời đại phong kiến đồng thời cảm thông cho số phận của họ.

3 tháng 3 2023

* Đặc điểm chung về nội dung và hình thức:

– Nội dung: Phản ánh được những khía cạnh mới của cuộc sống đa dạng, thể hiện những cái nhìn nghệ thuật mới của nhà thơ

– Hình thức: Thơ tự do, không có thể thức nhất định, không bị ràng buộc về số dòng, số chữ, vần, kết hợp của các đoạn làm theo nhiều thể khác nhau

* Ý nghĩa và tính thời sự của nội dung thông điệp được đặt ra trong các bài thơ

– Đất nước (Nguyễn Đình Thi): Sự suy ngẫm và cảm xúc của tác giả về đất nước trong những năm dài kháng chiến hào hùng mà thiêng liêng. Đó là hình ảnh mua thu Hà Nội trong hoài niệm; mùa thu cách mạng, mùa thu độc lập vui tươi, phấn chấn; và hình ảnh đất nước đã vùng lên giành lấy chiến thắng. Cho ta thấy tình yêu tha thiết, niềm tự hào về quê hương, đất nước đã được độc lập, có truyền thống anh hùng, bất khuất của tác giả.

 

– Lính đảo hát tình ca trên đảo (Trần Đăng Khoa): Viết về vẻ đẹp của người lính đảo và sự dấn thân của người lính. Họ thiếu thốn về cả vất chất và tình cảm nhưng tình yêu cuộc sống, tình yêu đất nước thì vẫn luôn chan chứa.

– Mùa hoa mận (Chu Thùy Liên): Thể hiện cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình về bức tranh thiên nhiên và con người Tây Bắc vào “mùa hoa mận”. Đồng thời thể hiện nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương của người đi xa.

* Điểm cần chú ý khi đọc hiểu các văn bản thơ:

– Cần nắm rõ: tên bài thơ, tập thơ, tên tác giả, năm xuât bản và hoàn cảnh sáng tác bài thơ

– Đọc kỹ bài thơ, cảm nhận ý thơ qua các phương diện: ngôn ngữ, hình ảnh, nhịp điệu

– Khi đọc cần chú ý những đóng góp riêng của tác giả bài thơ về tứ thơ, cảm hứng, tư tưởng

– Muốn hiểu và làm chủ được thế giới khép kín của bài thơ cần biết cách đi vào nó vào những thời điểm thích hợp.

29 tháng 8 2023

* Đặc điểm chung về nội dung và hình thức:

- Nội dung: Phản ánh được những khía cạnh mới của cuộc sống đa dạng, thể hiện những cái nhìn nghệ thuật mới của nhà thơ

- Hình thức: Thơ tự do, không có thể thức nhất định, không bị ràng buộc về số dòng, số chữ, vần, kết hợp của các đoạn làm theo nhiều thể khác nhau

* Ý nghĩa và tính thời sự của nội dung thông điệp được đặt ra trong các bài thơ

- Đất nước (Nguyễn Đình Thi): Sự suy ngẫm và cảm xúc của tác giả về đất nước trong những năm dài kháng chiến hào hùng mà thiêng liêng. Đó là hình ảnh mùa thu Hà Nội trong hoài niệm; mùa thu cách mạng, mùa thu độc lập vui tươi, phấn chấn; và hình ảnh đất nước đã vùng lên giành lấy chiến thắng. Cho ta thấy tình yêu tha thiết, niềm tự hào về quê hương, đất nước đã được độc lập, có truyền thống anh hùng, bất khuất của tác giả.

- Lính đảo hát tình ca trên đảo (Trần Đăng Khoa): Viết về vẻ đẹp của người lính đảo và sự dấn thân của người lính. Họ thiếu thốn về cả vật chất và tình cảm nhưng tình yêu cuộc sống, tình yêu đất nước thì vẫn luôn chan chứa.

- Mùa hoa mận (Chu Thùy Liên): Thể hiện cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình về bức tranh thiên nhiên và con người Tây Bắc vào “mùa hoa mận”. Đồng thời thể hiện nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương của người đi xa.

* Điểm cần chú ý khi đọc hiểu các văn bản thơ:

- Cần nắm rõ: tên bài thơ, tập thơ, tên tác giả, năm xuất bản và hoàn cảnh sáng tác bài thơ

- Đọc kỹ bài thơ, cảm nhận ý thơ qua các phương diện: ngôn ngữ, hình ảnh, nhịp điệu

- Khi đọc cần chú ý những đóng góp riêng của tác giả bài thơ về tứ thơ, cảm hứng, tư tưởng

- Muốn hiểu và làm chủ được thế giới khép kín của bài thơ cần biết cách đi vào nó vào những thời điểm thích hợp.

Cho đoạn văn sau:Thật vậy, khi đọc những cuốn sách khoa học thì ta mới biết được ngoài trái đất thân yêu của chúng ta là một vũ trụ bao la rộng lớn. Những công nghệ khoa học hiện đại ở các nước tiên tiến cũng đều được viết vào sách, không chỉ có sách khoa học mà còn rất nhiều thể loại sách nữa như: sách văn học, sách xã hội, sách kinh tế, sách lịch sử... Chúng giúp ta trả...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn sau:

Thật vậy, khi đọc những cuốn sách khoa học thì ta mới biết được ngoài trái đất thân yêu của chúng ta là một vũ trụ bao la rộng lớn. Những công nghệ khoa học hiện đại ở các nước tiên tiến cũng đều được viết vào sách, không chỉ có sách khoa học mà còn rất nhiều thể loại sách nữa như: sách văn học, sách xã hội, sách kinh tế, sách lịch sử... Chúng giúp ta trả lời các câu hỏi: Đỉnh núi nào cao nhất trên thế giới? Tại sao người Ai Cập biết ướp xác? Có phải từ mặt trăng ta có thể nhìn thấy Vạn lý trường thành hay không? Hay như trái đất có hình gì? Tại sao bóng đèn lại phát sáng?... Sách xã hội giúp ta hiểu biết được phong tục tập quán, dân số và rất nhiều điều kì lạ của một đất nước rất nhỏ bé hay cả một châu lục nào đó. Còn sách văn học thì làm chúng ta tìm lại chính mình, biết được những suy nghĩ riêng của mình. Qua những trang sách văn học, ta cảm nhận được một thứ tình cảm đẹp trong sáng và cả những nỗi khổ, hạnh phúc của những con người trong những hoàn cảnh khác nhau. Sách văn học luôn luôn biến đổi một cách kỳ ảo, dẫn con người từ tác phẩm này sang tác phẩm khác, giúp con người hiểu thêm về nhau, về hoàn cảnh, tập tục của nhau. Họ cùng chia sẻ những tình cảm vui buồn. Con người tìm được sự đồng cầm sâu sắc trong mỗi trang sách, quan trọng hơn nữa họ có thế tìm thấy chính mình ẩn đâu đây trong những áng văn thơ bất tán. Con người chợt thấy mình lãng mạn hơn, hay hiện thực hơn.

Đoạn văn trên phù hợp với luận cứ nào?

A. Sách là sản phẩm của văn minh nhân loại.

B. Sách có sức mạnh vượt thời gian và không gian

C. Sách đã mở ra trước mắt ta một chân trời mới!

D. Cả ba đáp án trên.

1
11 tháng 1 2017

Chọn đáp án: A