K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc và sửa đoạn văn này giúp em:(.Nếu thấy chỗ nào không mạch lạc hay dùng từ không hay thì sửa và in đậm để bài văn e đc hoàn chỉnh hơn: Trong cuộc sống, Bạn đã từng bao giờ thất bại chưa? Câu hỏi quá là quen thuộc với tất cả mọi người, chắc chắn với một con người đều trải qua ít nhất là một lần thất bại không ai có tránh được điều đó. Nhưng thất bại không phải là để con người từ...
Đọc tiếp

Đọc và sửa đoạn văn này giúp em:(.Nếu thấy chỗ nào không mạch lạc hay dùng từ không hay thì sửa và in đậm để bài văn e đc hoàn chỉnh hơn:
 

Trong cuộc sống, Bạn đã từng bao giờ thất bại chưa? Câu hỏi quá là quen thuộc với tất cả mọi người, chắc chắn với một con người đều trải qua ít nhất là một lần thất bại không ai có tránh được điều đó. Nhưng thất bại không phải là để con người từ bỏ, mà thất bại là hình thành nên ý chí nghị lực của bản thân. Điều này được ông cha ta đúc kết trong câu tục ngữ " Có chí thì nên ".

    Câu tục ngữ nghe có vẻ ngắn gọn và đơn giản nhưng ẩn chứa một ý nghĩa thật lớn lao. “Chí” có thể hiểu là sự quyết tâm, nghị lực, hoài bão, lý tưởng khi thực hiện một kế hoạch hay làm một điều gì đó. “Nên” ở đây tức là đạt được thành công, đạt được kết quả như mong muốn, như đã đặt ra. Như vậy, cùng với cách nói “Có… thì”, như một lời khẳng định đanh thép, ông cha ta đã đặt ra vài trò của ý chí, nghị lực trong cuộc sống, cụ thể là trên con đường thành công của mỗi người. Con người ta cần có sự kiên trì, quyết tâm, lý tưởng thì mọi khó khăn, gian nan, thử thách, thất bại đều sẽ có thể vượt qua và đạt được kết quả như mong ước.

Trên đường đời, không phải lúc nào cũng bằng phẳng, dễ đi, có những thời điểm ta gặp phải những ghềnh thác, chông chênh, đó là điều khó tránh khỏi. Những lúc như vậy, nếu không bản lĩnh, thiếu đi ý chí ta sẽ dễ dàng lùi bước, thậm chí là ngập chìm trong sự dằn vặt, khổ đau. Trái lại, nếu có ý chí, nghị lực thì sẽ vượt khó, giải nguy dễ dàng hơn. Nếu ta kiên trì theo đuổi, lấy thất bại làm kinh nghiệm, lấy ý chí làm động lực thì ghềnh thác đường đời chỉ là những chướng ngại bên đường, chỉ là bậc thang để mang đến cho chúng thành công có ý nghĩa hơn mà thôi. Ý chí quyết định rất lớn đến sự thành công của con người, mỗi thành công đều mang màu ý chí. Chưa có người thành công nào mà thiếu đi ý chí, cũng chẳng có kẻ thất bại nào bảo mình thừa bản lĩnh. Nếu chưa vươn tới thành công thực thụ thì chắc chắn rằng đó là do bạn chưa đủ ý chí, sự kiên trì theo đuổi mục tiêu của mình mà thôi.

Thật vậy, trong thực tế, ta gặp không ít những tấm gương sáng về nghị lực, ý chí phi thường. Họ vượt qua những trở ngại, khó khăn và sức mạnh của niềm tin, sự kiện trì với ý chí vững vàng.Đó chính là chủ tịch Hồ Chí Minh,người cha già kính yêu của dân tộc,người đã dẫn dắt đất nước Việt Nam thoát khỏi ách nô lệ.Khi còn là thanh niên,Người đã quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước từ hai bàn tay trắng.Người đã phải đi khắp bốn bể năm châu hơn ba mươi năm trời để tìm ra con đường độc lập cho dân tộc ta. Trong khoảng thời gian ấy Bác đã làm mọi việc để kiếm sống và làm cách mạng: lúc làm phụ bếp trên con tàu Pháp, khi làm người cào tuyết giữa mùa đông lạnh giá ở Luân Đôn,… Mặc dù mệt mỏi như vậy, khó nhọc như vậy nhưng Người không lần nào chịu bỏ cuộc, tiếp tục cố gắng không ngừng. Và rồi, Người đã tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam ta và đưa đất nước Việt Nam trở thành một đất nước độc lập.

Bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh thì thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký cũng là một tấm gương sáng khác để chúng ta noi theo. Cậu bé Nguyễn Ngọc Ký khi còn nhỏ vô cùng hiếu học. Cho đến năm lên bốn tuổi, một cơn bạo bệnh đã cướp mất đôi bàn tay của ông. Tưởng như sự nghiệp học hành phải chấm dứt, nhưng bằng nghị lực phi thường cùng như lòng kiên trì không ngại khó khăn, ông đã rèn luyện viết chữ bằng chân. Dù rất khó khăn, nhưng ông vẫn kiên trì khổ công tập luyện. Ý chí đã giúp anh đạt ý nguyện: viết được chữ và viết rất đẹp. Không những thế, anh lại còn trở thành thầy giáo giỏi. Ý chí đã giúp anh vượt qua số phận, hòa nhập với cộng đồng và trở thành người có ích cho xã hội. Tấm gương về ý chỉ của thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký là động lực giúp những người khuyết tật vươn lên, hòa nhập với cộng đồng.

Một tấm gương điển hình khác đó chính là Nguyễn Hiền.Vì hoàn cảnh nghèo khó,câu không có tiền đi học.Ngày ngày,cậu vẫn kiên trì đứng ngoài cửa lớp để học lỏm.Dù làm bất kể có việc gì vẫn dành thời gian học bài, viết chữ cả trên đất, trên cát, trên tàu lá chuối. Nhớ sự cố gắng không ngừng nghỉ, cậu bé nghèo ấy sau này đã đỗ đạt trạng nguyên, giúp đời, giúp nước.

Hay như nhà bác học Thomas Edison cũng khiến người ta phải khâm phục về ý chí của mình. Ông là người đã sáng tạo ra bóng đèn điện qua hai ngàn lần thử nghiệm. Mỗi lần thử nghiệm thất bại, ông đều tự nhủ lần sau sẽ là thành công. Cứ như vậy tới hơn hai ngàn lần thì ông đã thành công thực sự. Nếu không có ước mơ thắp sáng nhân loại đủ to lớn và mạnh mẽ cùng với sự kiên trì vượt qua khó khăn, vượt qua thất bại thì có lẽ ông đã không thể thành công sau nhiều lần thất bại như vậy. Ngoài ra, còn có các danh nhân mà có thể ai cũng biết đến như: Newton, Albert Einstein… Từ đó, ta thấy được rằng những nhân vật, danh nhân nổi tiếng đều có ý chí quyết tâm rất cao và nghị lực bền bỉ.Những con người tài năng ấy là những tấm gương sáng để chúng ta học tập theo.

Vậy nên, ý chí, nghị lực luôn có mặt và ở xung quanh ta, nó rất cần thiết.Nếu chỉ một lần thất bại mà đã vội nản lòng, nhụt chí thì sẽ không bao giờ ta đạt được mục đích, và ta sẽ chẳng bao giờ nếm được cái mùi vị tuyệt vời của sự thành công đâu! Nếu Edison nhụt chí ngay từ lần đầu chế tạo bóng đèn điện thì sẽ chẳng bao giờ ông làm ra được nó cả. Hãy nghĩ thử xem, nếu ai cũng nản lòng, thất bại như vậy thì có lẽ nhân loại sẽ không bao giờ được sống trong xã hội văn minh, hiện đại này với tivi, máy tính, hay các trang thiết bị thông minh. Thế thì sao? Con người sẽ mãi mãi sống trong thời cổ đại mà thôi! “Có chí thì nên”, câu châm ngôn “như đinh đóng cột” ấy đặt chúng ta trước một phương châm, một kim chỉ nam định hướng cho cuộc đời mình. Đó là một chân lý chắc chắn. Nó khẳng định giá trị, ý nghĩ của ý chí và cả sự kiên trì lẫn bên trong.

Thật đáng thương cho những người dễ nản chí, nhụt chí, thấy khó khăn đã vội chùn bước mà không nghĩ đến cách giải quyết nó. Họ sẽ dễ có những cái nhìn bi quan về cuộc sống, cảm thấy áp lực với mọi việc xung quanh. Họ sống không mục đích, không lý tưởng mà dễ trở nên oán trách xã hội, quay lại hại những người khác. Điều đó thật đáng sợ biết bao! Tự họ lại biến thành gánh nặng của người khác, làm chậm lại quá trình phát triển của xã hội.

        Câu tục ngữ: “Có chí thì nên” đã trở thành một chân lí. Bạn đừng nên nản chí, chính những khó khăn, thử thách khiến bạn như phải bỏ cuộc đó sẽ rèn luyện cho bạn thêm nhiều kinh nghiệm, sắt đá. Những người sống có mục tiêu cụ thể, chí hướng rõ ràng, đồng thời họ có ý chí, nghị lực để vượt qua khó khăn, gian khó kia thì chắc chắn họ sẽ đạt thành công. 

0
Em phải giúp bạn trình bày luận điểm (e) thành một đoạn văn nghị luận. Hãy cho biết: a) Trong các câu sau, có thể dùng những câu nào để giới thiệu luận điểm (e)? trong số đó, em thích câu nào nhất? (1) Tuy nhiên, các bạn ấy chưa thấy rằng, bây giờ càng ham vui chơi, không chịu học hành thì sau này càng khó có được niềm vui trong cuộc sống. (2) Do đó, các bạn ấy chưa thấy rằng, bây...
Đọc tiếp
Em phải giúp bạn trình bày luận điểm (e) thành một đoạn văn nghị luận. Hãy cho biết: a) Trong các câu sau, có thể dùng những câu nào để giới thiệu luận điểm (e)? trong số đó, em thích câu nào nhất? (1) Tuy nhiên, các bạn ấy chưa thấy rằng, bây giờ càng ham vui chơi, không chịu học hành thì sau này càng khó có được niềm vui trong cuộc sống. (2) Do đó, các bạn ấy chưa thấy rằng, bây giờ càng ham vui chơi, không chịu học hành thì sau này càng khó có được niềm vui trong cuộc sống. (3) Nhưng các bạn có nên cứ chểnh mảng trong học tập như thế hay không? Xin hãy nhớ rằng, bây giờ càng ham vui chơi, không chịu học hành thì sau này càng khó có được niềm vui trong cuộc sống. Hãy nghĩ thêm một vài câu giới thiệu luận điểm khác. b) Nên sắp xếp những luận cứ dưới đây theo trình tự nào để sự trình bày luận điểm trên được rành mạch, chặt chẽ? (1) Sau này, khi lớn lên, bạn sẽ sống trong thời đại mà trình độ khoa học – kĩ thuật và văn hóa – nghệ thuật ngày một nâng cao. (2) Trong xã hội ấy, làm việc gì cũng phải có tri thức. (3) Muốn có tri thức thì phải chăm chỉ học tập, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. (4) Do đó, người học sinh hôm nay càng ham chơi, không chăm học thì ngày mai càng khó có thể làm được việc gì có ý nghĩa, và do đó, càng khó có được niềm vui trong cuộc sống. c) Bạn em muốn kết thúc đoạn văn bằng một câu hỏi giống câu kết đoạn trong văn bản Hịch tướng sĩ: “Lúc bấy giờ, dẫu các người muốn vui vẻ phỏng có được không?”. Theo em, nên viết câu kết đoạn như thế nào cho phù hợp với yêu cầu của bạn? Ngoài cách vừa nêu, em còn có thể kết thúc đoạn văn ấy theo cách nào khác nữa? d) Đoạn văn viết theo cách trên đây là đoạn văn diễn dịch hay quy nạp? Vì sao?
2
13 tháng 10 2019

a. Trong những câu được dẫn, câu (3) hay hơn cả vì thể hiện được tình cảm, cảm xúc (lòng mong muốn bạn tiến bộ) của người viết được bộc lộ rõ ràng, do đó hiệu quả thuyết phục sẽ cao hơn.

b. Cách sắp xếp các luận cứ theo trình tự trong sách đã thể hiện tính lô-gíc, chặt chẽ :

Ba câu đầu là hệ thống lập luận theo hướng thuận:

- Câu (1) nêu một vấn đề về tương lai, trong đó trình độ khoa học – kỹ thuật và văn hoá - nghệ thuật ngày một nâng cao.

- Câu (2) xác định vai trò của tri thức trong xã hội đó.

- Câu (3) được suy ra từ câu (2) : muốn có tri thức thì phải chăm chỉ học tập.

- Câu (4) là một kết luận có tính tất yếu và giàu sức thuyết phục.

c. Cách kết đoạn như của bạn ("Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không ?") có những đặc điểm :

- Cách viết đó tạo ra một giọng điệu tinh nghịch (thậm chí hơi suồng sã), điều đó có thể làm giảm tính thuyết phục của đoạn văn.

- Để kết luận được như vậy, cả bài văn cũng phải có một giọng điệu tương tự thì mới phù hợp. Điều này thật khó tạo được hiệu quả như ý muốn.

Nói chung, để kết thúc đoạn văn này có thể sử dụng nhiều cách khác nhau, nhiều giọng điệu khác nhau nhưng điều chủ yếu nhất là những giọng điệu đó phải xuất phát từ (và cũng phải thể hiện được) một tình cảm bè bạn chân thành, từ lòng mong muốn thực sự cho sự tiến bộ của bạn cũng như của cả tập thể lớp.

d. Nếu kết luận theo hướng trên (câu chủ đề ở cuối đoạn) thì đây là một đoạn văn được viết theo lối quy nạp.

Nếu kết luận theo hướng trên (câu chủ đề ở cuối đoạn) thì đây là một đoạn văn được viết theo lối quy nạp.

Ví dụ :

"Người học sinh hôm nay càng ham chơi, không chăm học thì ngày mai càng khó có thể làm được việc gì có ý nghĩa, và do đó càng khó có được niềm vui trong cuộc sống. Điều đó được giải thích như sau : cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học – kỹ thuật, xã hội càng ngày càng phát triển, càng đòi hỏi con người phải được trang bị hệ thống tri thức tiên tiến...".

13 tháng 4 2022

:VVV

14 tháng 4 2017

Qua những văn bản em tạo lập trong các tiết Tập làm văn.

- Khi tạo lập các văn bản ấy, điều em muốn nói thật sự cần thiết

- Khi kể chuyện, miêu tả, bày tỏ nguyện vọng em xưng hô “em”, sử dụng ngôn ngữ linh hoạt tùy thuộc vào yêu cầu đề bài đưa ra

- Em thường lập dàn ý khi làm văn. Theo em, khi xác lập bố cục bài văn sẽ có trình tự hợp lý, rõ ràng giữa các phần

- Sau khi làm văn em thường dành ra 10 phút đọc và kiểm tra lại, điều này giúp em hạn chế lỗi sai, thiếu ý trong quá trình làm

NG
23 tháng 10 2023

1. Đọc xong Câu chuyện "Đồng hồ Mặt Trời", em vô cùng yêu thích cậu bé I-sắc Niu-tơn. Trong câu chuyện, I-sắc Niu-tơn là một cậu bé ham học hỏi. Dù còn nhỏ tuổi nhưng Niu-tơn đã có thể tự tay làm ra các món đồ chơi cầu kì. Đặc biệt, Niu-tơn còn có tài quan sát vô cùng tỉ mỉ, cẩn thận. Cậu đã ghi chép lại sự thay đổi về vị trí của chiếc bóng. Từ đó, chế tạo ra đồng hồ mặt trời. Đây là một sáng chế vô cùng hữu ích với bà con trong làng. Nhờ có chiếc đồng hồ mà mọi người có thể nhận biết được thời gian. Qua nhân vật, em học được sự kiên trì, sẵn sàng tích lũy kiến thức mọi lúc, mọi nơi.

Các yêu cầu còn lại em tự thực hiện.

NG
30 tháng 9 2023

Em tiến hành chỉnh sửa bài. 

27 tháng 6 2018

Đáp án B

7 tháng 6 2017

Đáp án B

11 tháng 12 2017

Chọn B

6 tháng 5 2017

Chọn B

7 tháng 9 2019

Đáp án C

5 tháng 10 2021

B ông X vì câu bạn hỏi có nói là

ông X thấy bài thơ hay nên đã chỉnh sửa một số câu thơ để gửi đăng báo và phát trên các phương tiện truyện thông

đó