K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 5 2022

ko vì ko thể

 

9 tháng 5 2022

Mình ngĩ chắc 0 được

18 tháng 7 2021

Em tham khảo nhé:

Biện pháp tu từ thứ nhất được sử dụng trong câu ca dao trên là biện pháp so sánh "mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày". Việc so sánh mồ hôi chảy như mưa rơi xuống ruộng để diễn tả sự vất vả cực nhọc của người nông dân làm đồng giữa trưa hè nóng nực oi ả để làm được bát gạo cho người ăn.

Biện pháp tu từ thứ hai được sử dụng trong câu ca dao trên là biện pháp nói quá "mồ hôi thánh thót" để nói lên rằng mồ hôi rơi rất nhiều, lã chã, tưởng chừng như phát ra được âm thanh như tiếng mưa rơi; thể hiện sự vất vả, cực nhọc của người nông dân làm đồng.

18 tháng 7 2021

Tham khảo nhé !

 Biện pháp so sánh,  nói quá“ mồ hôi thánh thót như mưa”,

Tác dụng :  : cụ thể hoá hình ảnh giọt mồ hôi rơi và gây ấn tượng về công việc cày đồng “ buổi ban trưa” vô cùng vất vả. khó nhọc.

Vào buổi chưa thì trời nắng nên rất nóng đặc biệt là ở ngoài trời và chính vì khi trời nóng thì để hạ nhiệt cho cơ thể thì tuyến mồ hôi ở da hoạt động và da lúc này toát ra mồ hôi để hạ nhiệt cho cơ thể nhưng vì do làm việc nặng nên rất là nóng nên da tiết mồ hôi rất nhiều để hạ nhiệt cơ thể.

26 tháng 1 2021

Giải thích :  Vì buổi ban trưa trời nắng lên làm cho cơ thể người có các cơ chế điều hòa thân nhiệt như tăng, giảm quá trình dị hóa, điều tiết sự co dãn mạch máu dưới da và cơ co chân lông, thoát mồ hôi để đảm bảo sự cân bằng giữa sinh nhiệt và tỏa nhiệt. 

12 tháng 10 2021

Tham khảo:

1. Mở bài

Ca dao tục ngữ một thể loại rất đặc trưng của dân tộc VN, xuất hiện lâu đờiNội dung phản ánh chân thực, thơ bay bổng, không gò bó trong quy tắc, một phần trong đời sống dân ta xưaBài ca dao Cày đồng đang buổi ban trưa…dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần” đã trở nên bất hủ. 

2. Thân bài

Xúc tích chỉ có vỏn vẹn bốn dòng.Nỗi vất vả của người dân nước ta, quanh năm gắn bó với ruộng đồng, một nắng hai sương để làm ra hạt gạoTrong hai câu đầu tiên:Tả bức tranh chân thực sự cần cù lao động, sự cực nhọc của người dân trên những thửa ruộng dài xa tít tắp, rộng.Thời tiết nước ta lại vốn khá khắc nghiệt lúc mưa dầm, lũ ngập, lúc nắng gắt…. người làm nông nghiệp còn khổ gấp nhiều lầnThứ giúp sức cho người làm nông là cái cày và con trâu , tô đậm con người lên giữa không gian.Đều đặn sáng tinh mơ, những ngày mùa, người ta còn phải làm việc quên giờ giấc làm đất rồi phải gieo mạ, rồi cấy…Hình ảnh so sánh cụ thể, từ tượng thanh “thánh thót” rất nhiều, rất nhanh, việc khó khăn, tốn sức khỏe nhấtDùng cách nói cường điệu, sự xót xa, thương cảm cho người dân lao độngTrong hai câu tiếp theo:Lời nhắc nhở đầy ẩn ý sâu sắc.Khi thiên tai ập đến, những nỗi lo, miếng cơm manh áo của mình đang ở trên đồng, hi sinh sức lực của mình để chống hạn, chống ngập…Bát cơm đầy, những hạt gạo trắng đó mang công sức của người làm ra nó bằng bao mồ hôi, cả mệt mỏi, nước mắtSống có tình người, có đạo đức. Được thành quả phải luôn biết nhớ người làm ra nó. là đạo lý “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” 

3. Kết bài

Câu chuyện về vấn đề “uống nước nhớ nguồn” vẫn đang được diễn ra hàng ngày.Biểu hiện cụ thể là sự trân trọng và biết ơn sâu sắc, biết bảo vệ, phát huy giá trị cao quý, những hành động đi ngược lại thì bị lên án và phê phán, nâng cao trách nhiệm giáo dục.
12 tháng 4 2019

So sánh mồ hôi thánh thót như mưa, người nông dân đã muốn diễn tả cụ thể nỗi khó nhọc, vất vả của công việc mình làm. Bên cạnh đó từ láy thánh thót gợi lên hình ảnh từng giọt mồ hôi rơi xuống liên tục, giọt ngắn giọt dài. Tóm lại, câu một chỉ giới thiệu hoàn cảnh lao động, câu hai đã miêu tả hình ảnh một cách cụ thể sinh động, gợi hình, gợi cảm. Tuy sự so sánh này có tính cách thậm xưng nhưng vẫn gây xúc động mạnh cho chúng ta.

12 tháng 4 2019

Biện pháp tu từ:  Phóng Đại, So Sánh
Công việc đồng áng vào ngày mùa phải bận rộn lắm, thế nên mới cày giữa trưa. Và cày giữa trưa, trời nắng hẳn phải cực nhọc lắm. Vì vậy “mồ hôi thánh thót” cũng là điều hiển nhiên thôi. Nhưng mà “thánh thót như mưa ruộng cày” thì đích thị là nói phóng đại rồi. Cái tài của phép phóng đại là người nghe biết mà vẫn nghe, vẫn tin, vẫn đồng cảm vì nó có cơ sở thực tế. Bởi giữa trưa, trời nắng nóng, hẳn phải là thời gian nghỉ ngơi, nhưng đây lại phải cày cho kịp việc. Thế thì đem sự cực nhọc ấy mà nói “mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày” là điều dễ dàng đồng cảm. Chỉ nói như thế may ra mới nói hết được sự vất vả, cực nhọc, lao lực của người nông dân lúc này.

13 tháng 3 2023

mọi người giúp mình với mình đang cần gấp ạh

Biện pháp so sánh "Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày" 

- Từ láy "thánh thót" 

- Biện pháp nói quá "mồ hôi thánh thót như mua ruộng cày". 

Cảm nhận của em sau khi đọc bài ca dao là: 

- Em thấy được hoàn cảnh lao động vất vả của người nông dân nhân buổi ban trưa nóng nực --> cho thấy sự cần cù lao động chịu thương chịu khó của người nông dân. 

- Em học được cách trân trọng từng hạt cơm được làm ra từ đôi bàn tay chăm chỉ và vất vả của người nông dân --> nhắc nhở chúng ta khi được hưởng thành quả lao động của người khác phải biết ơn và trân trọng những giá trị đó.