K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước .Đó là một truyền thống quý báu của ta .Từ xưa đến nay ,mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi . Nó kết thành một làng sóng vô cùng mạnh mẽ , to lớn , nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm cả lũ bán nước và cướp nước.a) Chỉ ra phép liên kết chủ yếu trong đoạn văn b)...
Đọc tiếp

Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước .Đó là một truyền thống quý báu của ta .Từ xưa đến nay ,mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi . Nó kết thành một làng sóng vô cùng mạnh mẽ , to lớn , nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm cả lũ bán nước và cướp nước.

a) Chỉ ra phép liên kết chủ yếu trong đoạn văn 

b) Tác giả đã sử dụng biện phát nghệ thuật nào để thể hiện lòng yêu nước trong câu ''Nó kết thành một làng sóng vô cùng mạnh mẽ , to lớn , nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm cả lũ bán nước và cướp nước'' với hai động từ lướt qua ... và nhấn chìm ...,

tác giả đã khảng định điều gì trong lòng yêu nước ? sự khẳng định đó đã được chứng minh như thế nào trong lịch sử oanh liệt của dân tộc 

c) Chỉ ra và nêu hiệu quả của hai biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: ''Từ xưa đến nay ,mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi . Nó kết thành một làng sóng vô cùng mạnh mẽ , to lớn , nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm cả lũ bán nước và cướp nước.

help me 

0
NG
14 tháng 9 2023

- Những bằng chứng khách quan để tác giả khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”:

+ Trong lịch sử: Những trang sử vẻ vang của thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung...

+ Trong kháng chiến Pháp: Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước: “Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, từ những chiến sĩ ngoài mặt trận đến những công chức hậu phương...”.

- Lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân ta được tác giả xem là một “truyền thống quý báu” vì: truyền thống yêu nước đó đã diễn ra xuyên suốt các thời kì lịch sử, trong mọi tầng lớp nhân dân (già, trẻ, gái, trai), mọi vùng miền của đất nước (miền ngược, miền xuôi, nước ngoài, trong nước).

16 tháng 9 2023

a. Đảo ngữ: “lòng nồng nàn yêu nước” => nhấn mạnh hình ảnh, làm câu thơ thêm sinh động, gợi cảm và giàu âm hưởng.

b. Đảo ngữ: cả hai câu thơ => nhấn mạnh hình ảnh, làm câu thơ thêm sinh động, gợi cảm và giàu âm hưởng.

a: Đảo ngữ: “lòng nồng nàn yêu nước”.

Tác dụng: nhấn mạnh hình ảnh, làm câu thơ thêm sinh động, gợi cảm và giàu âm hưởng.

b: Cả hai câu thơ đều sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ.

Tác dụng: nhấn mạnh hình ảnh, làm câu thơ thêm sinh động, gợi cảm và giàu âm hưởng.

19 tháng 4 2019

Bài làm tham khảo :

Vào một buổi chiều nọ , bọn em đang tung tăng cắp  sách tới trường , vừa đi vừa trò chuyện . Lũ chim hót líu lo , các bông hoa thì đua nhau nở . Cảnh tượng của một buổi chiều đẹp đẽ vô cùng . Bỗng có một đứa trẻ tầm 4,5 tuổi đang giơ cái nón ra để xin tiền , quần áo rách rưới  . Mong mọi người đi qua sẽ bố thí cho em vài nghìn đồng . Thấy bà , chúng em vội chạy lại gần . Sau một hồi trò chuyện cùng , bọn em biết được rằng bố của em ấy đã mất sớm , ở nhà chỉ có mẹ và em . Mẹ em thì đang ốm nặng , không có tiền chữa trị nên em mới phải đi ăn xin tiền để lấy số tiền đó chữa cho mẹ . Thương cảm cho số phận , hoàn cảnh của gia đình em nhỏ nên bọn em  đã động viên , an ủi cho em , cùng nhau góp tiền để mua thuốc cho mẹ của em đó . Đứa thì 5 nghìn , 10 nghìn ,.... Tuy đồng tiền không đáng là bao nhưng nó chứa trong đó tình cảm yêu thương . Rồi một hồi sau , bọn em đến quầy bán thuốc , mua cho em ấy thuốc trị ốm . Bỗng nhìn lên đồng hồ , bọn em chợt nhớ ra giờ đi học nên tạm biệt em nhỏ rồi vội vã ôm cặp sách tới trường . Trên đường đi , hai hàng cây như đang vẫy chào chúng em . Chim họa mi hát một bài ca vui tươi , rộn rã để khen ngợi cho hành động của chúng em . Lúc vào lớp học , tiếng đọc bài của cô giáo to hơn , hay và truyền cảm hơn . Trên bảng nét viết chữ nắn nót bài học : " LÒNG YÊU THƯƠNG - CHIA SẺ " 

So sánh : Hàng cây như vẫy chào chúng em 

Nhân hóa : Chim họa mi hát một bài ca vui tươi 

Chúc bạn học tốt !

3 tháng 10 2021

Tham khảo:

Trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ, hình ảnh chị Dậu đã được thể hiện với số phận bất công và những phẩm chất tốt đẹp (câụ bị động). Thật vậy! (câu đaecj biẹt) Chính những số phận và phẩm chất đó của chị Dậu đã thể hiện được giá trị của tác phẩm, và là đại diện của cuộc sống của những người nông dân trong xã hội đương thời. Về số phận, cuộc sống của gia đình chị Dậu cũng túng thiếu giống như những gia đình khác. Vì nghèo mà chị Dậu phải bán con, bán chó để lo tiền sưu thuế cho chồng. Thế nhưng, chúng vẫn bắt chị phải nộp thuế cho người em chồng đã chết. Nhà chị vì không có tiền nộp mà chồng chị bị đánh đập dã man. Cái nghèo khổ làm cho chị phải nhún nhường, phải nhẫn nhịn để van xin bọn cai lệ tha cho người chồng đang đau ốm của chị. Điều này thể hiện được số phận bất công của những người nông dân thấp cổ bé họng như chị Dậu. Về vẻ đẹp, người đọc thấy được tình yêu thương dành cho chồng của chị và tinh thần phản kháng mạnh mẽ của chị Dậu. Vì tình yêu thương hy sinh cho chồng, chị Dậu luôn có những cử chỉ dịu dàng, hiền dịu với chồng mình. Và cũng vì yêu thương chồng, chị Dậu còn dám đứng lên phản kháng lũ cầm quyền vừa là đàn ông vừa được pháp luật bảo hộ. Tình yêu thương chồng đã cho chị sức mạnh để chống lại lũ cầm quyền ác độc. Đồng thời, chị còn là người có tinh thần phản kháng mạnh mẽ, chị đã chuyển từ đấu lí sang đấu lực. Lý do thứ nhất đó là tên cai lệ và người nhà lí trưởng không quan tâm đến lời van xin của chị, chúng vẫn nhảy bổ vào để đòi đánh trói chồng chị đi. Hơn ai khác, chị hiểu chồng chị đang trong tình cảnh ốm đau thế nào, nếu còn bị đánh trói thì chắc chắn chồng chị sẽ không chịu nổi. Vì vậy, hành động đó của chị chẳng phải là xuất phát từ tình yêu thương chồng, từ việc cai lệ và người nhà lí trưởng cứ một mực đòi trói chồng chị đi hay sao? Lý do thứ hai đó là tinh thần phản kháng mãnh liệt của chị. Vì chị không thể dùng cách nhún nhường nhẫn nại mà cầu xin cai lệ, người nhà lí trưởng được nên cách duy nhất chị có thể dùng đó là vùng lên đấu tranh với chúng. Một là do chị buộc phải làm thế để bảo vệ chồng trong khoảnh khắc ấy, và cũng là do chúng dồn chị đến bước đường cùng. Tóm lại, qua nhân vật chị Dậu, nhà văn Ngô Tất Tố đã thể hiện được giá trị nhân đạo và hiện thực sâu sắc của bức tranh xã hội đương thời.

Câu chuyện em yêu thích được lĩnh hội rất nhiều bài học đó là Thạch Sanh. Vốn mồ côi cha mẹ, tứ cố vô thân, cuộc sống Thạch Sanh gặp rất nhiều khó khăn: bị Lí Thông lợi dụng, cướp hết công trạng... Nhưng Thạch Sanh vẫn giữ được nhân phẩm trong sạch, không bị biến chất trước sự dày vò của số phận. Đọc xong Thạch Sanh, em hiểu được giá trị của thiên lương cao đẹp. Gặp khó không nản, thấy người gặp hoạn nạn luôn sẵn sàng ra tay cứu giúp không nảy chút lòng tham nào. Em tin rằng câu truyện Thạch Sanh sẽ có giá trị tồn tại mãi với thời gian. 

16 tháng 9 2023

Quê hương của em là một thành phố ven biển. Hằng năm, rất nhiều khách du lịch đến tham quan và tắm biển. Mỗi ngày, lượng du khách nhiều đồng nghĩa với việc rác trên bờ biển cũng nhiều hơn. Vì vậy, em đã tham gia vào câu lạc bộ tình nguyện của xã. Công việc của các thành viên trong câu lạc bộ là dọn dẹp bãi biển. Chúng em sử dụng những bao tải lớn, đeo găng tay bảo hộ. Sau đó, các thành viên sẽ được phân công dọn dẹp từng khu vực. Những đồ dùng có thể tái chế sẽ được để riêng. Công việc khá vất vả, nhưng chúng em cảm thấy vô cùng vui vẻ. Việc giữ gìn vệ sinh môi trường hoàn toàn xuất phát từ tình yêu làng quê, đất nước. Môi trường xanh – sạch – đẹp thì đất nước cũng sẽ trở nên tươi đẹp hơn.

29 tháng 12 2022

Từ khi biết tin làng chợ Dầu theo giặc tâm trạng ông Hai bị ám ảnh, ray rứt với mặc cảm là kẻ phản bội. Nghe tiếng chửi bọn Việt gian, ông cúi gằm mặt xuống mà đi. Về đến nhà, ông nằm vật ra giường, tủi thân khi nhìn đàn con. "nước mắt ông lão cứ giàn ra". Thật đáng thương làm sao! "Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ư?" Ông lại giận lây và trách cứ những người trong làng phản bội.Tóm lại, truyện ngắn "Làng" của nhà văm Kim Lân đã diễn tả rất cụ thể diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai từ khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc đến khi tin đó được cải chính. Qua diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai, ta thấy được 1 tình yêu làng yêu nước tha thiết gắn với tinh thần kháng chiến của nhân vật ông Hai. Ông Hai chính là hình ảnh tiêu biểu cho người nông dân VN trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.

*phần in đậm là câu cảm thán + cụm đt

 Nhân dân ta có một lòng yêu nước nồng nàn. Từ già đến trẻ, tất cả đều sẵn sàng hy sinh vì đất nước Việt Nam. Những cô gái trẻ độ tuổi đôi mươi, cũng chấp nhận từ bỏ lứa tuổi đẹp nhất của đời người để ra trận. Những người mẹ tần tảo đã đau khổ biết mấy khi để những người con mà họ hết lòng yêu thương ra trận. Những người phụ nữ, bất chấp tất cả, cũng cùng các thanh niên trang bị cho cuộc chiến tranh sắp đến... Tất cả những công dân Việt Nam,họ biết họ đang đối mặt với sự sống và cái chết... nhưng họ gạt bỏ tất cả nỗi sợ hãi bị tật nguyền, bị mất đi đôi chân hoặc cánh tay, tệ hơn nữa, họ sẽ chết chìm trong biển lửa tàn khốc của chiến tranh. Nhưng lý do gì đã không ngừng thôi thúc họ không được từ bỏ, rằng dù có bị tật nguyền cũng phải dũng cảm chiến đấu vì tương lai sau này? Đó là vì tinh thần yêu nước của nhân dân ta quá sâu đậm. Dường như trong dòng máu của mỗi công dân Việt Nam đều đã có sẵn tinh thần bất khuất ầy. Nó sẽ không bao giờ chịu khuất phục bởi chiến tranh, luôn sống mãi trong tim mỗi con người, mỗi công dân Việt Nam .

Hok tốt

4 tháng 3 2020

bạn tham khảo nhé

  Đất nước ta đã trải qua bao nhiêu thăng trầm bể dâu mới có được hòa bình và nền độc lập như hôm nay. Đó là nhờ vào sự nỗ lực cống hiến cũng như tinh thần đoàn kết và lòng yêu nước sâu sắc của mỗi thế hệ. Cho đến ngày nay, lòng yêu nước vẫn luôn là thứ tình cảm thiêng liêng cần được trân trọng và phát triển hơn nữa.

    Lòng yêu nước là tình yêu đối với quê hương, đất nước; nỗ lực cố gắng không ngừng để dựng xây và phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh hơn. Lòng yêu nước là tình cảm cao cả, thiêng liêng của mỗi người dành cho quê hương đất nước. Đó là yêu sông, yêu núi, yêu làng, yêu xóm, yêu người dân sống trên mảnh đất hình chữ S. Tình cảm ấy đơn giản, gần gũi và nằm ngay trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của mỗi người.

    Biểu hiện của lòng yêu nước không phải là những thứ quá cao xa, nó nằm ngay ở ý thức và hành động của mỗi người. Trong thời kỳ kháng chiến, lòng yêu nước chính là đứng lên, cầm súng ra trận chiến đấu với kẻ thù. Mọi khó khăn, gian khổ đều không ngần ngại, xông lên phía trước dành lại độc lập tự do cho nhân dân. Lòng yêu nước lúc đó mạnh mẽ và quyết liệt. Đó là tinh thần đoàn kết, giúp đỡ, tương thân tương ái, cùng nhau chống lại kẻ thù. Chiến tranh ác liệt nhưng như Bác Hồ từng nó thì “lòng yêu nước có thể nhấn chìm bè lũ bán nước và cướp nước”.

    Lòng yêu nước lúc đó chính là cố gắng không ngừng nghỉ, cố gắng ngày và đêm để giữ lấy độc lập của đất nước. Quân thù hung ác nhưng ý chí chiến đấu của nhân dân càng phải quyết tâm. Tình yêu nước nồng nàn và tha thiết đó là vũ khí để chiến thắng kẻ thù.

    Trong thời bình, lòng yêu nước thể hiện ở việc chung ta xây dựng xã hội chủ nghĩa, mang lại cuộc sống no đủ cho nhân dân và sự vững bền cho đất nước.

    Tình yêu mà chúng ta dành cho làng quên yên bình, cho những dòng sông đổ nặng phù sa, cho bãi mía nương dâu. Nhà văn Ê ren bua từng nói “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu quê hương tạo nên lòng yêu Tổ quốc”. Những tình yêu tưởng chừng như bình dị như vậy nhưng lại tạo nên một tình yêu lớn lao và cao cả hơn.

    Mỗi chúng ta từ lúc sinh ra cho tới lúc lớn khôn và trưởng thành thì gia đình là nơi nuôi dưỡng, dạy dỗ. Đó là nơi chúng ta cần yêu thương đầu tiên. Mai này chúng ta lớn lên có trường học, xã hội, những người bạn xung quanh. Chúng ta cần phải san sẻ tình yêu thương của mình cho tất cả mọi người nếu có thể. Đôi khi lòng yêu nước chỉ là tình cảm đơn giản, bình dị như vậy nhưng lại có ý nghĩa rất lớn.

     Đất nước ta đang đi lên chủ nghĩa xã hội, thế hệ trẻ cần phải cống hiến và chung tay xây dựng đất nước phát triển hơn. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường thì cần phải cố gắng chăm học, rèn luyện không ngừng để trở thành người công dân tốt cho xã hội.

    Lòng yêu nước của mỗi công dân sẽ đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Xung quanh chúng ta còn có rất nhiều mảnh đời cần sự sẻ chia và giúp đỡ. có những đứa trẻ lang thang cơ nhỡ, bị bố mẹ bỏ rơi, những cụ già neo đơn hoặc bị con cái ngó lơ. Họ cần được yêu thương và sẻ chia. Chúng ta hãy dang rộng vòng tay để yêu thương họ, kêu gọi xã hội yêu thương họ bằng những hành động thiết thực nhất.

   Tuy nhiên bên cạnh những người tràn đầy tinh thần yêu nước thì vẫn có những phần tử cố ý chống lại đất nước, chống lại chính quyền. Đó là những kẻ đi theo chủ nghĩa xuyên tạc, nói xấu đảng và chính phủ. Cần phải xử lý thật nghiêm khắc những trường hợp này để mang lại sự yên ổn của xã hội.

    Như vậy lòng yêu nước trong xã hội này là cần thiết đối với mỗi con người. Chúng ta cần phải rèn luyện tinh thần này thường xuyên để dựng xây và cống hiến cho đất nước.

p/s:ở trên mạng

chúc bạn học tốt!