K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 4 2022

Tham khảo

Ông cha ta đã để lại kho tàng tục ngữ có những lời khuyên quý giá. Một trong số đó phải kể đến câu tục ngữ "Có chí thì nên" - kinh nghiệm để con người vượt qua những thách thức trong cuộc sống nhằm vươn tới thành công.

      Trải qua bao năm tháng, câu tục ngữ vẫn còn nguyên những ý nghĩa sâu sắc, khẳng định vai trò của chữ “chí’ trong cuộc sống. Vậy “chí” là gì? “Chí được hiểu là ước mơ, hoài bão, lí tưởng cao đẹp; sự kiên trì, và quyết tâm. Ai có chí thì sẽ thành công. Điều đó được minh chứng qua bao tấm gương từ xa xưa. "Nên" chính là thành công, thành quả mà nhớ ý chí, nghị lực của con người tạo ra. Câu tục ngữ "Có chí thì nên" khẳng định tầm quan trọng của ý chí đối với sự phát triển của mỗi người trên đường đời. Có ý chí sẽ thành công, có ý chí sẽ nhận về chiến tích xứng đáng.

 

      Trên đường đời, không phải lúc nào cũng bằng phẳng, dễ đi, có những thời điểm ta gặp phải những ghềnh thác, chông chênh, đó là điều khó tránh khỏi. Những lúc như vậy, nếu không bản lĩnh, thiếu đi ý chí ta sẽ dễ dàng lùi bước, thậm chí là ngập chìm trong sự dằn vặt, khổ đau. Trái lại, nếu có ý chí, nghị lực thì sẽ vượt khó, giải nguy dễ dàng hơn. Nếu ta kiên trì theo đuổi, lấy thất bại làm kinh nghiệm, lấy ý chí làm động lực thì ghềnh thác đường đời chỉ là những chướng ngại bên đường, chỉ là bậc thang để mang đến cho chúng thành công có ý nghĩa hơn mà thôi. Ý chí quyết định rất lớn đến sự thành công của con người, mỗi thành công đều mang màu ý chí. Chưa có người thành công nào mà thiếu đi ý chí, cũng chẳng có kẻ thất bại nào bảo mình thừa bản lĩnh. Nếu chưa vươn tới thành công thực thụ thì chắc chắn rằng đó là do bạn chưa đủ ý chí, sự kiên trì theo đuổi mục tiêu của mình mà thôi.

      Thật vậy, trong thực tế, ta gặp không ít những tấm gương sáng về nghị lực, ý chí phi thường. Họ vượt qua những trở ngại, khó khăn và sức mạnh của niềm tin, sự kiện trì với ý chí vững vàng. Đó là cậu bé Nguyễn Hiền vì nhà nghèo khó có tiền đi học, ngày ngày cậu vẫn kiên trì đứng ngoài cửa lớp học lỏm. Dù làm bất kể có việc gì vẫn dành thời gian học bài, viết chữ cả trên đất, trên cát, trên tàu lá chuối. Nhớ sự cố gắng không ngừng nghỉ, cậu bé nghèo ấy sau này đã đỗ đạt trạng nguyên, giúp đời, giúp nước. Đó là chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, vượt muôn ngàn gian khó, vui bao gông cùm của giặc để tìm đường cứu nước, giúp dân tộc chiến đấu, giải phóng, thống nhất nước nhà. Thử hỏi nếu không có một ý chí sắt đá, một tinh thần thép liệu Người có thể chịu đựng những cực khổ, gian truân ấy. Chính nhờ ý chí kiên định với quyết tâm cao và lòng yêu nước thiết tha, mà Người đã lãnh đạo cuộc cách mạng nước nhà đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Đó là anh Nguyễn Vũ Hoàng, chàng trai nghèo đất Quảng miền Trung nắng cháy, hiểu thấu những vật vả của ba mẹ, từ nhỏ anh Hoàng đã chịu khó học hành để mong ngày phụ giúp gia đình. Cuối cùng thành quả nhận được là một suất học bổng du học của chương trình đường lên đỉnh Olympia khi anh giành được vọng nguyệt quế năm.

 

      Thêm ví dụ đó là ông Cao Bá Quát viết văn hay nhưng chữ lại xấu nhiều người chê. Ông đã không quản vất vả, ngày đêm kiên trì tập viết. Khi chữ viết đã đẹp hơn, ông còn tập viết lên cột nhà cho nét chữ thêm cứng cáp như ý muốn. Chỉ trong một thời gian ngắn sau này ông đã nổi danh vì “văn hay chữ tốt” nổi tiếng khắp vùng và đó cũng là một ví dụ điển hình về tính kiên trì và ý chí để đi đến kết quả thành công như mong đợi.Ý chí lớn thì đường đời có gập ghềnh, gian khó ra sao cũng có thể vượt qua. Nuôi dưỡng ý chí là điều cần thiết để mỗi người vươn tới thành công, đạt được đích đến mà mình từng mơ ước.

      Tuy nhiên, trong thực tế ta vẫn thấy nhiều người thiếu bản lĩnh, thiếu ý chí trong suy nghĩ và cả trong hành động. Việc làm chưa xong thấy khó khăn thì bỏ dở. Mới nghe vài ba người phản xét, cợt nhả lại nghĩ mình tệ hại, buông bỏ kế hoạch bản thân từng vạch ra. Một vài kẻ khác lại sống không mục tiêu, không định hướng, họ phó mặc cho đời mình cho số phận mà không hề biết rằng số phận nằm trong bàn tay chính mình. Họ sống trong một đời sống nhạt nhẽo, mãi chẳng biết mình nên làm gì, sẽ làm gì tiếp theo. Bởi thế mà ngay cả bản thân họ chẳng thế cứu nó mình thì làm gì có thể giúp ích cho xã hội.

      Qua đó, ta thấy được rằng ý chí rất quan trọng. Song, ý chí không phải là cái có sẵn mà mỗi người cần phải tôi luyện từng ngày, từ trong nghĩ suy, biến thành hành động và quyết tâm thực hiện. Phải sống có kế hoạch, làm việc có mục tiêu, phải bền bỉ, kiên trì với ước mơ. Dù thất bại đừng chùn bước, dù chông gai đừng sợ hãi, hãy vững vàng đứng dậy bước đi. Hãy rèn luyện cho bạn thân sự cứng cỏi để vững bước trên đường đời. Mô hôi, máu và nước mắt hôm nay rơi sẽ được nhận lại những quả ngọt lành ngày mai. Hãy tiến về phía trước bằng niềm tin, ý chí, nghị lực. Như Bác Hồ từng viết:

Không có việc gì khó

Chỉ số lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên

      Câu tục ngữ: “Có chí thì nên” đã trở thành một chân lí. Nó như một lời nhắc nhở, khuyên dạy chúng ta trên con đường tiến tới tương lai. Cho nên có ước mơ, hoài bão là điều rất đáng quý nhưng niềm tin, nghị lực và sự kiên trì còn đáng quý hơn, đó là những yếu tố làm nên sự thành công của con người.:" Có chí thì nên" là bài học cho bao thế hệ học sinh chúng em học tập để vượt khó, chạm tới những thành công mới.

tham khảo

https://hoatieu.vn/chung-minh-nhan-dan-ta-luon-song-theo-dao-li-an-qua-nho-ke-trong-cay-207150

24 tháng 3 2022

tham khảo

Hay: Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra, Một lòng thờ mẹ kính cha, Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con. Hoặc: Cây có cội mới nảy cành, xanh lá, Nước có nguồn mới bể rộng, sông sâu… Điều đó cho thấy nhân dân ta từ xưa đến nay sống theo đạo lí Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn.

24 tháng 3 2022

undefinedundefined

8 tháng 4 2022

mọi người giúp em với ạkhocroi

8 tháng 4 2022

Tham khảo
Dân tộc ta có một truyền thống đấu tranh chống xâm lược; đã bao thế hệ cha ông nối tiếp nhau đứng lên chống ngoại xâm để bảo vệ Tổ quốc và viết nên những trang sử oai hùng. Trong giai đoạn chống Pháp gay go ác liệt, để động viên cổ vũ lòng yêu nước của toàn dân, tại Đại hội Đảng lần II năm 1954, trong bài viết “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”, Hồ Chủ tịch đã khẳng định: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.

       Thật vậy, lòng yêu nước đã trở thành truyền thống, phẩm chất của con người Việt Nam từ thế hệ này qua thế hệ khác. Tình cảm này có khi được thực hiện bằng những hành động cụ thể, nhiều lúc thể hiện qua thơ ca. Đã có biết bao chiến sĩ, nhà thơ đã mượn lời thơ để giãi bày tấm lòng yêu quê hương của mình. Trải qua một ngàn năm Bắc thuộc, cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng là một minh chứng hùng hồn nhất của lòng yêu nước:

Một xin rửa sạch thù nhà

Hai xin nối lại nghiệp xưa họ Hùng..

       Đầu mùa xuân 1077, chiến thắng trên sông Như Nguyệt của Lý Thườrg Kiệt đánh tan 4 vạn quân Tống xâm lược đã khẳng định chủ quyền dân tộc. Ta làm sao quên được bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên, tương truyền của Lý Thường Kiệt, ngân nga trong ngôi đền bên sông ấy:

Nam quốc sơn hà nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tụi thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

       (Sông núi nước Nam - đã dịch ra tiếng Việt) Chính lòng yêu nước mãnh liệt ấy khiến Trần Quốc Tuân thốt lên những lời tâm sự thiết tha và đầy chân thành:

       “Ta thường đến bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, dẫu cho trăm thây ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn xúc ta gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng ”

(Hịch tướng sĩ)

       Và đêm đêm giấc ngủ không tròn, Nguyễn Trãi cứ mãi lo nghĩ đến quê hương đất nước:

Những trằn trục trong cơn mộng mị

Chỉ băn khoăn một nỗi bồi hồi.

       Đến lúc thực dân Pháp xâm lược nước ta, tinh thần yêu nước của nhân dân ta được phát huy cao độ.

       Với giọng thơ hào hùng, Phan Bội Châu, con người tài cao chí lớn, dù bị giam trong nhà lao vẫn tự hào, vẫn không mất nhuệ khí của người trai:

Vẫn hào kiệt vẫn phong lưu

Chạy mỏi chân thì hãy ở tù.

(Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác)

       Đối với người yêu nước, nhưng dù đày khổ sở mà bọn giặc cố tình hành hạ cũng không làm cho họ chùn bước ngã lòng, mà ngược lại đó là dịp để cho “người lờ bước” thể hiện khí phách của mình:

Những kẻ vá trời khi lỡ bước

Gian nan chi kể việc con con.

(Đập đá ở Côn Lôn )

       Từ năm 1930 cuộc đấu tranh giành độc lập được tiến hành dưới ngọn cờ của giai cấp vô sản, những người thanh niên trẻ yêu nước, giác ngộ lí tưởng sẵn sàng hiến dâng đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước.

Tôi buộc lòng tôi với mọi người

Để tình trang trải với trăm nơi

Để  hồn tôi với bao hồn khổ

Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.

(Từ ấy - Tô Hữu)

       Cũng trong lúc này, những tấm gương chiến đấu hi sinh dũng cảm của giới thanh niên đáng để chúng ta khâm phục. Họ là những chiến sĩ “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” như Lý Tự Trọng, Lê Hồng Phong, Nguyền Thị Minh Khai, Võ Thị Sáu... những Người đã viết lên những trang sử oai hùng.

       Truyền thống yêu nước của dân tộc ta được thể hiện rõ nét và tiêu biểu nhất là hình tượng Bác Hồ, người cha già của dân tộc, vị lãnh tụ đáng kính, linh hồn của cuộc kháng chiến. Bác đã từ bỏ tuổi thanh xuân của mình ra đi tìm đường cứa nước và luôn mang trong tên một quyết lâm đánh đuổi kẻ thù ra khỏi đất nước Trong ngục tù, Bác đã trằn trọc suốt đêm vì mãi lo nghĩ đến sự nghiệp cá mạng còn dang dở:

Một canh... hai canh... lại ba canh

Trằn trọc băn khoăn giấc  chẳng thành

Canh bốn canh năm vừa chợp mắt

Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh.

(Không ngủ được - Hồ Chí Minh)

       Và truyền thống ấy được dân tộc ta phát huy tới đỉnh cao nhất trong lịch đấu tranh chống ngoại xâm - cuộc chiến chống Mĩ cứu nước. Giai đoạn này to dân trỏ, già, trai, đều hiến dâng sức lực, trí tuệ của mình cho công cu: đấu tranh giữ nước:

Lớp cha trước, lớp con sau

Đã thành đồng chí chung câu quân hành.

       Và cũng có biết hao tấm gương yêu nước của các chiến sĩ cách mạng đã là cho kẻ thù khiếp sự... như anh Nguyỗn Vãn Trỗi với chín phút cuối cùng của đ anh (Sống như anh); như chị Sứ vẫn hiên ngang giữ được phẩm chất anh hù của mình trước cái chết gần kể (Hòn đất); như anh giải phóng quân kiên cường  dũng cảm trên đường băng Tân Sơn Nhất:

...Anh chẳng để lại gì cho riêng anh trước lúc lên đường.

Chỉ để lại dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỉ.

(Dáng đứng Việt Nam - Lê Anh Xuân)

       Rõ ràng với lòng yêu nước nồng nàn, nhân dân ta đã viết tiếp những trang sử vàng của Lê Lợi, Quang Trung:

Chi Lăng bài học thuở xưa

Người đi thì có, người về thì không.

       Lòng yêu nước đã khiến cho nhân dân ta có sức mạnh phi thường vượt qua mọi khó khăn gian khổ, chiến thắng bọn cướp nước và bán nước. Đáng tự hào thay sự hi sinh cao cả của những người con nước Việt.

       Có thế nói lòng yêu nước của dân tộc ta là nhân tố quyết định thắng lợi trong công cuộc đấu tranh chống xâm lược, để bảo vệ Tổ quốc. Em nguyện sống sao cho xứng đáng với truyền thống tốt đẹp của cha anh đã ngã xuống vì độc lập, tự do, vì hạnh phúc của nhân dân.

4 tháng 4 2022

Tham khảo
Ông cha ta đã để lại kho tàng tục ngữ có những lời khuyên quý giá. Một trong số đó phải kể đến câu tục ngữ "Có chí thì nên" - kinh nghiệm để con người vượt qua những thách thức trong cuộc sống nhằm vươn tới thành công.

      Trải qua bao năm tháng, câu tục ngữ vẫn còn nguyên những ý nghĩa sâu sắc, khẳng định vai trò của chữ “chí’ trong cuộc sống. Vậy “chí” là gì? “Chí được hiểu là ước mơ, hoài bão, lí tưởng cao đẹp; sự kiên trì, và quyết tâm. Ai có chí thì sẽ thành công. Điều đó được minh chứng qua bao tấm gương từ xa xưa. "Nên" chính là thành công, thành quả mà nhớ ý chí, nghị lực của con người tạo ra. Câu tục ngữ "Có chí thì nên" khẳng định tầm quan trọng của ý chí đối với sự phát triển của mỗi người trên đường đời. Có ý chí sẽ thành công, có ý chí sẽ nhận về chiến tích xứng đáng.

 

      Trên đường đời, không phải lúc nào cũng bằng phẳng, dễ đi, có những thời điểm ta gặp phải những ghềnh thác, chông chênh, đó là điều khó tránh khỏi. Những lúc như vậy, nếu không bản lĩnh, thiếu đi ý chí ta sẽ dễ dàng lùi bước, thậm chí là ngập chìm trong sự dằn vặt, khổ đau. Trái lại, nếu có ý chí, nghị lực thì sẽ vượt khó, giải nguy dễ dàng hơn. Nếu ta kiên trì theo đuổi, lấy thất bại làm kinh nghiệm, lấy ý chí làm động lực thì ghềnh thác đường đời chỉ là những chướng ngại bên đường, chỉ là bậc thang để mang đến cho chúng thành công có ý nghĩa hơn mà thôi. Ý chí quyết định rất lớn đến sự thành công của con người, mỗi thành công đều mang màu ý chí. Chưa có người thành công nào mà thiếu đi ý chí, cũng chẳng có kẻ thất bại nào bảo mình thừa bản lĩnh. Nếu chưa vươn tới thành công thực thụ thì chắc chắn rằng đó là do bạn chưa đủ ý chí, sự kiên trì theo đuổi mục tiêu của mình mà thôi.

      Thật vậy, trong thực tế, ta gặp không ít những tấm gương sáng về nghị lực, ý chí phi thường. Họ vượt qua những trở ngại, khó khăn và sức mạnh của niềm tin, sự kiện trì với ý chí vững vàng. Đó là cậu bé Nguyễn Hiền vì nhà nghèo khó có tiền đi học, ngày ngày cậu vẫn kiên trì đứng ngoài cửa lớp học lỏm. Dù làm bất kể có việc gì vẫn dành thời gian học bài, viết chữ cả trên đất, trên cát, trên tàu lá chuối. Nhớ sự cố gắng không ngừng nghỉ, cậu bé nghèo ấy sau này đã đỗ đạt trạng nguyên, giúp đời, giúp nước. Đó là chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, vượt muôn ngàn gian khó, vui bao gông cùm của giặc để tìm đường cứu nước, giúp dân tộc chiến đấu, giải phóng, thống nhất nước nhà. Thử hỏi nếu không có một ý chí sắt đá, một tinh thần thép liệu Người có thể chịu đựng những cực khổ, gian truân ấy. Chính nhờ ý chí kiên định với quyết tâm cao và lòng yêu nước thiết tha, mà Người đã lãnh đạo cuộc cách mạng nước nhà đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Đó là anh Nguyễn Vũ Hoàng, chàng trai nghèo đất Quảng miền Trung nắng cháy, hiểu thấu những vật vả của ba mẹ, từ nhỏ anh Hoàng đã chịu khó học hành để mong ngày phụ giúp gia đình. Cuối cùng thành quả nhận được là một suất học bổng du học của chương trình đường lên đỉnh Olympia khi anh giành được vọng nguyệt quế năm.

 

      Thêm ví dụ đó là ông Cao Bá Quát viết văn hay nhưng chữ lại xấu nhiều người chê. Ông đã không quản vất vả, ngày đêm kiên trì tập viết. Khi chữ viết đã đẹp hơn, ông còn tập viết lên cột nhà cho nét chữ thêm cứng cáp như ý muốn. Chỉ trong một thời gian ngắn sau này ông đã nổi danh vì “văn hay chữ tốt” nổi tiếng khắp vùng và đó cũng là một ví dụ điển hình về tính kiên trì và ý chí để đi đến kết quả thành công như mong đợi.Ý chí lớn thì đường đời có gập ghềnh, gian khó ra sao cũng có thể vượt qua. Nuôi dưỡng ý chí là điều cần thiết để mỗi người vươn tới thành công, đạt được đích đến mà mình từng mơ ước.

      Tuy nhiên, trong thực tế ta vẫn thấy nhiều người thiếu bản lĩnh, thiếu ý chí trong suy nghĩ và cả trong hành động. Việc làm chưa xong thấy khó khăn thì bỏ dở. Mới nghe vài ba người phản xét, cợt nhả lại nghĩ mình tệ hại, buông bỏ kế hoạch bản thân từng vạch ra. Một vài kẻ khác lại sống không mục tiêu, không định hướng, họ phó mặc cho đời mình cho số phận mà không hề biết rằng số phận nằm trong bàn tay chính mình. Họ sống trong một đời sống nhạt nhẽo, mãi chẳng biết mình nên làm gì, sẽ làm gì tiếp theo. Bởi thế mà ngay cả bản thân họ chẳng thế cứu nó mình thì làm gì có thể giúp ích cho xã hội.

      Qua đó, ta thấy được rằng ý chí rất quan trọng. Song, ý chí không phải là cái có sẵn mà mỗi người cần phải tôi luyện từng ngày, từ trong nghĩ suy, biến thành hành động và quyết tâm thực hiện. Phải sống có kế hoạch, làm việc có mục tiêu, phải bền bỉ, kiên trì với ước mơ. Dù thất bại đừng chùn bước, dù chông gai đừng sợ hãi, hãy vững vàng đứng dậy bước đi. Hãy rèn luyện cho bạn thân sự cứng cỏi để vững bước trên đường đời. Mô hôi, máu và nước mắt hôm nay rơi sẽ được nhận lại những quả ngọt lành ngày mai. Hãy tiến về phía trước bằng niềm tin, ý chí, nghị lực. Như Bác Hồ từng viết:

Không có việc gì khó

Chỉ số lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên

      Câu tục ngữ: “Có chí thì nên” đã trở thành một chân lí. Nó như một lời nhắc nhở, khuyên dạy chúng ta trên con đường tiến tới tương lai. Cho nên có ước mơ, hoài bão là điều rất đáng quý nhưng niềm tin, nghị lực và sự kiên trì còn đáng quý hơn, đó là những yếu tố làm nên sự thành công của con người.:" Có chí thì nên" là bài học cho bao thế hệ học sinh chúng em học tập để vượt khó, chạm tới những thành công mới.

4 tháng 4 2022

lạc đề gồi :'')

7 tháng 4 2022

Tham khảo:

Như vậy, có thể thấy bất cứ thời đại nào thì những người dân Việt Nam vẫn một lòng ghi tạc đạo lí “Uống nước nhớ nguồn, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Đó là đạo lí ngàn đời chúng ta sẽ mãi mãi tiếp bước. Nó chính là nguồn sức mạnh vô tận giúp cho nhân dân ta đoàn kết vững bước trên con đường dựng xây đất nước.

7 tháng 4 2022

tham khảo

Hay: Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra, Một lòng thờ mẹ kính cha, Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con. Hoặc: Cây có cội mới nảy cành, xanh lá, Nước có nguồn mới bể rộng, sông sâu… Điều đó cho thấy nhân dân ta từ xưa đến nay sống theo đạo lí Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn

21 tháng 3 2021

I. Mở bài: Nêu lên vấn đề cần nghị luận Cha ông ta đã trải qua nhiều kinh nghiệm thực tế đúc kết thành những câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao có ý nghĩa. Đó là những tài sản giá trị tinh thần vô giá có giá trị thiết thực đến thế hệ mai sau. Vì vậy mà nhiều người nói rằng tục ngữ là túi khôn của nhân dân. 

II. Thân bài Giải thích khái niệm – Tục ngữ là thể loại văn học được cha ông ta đúc kết từ thực tế, kinh nghiệm dưới dạng những câu nói súc tích, dễ nhớ, dễ hiểu. – Túi khôn là gì ? có thể hiểu túi là chứa đựng đồ vật bên trong, túi khôn là cái túi để chứa tri thức và trí khôn của dân gian. Chứng minh câu tục ngữ trên Ca dao tục ngữ chính là sự đúc kết từ kinh nghiệm của nhiều thế hệ trước đã trải qua nhiều quá trình khác nhau, cha ông ta đã dùng trí tuệ tổng hợp lại và truyền đạt lại cho thế hệ con cháu sau này. Có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ ở mọi phương diện. – Kinh nghiệm quan sát từ thiên nhiên “Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt”: hàng năm vào tháng 7,8 thường xảy ra lũ lụt nên kiến dự đoán trước và di chuyển đến chỗ cao hơn để trú ẩn. “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối”: thời gian tháng năm vào mùa hè nên có ngày dài đêm ngắn và ngược lại tháng mười có ngày ngắn nhưng đêm lại dài. ” Ráng mỡ gà có nhà thì giữ” mang tính dự báo về thời tiết, chuẩn bị có bão lụt, thời tiết nguy hiểm. – Kinh nghiệm sản xuất, trồng trọt “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” đưa ra các yếu tố để thành công khi trồng lúa. “Một cục đất ải bằng một bãi phân” đề cao kĩ thuật làm đất trước khi trồng trọt. “Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền” sắp xếp các mô hình mang lại giá trị kinh tế cao. – Kinh nghiệm nhìn nhận, đánh giá, khuyên răn con người “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” đề cao giá trị nhân cách của con người hơn vẻ bề ngoài. “Đói cho sạch rách cho thơm” khuyên con người nên sống trong sạch, thanh cao. “ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau” phê phán những kẻ cơ hội, rình rập, ích kỉ. – Tục ngữ khuyên răn về giáo dục “Không thầy đố mày làm nên ” đề cao công ơn giáo dục của người thầy giáo. “Học thầy chẳng tầy học bạn” thầy cung cấp kiến thức, bạn sẽ giúp ta tiến bộ. “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” phải đi nhiều, học hỏi, thu nhặt để học thêm kiến thức. Sử dụng “túi khôn” thế nào ? Tìm hiểu, sưu tầm thêm nhiều câu tục ngữ làm giàu kiến thức của bạn. Có nhiều câu tục ngữ vẫn còn nguyên giá trị đến ngày nay. Hãy vận dụng những câu tục ngữ trên vào cuộc sống để chúng thật sự hữu ích với bạn.

III. Kết bài Kết luận rằng tục ngữ phong phú, đa dạng, hữu ích, tục ngữ chính là túi khôn của nhân dân. 

Bn tham khảo nhé!

21 tháng 3 2021

Tham khảo:

Ca dao là những bài hát từ trái tim người Việt bình dân xa xưa. Nó là lời tâm sự, là tiếng than, là nỗi lòng thầm kín của những con người Việt Nam vô danh sống thầm lặng đó đây. Bên cạnh đó, có ý kiến rằng Tục ngữ là túi khôn của nhân loại. Vậy sau đây, chúng ta hãy tìm hiểu ý nghĩa và làm sáng tỏ ý kiến này.

Thông thường “túi” là một cái bọc đựng đồ dùng như “túi tiền, túi trà, túi gạo” nhưng đặc biệt hơn cả là “túi khôn”; tức là cái vật dụng trong đó chứa tất cả trí khôn. Dù ai sinh ra ngu dốt cách mấy, nắm được “túi khôn” trong tay cũng trở nên thông minh sắc sảo và thành công trong đời. Suy rộng ra, “túi khôn của nhân loại” là tất cả những kinh nghiệm hay nhất của toàn bộ những người khôn ngoan ở khắp mọi nơi: trên rừng, dưới biển, ngoài sông, trong núi v.v.. Vì sao vậy? Vì con người hơn các loài khác ở trí tuệ, từ trí tuệ phát sinh ngôn ngữ. Tục ngữ là thành tựu của ngôn ngữ, của trí tuệ và kinh nghiệm sống của loài người. Nó lại được lưu truyền bằng nghệ thuật sử dụng vần, đối cho dễ nhớ, dễ thuộc.

Lý do tiếp theo khiến tục ngữ trở thành trí khôn vì nó là kinh nghiệm của nhiều thế hệ loài người đã từng trải qua lao động sản xuất, đã từng sống trong những hoàn cảnh nghiệt ngâ nhất như thiên tai, bệnh hoạn, đói khát, chiến tranh. Từ đó, cha ông ta đã dùng trí tuệ đề rút ra những kinh nghiệm rồi truyền lại cho thế hệ con cháu để con cháu mình thành công hơn lớp người đi trước. Kho tục ngữ Việt Nam còn lại đến ngày nay là một bằng chứng thể hiện như: đấu tranh thiên nhiên, lao động sản xuất, kinh nghiệm về học tập, cách xử thế… Những câu tục ngữ về đấu tranh thiên nhiên có nhiều câu hay thể hiện trí khôn và lời khuyên nhủ của ông cha ta như: Nước chảy đá mòn, Ở bầu thì tròn ở ống thì dài, họ còn lưu truyền lại cách tiên đoán thời tiết như:

Chuồn chuồn bay thấp thì mưa 

Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm 

Hoặc: Cơn đàng Đông vừa trồng vừa chạy 

Cơn đằng Nam vừa làm vừa chơi 

Bên cạnh đó, tục ngữ Việt Nam còn truyền lại những kinh nghiệm sản xuất như:,

Nhất nước nhì phân tam cần tứ giống 

hay:

Gà đen, chân trắng, mẹ mắng cũng mua..

Gà trắng, chân chì, mua chi giống ấy.

Về học tập, cha ông ta đã truyền lại những kinh nghiệm quý như: Học một biết mười, Đi một ngày đàng học một sàng khôn, Học ăn, học nói, học gói, học mở, Học thầy không tày học bạn, Tiền học lễ, hậu học văn, Có học phải có hạnh.. Phong phú hơn cả, quý báu hơn cả là trí khôn của người xưa trong lãnh vực xử thê và rèn luyện nhân cách, đạo đức làm người. Trong lãnh vực này, tục ngữ còn lưu lại những bài học có giá trị như Tốt gỗ hơn tốt nước sơn, Uống nước nhớ nguồn, Lá rụng về cội… Những lúc thôi chỉ ngã lòng, bên tai nghe những câu: Còn nước còn tát, Có công mài sắt, có ngày nên kim, Lửa thử vàng, gian nan thử sức, chúng ta như được truyền thêm sức mạnh cho mình khi trưởng thành. Bước ra xã hội, ông bà ta lại khuyên nhủ, dạy dỗ con cháu phải có một cách sống đúng đắn đề mọi người yêu thượng. Đó là Nhàn cư vi bất thiện, Giấy rách phái giữ lấy lề, Thương người như thể thương thân..v.v..

Nói tóm lại, ý kiến cho rằng Tục ngữ là trí khôn của nhân loại thật là chính xác. Điều đó đúng cho cả tục ngữ Việt Nam và cả tục ngữ trên thế giới. Chúng em cần ra sức tìm hiểu, sưu tầm và học tập đề làm giàu vốn hiểu biết cho mình và khỏi phụ lòng tiền nhân. Như thế mới là cách đền đáp phần nào công ơn của tổ tiên ta đã đổ bao mồ hôi và xương máu để tô bồi non sông này.

 

7 tháng 3 2022

Refer

 

Để nhắn nhủ con cháu bài học về lòng biết ơn với thế hệ đi trước, với những người đã giúp đỡ mình, cha ông ta đã sáng tạo nên câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

“Ăn quả” là cụm từ chỉ hành động đón nhận, và hưởng thụ thành quả, trái ngọt đã được tạo ra, sẵn có. “Kẻ trồng cây” chính là những người đã lao động, làm việc để tạo ra những thành quả đó. Như vậy, câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là lời khuyên nhủ đối với chúng ta rằng phải biết ghi nhớ, kính trọng, trân quý những gì mình được hưởng, được nhận từ những thế hệ đi trước.

Tại sao lại như thế? Bởi vì bất kì những gì mà chúng ta nhận được ngày hôm nay, đều có bàn tay của một thế hệ khác tạo nên. Từ những con đường, quyển sách, đến sự hiện đại, hòa bình ngày hôm nay. Đó có thể là sự vất vả nhất thời, nhưng cũng có thể là nhờ sự hi sinh cả tính mạng. Tất cả đều vô cùng trân quý. Chính vì thế, khi được đón nhận, chúng ta phải nhận lấy bằng niềm biết ơn và trân trọng. Sự biết ơn ấy không phải là một điều vô cùng to lớn, mà nó thể hiện ra từ chính những cảm xúc, hành động của mỗi người. Đó là lời cảm ơn khi được nhận một món quà. Là sự trân trọng những trang sách. Là sự tri ân đến các chú bộ đội.

 

Dù vậy, hiện nay vẫn có một bộ phận người dân đi ngược lại đạo lý ấy. Họ mặc nhiên hưởng thụ mà không hề có lòng biết ơn. Họ cho rằng những điều mình nhận được là hiển nhiên và chẳng có gì là đặc biệt. Vì vậy, họ tận hưởng một cách phung phí. Hiện tượng này thật đáng trách và cần phải thay đổi ngay. Mà cách tốt nhất, chính là sự thay đổi từ chính trong giáo dục. Không chỉ qua sách vở, mà còn cần phải giáo dục qua các bộ phim, ca nhạc, báo chí.

Là một học sinh, em luôn cố gắng trao dồi bản thân mỗi ngày. Câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” chính là một “lối sống” mà em vẫn luôn lấy làm chuẩn mực để hoàn thiện bản thân.

 
31 tháng 3 2022

tham khảo 
Dân tộc Việt Nam ta qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, phát triển văn hóa dân tộc đã đúc kết và để lại cho con cháu nhiều những truyền thống quý báu, được xem là tinh hóa văn hóa của dân tộc Việt, có giá trị răn dạy, hình thành tri thức, đạo đức của nhiều thế hệ. Đồng thời tiếp thu những truyền thống văn hóa ấy của cha ông ngày nay nhân dân ta vẫn liên tục giữ gìn và phát huy chúng, tiêu biểu và nổi bật nhất là đạo lý sống: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn.

"Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" và "Uống nước nhớ nguồn" là một trong những câu tục ngữ quen thuộc nhất trong đời sống của nhân dân Việt Nam, là bài học cơ bản nhất của cha ông dành cho con cháu về lòng biết ơn. Với câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", ông cha ta đã dùng hình tượng tả thực nhắc nhở con người mỗi khi được thưởng hoa trái ngọt lành thì cốt phải nhớ đến những người đã dành công sức vun trồng nên cái cây và chăm bẵm cho đến ngày nó ra quả. Bởi đó là một công cuộc tốn nhiều sức lực và thời gian, phải có những sự hy sinh nhất định, chính vì thế việc tận hưởng trái ngọt, cũng đồng nghĩa là đang tận hưởng công sức của người trồng, sống có đạo lý thì ắt phải biết ơn. Mở rộng ra thì hình ảnh "ăn quả" và "kẻ trồng cây" là ẩn dụ về bài học đạo đức, khuyên răn con người ta cần phải biết ghi nhớ, báo đáp công ơn những người đã cho mình những lợi ích, những điều tốt đẹp. Câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn" cũng là một ẩn dụ mà ông cha ta dùng để răn dạy con cháu về tấm lòng biết ơn, nhưng ở một tầm sâu rộng hơn, sự biết ơn ở đây không chỉ là biết ơn những người trực tiếp có ơn với chúng ta, mà đó là sự ghi nhớ, báo đáp công ơn cả nguồn cội, biết ơn tất cả những con người đã làm nên lịch sử, làm nên đất nước từ bao đời. Sống ở trên đời ngoài biết ơn những bậc sinh thành, những người cho chúng ta lợi ích trực tiếp thì tấm lòng tri ân nguồn cội, tổ tiên cũng vô cùng quan trọng và cần thiết góp phần hình thành nên nhân cách của con người. Đặc biệt là trong bối cảnh xã hội cởi mở và có nhiều đổi mới hiện nay, các nét văn hóa truyền thống ngày càng bị mai một, đạo đức con người ngày càng xuống cấp, thì sự nhắc nhở, nâng cao khả năng nhận thức về các đạo lý sống lại càng phải được tăng cường và củng cố trong đời sống nhân dân.

Thật may rằng, những sự tiêu cực và mai một của đạo lý sống "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn" chỉ hiện hữu trong một số bộ phận con người. Còn lại trong xã hội Việt Nam những truyền thống tốt đẹp này vẫn được gìn giữ và phát huy rất tốt thông qua các hoạt động sinh hoạt văn hóa và đời sống thường ngày. Tiêu biểu nhất cho tấm lòng tri ân, gợi nhớ nguồn cội phải kể đến lễ hội Đền Hùng tại Việt Trì Phú Thọ, hàng năm thu hút hàng trăm ngàn người dân từ khắp mọi miền Tổ quốc về tham dự, dâng hương lễ đền. Truyền thống lễ hội này đã phổ biến đến mức đi vào cả ca dao của dân tộc:

 
31 tháng 3 2022

Tham khảo:

Từ xa xưa, lối sống ân nghĩa thủy chung của dân tộc ta là một niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Chính vì vậy mà ông cha ta đã nhắn nhủ đến con cháu một lời khuyên sâu sắc: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Nếu muốn có trái thơm quả ngọt để ăn thì người trồng cây cần phải mất công trồng cây, bón phân và tưới nước hàng ngày, để cây lớn lên và tươi tốt. Khi chúng ta được thưởng thức hoa thơm, trái ngọt thì cần phải nhớ đến người trồng cây. Chính vì vậy, người xưa muốn nhắn nhủ chúng ta khi ta được thưởng thức trái ngọt, đừng mải mê với vị ngọt mà quên mất trong đó cũng có vị đắng của những giọt mồ hôi, của vất vả và gian lao của những người cho ta quả ngọt ấy. Qua câu tục ngữ, ông cha ta muốn nhắn nhủ với chúng ta một lối sống ân tình thủy chung, khi ta được sống hạnh phúc sung sướng đừng quên đi những ngày tháng khổ đau vất vả. Khi ta tận hưởng bao điều tốt đẹp chớ quên đi người đã tạo ra thành quả đó.

Trong chiều dài của lịch sử dân tộc, nhân dân ta dù khó khăn gian khổ vẫn giữ vững nếp sống tình nghĩa ấy. Để nhân dân được sống trong hòa bình, biết bao lớp người đã hy sinh không tiếc thân mình bảo vệ bờ cõi. Các anh không tiếc đời xanh, xả thân giữ lấy từng tấc đất. Biết bao máu xương đã chôn vùi nơi biên ải, biết bao người chiến sĩ mà ta không biết mặt biết tên đã ngã xuống nơi sa trường. Tất cả vì sự độc lập của dân tộc, vì để có được cuộc sống ấm no cho chúng ta ngày hôm nay. Các bạn có biết để chúng ta trở thành một con người khỏe mạnh, sống hạnh phúc, cha mẹ đã vất vả bao năm tháng để nuôi chúng ta. Trồng cây và trồng người, cả hai đều rất khó khăn, nhưng con người không hề nản lòng, người ta dùng cả cuộc đời mình để trồng cây và trồng người. Có lẽ để ta đứng trên những tòa nhà chọc trời, nhìn khắp mọi nơi trên thành phố thì biết bao nhiêu người công nhân đã phải lao động không ngừng, đặt nền móng, đắp từng cục gạch từ dưới mặt đất. Những điều đó tuy đã là chuyện quá khứ nhưng ta không nên quên. Bởi không có quá khứ sẽ không có hiện tại, không có người kiến tạo sẽ không có cuộc sống của chúng ta như ngày hôm nay.

Vậy chúng ta phải làm gì để xứng đáng với câu nói của cha ông. Ta hãy nhớ kỹ những năm tháng khó khăn của một thời đã qua, nhớ những giọt mồ hôi lăn dài trong quá khứ. Cũng đừng lãng quên và coi nhẹ nó, hãy sống với nỗi nhớ và sự biết ơn, nối tiếp truyền thống bao đời của dân tộc ta. Hơn nữa, chúng ta phải cố gắng và nỗ lực thật nhiều để dựng xây và làm giàu thêm nữa những giá trị đẹp đẽ để không uổng công sức của những người đi đầu, tạo lập ra những giá trị đó.

Trong xã hội hiện nay, vẫn có rất nhiều những kẻ vong ơn bội nghĩa mà ta cần phải lên án. Những kẻ quen với lối sống hưởng thụ, quen lối ăn chơi trên sự khó nhọc của người khác và tệ hơn họ không hề biết ơn mà còn coi thường sự khó nhọc ấy. Nếu những kẻ đó biến mất, xã hội sẽ công bằng và dân chủ hơn rất nhiều.

Tóm lại, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là câu tục ngữ rất ý nghĩa, nó trở thành một bài học răn dạy ta sống nghĩa tình và thủy chung.

31 tháng 3 2022

Bài làm MB: Từ xưa đến nay, ông cha vẫn thường căn dặn chúng ta sống phải biết ơn, tôn trọng những người đã tạo ra thành quả cho ta hưởng. Điều đó thể hiện rõ trong câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. LĐ1: Giải thích: Chúng ta có thể hiểu được nghĩa đen của nó một cách đơn giản: “Ăn quả” nghĩa là thưởng thức quả ngon, trái ngọt. Nhớ “kẻ trồng cây” nghĩa là nhớ ơn người đã vun trồng chăm sóc cây. Không chỉ dừng lại ở nghĩa đen bình dị đó, câu thành ngữ còn mang theo cả một giá trị tốt đẹp đó là lòng biết ơn. Từ “Ăn quả” được ẩn dụ cho sự thừa hưởng kế thừa những thành quả, những giá trị vật chất hoặc tinh thần. “Kẻ trồng cây” chính là hình ảnh ẩn dụ cho những người đã cống hiến sức lao động, đã tạo ra những giá trị, những thành quả đó, hay xa hơn là những thế hệ đi trước đã xây dựng tạo nên nền tảng cho thế hệ chúng ta đang kế thừa. LĐ 2: Tại sao ăn quả phải nhớ kẻ trồng cây: Thật vậy, bất kỳ thứ gì trên đời này chúng ta sử dụng đều được tạo nên từ sức lao động mà có được, từ bát cơm dẻo thơm, nước uống sạch tinh khiết cho đến quần áo dày dép, xe cộ đi lại, công nghệ thông tin… đều là thành quả của quá trình lao động, nghiên cứu của ông cha ta mà làm nên. Ngay cả khi chúng ta có mặt trên đời đến khi trưởng thành thì chúng ta đã chịu công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, công ơn này lớn tựa trời biển. Mỗi một giây phút thanh bình, một cuộc sống ấm no chúng ta đang tận hưởng ngày nay đều do các vị anh hùng dân tộc, các thế hệ đi trước đã ngã xuống để bảo vệ nền hòa bình, an vui lớn của dân tộc. Mặc dù cha ông ta ngày xưa không đòi hỏi chúng ta phải biết ơn những công lao vĩ đại đó, song lòng biết ơn là thước đo giá trị đạo đức, là nhân cách của một con người. Khi chúng ta biết trân trọng những giá trị mà chúng ta đang thừa hưởng, khi biết nhớ về nguồn cội, chúng ta sẽ ý thức được trách nhiệm, bổn phận của mình để sống sẽ có ý nghĩa. Hàng năm đều có những ngày lễ như ngày của cha, ngày của mẹ, ngày giỗ tổ Hùng Vương 10/3, ngày thương binh liệt sĩ 27/7, ngày nhà giáo Việt Nam 20/11… Nhưng có một điều có thể coi là gần gũi nhất với chúng ta hằng ngày, đôi khi không có nó chúng ta không thể tồn tại. Có thể do nhịp sống quá vội vàng, chúng ta quên đi rằng mỗi người đang tồn tại trên cuộc đời đều đang nhận rất nhiều thứ về mình. Đó là thiên nhiên. Nó đã mang ại rất nhiều lợi ích như: mang đến những tia nắng ấm áp, khí trời trong vắt, những dòng nước mát lạnh và trong lành, những làn gió thoang thoảng,…. Những điều thiên nhiên đã ban cho chúng ta là vô số kể, vì vậy đối với mẹ thiên nhiên chúng ta cũng cần phải thể hiện lòng biết ơn đó là tình yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống. Lòng biết ơn này chỉ cần thể hiện bằng những việc làm nhỏ nhất hàng ngày: không xả rác bừa bãi, hạn chế sử dụng rác thải nhựa để bảo vệ bầu không khí trong lành, bảo vệ tài nguyên nước, sử dụng vừa đủ tránh lãng phí, và sử dụng đi đôi với bảo vệ môi trường. LĐ 3: Phản đề: Mặc dù có rất nhiều người có lòng biết ơn đối với những người đã hy sinh cả tính mạng để cho ra đời một cuộc sống thanh bình, yên ổn. Thế nhưng, trong cuộc sống, vẫn không ít người là những kẻ “vô ơn bội nghĩa”, “ăn cháo đá bát”, “ăn quả” mà không nhớ đến người “trồng cây”, “uống nước” mà không nhớ đến “nguồn”. Những kẻ đó được hưởng thụ một cuộc sống ấm no hạnh phúc mà quên đi thành quả của người đi trước đã để lại. Họ đã “bắn vào quá khứ bằng súng lục” thì chắc chắn “tương lai sẽ bắn lại bằng đại bác”. Những kẻ đó đáng bị xã hội lên án và phê phán một cách dữ dội. LĐ 4: Liên hệ bản thân: Ngày xưa vua Thuấn vì có lòng hiếu thảo với đấng sinh thành nên được phong làm Vua của một nước. Ngày nay thời đại mới, chúng ta có thể biết nhiều mối quan hệ xung quanh hơn nữa, nên lòng biết ơn cần được nâng tầm cao hơn nữa chứ không phải dừng lại ở chữ hiếu, nếu ta áp dụng được lòng biết ơn vào cuộc sống hàng ngày thì nhất định chúng ta sẽ được mọi người xung quanh yêu quý, tôn trọng. Bài học “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” chắc chắn sẽ là một bài học vô cùng quý giá trên con đường của mỗi chúng ta sau này. Bất kể con đường nào, với hành trang ấy, chúng ta sẽ trở thành một con người hoàn thiện hơn về mặt tư tưởng đạo đức và văn minh hơn về mặt ứng xử với mọi người, môi trường xung quanh.