K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

* đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Học để làm gì? Là một câu hỏi cơ bản nhưng nhiều khắc khoải. Trong mấy năm vừa rồi, mỗi rất hi có dịp, tôi lại tiến hành những khảo sát bỏ túi với thí sinh, sinh viên về câu hỏi nghe qua r đơn giản này. Hầu hết các em không trả lời được. Nếu gặng hỏi thì sau một hồi suy nghĩ, các em sẽ đưa ra các câu trả lời khuôn mẫu: Học để...
Đọc tiếp

* đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Học để làm gì? Là một câu hỏi cơ bản nhưng nhiều khắc khoải. Trong mấy năm vừa rồi, mỗi rất hi có dịp, tôi lại tiến hành những khảo sát bỏ túi với thí sinh, sinh viên về câu hỏi nghe qua r đơn giản này. Hầu hết các em không trả lời được. Nếu gặng hỏi thì sau một hồi suy nghĩ, các em sẽ đưa ra các câu trả lời khuôn mẫu: Học để làm người, học để phát triển bản thân, học để có công ăn việc làm, học để sau này đỡ khổ, học để thi... Ngay cả khi đã suy nghĩ như vậy thì phần lớn các câu trả lời này đều là một sự đôi phó.Khi mới nghĩ đến. Và cũng trên 80% các em cho biết chưa bao giờ tự mình đặt ra câu hỏi “Học để được hỏi đây là câu trả lời các em vừa nghĩ đến hay đã nghĩ trước đó rồi thì trên 80% cho biết vừa làm gì" cho chính bản thân mình. Chưa kế, nếu hỏi sâu hơn một chút, học để làm người nhưng đó là con người nào, hoặc học để phát triển cá nhân, nhưng là phát triển cái gì, thì tất cả các em c ..Học mà sau mười mấy năm vẫn không biết học để làm gì thì chưa gọi là học. Người học khi đó đã bị mắc kęt vào chính những điều mình được học và bị học. Sự học như vậy chưa làm người học thức tỉnh, giám thoát ra khỏi những điều mình đã học, sàng lọc lại và sử dụng chúng như những công cụ phục vụ cho công việc và cho sự trưởng thành về trí tuệ của chính mình. Chỉ dấu Đầu tiên cho những người trưởng thành như thế là khả năng tư duy độc lập, và xa hơn đều bí... con người tự do, có khả năng tự lãnh đạo cuộc đời mình, và dám chịu trách nhiệm với chính mình về sự lãnh đạo đó. là những Với tôi, học là để trở thành Con người tự do. Và tôi luôn nhất quán với câu trả lời xuyên suốt đó (Học để làm người tự do- Giáp Văn Dương) Câu 1: Thao tác lập luận chính được sử dụng trong đoạn văn trên là gì? Cầu 2: Theo tác giả, vì sao học mà không biết để làm gì thì chưa gọi là học? Câu 3:Anh chị có đồng tình với quan điểm của người viết: “Chỉ dấu đầu tiên cho những người trưởng thành là khả năng tư duy độc lập" hay không? Vì sao? Câu 4: Trong văn bản người viết cho rằng: “Học là để làm người tự do".Theo anh/Chị, người như thế nào thì được coi là người tự do?

0
13 tháng 3 2018

- mặt trời như là quả trứng trong của thiên nhiên.

- tôi dạy từ canh tư

- Châu Hòa Mãn là một anh hùng . 

CHÚC BẠN HỌC TỐT

3 tháng 12 2019

a, Ý nghĩa văn chương thuộc văn nghị luận văn chương (nội dung nghị luận về vấn đề văn chương)

b, Đặc sắc trong văn nghị luận của Hoài Thanh: vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh

- Ví dụ như trong đoạn văn mở đầu: “Người ta kể... nguồn gốc của thi ca.”

   + Đoạn này nghị luận về nguồn gốc của thi ca

   + Tác giả lấy dẫn chứng từ một câu chuyện có từ xa xưa về thi sĩ Ấn Độ

Đọc hai đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ 7 - 9:Trước đó mấy hôm, lúc đi ngang qua làng Hòa An bẫy chim quyên với thằng Minh, tôi có ghé lại trường một lần. Lần ấy trường đối với tôi là một nơi xa lạ. Tôi đi chung quanh các lớp để nhìn qua cửa kính mấy bản đồ treo trên tường. Tôi không có cảm tưởng nào khác là nhà trường cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà trong làng. Nhưng lần...
Đọc tiếp

Đọc hai đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ 7 - 9:

Trước đó mấy hôm, lúc đi ngang qua làng Hòa An bẫy chim quyên với thằng Minh, tôi có ghé lại trường một lần. Lần ấy trường đối với tôi là một nơi xa lạ. Tôi đi chung quanh các lớp để nhìn qua cửa kính mấy bản đồ treo trên tường. Tôi không có cảm tưởng nào khác là nhà trường cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà trong làng.

Nhưng lần này lại khác. Trước mắt tôi trường Mĩ Lí trông vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp. Sân nó rộng, mình nó cao hơn trong những buổi trưa hè đầy vắng lặng. Lòng tôi đâm ra lo sợ vẩn vơ.

(Thanh Tịnh, Tôi đi học)

Giữa hai đoạn văn trên có quan hệ ý nghĩa như thế nào?

A. Lạnh lùng đối với người khác.

B. Đoạn văn phía dưới với đoạn văn phía trên có mối liên kết về mặt ý nghĩa thời gian.

C. Cả A và B đúng

D. Cả A và B sai

1
9 tháng 4 2018

Chọn đáp án: B

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:Hôm nay là ngày đầu tiên thầy giáo mới vào dạy môn Toán . Vừa vào lớp, thầy cho cả lớp làm bài kiểm tra đầu năm . Cả lớp ngạc nhiên khi thầy phát cho ba loại đề khác nhau rồi nói :- Đề thứ nhất gồm những câu hỏi vừa dễ vừa khó , nếu làm hết các em sẽ được điểm 10 . Đề thứ hai có số điểm cao nhất là 8 với những câu hỏi tương...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Hôm nay là ngày đầu tiên thầy giáo mới vào dạy môn Toán . Vừa vào lớp, thầy cho cả lớp làm bài kiểm tra đầu năm . Cả lớp ngạc nhiên khi thầy phát cho ba loại đề khác nhau rồi nói :

- Đề thứ nhất gồm những câu hỏi vừa dễ vừa khó , nếu làm hết các em sẽ được điểm 10 . Đề thứ hai có số điểm cao nhất là 8 với những câu hỏi tương đối dễ . Đề thứ ba có số điểm tối đa là 6 với những câu hỏi rất dễ . Các em được quyền chọn đề cho mình .

Thầy chỉ cho làm bài trong 15 phút nên ai cũng chọn đề thứ 2 cho chắc ăn .

Một tuần sau, thầy trả bài kiểm tra . Cả lớp lại càng ngạc nhiên hơn khi biết ai chọn đề nào thì được tổng số điểm của đề đó , bất kể làm đúng hay sai . Lớp trưởng hỏi thầy :

- Thưa thầy tại sao lại như thế a.?

Thầy cười nghiêm nghị trả lời :

- Với bài kiểm tra này thầy chỉ muốn thử thách ...

   ( Trích “ Hạt giống tâm hồn” )

Bài kiểm tra kì lạ của người thầy trong câu chuyện trên đã dạy cho chúng ta bài học gì ? Trình bày suy nghĩ bằng một đoạn văn ( 7 - 10 dòng )

1
8 tháng 10 2019

Bài kiểm tra kì lạ của thầy đã dạy cho chúng ta một bài học : “ Có những việc thoạt nhìn tưởng như rất khó khăn nên dễ làm chúng ta nản chí , không tin là mình có thể làm được . Nhưng nếu không tự tin đối đầu với thử thách thì chúng ta chẳng biết khả năng của mình đến đâu và cũng khó vươn tới đỉnh cao của sự thành công . Vì thế mỗi chúng ta cần rèn luyện cho mình sự tự tin để chiến thắng chính mình, vững vàng trước khó khăn thử thách , trưởng thành hơn trong cuộc sống và vươn tới thành công.

31 tháng 5 2023

- Các bạn trong tranh tự thấy bản thân có những điểm mạnh, điểm yếu:

+ Điểm mạnh: tốt bụng, cẩn thận, hài hước, trung thực

+ Điểm yếu: nhút nhát, sợ nước

- Để khắc phục các điểm yếu đó các bạn dự định sẽ mạnh dạn hơn và sẽ đi học bơi 

- Em thấy bản thân có những điểm mạnh là hòa đồng, chăm chỉ. Những điểm yếu của em là không cẩn thận, vụng về

  Phần I. Đọc hiểuĐọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới.BÀN TAY YÊU THƯƠNGTrong một tiết dạy vẽ, cô giáo bảo các em học sinh lớp 1 vẽ về điều gì làm các em thích nhất trong đời. Cô giáo thầm nghĩ "Rồi các em cũng lại vẽ những gói quà, những ly kem hoặc những món đồ chơi, quyển truyện tranh". Thế nhưng cô đã hoàn toàn ngạc nhiên trước một bức tranh lạ của một em học sinh Douglas: bức...
Đọc tiếp

 

 

Phần I. Đọc hiểu

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới.

BÀN TAY YÊU THƯƠNG

Trong một tiết dạy vẽ, cô giáo bảo các em học sinh lớp 1 vẽ về điều gì làm các em thích nhất trong đời. Cô giáo thầm nghĩ "Rồi các em cũng lại vẽ những gói quà, những ly kem hoặc những món đồ chơi, quyển truyện tranh". Thế nhưng cô đã hoàn toàn ngạc nhiên trước một bức tranh lạ của một em học sinh Douglas: bức tranh vẽ một bàn tay.

Nhưng đây là bàn tay của ai? Cả lớp bị lôi cuốn bởi một hình ảnh đầy biểu tượng này. Một em phán đoán "Đó là bàn tay của bác nông dân". Một em khác cự lại "Bàn tay thon thả thế này phải là bàn tay của một bác sĩ phẫu thuật...". Cô giáo đợi cả lớp bớt xôn xao dần rồi mới hỏi tác giả. Douglas cười ngượng nghịu "Thưa cô, đó là bàn tay của cô ạ!".

Cô giáo ngẩn ngơ. Cô nhớ lại những phút ra chơi thường dùng bàn tay để dắt Douglas ra sân, bởi em là một cô bé khuyết tật, khuôn mặt không đuợc xinh xắn như những đứa trẻ khác, gia cảnh từ lâu lâm vào tình cảnh ngặt nghèo. Cô chợt hiểu ra rằng tuy cô vẫn làm điều tương tự với các em khác, nhưng hóa ra đối với Douglas bàn tay cô lại mang ý nghĩa sâu xa, một biểu tượng của tình yêu thương.

 

                        (Quà tặng cuộc sống - Bài học yêu thương của thầy,

Mai Hương, Vĩnh Thắng biên soạn, alezaa.com)

Câu 1. Văn bản trên viết theo phương thức biểu đạt chính nào?

Câu 2. Ngôi kể được sử dụng trong văn bản là:

Câu 3. Câu văn: "Cô nhớ lại những phút ra chơi thường dùng bàn tay để dắt Douglas ra sân, bởi em là một cô bé khuyết tật, khuôn mặt không đuợc xinh xắn như những đứa trẻ khác, gia cảnh từ lâu lâm vào tình cảnh ngặt nghèo". là kiểu câu

Câu 4. Trong câu: "Douglas cười ngượng nghịu "Thưa cô, đó là bàn tay của cô ạ!".

Từ "ạ" là từ loại

Câu 5. Nội dung văn bản?

Câu 6. Đề tài văn bản trên gần với văn bản nào nhất trong chương trình Ngữ văn 8 ki I?

Câu 7. Dấu ngoặc kép trong câu sau: Một em phán đoán "Đó là bàn tay của bác nông dân".  được dùng để làm gì ?

Câu 8. Đôi bàn tay trong bức tranh có ý nghĩa như thế nào đối với cậu bé Douglas

Phần II: Tự luận

Câu 1: Phân tích cấu tạo của câu ghép sau? cho biết mối quan hệ các vế câu ghép?

             "Cô nhớ lại những phút ra chơi thường dùng bàn tay để dắt Douglas ra sân, bởi em là một cô bé khuyết tật, khuôn mặt không đuợc xinh xắn như những đứa trẻ khác, gia cảnh từ lâu lâm vào tình cảnh ngặt nghèo".

Câu 2: Hãy viết một đoạn văn ngắn (5 - 7 câu) nêu suy nghĩ từ ý nghĩa câu chuyện trên đem lại?

Câu 3: Học sinh lựa chọn một trong hai đề đề sau:

Đề 1: Thuyết minh về một đồ dùng  mà em gắn gó?

Đề 2: Nếu là người được chứng kiến cảnh bé Hồng được gặp mẹ (đoạn trích Trong lòng mẹ - Nguyên Hồng) em sẽ kể lại cuộc gặp gỡ đầy xúc động ấy như thế nào?

 

0
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi : Vào một buổi học, thầy giáo chúng tôi mang vào lớp rất nhiều túi nhựa và một bao khoai tây thật to. Thầy chậm rãi giải thích với mọi người rằng, mỗi khi cảm thấy oán giận hoặc không muốn tha thứ lỗi lầm cho ai, hãy viết tên người đó lên một củ khoai tây rồi cho vào túi nhựa. Chúng tôi thích thú viết tên những người mình không ưa hay ghét hận...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi : Vào một buổi học, thầy giáo chúng tôi mang vào lớp rất nhiều túi nhựa và một bao khoai tây thật to. Thầy chậm rãi giải thích với mọi người rằng, mỗi khi cảm thấy oán giận hoặc không muốn tha thứ lỗi lầm cho ai, hãy viết tên người đó lên một củ khoai tây rồi cho vào túi nhựa. Chúng tôi thích thú viết tên những người mình không ưa hay ghét hận rồi cho vào túi. Chỉ một lúc sau, chiếc túi nào cũng chúng tôi cũng đã căng nặng, đầy khoai tây. Thậm chí có người một túi không chứa hết khoai, phải thêm một túi nhỏ kèm theo. Sau đó, thầy yêu cầu chúng tôi hãy mang theo bên mình túi khoai tây đó bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào trong thời gian một tuần lễ. Đến lớp thì mang vào chỗ ngồi, về nhà thì mang vào tận giường ngủ, thậm chí khi vui chơi cùng bạn bè cũng phải đem theo. Chỉ sau một thời gian ngắn, chúng tôi đã bắt đầu cảm thấy mệt mỏi và phiền toái vì lúc nào cũng có một túi khoai nặng nề kè kè bên cạnh. Tình trạng này còn tệ hơn nữa khi những củ khoai tây bắt đầu thối rữa, rỉ nước. Cuối cùng, chúng tôi quyết định xin thầy cho quẳng hết số khoai tây ấy đi và cảm thấy thật thoải mái, nhẹ nhàng trong lòng. Lúc ấy, thầy giáo của chúng tôi mới từ tốn nói: “Các em thấy không, lòng oán giận hay thù ghét người khác đã làm chúng ta thật nặng nề và khổ sở ! Càng oán ghét và không tha thứ cho người khác, ta càng giữ gánh nặng khó chịu ấy mãi trong lòng. Lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác không chỉ là món quà quý giá để ta trao tặng mọi người, mà đó còn là một món quà tốt đẹp mỗi chúng ta dành tặng bản thân mình”. Câu 1: Nêu PTBĐ chính của văn bản trên. Câu 2: Em hiểu thế nào về câu nói của người thầy : “Các em thấy không, lòng oán giận hay thù ghét người khác đã làm chúng ta thật nặng nề và khổ sở ! Càng oán ghét và không tha thứ cho người khác, ta càng giữ gánh nặng khó chịu ấy mãi trong lòng." Câu 3 :Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau :"Lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác không chỉ là món quà quý giá để ta trao tặng mọi người, mà đó còn là một món quà tốt đẹp mỗi chúng ta dành tặng bản thân mình”. Câu 4 :Bài học em rút ra cho bản thân qua văn bản trên .

1
3 tháng 3 2022

1. PTBĐ: tự sự

2. Câu nói của người thầy có ý nghĩa rằng khi ta oán hận, căm ghét người khác ta chỉ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, làm bản thân ta trở nên xấu đi. Chính vì vậy hãy vị tha, bỏ qua lỗi lầm cho người khác để bản thân ta cảm thấy nhẹ nhõm, vui vẻ hơn.

3. BPTT so sánh: so sánh lòng vị tha, sự cảm thông với món quà quý giá

=> Tác dụng của BPTT: biện pháp so sánh để làm rõ ý nghĩa của lòng vị tha, sự cảm thông. Nó chính là điều tốt đẹp ta dành cho mọi người và cho chính bản thân mình.

4. Bài học tôi rút ra cho bản thân: hãy tha thứ, cảm thông với những lỗi lầm của người khác.

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:      Bài học về sự quan tâmTrong tháng thứ hai của khóa học y tá, vị giáo sư của chúng tôi đã ra một câu hỏi cuối cùng hết sức bất ngờ trong bài thi: “Hãy cho biết tên người phụ nữ quét dọn trường học của chúng ta”. Một câu hỏi không thuộc chuyên môn, chắc đây chỉ là một câu hỏi đùa thôi. Tôi đã nghĩ vậy!Thật ra tôi nhìn thấy người phụ nữ...
Đọc tiếp

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

      Bài học về sự quan tâm

Trong tháng thứ hai của khóa học y tá, vị giáo sư của chúng tôi đã ra một câu hỏi cuối cùng hết sức bất ngờ trong bài thi: “Hãy cho biết tên người phụ nữ quét dọn trường học của chúng ta”. Một câu hỏi không thuộc chuyên môn, chắc đây chỉ là một câu hỏi đùa thôi. Tôi đã nghĩ vậy!

Thật ra tôi nhìn thấy người phụ nữ đó vài lần. Cô ấy cao, tóc sẫm màu và khoảng chừng 50 tuổi. Nhưng làm sao tôi biết được tên cô chứ? Tôi đã kết thúc bài làm của mình với câu cuối cùng bỏ trống.

Cuối giờ kiểm tra, một sinh viên đã hỏi vị giáo sư rằng: “Thưa, thầy có tính điểm không ạ?”. Giáo sư trả lời: “Chắc chắn rồi – ông nói tiếp – trong cuộc sống và công việc, các em sẽ gặp rất nhiều người. Tất cả họ đều quan trọng, họ xứng đáng được nhận sự quan tâm của các em, dù chỉ là một nụ cười hay một câu chào”.

Tôi đã không bao giờ quên bài học đó trên mỗi bước đường đời của mình sau này.

Em đã làm gì để thể hiện sự quan tâm đến mọi người xung quanh? Khi làm những việc đó em cảm thấy thế nào?

1
1 tháng 2 2019

- Em luôn chào hỏi lễ phép với người lớn tuổi, hỏi han quan tâm bạn khi bạn bị ốm…

Câu 1 (15 phút)  Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:Những bàn tay cóngHôm ấy, tôi đang dọn cho sạch mấy ngăn túi trong áo rét của con gái sáu tuổi thì phát hiện ra mỗi ngăn túi là một đôi găng tay (1). Nghĩ rằng một đôi thôi cũng đủ giữ ấm tay(2) rồi, tôi hỏi con vì sao mang tới hai đôi găng tay trong túi áo. Con tôi trả lời: Con làm như vậy lâu rồi mẹ. Mẹ biết mà, có nhiều bạn đi học mà không có...
Đọc tiếp

Câu 1 (15 phút)  Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Những bàn tay cóng

Hôm ấy, tôi đang dọn cho sạch mấy ngăn túi trong áo rét của con gái sáu tuổi thì phát hiện ra mỗi ngăn túi là một đôi găng tay (1). Nghĩ rằng một đôi thôi cũng đủ giữ ấm tay(2) rồi, tôi hỏi con vì sao mang tới hai đôi găng tay trong túi áo. Con tôi trả lời: Con làm như vậy lâu rồi mẹ. Mẹ biết mà, có nhiều bạn đi học mà không có găng. Nếu con mang thêm một đôi, con có thể cho bạn mượn và tay bạn đó sẽ không bị lạnh.

a) (0,5 điểm) Hãy xác định nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ “tay” trong hai trường hợp gạch chân.

b) (0,5 điểm) Tìm lời dẫn gián tiếp trong các câu sau: “Hôm ấy, tôi đang dọn cho sạch mấy ngăn túi trong áo rét của con gái sáu tuổi thì phát hiện ra mỗi ngăn túi là một đôi găng tay. Nghĩ rằng một đôi thôi cũng đủ giữ ấm tay(2) rồi, tôi hỏi con vì sao mang tới hai đôi găng tay trong túi áo.”

c) (1,0 điểm) Người con trong văn bản đã làm gì để giúp đỡ bạn ? Việc làm ấy của người con nói lên điều gì ?

1
21 tháng 8 2021

a. tay (1) nghĩa chuyển, tay (2) nghĩa gốc.

b. lời dẫn gián tiếp: tôi hỏi con vì sao mang tới hai đôi găng tay trong túi áo.

c. Đã mang thêm 1 đôi găng tay nữa để giúp đỡ những bn không có. Nói lên: người con là 1 người có tấm lòng nhân hậu, biết sẻ chia, đùm bọc và yêu thương những người xung quanh.