K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 3 2022

Nó rất hay :)

22 tháng 3 2022

REFER

 

Mỗi người trong chúng ta ai cũng có ước mơ cho dù là nhỏ bé hay vĩ đại thì những ước mơ ấy đều đáng quý, đáng trân trọng bởi đó là trụ cột tinh thần, là sức mạnh vô hình tạo động lực cho chúng ta vươn lên để đạt đến điều ta mong muốn, hướng đến ngày mai đầy hy vọng. Song đã bao giờ chúng ta tự hỏi chúng ta đang mong chờ, khao khát những điều tuyệt vời, điều ta chưa có mà vô tình quên đi những điều giản đơn xung quanh? Tôi cũng như những người khác đã và đang ước mơ tha thiết những điều tôi chưa đạt được. Khi còn bé, tôi say sưa với cuốn truyện cổ tích và ước gì một ngày nào đó mình sẽ được biến thành một nàng công chúa xinh đẹp, một cô tiên với bao phép lạ kỳ hay có được lâu đài đầy ắp bánh kẹo. Lớp Năm, tôi bắt đầu tìm đọc về những học sinh đạt giải trong các kì thi quốc gia và ước mơ mình được như họ. Lớn hơn, nói chính xác là lúc tôi bắt đầu đọc sách “Hạt giống tâm hồn” về chuyên đề “Từ những điều bình dị”, tôi bỗng nhận ra rằng: Tại sao tôi chưa bao giờ nghĩ sẽ làm gì đó để ba mẹ tôi vui sau cả ngày làm việc mệt mỏi, tại sao ý nghĩ làm cách nào để chị em tôi không còn cãi nhau vì những điều vụn vặt chưa từng xuất hiện trong suy nghĩ của tôi? Cuốn sách ấy như thước phim quay chậm khiến tôi để tâm hơn những điều đơn giản, được trải nghiệm cảm xúc với từng mẩu chuyện nhỏ về những con người bình dị, tinh thần vượt lên, niềm tin chiến thắng…

 

Cách nhìn nhận hạnh phúc từ những điều quen thuộc là điều mà tôi nhận được từ cuốn sách này. Người ta thường nói hạnh phúc ở xa xôi lắm, hạnh phúc là khi ta có được mọi thứ tốt nhất song qua những câu chuyện sau trong “Hạt giống tâm hồn”, ta sẽ có cách nhìn khác. Nếu người thợ làm thuê trong mẩu truyện “Cây giữ phiền muộn” đặt một chậu cây nhỏ trước nhà để mỗi khi đi làm về, anh ta sẽ chạm vào nhánh cây như lời nhắc nhở: sự phiền muộn, bực tức trong công việc không thuộc về mái ấm của anh và anh sẽ trở nên vui vẻ, dành những lời yêu thương, hành động ân cần cho vợ con anh thì cậu bé trong “Lời nói và vết đinh” lại luôn nóng nảy và cư xử cộc cằn với mọi người.

Một hôm, cha của cậu bé ấy đã đưa cho cậu túi đinh và bảo khi nóng giận hãy đóng đinh vào hàng rào gỗ và suy nghĩ về việc mình làm. Ngày đầu tiên, số đinh mà cậu ta đóng rất nhiều nhưng dần dần cậu ta ít đóng đinh vào rào ít đi cho đến ngày không cần dùng đến chiếc đinh nào, cậu ta thấy mình đã thay đổi, không còn nóng nảy chạy đi khoe với cha. Người cha tiếp tục bảo rằng mỗi ngày cậu giữ được bình tĩnh hãy nhổ một chiếc đinh ra. Nhiều ngày trôi qua, khi cậu bé vui vẻ nói rằng đinh đã được gỡ hết, lúc này người cha mới chỉ vào hàng rào: “Hàng rào sẽ chẳng còn nguyên vẹn như xưa nữa. Những điều con thốt ra trong lúc giận dữ sẽ để lại trong lòng người khác những vết thương”. Ta thấy đấy: lời nói tuy “chẳng mất tiền mua”, rất đỗi bình thường nhưng “lời nói thiện ý sưởi ấm cả ba tháng mùa đông” còn lời nói cáu gắt lại khiến mọi người tổn thương.

 

Nếu lời nói đem mọi người đến gần nhau thì tình yêu thương sẽ khiến quan hệ giữa người và người trở nên đẹp hơn, gắn bó hơn. Cuộc sống hiện đại đầy những lo toan đã khiến một người cha cáu gắt với đứa con trai nhỏ khi nó cứ đi theo ông và hỏi: “Bố ơi, một giờ làm việc bố kiếm được bao nhiêu tiền?”. Để con trai không làm phiền ông nghỉ ngơi, ông bực dọc trả lời là mười ngàn yên những đứa con trai vẫn không buông ông và hỏi xin năm ngàn. Đến lúc này, sự nóng giận lên đến cực điểm, ông quay lại nạt nó: “A, thì ra hỏi bố đi làm được bao nhiêu tiền là vì vậy phải không? Đi ra chỗ khác chơi. Bố đang mệt!”. Đứa con sợ hãi nhìn cha rồi im lặng ra sau nhà. Sau khi tắm rửa, cơm nước và đã bình tâm, người cha nhớ lại hành động của mình khi chiều và thấy tội nghiệp con. Ông đến bên giường con, đưa nó năm ngàn và hỏi nó định mua gì. Đứa con liền cảm ơn bố và mò mẫm dưới gối, lấy ra một số tiền lẻ và hớn hở reo lên: “Thế là con đủ mười ngàn rồi! Bố bán cho con một giờ làm việc của bố đi. Con muốn bố chơi với con mà lúc nào bố cũng bận làm việc”. Người cha bàng hoàng, không biết trả lời như thế nào trước câu nói ấy. Ông sững sờ là vì không biết từ bao giờ ông lao vào công việc mà quên mất thời gian yêu thương con mình hay vì không nhận ra những gì thật sự ý nghĩa mà con trai mong đợi ở ông? Khi ta mang đến cho một người nào đó cũng chính là mang lại hạnh phúc cho bản thân. Vậy thử hỏi tại sao ta không kiềm chế cái tôi, sự nóng giận của bản thân và dành thời gian yêu thương những người xung quanh ta để họ cảm thấy hạnh phúc từ những lời nói, hành động ân cần, tình yêu thương thực sự - điều kỳ diệu mà ta luôn xem là bình thường, quen thuộc?

 

Hạnh phúc đó không cần phải đem ra cân đo đong đếm, là điều mà bao người mong muốn mà chỉ cần ta biết cách thay đổi cách nhìn theo một chiều hướng tốt hơn là ta đang giữ hạnh phúc trong tay. “Bài học từ người thầy dạy võ” sẽ cho ta thấy điều ấy. Câu chuyện bắt đầu từ việc một cậu bé mười tuổi quyết định học judo cho dù cánh tay trái của cậu bị mất trong tai nạn xe hơi. Thật lạ khi cậu có cố gắng bao nhiêu thì sau ba tháng tập luyện, thầy chỉ dạy cho cậu một thế võ duy nhất. Cuối cùng không còn kiên nhẫn, cậu đã hỏi thầy lý do song người thầy chỉ trả lời: “Đây là thế võ duy nhất thầy dạy con, cũng chính là thế võ duy nhất con cần phải học”. Tuy chưa hiểu nhưng cậu vẫn tin thầy và tiếp tục học. Nhiều tháng sau, võ sư dẫn cậu đến tham dự một cuộc thi Judo, cậu đã thực sự bất ngờ khi lần lượt hạ gục các đối thủ và giành chiến thắng. Trên đường về, cậu lấy hết can đảm hỏi thầy lý do gì khiến điều ấy xảy ra. Lúc này, người thầy ôn tồn bảo rằng cách duy nhất để đối phương phá thế võ mà hằng ngày cậu luyện tập là nắm vào tay trái của cậu, trong khi cậu không hề có tay trái. Đôi khi, điểm yếu của ai đó nhưng nhìn trên phương diện khác sẽ trở thành điểm mạnh, lợi thế của họ. Song vấn đề đặt ra là liệu con người ta có đủ lạc quan, dũng khí để đối diện với khó khăn, biến đau thương thành hạnh phúc hay không?

Hạnh phúc không phải tùy vào người khác, tùy vào số phận mà tùy vào chính bản lĩnh, bản thân của ta. Cho dù thế nào thì hạnh phúc tuyệt vời nhất vẫn là bắt nguồn từ cách nhìn thiện cảm, suy nghĩ lạc quan của ta với những việc, những người ta gặp. Nếu ta chưa biết cách yêu thương những người thân quen, để tâm đến những điều mắt thấy tai nghe mỗi ngày thì nên học cách làm điều ấy bởi không có sự quan tâm, tình yêu thương với những người thân - tình cảm được cho là nguồn cội cho những tình cảm khác thì ta còn yêu thương gì được nữa. Khi con người ta hạnh phúc thì họ sẽ có đủ niềm tin và nghị lực đương đầu với mọi thử thách, khó khăn trong cuộc đời. Tình yêu thương giữa người với người, những hạnh phúc chân thành mà họ đem đến cho nhau tựa như cơn gió tuy nhẹ nhàng nhưng đủ sức đẩy chiếc thuyền ra biển lớn, là điểm tựa tinh thần không thể thiếu khi ta yếu lòng, gục ngã. Mỗi khi gấp cuốn sách “Hạt giống tâm hồn” lại, lòng tôi như vẫn còn bao dư ba về các số phận, những con người với hoàn cảnh khác nhau, những lời khuyên, câu ngạn ngữ vô giá… “Hạt giống tâm hồn” như thước phim quay chậm khiến tôi có cơ hội nhìn lại bản thân, hoàn thiện bản thân hơn. Nó khiến tôi nhìn lại cuộc sống trên nhiều phương diện. Tôi như trưởng thành hơn, ít cáu gắt với ba mẹ khi bị mắng hay giận dỗi lúc không vừa ý việc gì bởi tôi biết cuộc đời là hữu hạn mà tình yêu gia đình dành cho tôi là vô hạn, tôi biết đứng lên sau thất bại bởi tôi biết rằng tôi sẽ không thể thành công vào mai sau nếu chỉ nghĩ đến thất bại hôm nay…

 

“Hạt giống tâm hồn” như chính cái tên của nó, gieo vào lòng người đọc những hạt giống và rồi để họ tự nhận thức, cảm nhận và tự gieo trồng theo cách của họ. Tôi mong sẽ ngày càng nhiều người tìm đọc đến “Hạt giống tâm hồn” như tôi và gieo trồng những hạnh phúc giản đơn trong tâm hồn mình!

4 tháng 2 2021

Em tham khảo nhé !!!

 

Có những câu chuyện đọc rồi sẽ quên. Nhưng cũng không ít quyển sách đã để lại ấn tượng khó phai, là tiền đề, mục đích, lí tưởng và là bệ phóng hướng con người tới những chân trời tương lai tươi mới. “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh là một quyển sách như vậy. 

Tôi tin với bất cứ ai từng đọc tác phẩm này đều không thể quên được thế giới mông lung và đầy mơ mộng trong con mắt của cậu bé tám tuổi tinh nghịch. Nhưng thế giới ấy chẳng hề xa hoa, bí ẩn hay mĩ miều như trong những câu chuyện cổ tích gắn liền với tuổi thơ của mỗi đứa trẻ mà nó chính là góc khuất thầm kín trong tâm hồn, là những kí ức chân thật nhất, là tấm gương rọi vào quá khứ phản chiếu lại biết bao kỉ niệm của một thời thơ ấu đã qua. Nguyễn Nhật Ánh đã tặng bạn đọc một tấm vé trên chuyến tàu đặc biệt để mỗi người chúng ta có thể lật lại trang sách thời gian nhuốm màu dĩ vãng này trở về dòng sông trong trẻo của tuổi thơ và gột rửa hết những bụi bặm, những bế tắc, những phù phiếm ở thế giới người lớn. Xin đừng vội nghĩ rằng đây chỉ là tác phẩm sáo rỗng, vô vị dành cho bọn trẻ con mà đánh mất đi cơ hội tìm về chính bản thân mình, tìm về chính bản chất đơn thuần nhất của cuộc sống, cũng như tác giả đã từng khẳng định “Tôi viết cuốn sách này không dành cho trẻ em. Tôi viết cho những ai từng là trẻ em”. Xuyên suốt quyển sách là câu chuyện xoay quanh nhóm bạn bốn người với những “ông cụ, bà cụ non” khoác trên mình hình hài trẻ thơ gồm: nhân vật tôi (cu Mùi), con Tí sún, thằng Hải cò và Tủn - hoa khôi của xóm. Qua hành trình khôn lớn của những “bé con” đó, tôi như được chứng kiến một thước phim quay chậm lúc thì mờ ảo, nhiễu loạn nhưng có lúc hình ảnh về ngày tháng tuổi thơ lại hiện lên rõ nét, sinh động ngỡ như mới chỉ ngày hôm qua. Những hồi ức ấy nào có phải toàn mang ánh hào quang rực rỡ, nào có phải là bản hùng ca với đầy chiến tích đáng tự hào mà với cu Mùi, nó đơn thuần chỉ là nỗi buồn không rõ nguồn gốc về cuộc sống cũ kĩ theo vòng tuần hoàn tẻ nhạt “Vẫn ánh mặt trời ấy chiếu rọi mỗi ngày. Vẫn bức màn đen đó buông xuống mỗi đêm. Trên mái nhà và trên các cành lá sau vườn, gió vẫn than thở giọng của gió. Chim vẫn hót giọng của chim. Dế ri ri giọng dế, gà quang quác giọng gà”. Và hơn hết sự nghịch ngợm, ngổ ngáo của cậu nhóc lên tám còn thể hiện rất chân thật qua những năm mài đũng quần trên ghế nhà trường với niềm vui thú đến lớp để tán gẫu, cãi cọ, cấu véo, ngủ gật hay chọn vị trí tối tăm cho ít bị kêu lên bảng trả bài. Ngay ở chương đầu tiên của quyển sách, chắc hẳn người đọc đã thoáng có chút giật mình, lắng đọng xen lẫn ngượng ngùng khi bắt gặp chính hình bóng của mình trong thời áo trắng qua nhân vật trữ tình. Dù bạn có dám thừa nhận hay không thì ở cái tuổi ham chơi, hiếu động ấy thì việc học như một nghĩa vụ giam cầm ta trước bao nhiêu trò chơi hấp dẫn, trước bao nhiêu khung trời mới mẻ và giờ ra chơi chính là thời gian thần tiên để chú chim non sổ lồng tìm chút niềm vui ngắn ngủi. Mạch liên tưởng độc đáo đó như thể là một chiếc chìa khóa vạn năng chạm tới mọi góc khuất riêng tư nhất trong miền kí ức của tôi, kí ức về cô học sinh lớp ba luôn thơ thẩn, mơ mộng về những bài toán chia dài ngoằng thành biết bao tòa cao ốc đồ sộ mà chính tôi là vị kiến trúc sư đại tài thiết kế nên hay những dòng chữ gà bới đang múa lượn trong quyển vở tập viết với tôi lại là món mì xoắn ốc mới mẻ, ngon lành dưới bàn tay khéo léo của đầu bếp cừ khôi… Có lẽ tôi và rất nhiều “bạn nhỏ” khác cũng đã hoặc đang đánh mất rất nhiều năm học tập quý giá, đánh mất rất nhiều kiến thức bổ ích nhưng tôi sẽ chẳng chối bỏ tuổi thơ đó, chẳng chối bỏ lỗi lầm đó vì con người không ai có thể luôn hoàn hảo, nếu ta không đủ can đảm nhìn nhận quá khứ, nhìn nhận những thiếu sót của bản thân thì ta chỉ đang tự lừa dối chính mình bởi vỏ bọc hoàn thiện giả tạo. Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh cũng đã nêu triết lý “Để sống tốt hơn đôi khi chúng ta phải học làm trẻ con trước khi học làm người lớn”, thật vậy qua những lời kể chân thật về tuổi thơ đã qua, tác giả đã nhẹ nhàng gởi gắm những tư tưởng mang tính giáo dục sâu lắng, nhẹ nhàng gõ tiếng chuông vang vọng vào tiềm thức con người giúp ta khai phá nên những chân lý mới lạ. Văn phong của tác giả nửa như giễu cợt, bông đùa, nửa lại mang hơi hướng triết lý sâu sắc truyền đạt tới đông đảo bạn đọc và đôi khi là các bậc cha mẹ nói riêng. Chắc ta không thể quên lời than phiền của cu Mùi “Người lớn thường cho phép mình làm tất cả những gì mình thích, kể cả những ý thích rất vớ vẩn và cấm trẻ con làm tất cả những gì họ không thích, và sự cấm cản của họ nhiều khi cũng vớ vẩn nốt”, đôi khi vì quá yêu thương con mà cha mẹ vô tình thái quá sự phán xét và áp đặt trẻ bởi họ luôn muốn con mình nhận lấy mọi điều tốt đẹp và tránh xa những cạm bẫy. Nhưng liệu có quá bất công khi chúng ta tước đi quyền được vấp ngã của con trẻ và ép chúng vào khuôn mẫu hoàn hảo chỉ chứa niềm vui và sự sung túc? Nghe có vẻ nghịch lý nhưng nó cũng giống như một món ăn tuy ngon đến mấy nhưng ăn hoài sẽ thành chán ngán, tầm thương ví như bước đường ta đi nếu quá bằng phẳng và trải đầy hoa hồng thì hạnh phúc cũng trở nên nhàm chán, vô vị vì đời người chỉ được một lần sống, ta chỉ một lần được trải nghiệm hết những hỉ, nộ, ái, ố, đau thương. Có đứa bé nào tập đi mà chưa từng vấp ngã, đứa bé chưa từng nói ngọng sẽ không thể phát âm tròn vành, rõ chữ vậy nên qua tác phẩm Nguyễn Nhật Ánh còn muốn gởi thông điệp đến “những người lớn” hãy để con cái được phát triển tự nhiên nhất, ta chỉ nên khuyên răn chứ đừng ngăn cấm chúng khám phá thế giới dù biết trước đó là ngõ cụt bởi ta cũng đã từng được trải nghiệm nên hãy để trẻ con vươn tới tương lai bằng chính đôi chân nhỏ bé của bản thân.Không chỉ vậy, trong “cho tôi một vé đi tuổi thơ” làm mỗi người lớn phải thốt lên khâm phục trước sự sáng tạo, mộng mơ của bọn trẻ mà cũng chính là của ta ngày xưa. Đó là mong ước muốn “đặt tên cho thế giới”, dùng trí tưởng tượng biến cái gối thành búp bê, biến cái nón thành cuốn tập, con chó thành bàn ủi, chiếc quạt máy thành cái tivi và thằng Mùi là Thầy hiệu trưởng…Chúng không hề lố bịch, quậy phá mà bản chất của trò chơi “kì lạ” đó là ước muốn thầm kín được thay đổi thế giới xung quanh trở nên mới mẻ, tinh khôi như thể được sinh ra một lần nữa, để chúng khỏi chán ngắt với việc ăn, ngủ, đến lớp và học bài. Nhưng có lẽ trong tác phẩm người đọc thích thú nhất vẫn là cái tình cảm ngô nghê, hồn nhiên của cu Mùi với cô bạn Tủn mà thấp thoáng hiện lên lời bộc bạch rất ngây thơ. “Sau này tôi biết đó là cảm giác ghen tuông, tất nhiên là ghen tuông theo kiểu trẻ con, còn lúc đó tôi chỉ cảm thấy khó chịu”. Đó là tình yêu con nít mà có lẽ là trong sáng, thiêng liêng hơn cả vì nó không hề bị vẫn đục bởi vòng xoáy của tiền tài, danh lợi và không bị chi phối, bão hòa cảm xúc khi người lớn cố lập trình, lên kế hoạch để ép thứ cảm xúc vô hình vào khuôn khổ chặt chẽ.

Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ - một tác phẩm mở ra thiên đường trong trẻo, tràn ngập hoa nắng và tiếng cười giòn giã của trẻ thơ. Nguyễn Nhật Ánh đã kết nối những trang hồi ức vô tình bị lãng quên hay thậm chí là đánh mất giữa dòng đời xô bồ, tấp nập này. Ông đã mang bạn đọc từ khắp mọi nơi, mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp lên chung một chuyến tàu về lại sân ga tuổi thơ để từ đó bắt đầu hành trình tìm lại chính mình, chính bản chất “nhân chi sơ tính bản thiện”. Đọc tác phẩm mà mỗi hình ảnh, mỗi hành động, lời nói của bốn nhân vật đều để lại trong tôi một sự khắc khoải, ám ảnh sâu sắc, ám ảnh về dòng chảy hờ hững của thời gian đã mang đi mất của tôi rất nhiều thứ, mang đi mất những tháng ngày rong ruổi dạo chơi khắp xóm, mang đi mất những người bạn thân thiết đã từng là tất cả với tôi và hơn hết là mang đi mất chính hình bóng tuổi thơ thậm chí là biết bao hoài bão cháy bỏng mà tôi đã từng khát khao thực hiện cũng bị lớp bụi thời gian xóa mờ, vùi lấp.

 

*Bạn tham khảo

Tôi đã từng nghe nói ở đâu rằng “sách là thế giới”. Quả thật đúng như vậy, sách là thế giới thu nhỏ, cho phép ta trải nghiệm, cảm nhận rất nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Qua những câu chuyện đầy xúc động mỗi người lại tự rút ra những bài học cho riêng mình. Đối với tôi cuốn sách gối đầu giường, cuốn sách tôi yêu thích nhất chính là “Cây chuối non đi giày xanh” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh.

Câu chuyện được bắt đầu thật tự nhiên hợp lý. Nhân vật Đăng cũng là nhân vật chính trong tác phẩm nhận được lời đề nghị của người bạn: “Mày viết cho tao một bài về những kỉ niệm lúc mày còn ở đây … Mày viết thật thơ mộng vào. Như viết tiểu thuyết càng tốt”. Nhận lời đề nghị của người bạn Đăng bắt tay vào viết, đó cũng là lúc biết bao kỉ niệm xưa cũ, trong trẻo, hồn nhiên của tuổi thơ ùa về: tình bạn, tình yêu, tình cảm thầy trò. Những kỉ niệm ấy thật đẹp đẽ, mơ mộng và đáng trân trọng biết bao.

23 tháng 3 2022

Tham khảo

 

Xã hội nào cũng vậy, lúc nào cũng tồn tại 2 mặt trái và tốt. Con người cũng thế, cũng có loại người tốt và người xấu. Việc chọn đúng người tri kỷ, đúng bạn tâm giao thì được gọi là việc chọn bạn thông minh. Ta sẽ học được những điều hay, điều tốt của bạn. Những người bạn thông minh sẽ hiểu ta hơn, giúp ta tiến bộ về nhân cách, về trí tuệ. Dân gian cũng từng có câu: “Học thầy không tày học bạn”, “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”, …

Kết bạn với người khôn là người thông minh. Người bạn có đạo đức tốt thì ta sẽ học được “nết khôn” để làm người, để trở thành con ngoan, trò giỏi.Ý nghĩa câu nói: “Đọc một cuốn sách hay cũng như trò chuyện với một người bạn thông minh”Phân tích câu nóiỞ đây, L.Tôn-xtôi đã ví đọc sách như trò chuyện với một người bạn thông minh vì trong một cuốn sách thì luôn có vô vàng kiến thức hay góp vào kho tri thức để chúng trở nên phong phú hơn. Sách còn giúp chúng ta có những kiến thức để ứng dụng trong thực tế. Ngoài ra, khi đọc sách chúng ta sẽ trở thành một người uyên bác. Sách chính là một người bạn tốt vì sách không hại ta mà còn giúp ta trở nên thông minh hơn.Đúng như vậy, sách không hại ta nhưng con người thì lại khác. Những người biết sử dụng sách nên khi đó sách có giá trị rất lớn và mang đến cho người đọc những điều mới mẻ và đưa con người đến một thế giới khác.Nhưng có những người lợi dụng sách như một phương tiện để làm mai mọt đầu óc người khác bằng cách sử dụng sách như một công cụ tiêm nhiễm vào đó những tư tưởng không đúng, đi ngược với chuẩn mực đạo đức.Do đó khi chọn sách cũng như chọn bạn, chúng ta phải chọn những cuốn sách mang nội dung lành mạnh, tốt. Làm như vậy cũng giống như ta đã chọn đúng một người bạn tốt thật sự. Cho nên sách sẽ như một người bạn thông minh giúp ta đi lên bằng sự hiểu biết, uyên bác và thông minh.Do đó, chúng ta nên đọc sách thường xuyên vì sách sẽ giúp ta nhận thức được nhiều hơn về sự phát triển của thế giới đang diễn ra từng ngày. Đồng thời, nâng cao hơn tầm nhìn của chúng ta đối với đời sống xung quanh.
Ngay từ bây giờ, chúng ta hãy chung tay góp sức đẩy lùi những người xấu cũng như những cuốn sách mang nội dung không lành mạnh đó. Bởi nếu tồn tại, “chúng” sẽ tiêm nhiễm vào tâm thức ta những điều không đúng, không hay.

Sách có vai trò rất to lớn trong xã hội. Do đó, ngay từ khi còn trẻ, hãy học thật tốt và thường xuyên trao dồi kiến thức thông qua sách, mở rộng hơn là báo chí, và phải học cách chọn lọc, đánh giá được đâu là những thông tin tốt, đâu là thông tin xấu để tránh xa những quyển sách gây tiêu cực.

7 tháng 5 2021

tk 

Sách là người bạn thân thiết cũng là tài sản vô giá của con người. Đọc sách giúp trang bị những tri thức mới mẻ trên hành trình học tập và phát triển của bản thân. Không chỉ vậy, đọc sách còn giúp ta khám phá những chân trời mới, đến những vùng đất mới mẻ mà ta chưa từng có cơ hội đi, đến và cảm nhận. Những lúc mệt mỏi, chán nản với cuộc sống, đọc sách ta có thêm động lực để cố gắng, để vững tâm và tin vào những điều tốt đẹp của tương lai. Sách bồi đắp cho tâm hồn ta ngày một phong phú, đẹp đẽ và thiện lương hơn. Vì thế, hãy nên đọc sách mỗi ngày, nuôi dưỡng cho mình niềm đam mê sách nhé.

7 tháng 5 2021

Sách là kho tàng tri thức vô tận của nhân loại – một tài sản tinh thần vô giá vì nó cung cấp cho chúng ta những hiểu biết về phong tục tập quán, văn hoá lịch sử của tất cả các dân tộc trên thế giới làm cho tâm hồn ta phong phú thêm trí óc ta mở mang, văn minh hơn và ta thấy đời sẽ ý nghĩa và đáng yêu biết bao! Trước khi có các phương tiện nghe nhìn, sách là con đường lớn nhất để con người tiếp cận thông tin, văn hóa và tri thức. Ngày nay, ngoài sách, con người còn tiếp thu thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng như Truyền hình, phim ảnh, Internet… Văn hóa đọc vì thế có những bước thay đổi về chất…Các phương tiện nghe nhìn tỏ ra có nhiều ưu thế hơn, hấp dẫn hơn so với sách, và thực tế chúng đang có xu hướng cạnh tranh lấn át văn hóa đọc. Nếu trước đây, đọc sách là một thú vui, một thói quen của rất nhiều người thì ngày nay thói quen ấy đang có nguy cơ bị mất dần đi. Tất nhiên đối với các nhà nghiên cứu khoa học, nhà văn, nhà báo, nhà giáo, sinh viên, học sinh… đọc sách vẫn là một công việc bắt buộc, thường xuyên mà nếu thiếu nó người ta rất khó để có được một chuyên môn tốt, một khối lượng kiến thức đủ rộng để phục vụ công việc, nhưng đông đảo quần chúng đang có xu hướng giải trí bằng phim ảnh, băng đĩa nhiều hơn.

Mặc dù vậy, đọc sách vẫn luôn được khẳng định là một nhu cầu thiết yếu với những thế mạnh riêng của chính nó, một cách thưởng thức văn hóa sang trọng và có chiều sâu; là phương cách tốt nhất để làm giàu có vốn liếng ngôn từ của con người. Những thuộc tính đi liền với việc đọc là suy nghĩ, suy ngẫm, tra cứu, tìm tòi… là cơ sở hữu ích cho việc nâng cao tri thức, hiểu biết, tạo dựng những vỉa tầng sâu sắc trong toàn bộ hệ thống kiến thức, nhận thức của mỗi con người.

Không thể hình dung nếu một ai đó trong suốt cuộc đời mình không coi trọng việc đọc mà có thể có được một trữ lượng thông tin, kiến thức lớn. Khối lượng kiến thức thu thập được từ việc đọc chính là một thước đo đánh giá tầm vóc tri thức của mỗi người. Nhiều ông bố bà mẹ mong muốn tạo cho con mình một thói quen tốt là ham mê đọc sách từ thuở ấu thơ. Không chỉ dừng lại ở việc thu nhận thông tin, người ta đến với sách để thưởng thức vẻ đẹp của kiến thức thông qua lăng kính sáng tạo của tác giả.

Trong một bài viết mới đây, giáo sư Trần Bạch Đằng nêu một ý kiến rất xác đáng, rằng: “Không thể lấy lăng kính “hàn lâm” để nhìn việc đọc sách của công chúng, mà phải lấy lăng kính của công chúng soi lại việc viết sách của chúng ta…”. Rõ ràng, khi nêu ra khái niệm văn hóa đọc có nghĩa là chúng ta đang ngày một đề cao tính nghệ thuật, tính thưởng thức văn hóa đích thực trong việc đọc sách, vượt lên trên khái niệm đọc đơn thuần. Tóm lại, “Không có sách thì không có tri thức”, ngoài việc học ở ngoài đời, thực tế, từ mọi người xung quanh sách là người bạn không thể thiếu của con người. Đó là nguồn tri thức vô giá mà mỗi chúng ta có thể tự tìm tòi trong suốt cuộc đời của mình. Sách là nguồn kiến thức vô tận của nhân loại, khi đọc sách bạn sẽ có cảm giác như mình như đang được dẫn vào Thế Giới trong sách, bạn sẽ thấy hiểu rõ hơn biết thêm nhiều điều hay. M.Goroki từng nói rằng “Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tôi tách khỏi con thú và đến tới gần con người, tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất và về sự thèm khát cuộc sống. Vì vậy, ta rất cần đọc sách nhưng nhất thiết phải chọn cho mình những loại sách có giá trị thật sự, làm giàu tri thức và hoàn thiện nhân cách.

Bạn tham khảo nha: 

          Người ta thường nói, sách là kho tàng tri thức của nhân loại. Có một câu danh ngôn về việc đọc sách như sau: “Gặp được một quyển sách hay nên mua liền dù đọc được hay không đọc được, vì sớm muộn gì cũng cần đến nó”.

         Sách là nguồn cung cấp tri thức khổng lồ mà ta sẽ khó có thể khai thác hết. Có rất nhiều các loại sách: sách khoa học, sách văn học, sách kinh doanh,..Mỗi loại sách đó sẽ cho ta những kiến thức và hiểu biết khác nhau và phù hợp với từng đối tượng khác nhau. Doanh nhân sẽ tìm sách kinh doanh để đọc. Bác sỹ sẽ đọc sách về ngành y. Còn học sinh chúng ta nên đọc những loại sách khoa học, văn học và lịch sử để bổ sung kiến thức về các môn học. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các loại sách có những nội dung không văn minh. Vậy nên, việc chọn sách để đọc là vô cùng quan trọng, bởi những kiến thức trong sách sẽ ảnh hưởng đến nhận thức và suy nghĩ của chúng ta.

           Việc đọc sách không chỉ giúp chúng ta mở rộng hiểu biết về chuyên môn mà sách còn giúp chúng ta hoàn thiện bản thân và nuôi dưỡng tâm hồn mỗi người. Sách dạy ta đạo làm người, cách đối nhân xử thế với cha mẹ và những người xung quanh. Sách dạy ta phải sống lương thiện và sống có ích. Ngoài ra sách còn dạy ta biết yêu thương bản thân mình và yêu thương nhân loại. Sách giúp ta biết khóc khi gặp những cảnh ngộ đáng thương bằng cách đi theo từng diễn biến tâm trạng của những nhân vật trong chuyện. Sách khiến ta biết cười để thấy tâm hồn mình rộng mở và chào đón những điều tốt đẹp sẽ đến với ta.

            Để tiếp nhận được những kiến thức trong sách ta phải có phương pháp đọc sách đúng đắn. Đầu tiên, bạn nên đọc lướt để biết được nội dung chính của cuốn sách. Sau đó, bạn đọc kỹ từng câu từng từ để hiểu được một cách kỹ càng của từng chi tiết. Chúng ta không chỉ đọc một lần mà phải đọc đi đọc lại nhiều lần, có như vậy ta mới hiểu được nội dung cuốn sách một cách thấu đáo. Khi đọc sách, bạn nên tập trung chứ không nên vừa làm việc khác vừa đọc sách, vì như vậy bạn sẽ có cái nhìn không tổng thể và khó có thể hiểu được từng nội dung. Nói cách khác, chúng ta cần có cái tâm khi đọc sách, khi đó ta mới có thể hiểu được tâm tư, nguyện vọng mà các tác giả muốn truyền đạt thông qua từng cuốn sách.

            Mỗi ngày, bạn nên dành cho mình ít nhất 30 phút để đọc sách. Bạn sẽ thấy có rất nhiều điều thú vị và còn rất nhiều thứ chúng ta phải học. Sách sẽ dạy chúng ta tất cả những gì chúng ta muốn học. Hãy chịu khó đọc sách để hoàn thiện kiến thức và kỹ năng cũng như nuôi dưỡng tâm hồn của chính chúng ta. Chỉ với 30 phút mỗi ngày, dần dần bạn sẽ thấy mình biết thêm rất nhiều thứ và học được rất nhiều điều. Nếu không đọc sách, bạn sẽ không thể hiểu được ông cha ta đã sống và đã hy sinh như thế nào? Bạn cũng sẽ không thể biết được những người nổi tiếng họ thành công bằng cách nào? Và làm thế nào để bạn có thể được như họ?. Thật đáng tiếc cho những ai không hiểu được tác dụng của việc đọc sách. Nếu không đọc sách, bạn sẽ trở thành người lạc hậu bởi sự hiểu biết của bạn bị hạn hẹp và vì thế bạn sẽ không thể thành công.

           Việc đọc sách đối với mỗi người là vô cùng quan trọng. Bởi sách là nguồn tri thức quý giá mà nhân loại đã trao tặng cho bạn. Bạn nên có thói quen đọc sách và chọn sách là bạn đồng hành trên con đường hướng đến thành công của bạn. Bạn hãy trân trọng từng quyển sách và hãy cố gắng tiếp thu và thực hành những kiến thức trong sách – chắc chắn bạn sẽ có được những thứ mà bạn muốn!

2 tháng 4 2018

Người ta thường nói, sách là kho tàng tri thức của nhân loại. Có một câu danh ngôn về việc đọc sách như sau: "Gặp được một quyển sách hay nên mua liền dù đọc được hay không đọc được, vì sớm muộn gì cũng cần đến nó".

Sách là nguồn cung cấp tri thức khổng lồ mà ta sẽ khó có thể khai thác hết. Có rất nhiều các loại sách: sách khoa học, sách văn học, sách kinh doanh,..Mỗi loại sách đó sẽ cho ta những kiến thức và hiểu biết khác nhau và phù hợp với từng đối tượng khác nhau. Doanh nhân sẽ tìm sách kinh doanh để đọc. Bác sỹ sẽ đọc sách về ngành y. Còn học sinh chúng ta nên đọc những loại sách khoa học, văn học và lịch sử để bổ sung kiến thức về các môn học. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các loại sách có những nội dung không văn minh. Vậy nên, việc chọn sách để đọc là vô cùng quan trọng, bởi những kiến thức trong sách sẽ ảnh hưởng đến nhận thức và suy nghĩ của chúng ta.

Việc đọc sách không chỉ giúp chúng ta mở rộng hiểu biết về chuyên môn mà sách còn giúp chúng ta hoàn thiện bản thân và nuôi dưỡng tâm hồn mỗi người. Sách dạy ta đạo làm người, cách đối nhân xử thế với cha mẹ và những người xung quanh. Sách dạy ta phải sống lương thiện và sống có ích. Ngoài ra sách còn dạy ta biết yêu thương bản thân mình và yêu thương nhân loại. Sách giúp ta biết khóc khi gặp những cảnh ngộ đáng thương bằng cách đi theo từng diễn biến tâm trạng của những nhân vật trong chuyện. Sách khiến ta biết cười để thấy tâm hồn mình rộng mở và chào đón những điều tốt đẹp sẽ đến với ta.

Để tiếp nhận được những kiến thức trong sách ta phải có phương pháp đọc sách đúng đắn. Đầu tiên, bạn nên đọc lướt để biết được nội dung chính của cuốn sách. Sau đó, bạn đọc kỹ từng câu từng từ để hiểu được một cách kỹ càng của từng chi tiết. Chúng ta không chỉ đọc một lần mà phải đọc đi đọc lại nhiều lần, có như vậy ta mới hiểu được nội dung cuốn sách một cách thấu đáo. Khi đọc sách, bạn nên tập trung chứ không nên vừa làm việc khác vừa đọc sách, vì như vậy bạn sẽ có cái nhìn không tổng thể và khó có thể hiểu được từng nội dung. Nói cách khác, chúng ta cần có cái tâm khi đọc sách, khi đó ta mới có thể hiểu được tâm tư, nguyện vọng mà các tác giả muốn truyền đạt thông qua từng cuốn sách.

Mỗi ngày, bạn nên dành cho mình ít nhất 30 phút để đọc sách. Bạn sẽ thấy có rất nhiều điều thú vị và còn rất nhiều thứ chúng ta phải học. Sách sẽ dạy chúng ta tất cả những gì chúng ta muốn học. Hãy chịu khó đọc sách để hoàn thiện kiến thức và kỹ năng cũng như nuôi dưỡng tâm hồn của chính chúng ta. Chỉ với 30 phút mỗi ngày, dần dần bạn sẽ thấy mình biết thêm rất nhiều thứ và học được rất nhiều điều. Nếu không đọc sách, bạn sẽ không thể hiểu được ông cha ta đã sống và đã hy sinh như thế nào? Bạn cũng sẽ không thể biết được những người nổi tiếng họ thành công bằng cách nào? Và làm thế nào để bạn có thể được như họ?. Thật đáng tiếc cho những ai không hiểu được tác dụng của việc đọc sách. Nếu không đọc sách, bạn sẽ trở thành người lạc hậu bởi sự hiểu biết của bạn bị hạn hẹp và vì thế bạn sẽ không thể thành công.

Việc đọc sách đối với mỗi người là vô cùng quan trọng. Bởi sách là nguồn tri thức quý giá mà nhân loại đã trao tặng cho bạn. Bạn nên có thói quen đọc sách và chọn sách là bạn đồng hành trên con đường hướng đến thành công của bạn. Bạn hãy trân trọng từng quyển sách và hãy cố gắng tiếp thu và thực hành những kiến thức trong sách – chắc chắn bạn sẽ có được những thứ mà bạn muốn!

2 tháng 4 2018

Sách là kho tàng tri thức vô tận của nhân loại. Đó còn là một tài sản tinh thần vô giá vì nó làm cho tâm hồn ta phong phú thêm trí óc ta mở mang, văn minh hơn và ta thấy đời sẽ ý nghĩa và đáng yêu biết bao!

Trước khi có các phương tiện nghe nhìn, sách là con đường lớn nhất để con người tiếp cận thông tin, văn hóa và tri thức. Đến nay thì ngoài sách, con người còn tiếp thu thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng như Truyền hình, phim ảnh, mạng... Văn hóa đọc vì thế có những bước thay đổi về chất...Các phương tiện nghe nhìn tỏ ra có nhiều ưu thế hơn, hấp dẫn hơn so với sách, và thực tế chúng đang có xu hướng cạnh tranh lấn át văn hóa đọc. Nếu trước đây, đọc sách là một thú vui, một thói quen của rất nhiều người thì ngày nay thói quen ấy đang có nguy cơ bị mất dần đi. Tất nhiên đối với các nhà nghiên cứu khoa học, nhà văn, nhà báo, nhà giáo, sinh viên, học sinh... đọc sách vẫn là một công việc bắt buộc, thường xuyên mà nếu thiếu nó người ta rất khó để có được một chuyên môn tốt, một khôi lượng kiến thức đủ rộng để phục vụ công việc, nhưng đông đảo quần chúng đang có xu hướng giải trí bằng phim ảnh, băng đĩa nhiều hơn.

Mặc dù vậy, đọc sách vẫn luôn được khẳng định là một nhu cầu thiết yếu với những thế mạnh riêng của chính nó, một cách thưởng thức văn hoa sang trọng và có chiều sâu; là phương cách tốt nhất để làm giàu có vốn liếng ngôn từ của con người. Những thuộc tính đi liền với việc đọc là suy nghĩ, suy ngẫm, tra cứu, tìm tòi... là cơ sở hữu ích cho việc nâng cao tri thức, hiểu biết, tạo dựng những vỉa tầng sâu sắc trong toàn bộ hệ thống kiến thức, nhận thức của mỗi con người. Không thể hình dung nếu một ai đó trong suôt cuộc đời mình không coi trọng việc đọc mà có thể có được một trữ lượng thông tin, kiến thức lớn. Khối lượng kiến thức thu thập được từ việc đọc chính là một thước đo đánh giá tầm vóc tri thức của mỗi người. Nhiều ông bố bà mẹ mong muốn tạo cho con mình một thói quen tốt là ham mê đọc sách từ thuở ấu thơ. Không chỉ dừng lại ở việc thu nhận thông tin, người ta đến với sách để thưởng thức vẻ đẹp của kiến thức thông qua lăng kính sáng tạo của tác giả. Trong một bài viết mới đây, giáo sư Trần Bạch Đằng nêu một ý kiến rất xác đáng, rằng: "Không thể lấy lăng kính "hàn lâm" để nhìn việc đọc sách của công chúng, mà phải lấy lăng kính của công chúng soi lại việc viết sách của chúng ta...". Rõ ràng, khi nêu ra khái niệm văn hóa đọc có nghĩa là chúng ta đang ngày một đề cao tính nghệ thuật, tính thưởng thức văn hóa đích thực trong việc đọc sách, vượt lên trên khái niệm đọc đơn thuần.

Tóm lại, "Không có sách thì không có tri thức", ngoài việc học ở ngoài đời, thực tế, từ mọi người xung quanh sách là người bạn không thể thiếu của con người. Đó là nguồn tri thức vô giá mà mỗi chúng ta có thể tự tìm tòi trong suốt cuộc đời của mình. Sách là nguồn kiến thức vô tận của nhân loại, khi đọc sách bạn sẽ có cảm giác như mình như đang được dẫn vào Thế Giới trong sách, bạn sẽ thấy hiểu rõ hơn biết thêm nhiều điều hay. M.Goroki từng nói rằng "Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tôi tách khỏi con thú và đến tới gần con người, tởi gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất và về sự thèm khát cuộc sống.Vì vậy, ta rất cần đọc sách nhưng nhất thiết phải chọn cho mình những loại sách có gái trị thật sự làm giàu tri thức và hoàn thiện nhân cách

25 tháng 6 2021

Bạn tham khảo nha !

Câu 1 :

Người ta thường cho rằng lứa tuổi học trò là lứa tuổi vô tư, cuộc sống chỉ xoay quanh những mối quan tâm đơn giản. Bởi vậy, đây chính là thời kỳ tươi đẹp nhất trong cuộc đời mỗi con người. Nhưng thật ra, thế giới nội tâm của các cô cậu học sinh tuổi mới lớn phức tạp hơn thế rất nhiều. Trong tâm trí của những đứa trẻ đang lớn, đang chập chững bước vào đời ấy có rất nhiều những mâu thuẫn, dằn vặt, suy tư, khát vọng... khi đối mặt với muôn vàn cuộc sống đang hiện ra trước mắt.

Trong quãng thời gian này, chắc chắn ai cũng sẽ có những vấn đề của riêng mình. Những vấn đề mà nếu chúng ta chia sẻ với gia đình, bạn bè chưa chắc đã tìm được sự đồng cảm hay tiếng nói chung. Rồi ta cứ mắc kẹt trong vòng luẩn quẩn ấy: không tìm được cách giải quyết cho bản thân, cứ thế liên tục tạo ra những sai lầm, để rồi khi trưởng thành, ta nhìn lại và hối tiếc cho quá khứ. Với tôi, quá khứ chưa hề xa xôi lắm, nó mới chỉ như ngày hôm qua nhưng tôi đã hối tiếc về biết bao điều mà mình đã làm, hoặc chưa làm…

Những trải nghiệm và cảm xúc ấy của tôi cũng như của bao người khác dường như đã được tác giả Đồng Hoa mang tới và gói lại trọn vẹn trong cuốn tiểu thuyết “Thời niên thiếu không thể quay trở lại”.

Tôi cũng như bao cô cậu học sinh khác, cũng đang trong lứa tuổi học trò, cũng có nhiều gánh nặng trên vai, nhiều lúc tôi cảm thấy bế tắc: mình sẽ đối mặt với vấn đề ra sao, tâm sự với ai, ai sẽ là người tin tưởng mình bây giờ…? Cũng may mắn cho tôi bởi bên cạnh tôi luôn có những người bạn tốt, và một trong số họ đã tặng tôi cuốn cuốn sách này, cuốn sách với tôi vừa là sự chia sẻ, vừa là nguồn động viên, vừa là sự chỉ dẫn để tôi có được lòng tin để đối mặt với những “thử thách thanh xuân”.

"Nhiều năm qua, tôi luôn học tập một việc, chính là không quay đầu lại, chỉ vì bản thân mình chưa từng làm việc gì phải hối hận, không hối hận vì những chuyện mình đã làm.

Mỗi bước đi của cuộc sống đều phải trả giá đắt.

Tôi có được một ít mình muốn, mất đi một ít những gì mình không muốn mất.

Nhưng con người trên thế giới này có phải ai cũng vậy đâu?"

Nhắc đến tiểu thuyết ngôn tình, mọi người thường cho rằng đó là những cuốn sách vô bổ toàn về chuyện tình yêu với những tình tiết tưởng tượng xa rời thực tế, không giúp ích gì cho người đọc, nhưng tôi đã thay đổi suy nghĩ của mình khi đọc cuốn tiểu thuyết này của Đồng Hoa. Tác giả Đồng Hoa đã vượt lên trên giới hạn của một tác giả ngôn tình, khi cuốn tiểu thuyết của cô dù có đề cập đến câu chuyện tình yêu của lứa tuổi học trò nhưng nó lại chứa đựng nhiều bài học nhân sinh sâu sắc dành cho mỗi độc giả khi đọc cuốn truyện này.

Qua hình ảnh nhân vật La Kỳ Kỳ mà tác giả xây dựng tôi tin chắc rằng không chỉ tôi mà tất cả mọi người đều tìm thấy một phần bản thân mình trong đó. Xuyên suốt câu chuyện là hình ảnh cô gái nhỏ La Kỳ Kỳ trong những năm tháng của cuộc đời học sinh, trải dài từ những năm tháng học tiểu học, với bóng ma tâm lý đến từ cô giáo Triệu và rồi tìm được ánh sáng cuối con đường cứu giúp cô bé là cô giáo Cao. Tôi như bắt gặp hình ảnh của mình trong La Kỳ Kỳ thời cấp hai, khi cô đối đầu một cách bướng bỉnh với thầy "chậu của cải"... Những mất mát, tổn thương đến với Kỳ Kỳ đã giúp cô trở thành con người mạnh mẽ, kiên định nhưng tâm hồn của cô cũng bởi thế mà trở nên nhạy cảm hơn bao giờ hết. Ngoài kia, cũng có rất nhiều những anh chị, những bạn như tôi: vì đau đớn mà trưởng thành nhanh chóng nhưng luôn muốn được một lần nữa quay trở về với thời thơ ấu.

Trong suốt quãng thời gian tuổi trẻ, quãng thời gian khi tâm hồn ta còn non nớt, chập chững bước vào đời những bước đi đầu tiên, thì các tác động xung quanh chúng ta ảnh hưởng một cách không ngờ tới. Hiệu ứng bươm bướm giải thích khá đúng trong vấn đề này. Có thể nói, cuộc đời Kỳ Kỳ chịu tác động rất lớn bởi sự kiện cây bút máy khi cô còn học tiểu học. Chỉ đơn giản là một cây bút đắt tiền của người bạn bị mất, tất cả mọi người đều đổ dồn sự nghi ngờ cho cô bé,chỉ đơn giản là vì cô không được lòng cô chủ nghiệm, sự việc đó đã gây ra hệ luỵ rất lớn về sau. Vốn đã có những tổn thương trong tâm hồn, cô bé ngày ngày khép kín bản thân mình, tự tạo cho mình một chiếc vỏ để chui vào, học hành ngày càng sa sút, rồi tìm đến những người bạn mà xã hội gắn cho cái mác là bất hảo.

Trong câu chuyện này, tôi như tìm thấy bản thân mình trong nhiều phân đoạn,lúc cô giáo Triệu đổ oan cho Kỳ Kỳ lấy trộm chiếc bút máy, những lúc bố mẹ cô có phân biệt đối xử một cách rõ ràng giữa hai chị em, lúc ông ngoại mất. Tôi cảm thấy đồng cảm với nhân vật, nhất là lúc ông ngoại của cô mất, tôi cũng giống như nhân vật, cũng được ông ngoại yêu thương chiều chuộng nhất, người mà lúc đó bản thân mình yêu thương nhất. Nhưng rồi ông lại rời bỏ mình ra đi, tôi cảm thấy như mất hết tất cả, tự hỏi tại sao ông trời lại cướp đi người mà mình yêu thương nhất. Rồi tôi chợt nhận thấy, hoá ra trên đời này có người chung hoàn cảnh với mình, dù chỉ có nhân vật không có thật, một nhân vật hư cấu, nhưng phần nào tôi cũng cảm thấy như được an ủi. Đó cũng là lúc tôi nhận ra được nhiều điều.

"... Con người nhận được thứ này, chắc chắn sẽ mất đi thứ khác, đôi khi mất đi chính là để nhận lại, và có lúc nhận được chính là để mất đi..."

Lời nói này của Tiểu Ba khiến tôi như vỡ oà những cảm xúc trước đó, nó khiến tôi hiểu ra rằng cuộc sống không bất công như mọi người hay nghĩ, nó luôn có sự cho đi và nhận lại, đó là sự cân bằng của cuộc sống. Tạo hoá ban tặng cho ta thứ gì sẽ lấy đi của chúng ta một cái gì đấy. Cuộc đời chính là như thế, chúng ta phải học cách chấp nhận, học cách nhận lấy và mất đi.

Trong tác phẩm này, tôi tìm thấy một Cát Hiểu Phi xinh đẹp,học giỏi một cô bé có tương lai đầy hy vọng, nhưng nếu cô không vướng vào mối tình với Vương Chinh, hoặc cuốn vào vòng xoáy của xã hội thì có lẽ cuộc đời cô đã bớt bi kịch hơn, số phận sẽ công bằng với con người ấy hơn. Đau thương cho Hiểu Phi dù cho cô muốn quay đầu lại, làm lại cuộc đời mình cỡ nào đi chăng nữa, thì xã hội cũng không cho phép cô có quyền quay đầu.

Tôi bắt gặp hình ảnh Quan Hà luôn sống giả tạo trong cái vỏ bọc công chúa của chính bản thân mình tạo ra, một Quan Hà xinh đẹp, giỏi giang, hoà đồng, không ngừng cố gắng miệt mài xây dựng chiếc mặt nạ giả tạo do mình tạo ra.

Hay hình ảnh Hứa Tiểu Ba dịu dàng luôn giải thích cho Kỳ kỳ hiểu, không muốn cô mắc sai lầm của tuổi trẻ, luôn âm thầm ở đằng sau bảo vệ cô.

Tôi tìm thấy rất nhiều điều trong " Thời niên thiếu không thể quay lại ấy", dường như tìm thấy cả chính bản thân mình.

Thời niên thiếu có thật là không thể quay lại?

Thật sự không thể quay lại khoảng thời gian tươi đẹp ấy.

Vì không thể quay lại nên chúng ta luôn hối tiếc về ngày xưa.

Vì đang sống trong thời niên thiếu, nên luôn cảm thấy thời gian phía trước rất dài, nghĩ rằng tất cả mọi thứ có thể nhìn lại lần nữa, nhưng lại không biết, thời gian như một dòng sông, không bao giờ chảy ngược về nguồn.

Trong cuốn sách này, ta có thể tìm thấy những gì bạn nhiệt tình yêu thương, điên cuồng theo đuổi lại dần dần bị lãng quên, thay vào đó là sự hiện diện rõ ràng của sự trưởng thành.

Đây không phải là một cuốn ngôn tình về tình yêu tuổi trẻ thông thường, mà là một cuốn sách về tuổi trẻ, tuổi thanh xuân, nó như khắc hoạ lại cuộc đời, lại thời niên thiếu của chúng ta. Có những thứ một khi đánh mất là không thể tìm lại, có những người đi qua nhau là vĩnh viễn không thể gặp lại được nữa. Ta sẽ mãi mãi không thể tìm được những thứ mình bỏ lỡ, bởi đó chính là cuộc đời là thanh xuân là thời niên thiếu không thể quay lại.

Nếu bạn còn trẻ, xin hãy đối xử với những người xung quanh bạn thật tốt, thật dịu dàng, không phải vì sự cảm kích của người đó đối với bạn, mà là để sau này, khi bất chợt nhìn lại, bạn sẽ thấy trong tuổi thanh xuân của mình có ít điều phải ân hận hơn.

Câu 2 :

Một số biện pháp giúp mọi người đọc sách nhiều hơn

Tổ chức một nhóm nhỏ mọi người có thể đóng góp sách vở của mình cho mọi người có thể đọc được nhiều thể loại.

Tổ chức các cuộc thi đọc sách, đọc hiểu kiến thức.

Tuyên truyền với mọi người về lợi ích của sách.

Thường xuyên cùng bạn bè đến thư viện.

Hãy tổ chức một cuộc thi đọc sách với luật là : ai đọc sách và hiểu sách nhiều nhất sẽ là người thắng cuộc.

Tổ chức cuộc thi nhỏ với đề bài:"hãy thuyết trình về cuốn sách yêu quý của bạn" và thuyết trình cảm nhận của mình về cuốn sách yêu quý của minh.

Mở các sự kiện trao đổi sách

Tham gia các câu lạc bộ đọc sách

Lập kế hoạch cho những cuốn sách mà chúng ta sẽ đọc

25 tháng 6 2021

Câu 1 :

Có ai đó đã nói rằng: “Mỗi cuốn sách là một bức tranh kì diệu, mở ra trước mắt chúng ta những chân trời tri thức. Quả thật như vậy, qua mỗi cuốn sách, ta sẽ bắt gặp những câu chuyện, những con người với từng mảnh đời, số phận khác nhau. Đó là nàng Kiều với thân phận chìm nổi, bấp bênh cùng 15 năm phiêu bạt vì phải chịu đựng những hủ tục của một giai cấp thống trị thối nát; là cậu bé Hồng với một tuổi thơ bất hạnh cùng hoàn cảnh sống chật vật. Qua những câu chuyện ấy, mỗi người sẽ tự rút ra những bài học cho riêng mình. Với tôi, cuốn sách đã để lại trong tôi nhiều xúc cảm và ấn tượng nhất là cuốn “Lời chia tay đẹp nhất thế gian” của tác giả Noh Hee Kyung.

Dù có viết nhiều và được khai thác ở khía cạnh nào thì có lẽ, những câu chuyện về gia đình vẫn luôn là chủ đề không bao giờ xưa cũ. Bởi nó luôn chạm đến sâu thẳm trong lòng mỗi người, và bởi chúng ta, hầu hết ai cũng có một gia đình để nhớ về. “Thật kỳ lạ, khi còn trên đời, mẹ chỉ đơn giản là mẹ thôi, chẳng có gì hơn. Thế nhưng khi bà qua đời, tôi bỗng có suy nghĩ rằng bà chính là cả cuộc đời của mình.” Chỉ với trang sách đầu tiên, tác giả đã đem đến một nỗi buồn man mác cùng sự day dứt đến đau lòng của những người ở lại, báo trước về một cuộc chia tay buồn bã và đầy tiếc nuối...v.v..

11 tháng 11 2021

Ngày nay khi công nghệ thông tin vô cùng phát triển, người ta có thể dễ dàng tìm được những nguồn giải trí khác nhau. Thế nhưng đối với rất nhiều người, đọc sách vẫn là một thói quen thú vị mang đến nhiều lợi ích. Chúng ta bắt đầu bước vào cuộc sống, bắt đầu bước vào những tháng ngày học tập và rèn luyện bằng những ngày tháng học tập và rèn luyện bằng những cuốn sách thân yêu.

Sách mở mang cho ta trí tuệ, đem đến cho ta hiểu biết, dẫn dắt chúng ta vào những chỗ sâu xa và giải thích cho chúng ta những gì bí ẩn. Sách là sông, là biển, là rừng. Sách là cả xã hội rộng lớn bao la. Sách đưa chúng ta đến những thiên hà nghĩa là đưa chúng ta đến những thế giới vượt xa ngoài tầm với. Thế nhưng cũng có những cuốn sách viết về những thế giới vi mô. Khi ấy, chúng ta mới biết ngay trong bàn tay nhỏ bé của mình cũng là cả một thế giới riêng đang ngự trị. Sách đem đến cho chúng ta hiểu biết nhưng sách còn giúp chúng ta thư giãn. Khi buồn ta có thể giải khuây bằng những mẩu chuyện hài. Khi vui, chúng ta có thể thư thái mà cảm nhận vẻ đẹp của cuộc sống qua những áng văn chương.

Xem phim ảnh, chúng ta thấy vô cùng thích mắt. Thế nhưng trí tưởng tượng chắc chắn không được phát huy mạnh mẽ bằng khi ta đọc sách. Đọc một cuốn sách, chúng ta có thể thỏa sức bay lượn theo những thú chơi của ngôn từ để mà hình dung, để mà tưởng tượng. Đọc sách nhiều, chúng ta sẽ có những ý nghĩa hay, những ngôn từ đẹp. Và thế là khi cần ta có thể pha trò hay có thể tự tin mà giao tiếp với xung quanh.

Lợi ích của việc đọc sách còn là ở chỗ: sách không bị giới hạn về không gian và thời gian. Bạn có thể đi về quá khứ, đi đến tương lai. Bạn có thể kiếm tìm bất cứ những gì mình thích. Bởi ngay cả khi đã có thêm máy tính thì sách vẫn là công cụ quan trọng nhất lưu giữ trí khôn của nhân loại bao la. Chính việc sách không bị giới hạn về không gian và thời gian mà đọc sách sẽ giúp chúng ta học cũ mà biết mới. Từ đó mà ấp ủ, nâng niu, vun đắp và xây dựng cho những khát vọng trong tương lai.

 

Trong những ý nghĩa lớn lao của sách, chúng ta đặc biệt quan tâm đến việc sách làm đẹp tâm hồn. Đọc sách nhất là sách văn chương, chúng ta được đi đến những miền đất bao la. Ở đó, chúng ta có thể gặp những người hạnh phúc hay những người bất hạnh. Những người ấy có thể vui sướng hay đau khổ hơn cuộc sống của chúng ta. Chính vì thế mà chúng ta có thể vui mừng hay cảm động chia sẻ, tự hào, thích thú hay thất vọng, nhói đau. Tất cả những tình cảm ấy, dần dần bồi đắp tình thương yêu cho tâm hồn của mỗi chúng ta. Nó nối kết chúng ta với mỗi người trong cùng một dân tộc hay cả nhân loại bao la.

Như vậy đọc sách đem đến cho chúng ta nhiều lợi ích. Sách là báu vật của mỗi người. Hãy biết quý trọng và nâng niu nó. Hãy để nó là chiếc cầu đưa chúng ta đến với tương lai.

Thực tế có ý kiến cho rằng: "Đọc sách là sinh hoạt và nhu cầu trí tuệ thường trực của con người có cuộc sống trí tuệ". Ý kiến này một lần nữa đã khẳng định những tác dụng lớn lao mà sách đem lại cho con người.