K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

“Bắt đầu vào hội thi, trống chiêng điểm ba hồi, các đội hình dự thì xếp hàng trang nghiêm làm lễ dâng hương trước cửa đình để tưởng nhớ vị thành hoàng làng có công cứu dân, độ quốc.Hội thi bắt đầu bằng việc lấy lửa trên ngọn cây chuối cao. Khi tiếng trống hiệu vừa dứt, bốn thanh niên của bốn đội nhanh thoăn thoắt leo lên thân cây chuối rất trơn vì đã bôi mỡ. Có người leo lên, tụt xuống, lại...
Đọc tiếp

“Bắt đầu vào hội thi, trống chiêng điểm ba hồi, các đội hình dự thì xếp hàng trang nghiêm làm lễ dâng hương trước cửa đình để tưởng nhớ vị thành hoàng làng có công cứu dân, độ quốc.

Hội thi bắt đầu bằng việc lấy lửa trên ngọn cây chuối cao. Khi tiếng trống hiệu vừa dứt, bốn thanh niên của bốn đội nhanh thoăn thoắt leo lên thân cây chuối rất trơn vì đã bôi mỡ. Có người leo lên, tụt xuống, lại leo lên,… Có người phải bỏ cuộc, người khác lại leo lên, quang cảnh hết sức vui nhộn. 

Khi lấy được nén hương mang xuống, ban tổ chức phát cho ba que diêm châm vào hương cháy thành ngọn lửa. Người trong đội sẽ vót mảnh tre già thành những chiếc đũa bông châm lửa và đốt vào những ngọn đuốc. Trong khi đó, người trong nhóm dự thi nhanh tay giã thóc, giần sàng thành gạo, lấy nước và bắt đầu thổi cơm. Những nồi cơm nho nhỏ treo dưới những cành cong hình cánh cung được cắm rất khéo léo từ dây lưng uốn về trước mặt. Tay cầm cần, tay cầm đuốc đung đưa cho ánh lửa bập bùng. Các đội thổi cơm đan xen nhau uốn lượn trên sân đình trong sự cổ vũ nồng nhiệt của người xem hội”. 

                                                            (Trích VB Hội thi nấu cơm ở Đồng Vân, Minh Nhương) 

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn? 

Câu 2. Đoạn văn cung cấp những thông tin gì về hội thi nấu cơm ở Đồng Vân?

Câu 3. Qua một số chi tiết nói về luật lệ của hội thổi cơm thi và hình ảnh người dự thi, em có nhận xét gì vẻ đẹp của con người Việt Nam?

Câu 4. Em hãy kể tên những lễ hội của nước ta mà em biết (Tối thiểu 03 lễ hội). Theo em, việc giữ gìn và tổ chức những lễ hội truyền thống hằng năm hiện nay có những ý nghĩa gì?

1
14 tháng 3 2022

1. PTBĐ: thuyết minh.

2. Đoạn văn cung cấp những thông tin về những hoạt động của hội thi nấu cơm ở Đồng Vân.

3. Qua những chi tiết nói về luật lệ của hội thổi cơm thi và hình ảnh người dự thi, ta thấy người Việt Nam rất khéo léo, đảm đang, cần cù, chịu khó.

4. Những lễ hội: Lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn, lễ hội đền Gióng, lễ hội chùa Hương.

- Việc giữ gìn và tổ chức những lễ hội truyền thống hằng năm hiện nay có ý nghĩa góp phần giữ gìn, bảo tồn, lưu truyền những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

" Người dự thi được tuyển chọn từ các xóm trong làng. Bắt đầu vào hội thi, trống chiêng điểm ba hồi, các đội hình dự thi xếp hàng trang nghiêm làm lễ dâng hương trước cửa đình để tưởng nhớ vị thành hoàng làng có công cứu dân, độ quốc. Hội thi bắt đầu bằng việt lấy lữa trên ngọn cây chuối cao. Khi tiếng trống hiệu vừa dứt, bốn thanh niên của bốn đội nhanh thoăn thoắt leo lên thân cây chuối...
Đọc tiếp

" Người dự thi được tuyển chọn từ các xóm trong làng. Bắt đầu vào hội thi, trống chiêng điểm ba hồi, các đội hình dự thi xếp hàng trang nghiêm làm lễ dâng hương trước cửa đình để tưởng nhớ vị thành hoàng làng có công cứu dân, độ quốc. Hội thi bắt đầu bằng việt lấy lữa trên ngọn cây chuối cao. Khi tiếng trống hiệu vừa dứt, bốn thanh niên của bốn đội nhanh thoăn thoắt leo lên thân cây chuối rất trơn vì đã bôi mỡ. Có người leo lên, tụt xuống, lại leo lên,... Có người phải bỏ cuộc, người khác lại leo lên, quang cảnh hết sức vui nhộn. Khi lấy được nén hương mang xuống, ban tổ chức phát cho ba que diêm châm vào hương cháy thành ngọn lửa. Người trong đội vót tre già thành những đũa bông châm lửa và đốt vaod những ngọn đuốt. Trong khi đó, người trong nhóm dự thi nhanh tay giã thóc, giần sàng thành gạo, lấy nước và bắt đầu thổi cơm. Những nồi cơm nho nhỏ treo dưới những cành cong hình cánh cung được cắm rất khéo léo từ dây lưng uốn về trước mắt. Tay cầm cần, tay cầm đuốc đung đưa cho ánh lữa bập bùng. Các đội thổi cơm đan xen nhau uốn lượn trên sân đình trong sự cổ vũ nông nhiệt của người xem hội."

Câu1: phân tích tính hấp dẫn của đoạn trích

Câu2: Ý nghĩa của đoạn trích

Giúp mình vs ạ

0
2 tháng 3 2022

a)Người/ thì nhanh tay giã thóc giần sàng thành gạo,// người/ thì lấy nước và bắt đầu thổi cơm.   

     CN1                                       VN1                                CN2                VN2

b)Sau độ một giờ rưỡi/, các nồi cơm /được lần lượt trình trước cửa đình      

           TN                            CN                          VN

c)Cuộc thi nào/ cũng hồi hợp và việc giật giải đã trở thành niềm tự hào khó có gì đối với dân làng.

     CN                                                VN

MIK KO CHẮC ĐÂU NHA

Nội dung dịch Tôi và gia đình đã tham dự Lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn năm ngoái. Lễ hội này được tổ chức hàng năm, vào ngày 9 tháng 8 theo Âm lịch. Lễ hội chọi trâu được tổ chức nhằm ghi nhớ công lao của các vị thần, duy trì kỷ cương làng xã, nhằm cầu ấm no hạnh phúc cho nhân dân địa phương. Mọi người đánh trống, múa và xem trâu. Tiếng trống, tiếng hò hét của mọi người...
Đọc tiếp

Nội dung dịch Tôi và gia đình đã tham dự Lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn năm ngoái. Lễ hội này được tổ chức hàng năm, vào ngày 9 tháng 8 theo Âm lịch. Lễ hội chọi trâu được tổ chức nhằm ghi nhớ công lao của các vị thần, duy trì kỷ cương làng xã, nhằm cầu ấm no hạnh phúc cho nhân dân địa phương. Mọi người đánh trống, múa và xem trâu. Tiếng trống, tiếng hò hét của mọi người thúc giục đàn trâu hừng hực khí thế hừng hực khí thế. Nhiều chủ trâu, người dân địa phương và du khách thập phương đã đến dự lễ hội. Lễ hội thực sự hấp dẫn và tuyệt vời. Viết một bài văn ngắn bằng tiếng Anh về chủ đề Festival - bài viết số 3 In 2014, I had chance to visit Lim Festival, a traditional festival in Vietnam where the famous Quan Ho folk songs are performed. This special festival was held on the thirteenth day of the first lunar month by local residents in Lim village, Bac Ninh province, Vietnam. Coming here on the festive days, I and thousands of visitors enjoyed the singing of traditional love duets (Quan Ho fork songs) performed by “lien anh” and “lien chi” (male and female Quan Ho singers) behind Lim pagoda, in Lim hill and on dragon boats on Lim rivers. Those singers wore traditional costumes and sang songs in pairs. There were strict rules for their performance in which the singers had to not only react quickly but also have a good understanding of traditional tunes as well as the historical and cultural features of the songs. Like other religious festivals, the Lim Festival went through all ritual stages, from the procession to the worshipping ceremony and other activities. I also watched a weaving competition among the village girls who wove and sang Quan Ho simultaneously. Other traditional games such as human chess-playing, cockfighting contest, rice-cooking contest, tug of war and wrestling were also held. Visiting this festival is a memorable experience to me. Bài dịch Vào năm 2014, tôi có cơ hội đến thăm Lễ hội Lim, một lễ hội truyền thống ở Việt Nam nơi biểu diễn các bài hát dân gian Quan họ nổi tiếng. Lễ hội đặc biệt này được tổ chức vào ngày mười ba tháng giêng âm lịch của người dân địa phương tại làng Lim, tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam. Đến đây vào những ngày lễ hội, tôi và hàng ngàn du khách thưởng thức những bài hát quan họ được thể hiện bởi những liền anh liền chị ở phía sau chùa Lim, trên đồi Lim và trên thuyền rồng trên sông Lim. Những ca sĩ đó mặc trang phục truyền thống và hát những bài hát theo cặp. Có những quy tắc nghiêm ngặt cho màn trình diễn của họ, trong đó các ca sĩ không chỉ phải phản ứng nhanh mà còn hiểu rõ về giai điệu truyền thống cũng như các đặc điểm lịch sử và văn hóa của các bài hát. Giống như các lễ hội tôn giáo khác, Lễ hội Lim đã trải qua tất cả các giai đoạn nghi lễ, từ lễ rước đến lễ cúng và các hoạt động khác. Tôi cũng đã xem một cuộc thi dệt giữa những cô gái làng vừa chơi vừa hát quan cùng một lúc. Các trò chơi truyền thống khác như chơi cờ người, thi đá gà, thi nấu cơm, kéo co và đấu vật cũng được tổ chức. Đến thăm lễ hội này là một trải nghiệm đáng nhớ với tôi. Write a short paragraph about a festival you like best - bài viết số 4 Tet is a national and family festival. It is an occasion for every Vietnamese to have a good time while thinking about the last year and the next year. At Tet, spring fairs are

0
Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên bờ sông Đáy xưa.Hội thi bắt đầu bằng việc lấy lửa. Khi tiếng trống hiệu vừa dứt, bốn thanh niên của bốn đội nhanh như sóc, thoăn thoắt leo lên bốn cây chuối bôi mỡ bóng nhẫy để lấy nén hương cắm ở trên ngọn. Có người leo lên, tụt xuống, lại leo lên… Khi mang được nén hương xuống, người...
Đọc tiếp

Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên bờ sông Đáy xưa.

Hội thi bắt đầu bằng việc lấy lửa. Khi tiếng trống hiệu vừa dứt, bốn thanh niên của bốn đội nhanh như sóc, thoăn thoắt leo lên bốn cây chuối bôi mỡ bóng nhẫy để lấy nén hương cắm ở trên ngọn. Có người leo lên, tụt xuống, lại leo lên… Khi mang được nén hương xuống, người dự thi được phát ba que diêm để châm vào hương cho cháy thành ngọn lửa. Trong khi đó, những người trong đội, mỗi người một việc. Người thì ngồi vót những thanh tre già thành những chiếc đũa bông. Người thì nhanh tay giã thóc, giần sàng thành gạo, người thì lấy nước và bắt đầu thổi cơm.

Mỗi người nấu cơm đều mang một cái cần tre được cắm rất khéo vào dây lưng, uốn cong hình cánh cung từ phía sau ra trước mặt, đầu cần treo cái nồi nho nhỏ. Người nấu cơm tay giữ cần, tay cầm đuốc đung đưa cho ánh lửa bập bùng. Các đội vừa thổi cơm vừa đan xen nhau uốn lượn trên sân đình trong sự cổ vũ nồng nhiệt của người xem hội.

Sau độ một giờ rưỡi, các nồi cơm được lần lượt trình trước cửa đình. Mỗi nồi cơm được đánh một số để giữ bí mật. Ban giám khảo chấm theo ba tiêu chuẩn: cơm trắng, dẻo và không có cháy. Cuộc thi nào cũng hồi hộp và việc giật giải đã trở thành niềm tự hào khó có gì sánh nổi đối với dân làng.

Tìm 1 câu ghép có trong bài và phân tích cấu tạo của câu ghép đó?

 

1
24 tháng 4 2022

1 Câu ghép có trong bài là :"Người thì nhanh tay giã thóc, giần sàng thành gạo, người thì lấy nước và bắt đầu thổi cơm."

- cấu tạo của câu ghép là ;

Vế câu 1: Người (chủ ngữ) thì nhanh thành gạo tay giã thóc, giần sàng thành gạo(vị ngữ)

Vế câu 2 : Người (chủ ngữ) thì lấy nước và bắt đầu thổi cơm.(vị ngữ)

Truyện Xiển Bột: Rao làng Ngày trước dân ngụ cư là kẻ thấp kém nhất trong làng. Cho nên đến Yên Lược, vừa dựng xong túp lều, Xiển bị lý trưởng gọi ra làm mõ làng. Có con mẹ hàng bát ỉa bậy bị bắt quả tang. Không có tiền nộp phạt, lý trưởng liền bắt lấy gánh bát, tồi sai Xiển đi mời "làng" ra đình chia phần. Xiển vâng vâng dạ dạ, vác mõ đi, cứ sau một hồi mõ "cốc cốc" lại...
Đọc tiếp

Truyện Xiển Bột: Rao làng

Ngày trước dân ngụ cư là kẻ thấp kém nhất trong làng. Cho nên đến Yên Lược, vừa dựng xong túp lều, Xiển bị lý trưởng gọi ra làm mõ làng. Có con mẹ hàng bát ỉa bậy bị bắt quả tang. Không có tiền nộp phạt, lý trưởng liền bắt lấy gánh bát, tồi sai Xiển đi mời "làng" ra đình chia phần. Xiển vâng vâng dạ dạ, vác mõ đi, cứ sau một hồi mõ "cốc cốc" lại rao:

- Chiềng làng chiềng chạ, lắng tai mà nghe mõ rao! Cụ Lý bắt được mụ hàng bát ỉa bậy đầu làng, mời "làng" mau ra đình mà chia phần!

Nghe nói chia phần, bao nhiêu chức sắc, thân hào vội vã kéo nhau ra đình. Đến cổng đình, gặp Xiển, ai cũng nhao nhao hỏi:

- Chia phần gì thế mày?

- Con mẹ hàng bát ấy đâu rồi?

-Có nhiều không mày?

Xiển lễ phép đáp:

- Bẩm các cụ, con mẹ hàng bát ỉa bậy đầu làng, dạ nhiều lắm ạ, một đống to lù lù thế kia, có lẽ mỗi cụ được vài ba bát chứ không ít đâu!

Vừa nói Xiển chỉ về phía hai cái sọt bát đang để ở hè đình.

* Chúc các bạn đọc vui vẻ.

Nguồn:trangcuoihaynhat

0
21 tháng 5 2019

a) Cồng chiêng là một loại nhạc cụ đúc đồng, thường dùng trong lễ hội dân gian Việt Nam. Cồng chiêng nổi tiếng nhất là ở Hòa Bình và Tây Nguyên.

b) Khúc nhạc đưa mọi người vào giấc ngủ yên lành. Âm thanh cồng chiêng, trang nghiêm và linh thiêng như tiếng đất trời, làm mọi người tạm quên đi những lo toan vất vả đời thường.

27 tháng 12 2017

a) Cồng chiêng là một loại nhạc cụ đúc đồng, thường dùng trong lễ hội dân gian Việt Nam. Cồng chiêng nổi tiếng nhất là ở Hòa Bình và Tây Nguyên.

b) Khúc nhạc đưa mọi người vào giấc ngủ yên lành. Âm thanh cồng chiêng, trang nghiêm và linh thiêng như tiếng đất trời, làm mọi người tạm quên đi những lo toan vất vả đời thường.