K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 5 2022

gòi pẹn giải òi mà:>

2 tháng 5 2022

Vì :

- Nam Mĩ: Khí hậu phân hóa phức tạp do lãnh thổ trải dài trên nhiều vĩ độ, kích thược rộng lớn, địa hình đa dạng.

- Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti:  Khí hậu không phân hóa phức tạp do địa hình đơn giản, lãnh thổ hẹp.

17 tháng 11 2021

Câu 1.

- Châu Á có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên đồ sộ và nhiều đồng bằng rộng bậc nhất thế giới.

- Các dãy núi chạy theo hai hướng chính là Đông – Tây và gần Đông – Tây, Bắc – Nam và gần Bắc – Nam làm cho địa hình bị chia cắt rất phức tạp.

- Các dãy núi và sơn nguyên cao tập trung chủ yếu ở vùng trung tâm. Trên các núi cao có băng hà phủ quanh năm

17 tháng 11 2021

Câu 2:

 Châu Á có mạng lưới sông ngòi khá phát triển và có nhiều hệ thống sông lớn.

- Các sông châu Á phân bố không đều và chế độ nước khá phức tạp.

+ Bắc Á: nhiều sông, các sông lớn đều chảy theo hướng từ nam lên bắc, mùa đông các sông bị đóng băng kéo dài. Mùa xuân băng tuyết tan, mực nước sông lên nhanh và gây lũ băng lớn.

+ Đông Á, Đông Nam Á: sông dày đặc, nhiều sông lớn, thời kì nước lớn vào cuối mùa hạ đầu mùa thu, thời kì cạn nhất vào cuối đông đầu xuân.

+ Tây Nam Á và Trung Á: do khí hậu lục địa khô hạn nên sông kém phát triển. Nguồn cung cấp nước là tuyết và băng tan từ các đỉnh núi cao nên vẫn có nhiều sông lớn.

13 tháng 5 2022

Tham khảo

1. Khí hậu và địa hình Bắc Mĩ

- Địa hình chia làm ba khu vực rõ rệt, kéo dài theo chiều kinh tuyến.

- Hệ thống Coóc-đi-e cao, đồ sộ ở phía tây, kéo dài 9000km, bao gồm nhiều dãy núi song song, xen vào giữa là các sơn nguyên và cao nguyên.

- Miền đồng bằng trung tâm tựa như một lòng máng khổng lồ, cao ở phía bắc và tây bắc, thấp dần về phía nam và đông nam.

- Miền núi già và sơn nguyên ở phía đông, chạy theo hướng đông bắc-tây nam.

2. Khí hậu và địa hình Trung và Nam Mĩ

Các kiểu khí hậu ở Trung và Nam Mĩ:

+ Trung và Nam Mĩ kéo dài từ phía bắc xích đạo đến tận vòng cực Nam, nên có đủ các đới khí hậu: xích đạo, cận xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới.

+ Trong mỗi đới khí hậu, do ảnh hưởng của địa hình, dòng biển lạnh và gió, bão, nên chia ra các kiểu khí hậu: nhiệt đới khô, nhiệt đới ẩm, khí hậu núi cao; cận nhiệt địa trung hải, cận nhiệt đới lục địa, cận nhiệt đới hải dương; ôn đới hải dương, ôn đới lục địa.

- Sự khác nhau giữa khí hậu lục địa Nam Mĩ với khí hậu Trung Mx và quần đảo Ảng-ti:

+ Nam Mĩ: có đầy đủ các đới và kiểu khí hậu nêu trên.

+ Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti: chỉ có khí hậu xích đạo và khí hậu nhiệt đới.

13 tháng 5 2022

tham khảo *2***

Các kiểu khí hậu ở Trung và Nam Mĩ:

+ Trung và Nam Mĩ kéo dài từ phía bắc xích đạo đến tận vòng cực Nam, nên có đủ các đới khí hậu: xích đạo, cận xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới.

+ Trong mỗi đới khí hậu, do ảnh hưởng của địa hình, dòng biển lạnh và gió, bão, nên chia ra các kiểu khí hậu: nhiệt đới khô, nhiệt đới ẩm, khí hậu núi cao; cận nhiệt địa trung hải, cận nhiệt đới lục địa, cận nhiệt đới hải dương; ôn đới hải dương, ôn đới lục địa.

- Sự khác nhau giữa khí hậu lục địa Nam Mĩ với khí hậu Trung Mx và quần đảo Ảng-ti:

+ Nam Mĩ: có đầy đủ các đới và kiểu khí hậu nêu trên.

+ Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti: chỉ có khí hậu xích đạo và khí hậu nhiệt đới.

Giúp Em Với Ạ !!Chủ đề: Khí hậu châu ÁCâu 1. Châu Á gần như có đầy đủ các đới khí hậu là do:A. Lãnh thổ kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng xích đạo.          B. Diện tích lãnh thổ rộng lớn.C. Có địa hình đa dạng và phức tạp.                     D. Có nhiều biển và đại dương bao quanh.Câu 2. Theo thứ tự từ xích đạo đến cực bắc châu Á có các đới khí hậu sau:A. Nhiệt đới, cận nhiệt, xích đạo, ôn...
Đọc tiếp

Giúp Em Với Ạ !!

Chủ đề: Khí hậu châu Á

Câu 1. Châu Á gần như có đầy đủ các đới khí hậu là do:

A. Lãnh thổ kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng xích đạo.         

B. Diện tích lãnh thổ rộng lớn.

C. Có địa hình đa dạng và phức tạp.                    

D. Có nhiều biển và đại dương bao quanh.

Câu 2. Theo thứ tự từ xích đạo đến cực bắc châu Á có các đới khí hậu sau:

A. Nhiệt đới, cận nhiệt, xích đạo, ôn đới, cực và cận cực.      

B. Xích đạo, cận nhiệt, nhiệt đới, ôn đới, cực và cận cực.

C, Nhiệt đới, xích đạo, cận nhiệt, ôn đới, cực và cận cực.

D. Xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới, cực và cận cực.

Câu 3. Khí hậu châu Á có sự phân hóa đa dạng chủ yếu do:

A. Lãnh thổ kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng xích đạo.        

B. Lãnh thổ rộng lớn.

C. Lãnh thổ có kích thước rộng lớn và sự đa dạng của địa hình.

D. Có nhiều biển và đại dương bao quanh.

Câu 4. Châu Á có hai nhóm kiểu khí hậu chính là:

A. Khí hậu gió mùa và khí hậu lục địa.         B. Khí hậu hoang mạc và bán hoang mạc.

C. Khí hậu cực và cận cực.                            D. Khí hậu nhiệt đới và xích đạo.

Câu 5. Nhìn chung dọc bờ đông của châu Á khí hậu điều hòa, mưa nhiều hơn khu vực nội địa là do

A. lãnh thổ châu Á kéo dài từ vùng cực Bắc tới Xích đạo.       

B. lãnh thổ châu Á trải rộng.

C. lãnh thổ có kích thước rộng lớn và sự đa dang của địa hình

D. tiếp giáp với biển và chịu tác động mạnh của gió mùa châu Á.

Câu 6. Gió mùa ở châu Á nhìn chung gồm gió mùa về mùa đông và gió mùa về mùa hạ. Hoạt động của gió mùa châu Á chủ yếu là do:

A. Lãnh thổ kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng xích đạo.        

B. Lãnh thổ rộng lớn.

C. Lãnh thổ có kích thước rộng lớn và sự đa dang của địa hình.

D. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa lục đia và đại dương theo mùa.

Câu 7. Việt Nam thuộc kiểu khí hậu nào dưới đây?

A. Kiểu khí hậu cận nhiệt gió mùa.                    B. Kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa.

C. Kiểu khí hậu nhiệt đới khô.                            D. Kiểu khí hậu ôn đới gió mùa.

Câu 8. Điểm khác biệt rõ nhất giữa nhóm kiểu khí hậu gió mùa so với nhóm kiểu khí hậu lục đia ở châu Á đó là

A. lượng mưa chênh lệch nhau rất lớn.            B. sự đa dạng các kiểu khí hậu.

C. mùa hạ nóng.                                                D. mùa đông lạnh và khô.

1
11 tháng 11 2021

1A

2D

3C

4A

5D

6D

7B 

Mình biết có z thui chũ bạn thi tốt !UwU

20 tháng 2 2017

- Các kiểu khí hậu ở Trung và Nam Mĩ:

      + Khí hậu xíc h đạo.

      + Khí hậu cận xích đạo.

      + Khí hậu nhiệt đới : nhiệt đới khô, nhiệt đới ẩm, khí hậu núi cao.

      + Khí hậu cận nhiệt đới: cận nhiệt địa trung hải, cận nhiệt đới lục địa, cận nhiệt đới hải dương.

      + Khí hậu ôn đới: ôn đới hải dương, ôn đới lục địa

- Theo địa hình, khí hậu giữa khu vực Tây (An - đét) và khu đông (đồng bằng trung tâm và cao nguyên phía đông) của Nam Mĩ có sự phân hóa khác nhau.

* Khái quát về miền tự nhiên TB và BTB:

- Giáp Trung Quốc phía bắc, giáp miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ ở phía đông, giáp biển Đông ở phía đông, giáp miền Nam Trung Bộ phía nam, giáp Lào phía tây.

- Đây là miền có lãnh thổ kéo dài hẹp ngang theo chiều đông – tây. Tuy cùng nằm trong một miền tự nhiên nhưng đặc điểm sông ngòi của miền có sự phân hóa rõ rệt.

* Sự phân hóa về sông ngòi

- Phân hóa về mật độ:

+ Mật độ sông ở vùng TB thấp so với BTB.

+ Nguyên nhân là do TB có diện tích rộng lớn, phần lớn địa hình là núi non hiểm trở trong khi đó BTB có diện tích hẹp nhưng có nhiều sông nhỏ bắt nguồn từ vùng núi phía tây đổ ra biển.

- Sự phân hóa theo hướng chảy:

+ Hướng tây bắc – đông nam: sông ở TB và bắc BTB như sông Đà, sông Mã, sông Cả. Do hướng nghiêng chung của địa hình và hướng các dãy núi, cao nguyên trong miền quy định.

+ Hướng tây – đông: phía nam BTB như sông Bến Hải, sông Cam Lộ, sông Bồ… Do địa hình hẹp ngang, núi lan sát ra biển, các sông đều bắt nguồn từ sườn đông của dãy Trường Sơn và đổ trực tiếp ra biển.

- Sự phân hóa theo chiều dài và độ dốc (hình thái sông)

+ Sông có chiều dài lớn, độ dốc lòng sông nhỏ hơn: vùng TB và bắc BTB. Do sông chảy trong vùng có diện tích rộng lớn nên các sông này có chiều dài lớn và độ dốc trung bình nhỏ.

+ Sông ngắn, nhỏ và dốc: sông phía nam BTB. Do đây là nơi lãnh thổ hẹp nhất nước ta, sông bắt nguồn từ sườn núi cao của dãy Trường Sơn và đổ ra biển.

- Sự phân hóa về thủy chế:

+ Tổng lưu lượng dòng chảy: sông ở TB và bắc BTB có tổng lưu lượng dòng chảy lớn hơn sông ở nam BTB. Do các sông này có diện tích lưu vực và chiều dài lớn trong khi sông ở nam BTB lại có diện tích lưu vực và dòng chảy ngắn.

+ Đặc điểm thủy chế: sông ngòi của miền tuy có sự phân mùa lũ – cạn nhưng vẫn có sự phân hóa rõ rệt:

○ Sông TB có lũ vào mùa hạ. Do chế độ mưa vào mùa hạ, những trạm Điện Biên Phủ, Sa Pa đều có mùa mưa diễn ra từ tháng V đến tháng X. Mùa cạn vào thu đông trùng với mùa khô của khí hậu.

○ Sông BTB có chế độ lũ phức tạp: mùa lũ tập trung vào các tháng cuối năm từ IX đến XII, lũ lên nhanh, xuống nhanh. Do BTB có chế độ mưa vào thu đông, lượng mưa lớn vào các tháng cuối năm (trạm Đồng Hới có mùa mưa từ VIII đến XII, lượng mưa cao nhất vào tháng X). Lũ lên nhanh và xuống nhanh do sông ngoài thường là sông nhỏ, ngắn và dốc.

Ngoài lũ chính vào các tháng cuối năm, đầu mùa hạ mực nước dâng lên thấp nhưng vẫn tạo nên đỉnh lũ phụ - lũ tiểu mãn.

- Sự phân hóa về hàm lượng phù sa:

+ Lượng phù sa lớn hơn ở sông TB và bắc BTB do TB có tỉ lệ che phủ rừng còn rất thấp, địa hình dốc, mưa lớn vào mùa hạ.

+ Lượng phù sa nhỏ hơn ở nam BTB do tỉ lệ che phủ rừng còn cao.

- Sự phân hóa về giá trị kinh tế của sông ngòi:

+ Sông có nhiều giá trị về mặt thủy điện, giao thông vận tải, bồi đắp phù sa: sông ở TB và bắc BTB (sông Đà) do là những sông lớn có nhiều thác ghềnh.

+ Giá trị về mặt kinh tế nhỏ hơn là sông ở nam BTB do sông có tổng lượng nước thấp, các sông đều nhỏ, ngắn, dốc.

-> Sự phân hóa của sông ngòi miền TB và BTB nổi bật là sự phân hóa theo chiều Bắc – Nam. Nguyên nhân chính là do đặc điểm địa hình, hình dạng lãnh thổ và khí hậu có sự phân hóa theo chiều Bắc – Nam dẫn đến sự phân hóa sông ngòi

7 tháng 12 2016

Khí hậu châu á phân hóa thành 5đới khí hậu khác nhau theo chiều từ Bắc xuống Nam(Cụ thể là từ cực Bắc đến xích đạo)
-Đới khí hậu cực và cận cực
-Đới khí hậu ôn đới
-Đới khí hậu cận nhiệt
-Đới khí hậu nhiệt đới
-Đới khí hậu xích đạo
*Khí hậu châu á phân bố thành 11 kiểu khí. Những chủ yếu là khí hậu gió mùa và khí hậu lục địa.
-Khí hậu gió mùa:
+Gió mùa nhiệt đới(Nam Á,ĐNÁ)
+Gió mùa cận nhiệt đới và ôn đới(Đông á)
-Khí hậu lục địa phân bố ở vùng nội địa và khu vực Tây á.
*** Giải thích:
-Do vị trí địa lí, địa hình lãnh thổ rộng lớn,các dãy núi và sơn nguyên cao ngăn cản sự xâm nhập của biển vào sâu trong nội địa

 

Quá trình phát triển lâu dài của đại lục Á-Âu nói chung và châu Á nói riêng cùng với cấu trúc địa chất phức tạp làm cho địa hình của châu Á rất đa dạng. Một số đặc điểm chính của địa hình châu Á là:
 

9 tháng 12 2016

thanks

 

10 tháng 1 2022

Tham khảo:
 

- Các kiểu khí hậu ở Trung và Nam Mĩ là:

Khí hậu xích đạoKhí hậu cận xích đạoKhí hậu nhiệt đớiKhí hậu cận nhiệt đớiKhí hậu ôn đới

- Mối quan hệ giữa sự phân bố kiểu khí hậu này với dự phân bố địa hình:

Nếu chỉ tính theo chiều vĩ độ thì khu vực Trung và Nam Mĩ chỉ có các kiểu khí hậu xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt đới và khí hậu ôn đới.Do ảnh hưởng của dãy An-đét đã làm cho khí hậu phía tây An-đét khác biệt với khí hậu phía đông An-đét (đồng bằng trung tâm và cao nguyên phía đông).Phía tây của An-đét có khí hậu núi cao, khí hậu nhiệt đới khô và cận nhiêt đới địa trung hải, ôn đới hải dương.Phía đông của An-đét có khí hậu cận xích đạo, khí hậu nhiệt đới ẩm, cận nhiệt địa trung hải và ôn đới lục địa.
10 tháng 1 2022

- Các kiểu khí hậu ở Trung và Nam Mĩ là:

Khí hậu xích đạoKhí hậu cận xích đạoKhí hậu nhiệt đớiKhí hậu cận nhiệt đớiKhí hậu ôn đới

- Mối quan hệ giữa sự phân bố kiểu khí hậu này với dự phân bố địa hình:

Nếu chỉ tính theo chiều vĩ độ thì khu vực Trung và Nam Mĩ chỉ có các kiểu khí hậu xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt đới và khí hậu ôn đới.Do ảnh hưởng của dãy An-đét đã làm cho khí hậu phía tây An-đét khác biệt với khí hậu phía đông An-đét (đồng bằng trung tâm và cao nguyên phía đông).Phía tây của An-đét có khí hậu núi cao, khí hậu nhiệt đới khô và cận nhiêt đới địa trung hải, ôn đới hải dương.Phía đông của An-đét có khí hậu cận xích đạo, khí hậu nhiệt đới ẩm, cận nhiệt địa trung hải và ôn đới lục địa.