K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 2 2022

Lần sau em chú ý chính tả nha, có 2 câu mà đếm ko biết bao nhiêu lỗi chính tả!

a, Từ ghép: chị em, kể chuyện, cô em, thương tiếc

Từ láy: rủi ro?, nức nở

b, 1 cụm động từ: Thay nhau kể chuyện

Từ ngày cô em út lấy được chồng trạng nguyên, hai cô chị càng sinh lòng ghen ghét, định tâm hại em để thay em làm bà trạng. Nhân quan trạng đi sứ vắng, hai cô chị sang chơi, rủ em chèo thuyền ra biển, rồi đẩy em xuống nước. Một con cá kình nuốt chửng cô vào bụng. Sẵn có con dao, cô em đâm chết cá, xác cá nổi lềnh bềnh trên mặt biển, rồi dạt vào một hòn đảo. Cô lại lấy dao khoét...
Đọc tiếp

Từ ngày cô em út lấy được chồng trạng nguyên, hai cô chị càng sinh lòng ghen ghét, định tâm hại em để thay em làm bà trạng. Nhân quan trạng đi sứ vắng, hai cô chị sang chơi, rủ em chèo thuyền ra biển, rồi đẩy em xuống nước. Một con cá kình nuốt chửng cô vào bụng. Sẵn có con dao, cô em đâm chết cá, xác cá nổi lềnh bềnh trên mặt biển, rồi dạt vào một hòn đảo. Cô lại lấy dao khoét bụng cá chui ra, lấy hai hòn đá cọ mạnh vào nhau, bật lửa lên, rồi xẻo thịt cá nướng ăn, sống qua ngày, chờ có thuyền qua thì gọi vào cứu. Hai quả trứng cũng nở thành một đôi gà đẹp, làm bạn với cô giữa cảnh đảo hoang vắng.

           Một hôm, có thuyền cắm cờ đuôi nheo lướt qua đảo. Con gà trống nhìn thấy, gáy to ba lần:

                      Ò…ó…o

                       Phải thuyền quan trạng rước cô tôi về

           Quan trạng cho thuyền vào xem. Vợ chồng gặp nhau, mừng mừng tủi tủi. Về nhà, quan trạng mở tiệc mừng, mời bà con đến chia vui, nhưng lại giấu vợ trong buồng không cho ra mắt. Hai cô chị không hay biết gì hết, khấp khởi mừng thầm, chắc mẩm chuyến này được thay em làm bà trạng. Hai cô chị thay nhau kể chuyện cô em rủi ro rồi khóc nức nở ra chiều thương tiếc lắm. Quan trạng không nói gì. Tiệc xong, quan trạng cho gọi vợ ra. Hai cô chị xấu hổ quá, lẻn ra về lúc nào không ai hay rồi bỏ đi biệt xứ.”

                                          (SGK Ngữ văn 6 tập 1- Chân trời sáng tạo, trang 44)

Câu 1 

a. Kể tên những nhân vật có trong truyện.

b. Truyện được kể theo ngôi thứ mấy?

Câu 2 

a. Chỉ ra chi tiết kì ảo trong đoạn trích.

b. Kết cục của truyện “Sọ Dừa” thể hiện mơ ước gì của nhân dân trong cuộc sống?

Câu 3 . Theo em, lòng đố kị gây ra những hậu quả gì?

Câu 4 

a. Chỉ ra và xác định ý nghĩa của trạng ngữ có trong câu văn sau: “Từ ngày cô em út lấy được chồng trạng nguyên, hai cô chị càng sinh lòng ghen ghét, định tâm hại em để thay em làm bà trạng.”

b. Đặt một câu với một trạng ngữ chỉ nơi chốn.

Câu 5 . Viết đoạn văn ngắn kể lại một đoạn trong một truyện cổ tích mà em thích nhất.

Giúp mik với ạ ^^

0
Bài 1 : Cho các từ mượt , hồng , vàng , trắng a , Tạo từ phức , từ láy với bốn từ này b , Viết đoạn văn ngắn 5 đến 7 câu " Chủ đề tự chọn " chứa các từ láy đã tạo ở trên Bài 2 : Cho các từ đơn , xanh , trắng , vàng a , Em hãy tạo các từ láy và từ ghép b , Trong các câu thơ sau " Từ xanh được dùng với chức vụ gì Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc ( Mùa xuân nho nhỏ -...
Đọc tiếp

Bài 1 : Cho các từ mượt , hồng , vàng , trắng a , Tạo từ phức , từ láy với bốn từ này b , Viết đoạn văn ngắn 5 đến 7 câu " Chủ đề tự chọn " chứa các từ láy đã tạo ở trên Bài 2 : Cho các từ đơn , xanh , trắng , vàng a , Em hãy tạo các từ láy và từ ghép b , Trong các câu thơ sau " Từ xanh được dùng với chức vụ gì Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc ( Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải ) Trâu về xanh thản Thái Bình Nứa mài gài chặt mối tình ngược xuôi ( Việt Bắc - Tố hữu ) Bài 3 : Đặt câu với mỗi từ sau : Nhỏ nhắn , nhỏ nhặt , nhỏ nhẻ , nhỏ nhen , nhỏ nhoi Bài 4 : Giải thích nghĩa các từ ghép được gạch chân a , Mọi người phải cung nhau gánh gác việc chung Từ gạch chan ở đây lừ gánh vác b , Đất nước ta đang trên đà , thay da , đổi thịt Từ gạch chân dưới đây là từ Đất nước c , Bà con lối xóm ăn ở với nhau rất hòa thuận Từ gạch chân dưới đây là từ ăn ở d , Chị Võ Thị Sáu có một ý trí sắt đá trước quân thù Từ gạch chân dưới đây là từ sắt đá Các anh chị giải giúp em bài tập văn với ah

    0
    8 tháng 2 2022

    1. Các vế trong từng câu ghép dưới đây được nối với nhau bằng cách nào,ghi vào chỗ chấm cụm từ sau : dùng từ có tác dụng nối hay dùng dấu câu để nối trực tiếp.

        a. Bà em kể chuyện Tấm Cám , em chăm chú lắng nghe.

      Dùng dấu câu để nối trực tiếp (dấu phẩy)   

        b. Đêm đã rất khuya nhưng bạn Nam vẫn ngồi học .

           Dùng từ có tác dụng nối (từ nhưng)

        c. Gió mùa đông bắc tràn về và trời trở rét.

           Dùng từ có tác dụng nối (từ và)

       d. Tiếng còi của trọng tài vang lên : trận đá bóng bắt đầu .

           Dùng dấu câu để nối trực tiếp ( dấu hai chấm)

    Ngày hôm nay, em có dịp về thăm trường cũ. Trường vẫn như xưa, đến cả hàng cây xanh cũng không có gì thay đổi. Nhìn khung cảnh đó, những kỉ niệm ngày xưa lại ùa về. Đặc biệt, chính là kỉ niệm một lần em trốn học thể dục.

    Hôm đó là một ngày mùa hè nóng bức, chúng em học thể dục ở trên sân. Và tất nhiên, em và các bạn ai cũng cảm thấy khó chịu. Như thường lệ, sau khi tập hợp điểm danh xong, thầy sẽ cho cả lớp tự khởi động rồi đi lấy dụng cụ thể dục, và phải mười lăm phút sau thầy mới quay lại. Thế nên, ngay khi bóng thầy đi xa, em liền dừng tập, chạy vào bóng râm phía sau sân trường ngồi chơi. Vừa ngồi hóng mát, em vừa yên chí rằng chắc chắn sẽ trở lại kịp khi thầy vừa trở về. Bởi như mọi hôm, khi nào thầy gần trở lại, lớp trưởng sẽ yêu cầu cả lớp đứng lại thành các hàng ngang. Đó như là một tín hiệu để em trở về hàng ngũ.

    Tuy nhiên hôm đó, khi em đang say sưa nằm trong gió mát thì chợt cảm thấy có gì đó thật kì lạ. Đã khá lâu rồi, nhưng chưa nghe thấy hiệu lệnh tập hợp của lớp trưởng. Chẳng lẽ thầy lại đi lâu đến như vậy. Hơn nữa, tiếng hô, tiếng chạy ồn ã của cả lớp cũng im bặt, không gian yên tĩnh đến lạ lùng. Cảm giác khó hiểu, em vội rời khỏi bóng râm, chạy vòng về sân thể dục. Đến lúc đó, em nhận ra rằng, mình đã bị thầy phát hiện trốn phần khởi động rồi. Thì ra hôm nay, thầy để quên chìa khóa phòng dụng cụ trong cặp nên quay lại lấy. Khi trở về, vừa liếc qua thầy liền nhận ra thiếu mất năm bạn so với lúc điểm danh nên thầy đứng lại chờ đợi. Bốn bạn kia trở về rất nhanh và xin lỗi thầy, riêng em thì đến lúc này mới xuất hiện. Nhìn ánh mắt nghiêm nghị của thầy, em hèn nhát mà cúi gằm mặt xuống đất, lí nhí trong miệng “Em xin lỗi thầy”. Thế nhưng, thầy chẳng hề trả lời mà lướt qua em ra hiệu cho cả lớp tập hợp lại rồi bắt đầu tiết học như thường lệ. Tuy ngạc nhiên nhưng cả lớp vẫn hoạt động theo hướng dẫn của thầy. Chỉ riêng em đứng ở góc sân bóng lẻ loi như người bị thừa ra. Đứng im lặng nhìn các bạn tập ở trong sân. Lần đầu em nhận ra tiết học thể dục kia thì ra không chỉ có mệt mỏi và nóng bức, mà còn rất thú vị nữa. Và việc đứng trong bóng râm một mình lúc các bạn đang học như em luôn khát khao thì ra cũng là một cách tra tấn. Nó khiến em khó chịu và bứt rứt. Mấy lần em lên tiếng xin thầy vào lớp, nhưng thầy không trả lời, giả vờ như không nghe thấy. Suốt bốn mươi lăm phút thể dục hôm đó, em cảm giác dường như đã mấy thế kỷ trôi qua vậy. Cuối cùng, đến hết giờ, thầy giáo mới tiến về phía em, và nói:

    - Em đã nhận ra lỗi sai của mình chưa?

    - Em nhận ra rồi ạ. Em xin lỗi thầy, từ nay về sau em sẽ không bao giờ lười biếng và trốn học nữa. Nên thầy cho em vào học với các bạn thầy nhé? - Em vội vàng trả lời thầy.

    Nhìn thái độ hối lỗi của em, cuối cùng trên gương mặt nghiêm nghị của thầy cũng hiện lên một nụ cười dịu dàng. Thầy gật đầu:

    - Ừ, tiết sau em hãy vào học cùng các bạn đi!

    Câu nói ấy của thầy như một cơn gió mát thổi bay đi những mệt mỏi, muộn phiền trong em nãy giờ. Tiết thể dục sau đó là tiết học hay nhất mà em từng học, và cũng là giở thể dục mà em năng nổ nhất từ trước đến nay. Chính cách xử lí tinh tế của thầy đã khiến em nhận ra được niềm vui của việc học tập cùng bạn bè. Giúp em thay đổi được tính xấu trốn học.

    Từ đó đến nay đã hơn hai năm trôi qua, nhưng sự việc lần đó em vẫn còn nhớ rõ. Bởi tuy là một kỉ niệm chẳng vui vẻ gì, lại còn là về thói xấu của bản thân, nhưng nó đã thực sự giúp em thay đổi, trở thành một học sinh tốt, được thầy cô, bạn bè yêu quý.

    Sau khi thi đỗ vào một trường cấp hai chuyên của huyện, tôi rất hãnh diện. Mọi người trong gia đình đều cảm thấy tự hào về tôi. Điều đó khiến tôi trở nên chủ quan, chểnh mảng việc học hành.

    Ở lớp học, tôi quen được nhiều người bạn mới. Chúng tôi thường bày trò nghịch phá khiến các thầy cô rất tức giận. Một lần nọ, tôi đã bỏ học theo lũ bạn đi chơi. Hôm đó, chúng tôi có tiết học. Chúng tôi đã đồng loạt viết giấy phép, ngụy tạo cả chữ ký phụ huynh để lên bàn cô rồi rủ nhau đi ra suối chơi. Nhưng cô giáo đã phát hiện ra....

    21 tháng 4 2020
    • go after somebody. đuổi theo, đi theo sau ai đó ...
    • go along with somebody. đi cùng ai đó đến nơi nào đó ...
    • go away. đi nơi khác, đi khỏi, rời (nơi nào). ...
    • go back on one's word. không giữ lời. ...
    • go beyond something. vượt quá, vượt ngoài (cái ) ...
    • go by. đi qua, trôi qua (thời gian) ...
    • go down. giảm, hạ (giá cả) ...
    • go down with. mắc bệnh.
    • đây là một số cụm động từ đi với go