K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 3 2022

cây hoa mà em thik là cây hoa mai 

 .................................( tìm trên mạng )..........................

NG
19 tháng 10 2023

a. Mở bài: Giới thiệu cây mít mà em muốn miêu tả.

Mẫu: Trước sân nhà em có một mảnh vườn nhỏ. Dù vào những ngày hè oi ả nhất, mảnh vườn ấy vẫn luôn râm mát. Bởi vì nó được một cây mít vô cùng cao lớn che chở cho.

b. Thân bài: Miêu tả cây mít

* Miêu tả khái quát:

- Cây được trồng ở một góc của mảnh vườn.

- Cây năm nay đã được hơn hai mươi tuổi.

- Cây thuộc giống mít mật.

- Cây cao khoảng gần 15m, tán rộng xum xuê

* Miêu tả chi tiết từng bộ phận của cây:

- Thân cây to, cứng cáp, lớn bằng vòng ôm tay.

 - Lớp vỏ trên thân cây khá dày, xù xì, thô ráp.

- Các cành cây lớn như cổ tay, dài đến vài mét.

- Số lượng các cành con nhiều không đếm xuể.

- Lá mít to, màu xanh sẫm, lúc còn non thì có màu xanh lá.

- Quả mít khi lớn có thể to đến như một cái nồi cơm điện, vỏ ngoài màu nâu, cùi dày màu trắng, bên trong là các múi mít thơm ngon

* Hoạt động của em cùng cây mít:

- Tưới nước, nhổ cỏ, chăm sóc cho cây.

- Em ngồi chơi, đọc truyện dưới bóng mát của cây.

- Em ngóng chờ hái từng trái mít chín khi vào mùa.

c. Kết bài: Tình cảm của em dành cho cây mít.

Mẫu: Em rất quý cây mít nhà mình. Bởi cây không chỉ là một cây xanh mà còn là người bạn thầm lặng gắn bó cùng em suốt bao năm tháng tuổi thơ êm đềm. Em sẽ cố gắng chăm sóc cây thật tốt, để cây mãi xanh tươi, tỏa rợp bóng mát cho khu vườn của nhà em.
2. Học sinh tự chia sẻ trong nhóm và thêm dàn ý 

NG
1 tháng 10 2023

Gợi ý: Dàn ý tả cây Quất

1. Mở bài

- Giới thiệu loài cây em định tả: Cây quất

2. Thân bài

- Tả hình dáng cây quất: Không quá cao, được trồng trong chậu sứ

+ Thân cây: Nhỏ, bằng ngón chân cái người lớn nhưng phân ra nhiều nhánh

+ Lá: Mọc xum xuê khắp các cành, màu xanh biếc, thon nhỏ, hơi dày, mặt lá nổi gân, lá gần giống lá chanh

+ Hoa quất: Trắng ngà, mọc thành từng chùm nhỏ

+ Trái quất: Hình tròn, khi còn non có màu xanh, khi chín ngả màu vàng cam

+ Mùi vị trái quất: Chua, thơm thanh mát, dễ chịu...

- Ý nghĩa của cây quất trưng trong ngày Tết: Tượng trưng cho sự sung túc, đủ đầy, may mắn, sức sống, hi vọng cho gia chủ.

3. Kết bài

Cảm xúc, suy nghĩ của bản thân đối với cây quất.

Gợi ý làm bài tả cây bàng lớp 4

Để làm được bài này, các em cần chú ý:

- Đọc kĩ đề bài, xác định yêu cầu của đề.

- Xem lại dàn ý chung của một bài văn miêu tả cây cối đã học.

- Chọn cây bàng ở sân trường mà em sẽ tả.

- Quan sát kĩ cây bàng đó.

Dàn ý tả cây bàng số 1

a) Mở bài

- Giới thiệu về cây bàng em sẽ tả (cây bàng trồng ở gần cổng trường).

+ Ai trồng? (các bác phụ huynh trồng).

+ Trồng vào khi nào? (trồng cách đây mấy năm).

+ Trồng ở đâu? (trồng ở gần cổng trường).

b) Thân bài

- Rễ cây: sần sùi, ngoằn ngèo như những con rắn khổng lồ.

- Gốc cây: to màu nâu đậm

- Thân cây: màu nâu nhạt chỗ gần gốc, màu xanh chỗ gần ngọn.

- Cành cây: Cây có nhiều tán lá, như những cái ô khổng lồ.

- Tả lá: Lá to như bàn tay.

- Tả quả: Quả bàng nhỏ, giữa phình to, hai đầu nhỏ.

c) Kết bài

- Nêu tác dụng của của cây bàng: che mát cho chúng em trong giờ ra chơi.

- Cảm nghĩ của em đối với cây em tả: rất thích chơi dưới gốc bàng, ăn những quả bàng chín thơm thơm, chua chua..

Dàn ý tả cây bàng số 2

I. Mở bài: Giới thiệu cây bàng loài cây gắn bó với nhiều thế hệ học sinh.

II. Thân bài

1. Tả bao quát:

– Nhìn từ xa cây bàng dáng to cao, bao trùm xung quanh.

– Tán cây rộng che chở chúng em.

2. Tả chi tiết

– Cây bàng nhiều năm, rễ ăn nổi trên mặt đất.

– Thân cây xù xì, thô ráp.

– Cành cây nhiều cành, tán lá gồm nhiều tầng nắng mưa đều không lọt vào.

– Lá bàng mọc thành từng chùm. Tán cây toả rộng có nhiều bóng mát.

– Hoa bàng hình ngôi sao, nhỏ, màu trắng.

– Trái bàng hình thoi, màu xanh, khi chín màu vàng, vị ngọt béo.

– Gốc bàng nơi che chở và là nơi vui chơi của học sinh.

3. Lợi ích của cây bàng

– Cây bàng cung cấp bóng mát cho các em học sinh vui chơi.

– Che nắng, che mưa.

– Lá, vỏ và hạt đều có những công dụng khác nhau.

III. Kết bài

– Cảm nghĩ của em về cây bàng

– Cây bàng gắn bó với nhiều thế hệ học sinh, kỷ niệm tuổi thơ.

Dàn ý tả cây bàng số 3

I. Mở bài: Giới thiệu về cây bàng em sẽ tả

II. Thân bài

1. Tả bao quát:

- Dáng cây to, cao

- Tán cây rộng

- Cây bàng như một cụ già lom khom

2. Tả chi tiết

- Cây bàng già nua, cao lêu nghêu, rễ ăn nổi trên mặt đất.

- Thân cây lớn màu nâu, xù xì, thô ráp, nhiều mấu.

- Cành cây chĩa ngang và rất nhiều cành, tán lá gồm nhiều tầng phân từng tầng rất đẹp.

- Lá bàng lớn hơn bàn tay, mặt trên xanh đậm, mặt dưới xanh nhạt, hiện rõ những đường gân.

- Lá bàng mọc thành từng chùm. Tán cây toả rộng cho bóng mát.

- hoa bàng hình ngôi sao, nhỏ li ti, màu trắng ngà, thơm dịu.

- Trái bàng hình thoi, màu xanh, lúc chín màu vàng, có vị ngọt béo.

- Chim chóc thường làm tổ trên tán lá.

- Gốc bàng là nơi tránh nắng, vui chơi...

3. Tả cây bàng qua từng mùa:

a. Mùa xuân

- Gió đông đi qua, mùa xuân về trên những cành cây bàng

- Cây bàng lấm tấm những chồi non trông rất xinh xắn

- Bỗng một hôm cây xòe những lá non mơn mởn

- Cuối xuân là những lá bàng xanh ngắt đầy cây bàng

b. Mùa hạ

- Cây bàng xanh um lá

- Những lá bàng tỏa bóng mát che khắp nơi

- Những chú chim đua nhau làm tổ

c. Mùa thu

- Những lá cây bàng bắt đầu ngả màu: những màu sắc vô cùng vui mắc, nào là lá xanh, lá nâu, lá vàng,…

- Quả bàng vàng ruộm lúc lỉu trên cành, nấp sau những vòm lá đủ màu ; có quả rụng lăn lóc trên mặt đất

d. Mùa đông

- Thân cây lộ rõ vẻ sần sùi; những cái u trên thân trơ ra với cái gió đông lạnh lẽo

- Cành bàng trơ trụi lá, gầy guộc, nâu xám

- Chỉ còn vài lá bàng trơ trọi còn sốt lại

III. Kết bài

- Nêu cảm nghĩ của em về cây bàng

- Nó đã gắng bó như thế nào với em trong tuổi thơ

Dàn ý tả cây bàng số 4

1. Mở bài:

* Giới thiệu chung:

- Cây bàng được trồng ở đâu? (Sân trường hay ven đường)?

2. Thân bài:

* Tả cây bàng:

- Cây bàng già, rễ ăn nổi trên mặt đất.

- Thân cây lớn màu nâu, xù xì, thô ráp, nhiều mấu.

- Cành cây chĩa ngang, tán lá gồm nhiều tầng.

- Lá bàng lớn hơn bàn tay, mặt trên xanh đậm, mặt dưới xanh nhạt, hiện rõ những đường gân. Lá mọc thành từng chùm. Tán cây toả rộng cho bóng mát.

- Hoa bàng hình ngôi sao, nhỏ li ti, màu trắng ngà, thơm dịu.

- Trái bàng hình thoi, màu xanh, lúc chín màu vàng, có vị ngọt mát,

- Chim chóc thường làm tổ trên tán lá.

- Gốc bàng là nơi tránh nắng, vui chơi...

- Sang thu, lá bàng chuyển qua màu tía.

- Cuối đông, lá bàng rụng hết, chỉcòn lại những cành khẳng khiu.

- Mùa xuân về, cây bàng trổ hàng ngàn búp lá nõn trông rất đẹp.

3. Kết bài:

* Cảm nghĩ của em:

- Cây bàng là người bạn thân thiết của tuổi thơ.

3 tháng 4 2018

a) Mở bài

- Giới thiệu về cây bàng em sẽ tả (cây bàng trồng ở gần cổng trường).

+ Ai trồng? (các bác phụ huynh trồng).

+ Trồng vào khi nào? (trồng cách đây mấy năm).

+ Trồng ở đâu? (trồng ở gần cổng trường).

b) Thân bài

- Rễ cây: sần sùi, ngoằn ngèo như những con rắn khổng lồ.

- Gốc cây: to màu nâu đậm

- Thân cây: màu nâu nhạt chỗ gần gốc, màu xanh chỗ gần ngọn.

- Cành cây: Cây có nhiều tán lá, như những cái ô khổng lồ.

- Tả lá: Lá to như bàn tay.

- Tả quả: Quả bàng nhỏ, giữa phình to, hai đầu nhỏ.

c) Kết bài

- Nêu tác dụng của của cây bàng: che mát cho chúng em trong giờ ra chơi.

- Cảm nghĩ của em đối với cây em tả: rất thích chơi dưới gốc bàng, ăn những quả bàng chín thơm thơm, chua chua..

NG
2 tháng 10 2023

HS tự hoàn thiện bài tập.

7 tháng 3 2021

Vậy bạn hỏi chi ?

Tự nghĩ đi chứ

Mấy cái bài này mình hok rùi

Để mình tìm mấy cái tài liệu cô mình dạy rùi mình gửi cho bạn nha !

7 tháng 3 2021

1. 

I. Mở bài :

- Giới thiệu quả dưa hấu

- Trong rất nhiều các loại trái cây như: táo, lê, cam, dâu tây... Loại trái cây mà em thích nhất đó chính là quả dưa hấu.

II. Thân bài:

a. Giới thiệu nguồn gốc :

Không biết dưa hấu có từ bao giờ, chỉ biết theo như dân gian dưa hấu có nguồn gốc từ sự tích An Dương Vương.

b. Tả chi tiết:

  • Quả dưa hấu nặng từ một cân đến gần một yến, tùy theo thời gian thu hoạch và giống dưa. Quả dưa hấu hình elip thuôn thuôn dài.
  • Quả có vỏ ngoài màu xanh thẫm nhẵn thín có các đường sọc kéo dài .
  • Bên trong quả dưa hấu là lớp cùi màu trắng dài khoảng gần 1cm. Quả dưa ngon là khi cùi mỏng, vỗ vào kêu bồm bộp. Phía bên trong cùi trắng là phần ruột màu đỏ có lấm tấm hạt màu đen nhỏ. Phần ruột là phần to nhất trong quả. Hạt dưa hấu có thể ăn được có vị bùi bùi. Dưa hấu ăn ngọt thanh mát chứ không ngọt sắc như nhãn. Còn gì tuyệt vời hơn khi được ăn một miếng dưa hấu trong mùa hè nóng bức.
  • Ta có thể bổ cắt thành những miếng hình tam giác để có thể dễ dàng thưởng thức. Dưa hấu có thể làm được nhất nhiều món ngon như sinh tố dưa hấu, kem dưa hấu, đá bào dưa hấu.... Được uống cốc sinh tố do mẹ làm, ăn que kem làm từ dưa hấu ở cổng trường sẽ là những kỉ niệm khó quên.Dưa hấu cũng có thể trở thành một hình thức của nghệ sĩ cắt tỉa dưới bàn tay tài hoa của người nghệ sĩ. Dưa hấu chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như vitamin C, vitamin A, chất khoáng, ....Dưa hấu có tính hàn là một món ăn giải nhiệt trong những ngày hè. Dưa hấu cũng là một vị thuốc chữa nhiều bệnh như tăng cường hệ miễn dịch, chống ung thư, làm lành vết thương...
  • Dưa hấu được bày bán rất nhiều ở các cửa hàng siêu thị, chợ với mức giá cả phải chăng từ tám đến mười lăm nghìn đồng ở Việt Nam.
  • Dưa hấu thường được trồng ở các nước có nền khí hậu ẩm nhiệt đới, không phù hợp với thời tiết ôn đới hay hàn đới.

III. Kết bài:

Cảm nghĩ bản thân .

2. 

Vườn nhà nội không thiếu những loài cây ăn quả. Nào là táo, là cam, là quýt hay hồng hay lựu nhưng loài cây mà em thích nhất vẫn là cây bưởi.

Cây bưởi đứng e lệ ở một góc vườn nhà. Dáng cây cao lớn, xum xuê trông rất khỏe khoắn dẻo dai. Thân cây nghiêng nghiêng như đang nhoài người vươn ra không gian đón nắng đón gió đất trời. Rễ cây to, dài cắm sâu vào lòng đất hút chất dinh dưỡng cho thân mẹ. Chốc chốc lại thấy những nhánh rễ trồi lên khỏi mặt đất như những con rắn nhỏ ngoằn ngoèo uốn lượn. Lá bưởi to hơn lá cam một chút, xanh tươi mơn mởn. Vào mùa hoa, cây ra hoa thơm nức vừa ngọt ngào vừa dịu mát, mấy người chị họ của em thường lấy hoa bưởi cài lên mái tóc trông vô cùng duyên dáng. Hoa tàn cũng là lúc bưởi kết trái, ban đầu chỉ là những quả nhỏ xíu lấp ló sau phiến lá nhỏ, càng lớn da bưởi càng căng mọng, quả lớn hơn, xang rì. Bưởi nhà em là bưởi da xanh, ngon nhất trong các loại bưởi. Khi bóc vỏ, hương bưởi thơm dịu dàng làm lòng người cũng nhẹ nhàng hơn. Từng múi bưởi căng mọng những nước, ăn vào ngọt thanh, ngon lành. Bưởi cũng là thứ quả em thích ăn nhất. Không chỉ để ăn như một cây ăn quả, người ra còn chiết xuất hương hoa bưởi, tinh dầu bưởi rất tốt.

Em mong cây bưởi lúc nào cũng khỏe mạnh, ngày càng ra nhiều hia kết nhiều trái cho nhà em hơn.

3. 

I. Mở bài: Giới thiệu về con mèo

II. Thân bài:

1. Tả bao quát:

- Con mèo của bạn thuộc giống mèo gì?

- Con mèo bao nhiêu tuổi và bao nhiêu kí.

- Con mèo khoác lên mình bộ long màu gì.

2. Tả chi tiết

- Đầu: đầu nó tròn như trái banh

- Mắt: long lanh

- Hai cái tai: vểnh vểnh hình tám giá trong vui mắt

- Mũi: phơn phớt hồng bao giờ cũng ươn ướt

- Bộ ria bao giờ cũng vểnh trông rất oai vệ

- Đuôi: bao giờ cũng vẫy vẫy, dài khoản 15cm

- Chân: có móng vuốt

3. Hoạt động, tính nết của mèo

- Ban ngày mèo rất thảnh thơi vui chơi, nô đùa

- Khi ăn rất từ tốn và gọn gang

- Khi bắt chuột, toàn thân im phắc, đôi mắt mở to chăm chú nhìn về phía trước rồi bất chợt lao nhanh.

III. Kết bài

- Nêu cảm nghĩ về con mèo

- Nêu tình cảm của bạn với con mèo .

4. 

“Meo! Meo! Meo!” Vừa về tới nhà, chú Bông Bông đã quấn lấy chân em mừng rỡ ra mặt Đó là chú mèo ba xin được ở nhà một người bạn thân năm em tròn tám tuổi.

Chú mèo có bộ lông trắng muốt nên em đặt tên cho nó là Bông Bông. Khi mới đưa về chú chỉ to bằng chai nước suối Lavi loại nhỏ. Một năm sau chú đã to bằng chiếc bình thủy Rạng Đông. Bông Bông có cái đầu tròn xoe ngộ nghĩnh to bằng quả bóng nhựa của em. Đôi tai rất thính. Chỉ một tiếng động nhỏ chú cũng phát hiện được nó phát ra từ hướng nào. Đôi mắt của chú tròn vành vạnh và trong xanh như màu nước biển. Cái mũi thì nhỏ xíu phơn phớt màu hồng lúc nào cũng ươn ướt như người bị sổ mũi. Hai bên mép là bộ ria trắng như cước vểnh lên mỗi khi đánh hơi thấy con mồi. Thân hình chú dài, thon thả và mềm mại như các diễn viên xiếc. Mỗi khi chú vươn vai, cải đuôi cong lên như hình một dấu ngã. Bộ lông thì dày, mịn, nhuyễn như nhung. Bàn chân phía dưới có nệm thịt dày màu hồng nhạt, giúp chú di chuyển nhẹ nhàng không gây ra tiếng động. Ngón chân có móng dài sắc ngọt. Những lúc vui chú cào cào vào người, em cảm giác nhồn nhột.
Ban ngày, chú như một cậu ấm hiền lành và thích nhõng nhẽo. Nhưng khi đêm xuống, chú như một trinh sát lành nghề nhanh nhẹn và hoạt bát vô cùng. Chú thường đi vòng quanh nhà rồi dừng lại ở những chỗ mà chú nghi là lũ chuột thường hay thăm viếng.

Buổi sáng, khi nắng vàng phủ khắp sân, mèo nằm cạnh gốc cau, phưỡn cái bụng trắng hồng, mắt lim dim nhìn những áng mây trắng như bông lững lờ trôi trên nền trời xanh cao vời vợi, thật đáng yêu. Có lúc chú giơ chân lên miệng liếm liếm rồi ngồi xổm dậy, quẹt quẹt cái mặt như người gãi ngứa.

Em rất quý Bông Bông vì từ khi có chú, em như có thêm một người bạn luôn ở cạnh. Và điều đáng mừng hơn cả là lũ chuột tự nhiên biến đi đâu mất. Nó đúng là một con vật hữu ích, đáng yêu, đáng quý.

24 tháng 3 2017

(Đề 1)

a) Gia đình tôi sắp chuyển sang nhà mới. Chủ nhật vừa rồi cả nhà cùng nhau dọn dẹp đồ đạc, chuẩn bị cho việc di dời. Lúc phụ mẹ dọn lại căn phòng nhỏ phía sau nhà bếp - Căn phòng dùng làm nhà kho - tôi tìm lại được rất nhiều bạn cũ của mình nào là bộ đồ nấu ăn bằng nhựa với những cái nồi, cái chảo, ... be bé, xinh xinh, nào là con gấu bông cũ kĩ, đã mất đi một mắt, và cả một chiếc cặp nhỏ xíu cũng đã cũ. Chiếc cặp đó tôi đã mang đi học những năm học lớp 1, lớp 2.

b) Chiếc cặp đã cũ sờn nhưng khi đem ra lau lại tôi thấy nó vẫn còn vừa mắt lắm. Cặp vừa có quai xách, lại vừa có dây đeo. Dây đeo cặp được làm bằng một thứ vải mềm, được may rất khéo và chắc chắn. Ở hai đầu dây đeo là hai cái móc bằng kim loại. Đặc biệt hai cái móc ấy được làm bằng một thứ kim loại tốt nên vẫn còn sáng bóng. Nút bấm của nó vẫn còn nhạy lắm.

(Đề 2)

   Nhà em ở huyện Bình Chánh, ngoại vi thành phố. Nơi đây khá yên tĩnh bởi mức độ phát triển còn chưa cao. Cạnh nhà em là quán nước của bà Năm. Trước quán bà Năm có một cây trứng cá rất to, tỏa bóng mát rượi khoảng sân.

Hãy nhìn những trái trứng cá mà xem ! Trông mới xinh và ngon lành làm sao ! Trái lớn nhất cỡ chừng đầu ngón tay giữa của người lớn, trải nhỏ chỉ bằng đầu ngón tay út. Da trái chín màu đỏ, láng mịn, mọc lấp ló trong kẽ lá xanh trông như hàng vạn chiếc bóng đèn nhỏ xíu. Trái xanh thì da màu xanh nuột, lẫn vào kẽ lá. Ruột trái lấm tấm vàng nhu trứng cá - Có lẽ vì thế mà chủng có tên là trứng cá chàng ? Bỏ một trái trứng cả vào miệng, cắn nhẹ, ta sẽ nghe một mùi thơm dịu, nhẹ thoảng qua và cả độ ngọt của nó cũng chỉ thanh thanh chứ không ngọt sắc.

   Vậy mà trứng cá vẫn là thứ trái làm mê li lũ trẻ chúng tôi và là thứ quả được chúng tôi yêu thích mỗi khi chơi trò mua bán, nấu nướng.

24 tháng 3 2022

 Tả Một cây bóng mát

Mỗi khi đến trường của anh trai em, em đều rất ấn tượng hàng phượng vĩ ở sân trường và em thường ngồi dưới gốc cây phượng chờ anh trai em học xong để về cùng.

Hàng phượng vĩ này chắc là rất nhiều tuổi rồi, thân cây to khoảng ba người ôm, vỏ cây sần sùi, các nhánh rễ cây mọc lồm cồm nổi lên cả trên mặt đất. Cây phượng có rất nhiều cành to vươn rộng ra các hướng như cánh tay người khổng lồ. Lá phượng nhỏ li ti nhưng cũng đủ tre mát cả một khoảng sân trường. Hoa phượng rất đẹp, màu đỏ tươi, cánh hoa như cánh bướm, hoa thường mọc thành chùm nhuộm đỏ cả một khoảng sân trường, em thường thấy các anh chị tặng hoa phượng cho nhau và vui chơi dưới tán cây vào giờ ra chơi.  

Mỗi khi hoa phượng nở, báo hiệu một mùa hè đã đến, là mùa chúng em phải thi kết thúc năm học, và cũng là mùa em yêu thích vì em sắp được nghỉ hè để đi du lịch cùng gia đình, tắm biển, thăm ông bà ở quê.

24 tháng 3 2022

Tham khảo:

Trước cổng nhà em có trồng một cây bàng rất cao lớn. Không biết cây đã bao nhiêu tuổi rồi, nhưng từ khi nhà em dọn về đây sinh sống, cây đã sừng sững ở đó rồi.

Cây cao khoảng ba mét còn cao hơn cả cột đèn đường. Thân cây to phải gấp ba lần cây cột trụ của nhà em. Lớp vỏ ở thân cây thô ráp, sần sùi, hằn lên từng rãnh khô như là đồng ruộng nứt nẻ vào mùa hạn. Ở dưới gốc, người ta quét vôi trắng lên cả những đoạn rễ bò lổm ngổm trên mặt đất như đàn rắn. Mẹ em bảo, làm như thế là để bảo vệ cây khỏi các loài mối mọt làm hại.

Từ thân cây, tỏa ra rất nhiều cành lớn. Từ các cành lớn, lại đẻ ra những cành con, cành cháu. Chúng tỏa ra các hướng không theo một trật tự nào, nhưng vẫn gắn kết một cách kì lạ tạo thành chiếc ô khổng lồ. Từ đó, mọc ra vô vàn các chiếc lá xanh tươi to như bàn tay người lớn. Lá bàng không quá dày cũng không quá mỏng, nhưng vẫn rất chắc chắn. Vào mùa hè, khi ngồi chơi dưới bóng râm mát của cây, em rất thích ngắt một chiếc lá bàng để làm quạt.

Cây bàng là một cây bóng mát rất có ích. Nhờ nó, mà phần đường, vỉa hè trước cổng nhà em luôn râm mát. Vào những ngày hè, nó chính là một chiếc điều hòa của tự nhiên giúp mọi người xua đi nắng nóng.

24 tháng 3 2022

 

TK

Giữa sân trường tôi, đứng sừng sững một cây phượng đang nở rộ những đóa hoa đỏ thắm. Tôi không biết nó được trồng từ bao giờ, chỉ biết rằng, khi tôi mới đặt chân vào trường đă thấy nó đứng đấy như một chàng hiệp sĩ hiên ngang, che chắn nắng mưa cho tụi nhỏ trường tôi.

Cây phượng đã già lắm rồi. Thân cây đã chuyển sang gam màu xám có nhiều đốm trắng bạc vì cao tuổi. Nó giương những cánh tay che chở cho chúng tôi khỏi những tia nắng gay gắt của mùa hè đổ lửa. Dưới gốc cây, nổi lên những cái rễ lớn, ngoằn ngoèo, uốn lượn như những con rắn đang trườn vào bóng râm bóng mát. Phía trên là tán lá như một cái lọng khổng lồ. Tôi không biết ai đã đan những cành cây lại với nhau mà thành cái lọng khéo đến như vậy. Những chú ve thường ẩn mình trong vòm lá phượng và cất tiếng kêu ra rả suốt ngày.

Giữa khoảng trời mênh mông, những đóa hoa phượng đỏ rực nổi bật lên, rực thắm và dễ thương. Vào giờ ra chơi, những cánh hoa phượng được các bạn gái tách ra thành những chú bướm xinh xinh. Sau những trận mưa rào, hoa phượng rơi rải rác khắp sân trường tựa như cả mặt sân được trải lên một tấm thảm màu đỏ tươi, ánh lên dưới tia nắng mặt trời. Cây phượng thay lá quanh năm. Mùa đông, cây rụng hết lá, phô ra những cành trơ trụi, khẳng khiu. Nhưng sang xuân, chồi non lại nhú ra, phủ một màu xanh tươi mát cho cây. Mỗi lần như thế dường như tuổi thanh xuân lai trở về với cây phượng già, xóa đi sự già nua đã in hằn lên thân hình của nó. Sau đó không lâu, ở khắp sân trường hình ảnh của mùa hè lại được vẽ lên bằng những chùm hoa đỏ thắm. Nó đem lại niềm vui sướng, háo hức cho tuổi học trò.

Mùa hè lại đến và những cánh phượng như những cánh bướm vẫn nằm trong những trang lưu bút của tụi nhỏ chúng tôi như một dấu ấn kỉ niệm đẹp mà trước lúc chia tay gửi lại cho nhau để nghỉ hè

21 tháng 2 2023

Trước cổng nhà em, có trông một cây sấu rất to và đẹp. Nghe mẹ bảo, năm nay cây sấu đó cũng đã hơn năm tuổi rồi.

Cây sấu rất cao, có khi phải gần 3m, vì nó còn cao hơn cánh cổng của nhà em nữa. Thân cây thẳng đứng, to như bắp chân người lớn, vô cùng chắc chắn. Bọc bên ngoài thân cây là lớp vỏ thô ráp, màu nâu sẫm. Ở phía dưới gốc, có mấy chỗ xám trắng như là bị mốc. Cách gốc khoảng gần một mét rưỡi, các cành bắt đầu tỏa ra. Các cành ở thấp to như cổ tay, các cành ở trên cao thì có phần bé hơn. Từ các cành đó, các nhánh con lại thi nhau tỏa ra, đan cài vào nhau, dày đặc. Khiến cả cây sấu nhìn từ xa như một cây nấm rơm màu xanh.

Lá cây sấu có hình như lá cây vải, cây nhãn, nhưng dài hơn và màu xanh ít sẫm hơn. Đặc biệt, so với các loại cây bóng mát khác như cây bàng, cây đa, thì lá của cây sấu dày hơn nhiều. Đến mức, mùa hè đứng dưới tán cây, thì thật khó để có thể xuyên qua vòm lá nhìn lên trời xanh. Vào khoảng tháng 5, tháng 6 cây sấu sẽ bắt đầu ra hoa. Hoa sấu nhỏ li ti, màu trắng pha chút xanh nhạt. Thường, hoa sấu mọc thành từng chùm, trên cả một cành dài như hoa lay-ơn. Thế nhưng, một phần vì hoa nhỏ, màu lại lẫn với lá, một phần vì tán lá quá dày và cao, nên thường khi hoa sấu nở, chẳng mấy ai phát hiện sớm. Chỉ khi hoa đã nở rầm rộ, trắng xóa thì người ta mới nhận ra. Khoảng gần ba tuần sau khi hoa nở thì sẽ kết quả. Giống như hoa, quả sấu mọc từng chùm xanh biếc. Khi lớn, quả sấu thường to bằng một chén rượu nhỏ của các bố, các ông. Ăn giòn và có vị chua nhẹ. Những quả sấu ấy, làm ra đủ các món ngon vào mùa hè. Nào là sấu dầm đường, hay sấu muối giòn, canh sấu, ô mai sấu… Đôi khi chỉ là một quả sấu chua với ít muối ớt cũng đủ làm tụi trẻ con thèm thuồng.

Mỗi ngày, khi đi qua cổng, em luôn nhìn thấy cây sấu đầu tiên. Nó như một người bảo vệ thầm lặng cho cả ngôi nhà. Em mong rằng, cây sẽ luôn khỏe mạnh, xanh tốt, để tiếp tục đồng hành cùng em qua thật nhiều, thật nhiều mùa hè nữa.

Em hãy viết một bài văn tả một cây bóng mát( cây hoa, cây ăn quả,...) mà em đã từng quan sát                    gợi ý:                                            1.đoạn 1 (Mở bài) giới thiệu 1 cách sinh động về cây định tả (nguồn gốc? trồng ở đâu? trồng từ bao giờ?)                                             2. thân bài (gồm khoảng 3 đoạn)  * đoạn 1:                                                 - tả bao quát cây đó (hình dạng...
Đọc tiếp

Em hãy viết một bài văn tả một cây bóng mát( cây hoa, cây ăn quả,...) mà em đã từng quan sát               
     gợi ý:                                         
   1.đoạn 1 (Mở bài) giới thiệu 1 cách sinh động về cây định tả (nguồn gốc? trồng ở đâu? trồng từ bao giờ?)                                          
   2. thân bài (gồm khoảng 3 đoạn) 
 * đoạn 1:                                              
   - tả bao quát cây đó (hình dạng nhìn từ xa, màu sắc,...)                       
   - khung cảnh thiên nhiên Tô điểm cho vẻ đẹp của cây( bầu trời, mây, ánh nắng, không khí, chim chóc, những cơn gió,...)                                
   * đoạn 2: tả chi tiết từng bộ phận của cây theo trình tự từ dưới đi lên( gốc, rễ, thân, cành, tán lá, lá, hoa, quả)                                                   
    lưu ý:                                                  
   - dựa vào loại cây đã chọn để tả đúng trọng tâm (cây hoa - tả kỹ hoa; cây ăn quả - tả cây ăn quả; cây bóng mát - tả kĩ rễ, thân, cành, Lá)   
  - tả bằng nhiều giác quan                
  - sử dụng hình ảnh nhân hóa, so sánh tả chứ không kể lể từng bộ phận theo vị trí                                     
    - thay đổi các cách diễn đạt, tránh lập Ý ,lặp từ                      
   *đoạn 3: ích lợi của cây đó (đối với cuộc sống, đối với em, đối với gia đình)                                                
   - một kỉ niệm gắn bó hoặc tình cảm tự chăm sóc (của em hoặc gia đình) em đối với cây đó                            
   3. kết bài:                                               - suy nghĩ, cảm xúc đọc lại, ấn tượng sâu sắc của em với cây đó    
  - Mong Muốn, tuyên truyền tới mọi người xung quanh trong việc trồng và bảo vệ cây xanh

1
12 tháng 12 2023

giúp mik với ạ!!!