K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 10 2017

Tác giả dùng đại từ nhân xưng "ta" khi lý luận chung, và dùng đại từ nhân xưng "tôi" khi trình bày những trải nghiệm của bản thân.

    + Nhận định chung, khái quát được bổ sung bằng thể nghiệm của chính cá nhân nhà văn khiến cho bài viết có tính thực tế, chân thành hơn.

    + Khi tác giả mượn vai Ê-min để thể hiện cái "tôi" cá nhân để vấn đề sinh động, lôi cuốn và thuyết phục hơn.

    → Chất văn chính luận không bị xơ cứng, gò bó, không quá giáo điều, khuôn mẫu mà luôn thuyết phục, hấp dẫn bởi kinh nghiệm thực tiễn.

27 tháng 4 2017

Câu 1. Tóm tắt ngắn gọn ba luận điểm chính mà Ru-xô dã trình bày thành ba đoạn trong văn bản để thuyết phục mọi người nếu muốn ngao du thì nên đi bộ.

+ Luận điểm một: đi bộ ngao du thú vị hơn đi ngựa vì có thể hoàn toàn được tự do thoải mái làm theo ý thích, không bị phụ thuộc vào bất kì ai, hay bất cứ điều gì.

+ Luận điểm hai: đi bộ ngao du là một dịp tuyệt vời để ta trau dồi, tìm hiểu những kiến thức trong cuộc sống thực tế.

+ Luận điểm ba: đi bộ ngao du rất tốt cho sức khoẻ và tinh thần của con người.

Câu 2. Trật tự sắp xếp ba luận điểm chính có hợp lí không? Vì sao?

Trật tự sắp xếp ba luận điểm của văn bản là hoàn toàn hợp lí vì:

+ Tạo cho văn bản sự mạch lạc, chặt chẽ, lôgic.

+ Các luận điểm được sắp xếp theo trình tự yếu tố chính đến yếu tố phụ, yếu tố quan trọng nhất được ưu tiên vị trí hàng đầu.

+ Trình tự sắp xếp này còn có lí do riêng của tác giả. Thuở nhỏ ông phải đi làm thuê cho chủ xưởng để kiếm sống, bị chửi mắng đánh đập cực khổ, không có tự do. Tự do là mục tiêu hàng đầu của ông. Thứ hai là cuộc đời của ông rất ít có điều kiện để đi học chỉ học được một vài năm (từ 12 đến 14 tuổi). Ông rất khát khao kiến thức, khao khát dược học hỏi.

Câu 3. Theo dõi các đại từ nhân xứng khi thì “ta”, khi thì “tôi” trong bài để chứng minh rằng thực tiễn cuộc sống từng trải của bản thân Ru-xô luôn bổ sung sinh động cho các lí lẽ của ông khi ông lập luận?

Trong văn bản đại từ nhân xưng luôn thay đổi, nhà văn dùng tới ba đại từ nhân xưng trong một đoạn văn ngắn: lúc ta, lúc tôi, lúc Ê-min.

+ Xưng ta: lúc tác giả thể hiện chân lí chung cho tất cả mọi người; “ta ưa đi lúc nào thì đi, ta thích dừng lúc nào thì dừng, ta muốn hoạt động nhiều ít thế nào là tuỳ...”

=> Ru-xô muốn khẳng định rằng đi bộ ngao du phù hợp với tất cả mọi người.

+ Xưng tôi: Khi tác giả đưa ra những thể nghiệm của bản thân trong cuộc sống để thuyết phục mọi người: “Tôi nhìn thấy một dòng sông ư, tôi đi men theo sông; một khu rừng rậm ư, tôi đi vào dưới bóng cây; một hang động ư, tôi đến tham quan...”

=> Chính sự từng trải của bản thân tác giả làm cho văn bản trở nên sinh động, giàu sự gợi cảm.

+ Ê-min: thực chất cũng là một sự phân thân của nhân vật “tôi” là một cách thể hiện khác của tác giả. Thay đổi nhân vật nhân xưng làm cho lời văn trở nên sinh động, thể hiện quan điểm giáo dục của Ru-xô đối với thế hệ trẻ.

Dù xưng ta, xưng tôi hay Ê-min bao giờ tác giả cũng đưa những dẫn chứng trong thực tế cuộc sống mà bản thân đã trải qua làm cho bài viết giàu sức thuyết phục và có tính biểu cảm.

Câu 4. Ta hiểu gì về con người và tư tưởng, tình cảm của Ru-xô qua bài này?

Con người và tư tưởng tình cảm của Ru-xô qua bài văn:

+ Lòng yêu quý tự do sâu sắc “ta ưa đi lúc nào thì đi, ta thích dừng lại lúc nào thì dừng”.

+ Lòng ham học hỏi “phòng sưu tầm của cả Trái đất”.

+ Lòng yêu mến thiên nhiên “dòng sông, khu vườn, bóng cây”.

+ Thích sống giản dị “một bữa cơm đạm bạc, ngủ ngon giấc biết bao trong một cái giường tồi tàn”.

+ Theo ông giáo dục thế hệ trẻ học phải đi đôi với hành, thấm nhuần tư tưởng tự do.

12 tháng 3 2018

Câu 1. Tóm tắt ngắn gọn ba luận điểm chính mà Ru-xô dã trình bày thành ba đoạn trong văn bản để thuyết phục mọi người nếu muốn ngao du thì nên đi bộ.

+ Luận điểm một: đi bộ ngao du thú vị hơn đi ngựa vì có thể hoàn toàn được tự do thoải mái làm theo ý thích, không bị phụ thuộc vào bất kì ai, hay bất cứ điều gì.

+ Luận điểm hai: đi bộ ngao du là một dịp tuyệt vời để ta trau dồi, tìm hiểu những kiến thức trong cuộc sống thực tế.

+ Luận điểm ba: đi bộ ngao du rất tốt cho sức khoẻ và tinh thần của con người.

Câu 2. Trật tự sắp xếp ba luận điểm chính có hợp lí không? Vì sao?

Trật tự sắp xếp ba luận điểm của văn bản là hoàn toàn hợp lí vì:

+ Tạo cho văn bản sự mạch lạc, chặt chẽ, lôgic.

+ Các luận điểm được sắp xếp theo trình tự yếu tố chính đến yếu tố phụ, yếu tố quan trọng nhất được ưu tiên vị trí hàng đầu.

+ Trình tự sắp xếp này còn có lí do riêng của tác giả. Thuở nhỏ ông phải đi làm thuê cho chủ xưởng để kiếm sống, bị chửi mắng đánh đập cực khổ, không có tự do. Tự do là mục tiêu hàng đầu của ông. Thứ hai là cuộc đời của ông rất ít có điều kiện để đi học chỉ học được một vài năm (từ 12 đến 14 tuổi). Ông rất khát khao kiến thức, khao khát dược học hỏi.

Câu 3. Theo dõi các đại từ nhân xứng khi thì “ta”, khi thì “tôi” trong bài để chứng minh rằng thực tiễn cuộc sống từng trải của bản thân Ru-xô luôn bổ sung sinh động cho các lí lẽ của ông khi ông lập luận?

Trong văn bản đại từ nhân xưng luôn thay đổi, nhà văn dùng tới ba đại từ nhân xưng trong một đoạn văn ngắn: lúc ta, lúc tôi, lúc Ê-min.

+ Xưng ta: lúc tác giả thể hiện chân lí chung cho tất cả mọi người; “ta ưa đi lúc nào thì đi, ta thích dừng lúc nào thì dừng, ta muốn hoạt động nhiều ít thế nào là tuỳ...”

=> Ru-xô muốn khẳng định rằng đi bộ ngao du phù hợp với tất cả mọi người.

+ Xưng tôi: Khi tác giả đưa ra những thể nghiệm của bản thân trong cuộc sống để thuyết phục mọi người: “Tôi nhìn thấy một dòng sông ư, tôi đi men theo sông; một khu rừng rậm ư, tôi đi vào dưới bóng cây; một hang động ư, tôi đến tham quan...”

=> Chính sự từng trải của bản thân tác giả làm cho văn bản trở nên sinh động, giàu sự gợi cảm.

+ Ê-min: thực chất cũng là một sự phân thân của nhân vật “tôi” là một cách thể hiện khác của tác giả. Thay đổi nhân vật nhân xưng làm cho lời văn trở nên sinh động, thể hiện quan điểm giáo dục của Ru-xô đối với thế hệ trẻ.

Dù xưng ta, xưng tôi hay Ê-min bao giờ tác giả cũng đưa những dẫn chứng trong thực tế cuộc sống mà bản thân đã trải qua làm cho bài viết giàu sức thuyết phục và có tính biểu cảm.

Câu 4. Ta hiểu gì về con người và tư tưởng, tình cảm của Ru-xô qua bài này?

Con người và tư tưởng tình cảm của Ru-xô qua bài văn:

+ Lòng yêu quý tự do sâu sắc “ta ưa đi lúc nào thì đi, ta thích dừng lại lúc nào thì dừng”.

+ Lòng ham học hỏi “phòng sưu tầm của cả Trái đất”.

+ Lòng yêu mến thiên nhiên “dòng sông, khu vườn, bóng cây”.

+ Thích sống giản dị “một bữa cơm đạm bạc, ngủ ngon giấc biết bao trong một cái giường tồi tàn”.

+ Theo ông giáo dục thế hệ trẻ học phải đi đôi với hành, thấm nhuần tư tưởng tự do.

10 tháng 11 2019

Chọn đáp án: C

1.Đọc lại văn bản Chống nạn thất học (bài 18) và cho biết:- Luận điểm chính của bài viết là gì? Luận điểm đó được nêu ra dưới dạng nào và cụ thể hóa bằng những câu văn như thế nào?- Chỉ ra những luận cứ (lí lẽ, dẫn chứng) trong văn bản Chống nạn thất học và cho biết những luận cứ ấy đóng vai trò gì? Muốn có sức thuyết phục luận cứ phải đạt yêu cầu gì?- Chỉ ra...
Đọc tiếp

1.Đọc lại văn bản Chống nạn thất học (bài 18) và cho biết:

- Luận điểm chính của bài viết là gì? Luận điểm đó được nêu ra dưới dạng nào và cụ thể hóa bằng những câu văn như thế nào?

- Chỉ ra những luận cứ (lí lẽ, dẫn chứng) trong văn bản Chống nạn thất học và cho biết những luận cứ ấy đóng vai trò gì? Muốn có sức thuyết phục luận cứ phải đạt yêu cầu gì?

- Chỉ ra trình tự lập luận của văn bản Chống nạn thất học và cho biết lập luận như vậy tuân theo thứ tự nào và có ưu điểm gì?

2. HS đọc trước văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (SGK/24)

- Luận điểm chính của bài viết là gì? Luận điểm đó được nêu ra dưới dạng nào và cụ thể hóa bằng  câu văn như thế nào?

- Chỉ ra những luận cứ (lí lẽ, dẫn chứng) trong văn bản.

- Nhận xét cách lập luận của tác giả?

0
Câu 1: Chứng minh trong văn nghị luận là gì?A. Là một phép lập luận sử dụng các dẫn chứng để làm sáng tỏ một vấn đề nào đó.B. Là một phép lập luận sử dụng lý lẽ để giải thích một vấn đề nào đó mà người khác chưa hiểu.C. Là một phép lập luận sử dụng lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ một nhận định, một luậnđiểm nào đó.D. Là một phép lập luận sử dụng các tác...
Đọc tiếp

Câu 1: Chứng minh trong văn nghị luận là gì?

A. Là một phép lập luận sử dụng các dẫn chứng để làm sáng tỏ một vấn đề nào đó.

B. Là một phép lập luận sử dụng lý lẽ để giải thích một vấn đề nào đó mà người khác chưa hiểu.

C. Là một phép lập luận sử dụng lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ một nhận định, một luận

điểm nào đó.

D. Là một phép lập luận sử dụng các tác phẩm văn học để làm rõ một vấn đề nào đó.

Câu 2: Lí do nào khiến cho bài văn viết theo phép lập luận chứng minh thiếu tinh thần thuyết phục?

A. Luận điểm được nêu rõ ràng, xác đáng.

B. Lí lẽ và dẫn chứng đã được thừa nhận.

C. Lí lẽ và dẫn chứng phù hợp với luận điểm.

D. Không đưa dẫn chứng, chỉ giải thích và đưa lí lẽ để làm sáng tỏ luận điểm

Câu 3:Trong bài văn chứng minh, chúng ta chỉ sử dụng thao tác chứng minh, không cần giải thích vấn đề cần chứng minh. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 4: Trong phần mở bài của bài văn chứng minh, người viết phải nêu lên được nội dung gì?

A. Nêu được các dẫn chứng cần sử dụng trong khi chứng minh.

B. Nêu được luận điểm cần chứng minh.

C. Nêu được các lý lẽ cần sử dụng trong bài làm.

D. Nêu được vấn đề cần nghị luận và định hướng chứng minh.

Câu 5: Trong phần Thân bài của bài văn chứng minh người viết cần phải làm gì?

A. Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn.

B. Chỉ cần nêu các dẫn chứng được sử dụng trong bài viết.

C. Chỉ cần gọi tên luận điểm cần chứng minh.

D. Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh

Câu 6: Lời văn phần Kết bài nên hô ứng với lời văn của phần nào?

A. Thân bài.

B. Mở bài.

C. Cả mở bài và thân bài.

D. Với phần dẫn chứng đưa ra trong phần thân bài.

 Câu 7: Theo quy trình tạo lập văn bản làm văn nghị luận thì sau bước tìm hiểu đề bài để định hướng cho bài làm sẽ đến bước nào?

A. Lập dàn ý đại cương.

B. Xác định các lý lẽ cho bài văn.

C. Tìm dẫn chứng cho bài văn.

D. Viết thành bài văn hoàn chỉnh.

Câu 8:Xác định luận điểm chính trong lời thơ khuyên thanh niên của Bác Hồ:

A. Khó khăn khắc phục sẽ thành công.

B. Phải làm việc lớn.

C. Con người phải có quyết tâm, kiên trì.

D. Có ý chí, sự kiên trì, bền bỉ sẽ thành công trong cuộc đời.

 Câu 9: Câu nào không dùng làm dẫn chứng trực tiếp làm rõ luận điểm: “Tục ngữ khuyên dạy con người về lời ăn tiếng nói”?

A. Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

B. Đất xấu trồng cây khẳng khiu/ Những người thô tục nói điều phàm phu.

C. Người thanh tiếng nói cũng thanh/ Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu.

D. Đi một ngày đàng học một sàng khôn.

 Câu 10: Cho đề bài sau: Rừng mang lại nhiều lợi ích cho con người. Vì vậy, con người phải bảo vệ rừng. Em hãy chứng minh ý kiến trên.

Trong các luận điểm nêu ra sau đây, luận điểm nào không phù hợp với bài văn viết về đề bài này?

A. Rừng là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, cung cấp cho con người nguồn lâm sản lớn.

B. Rừng là hệ sinh thái quan trọng, góp phần điều hòa khí hậu trên trái đất.

C. Con người có thể khai thác thật nhiều tài nguyên rừng mà không cần phải trồng cây gây rừng.

D. Rừng là môi trường du lịch hấp dẫn với con người.

 

4
14 tháng 4 2020

1. C 

2. D

3. B

4. D

5. A

6. B

7. A

8. D

9. B

10. C

14 tháng 4 2020

1. C                     6. B

2. D                     7. A

3. B                     8. D

4. D                     9. B

5. A                     10. C

Câu 3. Theo quy trình tạo lập văn bản làm văn nghị luận thì sau bước tìm hiểu đề bài để định hướng cho bài làm sẽ đến bước nào?     A. Lập dàn ý đại cương                        B. Xác định các lí lẽ cho bài văn.    C. Tìm dẫn chứng cho bài văn.              D. Viết bài văn hoàn chỉnh.Câu 4. Trong văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” (Phạm Văn Đồng), viết về sự giản dị của Bác, tác giả đã dựa trên...
Đọc tiếp

Câu 3. Theo quy trình tạo lập văn bản làm văn nghị luận thì sau bước tìm hiểu đề bài để định hướng cho bài làm sẽ đến bước nào?

     A. Lập dàn ý đại cương                        B. Xác định các lí lẽ cho bài văn. 

   C. Tìm dẫn chứng cho bài văn.              D. Viết bài văn hoàn chỉnh.

Câu 4. Trong văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” (Phạm Văn Đồng), viết về sự giản dị của Bác, tác giả đã dựa trên cơ sở nào?

     A. Nguồn cung cấp thông tin từ những người phục vụ của Bác.

     B. Sự tưởng tượng, hư cấu của tác giả.

     C. Sự hiểu biết tường tận kết hợp với tình cảm yêu kính, chân thành, thắm thiết của tác giả.

     D. Những buổi tác giả phỏng vấn Bác Hồ.

Câu 5.  Cụm chủ vị được in đậm trong câu văn:  “Chị Cốc đã trông thấy Dế Choắt đang loay hoay trước cửa hang” làm thành phần gì trong câu?

      A. Vị ngữ                B. Chủ ngữ             C. Phụ ngữ                 D. Trạng ngữ

Câu 6. Vì sao có thể nói: ca Huế vừa sôi nổi, tươi vui, vừa trang trọng, uy nghi?

        A. Do ca Huế bắt nguồn từ nhạc cung đình              

        B. Do ca Huế nguồn từ nhạc dân gian và nhạc cung đình

        C. Do ca Huế bắt nguồn từ nhạc thính phòng           

       D. Do ca Huế bắt nguồn từ nhạc dân gian

Câu 7: Trong các câu sau, câu nào là câu bị động ?

       A. Mẹ đang nấu cơm.           B. Lan được thầy giáo khen.            

        C. Trời mưa to.                   D. Trăng tròn.

Câu 8: Những lĩnh vực nào cần sử dụng thao tác giải thích?

      A. Chỉ trong văn nghị luận 

      B. Trong tất cả các lĩnh vực 

     C. Chỉ trong nghiên cứu khoa học 

     D. Chỉ trong đời sống hàng ngày

Câu 9: Tác giả của văn bản “Sống chết mặc bay” là ai?

A. Phạm Văn Đồng.         B. Phạm Duy Tốn.       C. Hà Ánh Minh.         D. Hoài Thanh.           

Câu 10: Chứng cứ nào  không được tác giả dùng để chứng minh sự giản dị trong bữa ăn của Bác Hồ?

A. Chỉ vài ba món đơn giản.                     

B. Bác thích ăn những món được nấu rất công phu.

C. Lúc ăn không để rơi vãi một hạt cơm.                                     

D. Ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất.

Câu 11: Câu văn “Cần phải ra sức phấn đấu để cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn.” được câu rút gọn thành phần nào?

A. Trạng ngữ                B. Vị ngữ.             C. Phụ ngữ.                 D. Chủ ngữ. 

Câu 12:Trong phần mở bài của bài văn chứng minh, người viết phải nêu lên được nội dung gì?

A. Nêu được vấn đề cần nghị luận và định hướng chứng minh.

B. Nêu được các dẫn chứng cần sử dụng trong khi chứng minh.

C. Nêu được các lí lẽ cần sử dụng trong bài làm.

D. Nêu được các luận điểm cần chứng minh..

0
20 tháng 12 2020

Có nhiều lúc chúng ta tự hỏi như thế nào mới gọi là trưởng thành? Làm sao để nhanh chóng trưởng thành.Phải chăng cứ ở cái tuổi vượt ngưỡng 18 là ta đã trưởng thành?Không hẳn vậy. Bởi lẽ đó chỉ là sự phát triển của thể xác. Còn người thầy nào tốt hơn để chỉ cho ta cách trưởng thành ngoài chính cuộc sống này. Chỉ có khi vấp ngã ta mới tự biết cách đứng lên và rút kinh nghiệm cho chính mình.

Người ta “trưởng thành”, tự chịu trách nhiệm cuộc sống của mình, rồi những thành công hay thất bại đều tự mình đón nhận. Có những sự thất bại nặng nề làm con người hụt hẫng, suy sụp nhưng khi ta đã “trưởng thành”, ta phải tự mình nhận về những nỗi buồn của riêng mình. “Trưởng thành” để ta hiểu rằng không có một điều gì có thể dễ dàng như mình mong muốn, cuộc sống là những khó khăn, thử thách, muốn đạt được những điều mong muốn phải cố gắng rất nhiều, cuộc sống không là một món quà tặng mà nó là sự cố gắng hết mình để nhận lấy.

Đời cho ta bao nhiêu lần thăng hoa, thì cũng không thiếu những lần vấp ngã. Thật vậy, từ thuở chập chững bước đi tới khi lên giảng đường, rong ruổi bên bè bạn, chẳng ai không va vấp, và ngã đau đôi lần. Những năm thiếu thời ấy, vấp ngã đơn giản là va phải cục đá, là lỡ một nhịp bước khi nhảy dây, đá cầu…Ta thường vấp ngã khi còn nhỏ chập chững biết đi… hay lúc chạy nhảy, rong chơi cùng bè bạn.Nhưng càng lớn, càng bước đi nhiều trên đường đời, ta càng vấp ngã nhiều hơn. “Cú ngã” tuổi trưởng thành đôi khi chẳng có chút trầy da, xước thịt như thuở còn thơ. Thế mà lại đau gấp vạn lần, khiến ta ngã quỵ, những tưởng chẳng thể bước tiếp.Đó có thể là lần trượt đại học – một bước đường đời những tưởng trải đầy hoài bão, lại đóng sập ngay trước mắt ta!Hay là lần đầu ta bước về phía một người, với trái tim yêu nồng nàn cháy bỏng, mà người lại cất bước ra đi…Trong phút tuyệt vọng tột cùng ấy, bạn chợt thấy cuộc đời rõ là một màu đen tối? Bạn muốn ngồi mãi đó, khóc thật nhiều trên thất bại của mình? Bạn muốn vùi mình trên chiếc giường êm ấm, chẳng bao giờ muốn đứng dậy?Làm sao phải bước tiếp, khi đường đời dường như chỉ toàn những “chông gai”?

Phải chăng người ta chỉ muốn có được mà không muốn mất đi? Nhưng những thành tựu chẳng bao giờ đến một cách dễ dàng. Nếu bạn mong muốn mình trở nên trưởng thành hơn,có một cuộc sống màu hồng, có lẽ bạn nên học lại cách phân biệt màu sắc bằng sự vấp ngã.Bởi không có con đường nào luôn trải sẵn đầy hoa hồng chờ chúng ta thu lượm  mà đâu đó vẫn còn ẩn hiện những chiếc gai sắc nhọn.Những sai lầm thất bại luôn khiến bạn day dứt hay tự dày vò bản thân, nó là thế đấy làm con người buồn nhưng rồi cũng bất chợt vui. Hãy chấp nhận nó như một điều tự nhiên trong cuộc sống để sống nhẹ nhàng và vui vẻ hơn. Thất bại chính là động lực để con người vượt qua, là bài học để từ đó con người rèn luyện bản thân phấn đấu để ngày càng hoàn thiện. Con người càng gặp nhiều khó khăn càng vững vàng, biết đứng dậy sau vấp ngã thì càng có nhiều trải nghiệm với thành công. Những trải nghiệm chính là những bài học thành công mà không ai có thể dạy cho ta. Đừng phó thác cho số phận chuyện gì đến sẽ đến, điều đó chỉ làm bạn ngày càng thất bại. Thất bại khi từ bỏ cố gắng, chỉ có người không bao giờ đứng dậy sau vấp ngã mới là người thật sự thất bại.

Vấp ngã là quy luật cuộc sống mà hầu như ai cũng hiểu, nhưng không phải ai cũng biết cách vượt qua…Có những con người không bao giờ trưởng thành được bởi lẽ họ luôn được sống trong sự chở che,bao bọc của gia đình,không bao giờ phải đối mặt với khó khăn,thử thách.Chính vì vậy khi gặp thất bại họ sợ hãi,lùi bước,bi quan.Họ đâu biết rằng bản thân mình không có ý chí đã tự nhận lấy sự thất bại đáng xấu hổ nhất.Ý chí-dù hời hợt đã là không tốt nhưng phó mặc số phận cho cuộc đời,không chịu nỗ lực còn đáng phê phán hơn.Một số bạn trẻ ngày nay lao vào những cuộc “đỏ đen”,sử dụng thuốc lắc,ma tuý,…để thể hiện mình là người lớn,có đẳng cấp.Liệu tương lai của họ sẽ ra sao ,sẽ đi đâu về đâu?Đó hẳn là câu hỏi khiến nhiều người trăn trở khi chính những thanh niên ấy lại là một phần tương lai của đất nước.Những hành động đó không chỉ làm mất đi cuộc sống của chính họ mà còn làm xấu đi hình ảnh của đất nước và phụ công lao của thế hệ đi trước.

Vấp ngã, thất bại sẽ là người giáo viên tốt nhất dạy ta những  bài học cần thiết trong cuộc sống. Một khi bạn thực sự để tâm vào bài học sau mỗi lần vấp ngã này, bạn có thể học được rất nhiều điều quý giá từ chính trải nghiệm của mình. Cuộc sống là do bạn lựa chọn. Thành công là do bạn đúc kết được từ những vấp ngã, thất bại… Bạn sẽ đi qua những con đường, bước qua những bậc thang mà chả có giáo trình nào dạy, chỉ có tự ngã, bị xô ngã, hoặc suýt ngã, mới nhận ra, đằng sau chính nó là những bài học, những thành công đầu đời của bản thân. Một mũi tên muốn lao đến đích trước khi về phía trước thì nó phải kéo về phía sau lấy sức tiến lên. Cuộc sống của chúng ta cũng vậy, những lúc ta vấp ngã sai lầm thất bại là lúc chuẩn bị tinh thần động lực về phía trước. Người tài giỏi cũng có lần vấp ngã nhưng quan trọng là họ biết đứng dậy từ sai lầm của mình, biết thận trọng hơn trong công việc để không phải vấp ngã nữa.

“Vấp ngã không phải là thất bại mà là dừng lại cho đỡ mỏi chân”. Bạn và tôi chắc chắn cũng có những lúc phải bỏ cuộc trong cuộc sống, sự khó khăn tiếp nói và không lối thoát, có những lúc tưởng chừng là bế tắc nhưng rồi mọi thứ đều trôi qua một cách êm đềm như cánh diều bay. Mọi nỗ lực của chúng ta và những vấp ngã ngày hôm nay lại mang đến cho chúng ta một bài học, một kinh nghiệm quý giá giúp chúng ta trưởng thành hơn.Vậy tại sao ta không vui vẻ chấp nhận và vượt qua mà cứ phải sống trong sự đau khổ, trách than số phận hẩm hiu? Trước thất bại hãy thay đổi hình ảnh tiêu cực bằng những thứ tích cực hơn, bình tĩnh tìm ra nguyên nhân sai lầm chuẩn bị một hành trình mới chông gai.Tuổi trẻ nếu không có những lần vấp ngã, ta sao có thể trưởng thành. Tuổi trẻ nếu không có những chông chênh thì cuộc sống sẽ mãi bình lặng, đâu còn ý nghĩa gì?Vì thế ta phải luôn mạnh mẽ, kiên cường để bước tiếp, đừng vì những khó khăn "nhỏ nhoi" mà dừng bước và đừng bao giờ để những ước mơ,khát vọng trong bạn vụt tắt.

10 tháng 12 2022

bạn kể về làm việc tốt như giúp đỡ bà cụ qua đường, nhặt được của rơi trả lại người đánh mất,... hoặc giúp đỡ em bé nghèo sau đó rút ra bài học về tình yêu thương

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
16 tháng 11 2023

 

Hiền tài là nguyên khí của quốc gia

Yêu và đồng cảm

Chữ bầu lên nhà thơ

Luận đề

Hiền tài là nguyên khí của quốc gia

Yêu và đồng cảm

Chữ bầu lên nhà thơ

Cách triển khai luận điểm

Luận điểm 1:Tầm quan trọng của việc trọng hiền tài, chính sách khuyến khích người hiền tài

Luận điểm 2: Ý nghĩa của việc khắc bia tiến sĩ

+ LĐ 1: Giới thiệu vấn đề nghị luận

+ LĐ 2: Góc nhìn riêng về sự vật của người nghệ sĩ 

+ LĐ 3: Đồng cảm là một phẩm chất quan trọng ở người nghệ sĩ

+ LĐ 4: Biểu hiện của sự đồng cảm trong sáng tạo nghệ thuật

+ LĐ 5: Bản chất của trẻ em là nghệ thuật

+ LĐ 6: Ý nghĩa của việc đặt tình cảm vào tác phẩm nghệ thuật

-LĐ1: chữ trong sáng tác của nhà thơ mang giá trị riêng

-LĐ2: quan niệm về cách sáng tạo của nhà thơ

-LĐ3: Con đường thơ chính là số phận của một nhà thơ. 

Cách nêu lý lẽ và bằng chứng

Nêu lí lẽ trước, sau đó nêu bằng chứng. Lí lẽ khẳng định việc nhà nước rất coi trọng hiền tài và dẫn chứng là những việc các bậc thánh vương đã làm và sẽ làm để đãi ngộ hiền tài. 

Sử dụng lí lẽ và dẫn chứng đan xen. Tác giả lựa chọn mở đầu bằng một câu chuyện và dẫn dắt vào vấn đề, trình bày lí lẽ và đưa ra bằng chứng là cách nhìn nghệ thuật của người hoạ sĩ so với nhà khoa học, bác làm vườn, chú thợ mộc. So sánh cách nhìn nhận sự vật của trẻ em và nghệ sĩ. 

Tác giả sử dụng lý lẽ là những đánh giá, nhận xét của cá nhân về vấn đề bàn luận và đưa ra dẫn chứng là những trích dẫn của những nghệ sĩ khác như: Va-lê-ri, Tôn-xtoi, Trang Tử, Lý Bạch, Xa-a-đi, Tago, Gớt, Pi-cát-xô, ......

Lý do chọn cách triển khai luận điểm và nêu lí lẽ, bằng chứng

Triển khai luận điểm theo cách diễn dịch, sử dụng chủ yếu thao tác lập luận bình luận nhằm trình bày rõ ràng, trung thực về vấn đề nghị luận, đồng thời đề xuất những nhận định của bản thân. 

Cách triển khai luận điểm trong mỗi đoạn văn linh hoạt, đoạn văn trước là tiền đề để làm nổi bật đoạn văn sau. Sử dụng các thao tác lập luận bình luận, so sánh nhằm thể hiện những quan điểm khác nhau về vấn đề bàn luận. 

Triển khai lập luận theo cách quy nạp, đưa ra những quan điểm cá nhân, mỗi luận điểm là một khía cạnh của vấn đề và sử dụng dẫn chứng là trích dẫn những nghệ sĩ nổi tiếng để tăng tính thuyết phục.